Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Văn Hóa Chính Trị


Chương 2

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

2.1.1. Khái niệm văn hóa

VHCT là một loại hình của văn hóa, nghĩa là nó th ể hiện khía cạnh chính trị của văn hóa, là sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, là chính trị có tính văn hóa. Như vậy, để tiếp cận được khái niệm VHCT một cách cơ bản nhất, bản chất nhất, chúng ta cần thiết phải tìm hiểu, làm rõ các khái niệm công cụ, nền tảng cơ bản nhất như văn hóa, chính trị, quan hệ giữa văn hóa và chính trị từ đó mới có thể làm rõ khái niệm VHCT.

Thuật ngữ "văn hóa" xuất hiện từ xa xưa trong ngôn ngữ của nhân loại, xuất phát từ chữ Latinh "cultus", nghĩa gốc là "trồng trọt", được dùng theo hai nghĩa cultus và agri là "trồng trọt ngoài đồng" và cultus animi là "trồng trọt tinh thần". Như vậy, nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa có liên quan đến lao động, hoạt động tích cực cải tạo của con người, tức là sự giáo dục, giáo dưỡng, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách, phẩm chất, nhân cách con người, mà như Hồ Chí Minh đã nói, đó là "trồng người".

Với nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ sản phẩm có giá trị xã hội do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống cùng với các phương thức hoạt động sống khác của các cộng đồng người tạo nên văn minh vật chất và văn minh tinh thần trong quá trình phát triển xã hội loại người. Nói về nghĩa hẹp, văn hóa là khái niệm chỉ hình thái ý thức và thượng tầng kiến trúc của xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập


trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, triết học, xã hội học và bản thân văn hóa học. Và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó, định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Cách tiếp cận và định nghĩa về văn hóa khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Tuy nhiên, có thề nêu lên một số cách phân loại định nghĩa về văn hóa dưới các dạng chủ yếu như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Định nghĩa miêu tả: Định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Bumett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, luật pháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.

Định nghĩa lịch sử: Văn hóa là những gì được truyền từ đời này qua đời khác. Một nền văn hóa được hình thành qua nhiều thế hệ vốn có tính bền vững và lâu dài. Nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của tác giả người Mỹ Edward Sapir (1884 - 1939): Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 5

Định nghĩa nguồn gốc: Ví dụ, định nghĩa của Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga cho rằng, với nghĩa rộng nhất, văn hóa là khái niệm chỉ một tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô ý thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.

Dựa vào sự phân tích quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội loài người trong lịch sử, A.I.Acnondov cho rằng, "văn hóa là hiện tượng phức tạp và đa diện. Nó bao gồm cả hoạt động sáng tạo, tức là toàn bộ quá trình sản xuất ra tư


tưởng và vật chất hóa các tư tưởng đó; cả những tính cách của con người như một chủ thể hoạt động; và cả bản thân nội dung những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình hoạt động ấy" [1, tr.32]. Trên cơ sở đó, A.I.Acnondov đưa ra định nghĩa rằng: "Văn hóa là hoạt động sáng tạo tích cực của con người (cá thể, nhóm xã hội, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung) thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần, nhằm nắm bắt và khai thác thế giới, quá trình này sẽ sản xuất, bảo quản, phân phối, trao đổi và tiêu thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa xã h ội. Đồng thời nó là một tổng hợp chính những giá trị đã vật thể hóa hoạt động sáng tạo đó của con người" [1, tr.33].

Với cái nhìn bao quát các nền văn hóa và các giá trị văn hóa trên thế giới, năm 2002, UNESCO đã đưa ra quan niệm về văn hóa rằng, văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng trong khi đó Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor định nghĩa một cách khái quát nhất: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên h ệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" [66, tr.109].

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với thế giới mà ở đó con người khẳng định mình với tính cách là con người thông qua các hoạt động sống, sáng tạo và phát minh. Về vấn đề này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đề cập đến trong các tác phẩm "Gia đình thần thánh" "Hệ tư tưởng Đức", trong đó các ông cho rằng để tồn tại và phát triển, con người phải quan hệ với tự nhiên thông qua lao động. Nguồn gốc của văn hóa chính là lao động, lao động đã sáng tạo ra con


người, lao động đã sáng tạo ra văn hóa. Văn hóa gắn liền với sức sáng tạo và năng lực của con người và sự sáng tạo đó bao giờ cũng bắt đầu từ lao động. Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người.

Theo Hồ Chí Minh, "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sinh sống, v.v... Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" [49, tr.431].

Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được. Văn hóa phải gắn liền với lao động, sản xuất. Khi cách mạng mới thành công, trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã nâng văn hóa cùng với kinh tế, chính trị, xã hội thành bốn lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thường tầng" [48, tr.293]. Từ phương diện thực tiễn xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh văn hóa như một lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước, có nghĩa là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. "Văn hóa với chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn áp nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được" [47, tr.10].

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về văn hóa cũng có những quan niệm khác nhau về văn hóa. Theo đó, văn hóa là những phương thức sản xuất, cách thức sinh hoạt khác nhau của cộng đồng người, hội


tụ tri thức, sáng tạo ra văn minh tinh thần và văn minh vật chất. Văn hóa có đặc điểm của tính lịch sử, tính truyền thống, tính dân tộc, v.v...

"Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống, và sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hóa bao gồm những chuẩn mực, giá trị, tập quán, v.v..." [58, tr.11].

Nói văn hóa không có nghĩa chỉ nói đời sống tinh thần dân tộc mà đó là động lực vật chất - tinh thần của cả hình thức tổ chức xã hội, của các phương thức hoạt động và phương thức sống của toàn dân tộc, các năng lực hoạt động và trình độ phát triển người của cả cộng động, quốc gia, dân tộc. "Văn hóa là phạm trù người, nó chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữa chính con người và với thế giới bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ giá trị, các phương thức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển người, v.v... của một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại" [9, tr.256].

Cũng từ các giá trị đã có, văn hóa tạo nên ở mỗi con người những tiềm

năng tinh thần. Các tiềm năng đó được huy động trong mỗi hoạt động vật chất và tinh thần, trong các hoạt động có tính xã hội cũng như hành vi cá nhân c ủa từng con người. Văn hóa là toàn bộ hiểu biết của con người tích lũy được trong quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử, được đúc kết lại thành các giá trị và chuẩn mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ thống ứng xử văn hóa của cộng đồng người. Hệ giá trị xã hội là một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy"... Văn hóa là một trong bốn lĩnh vực hoạt động sống của xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Và như thế, văn hóa là một bộ phận của đời sống con người - lĩnh vực tinh thần của đời


sống xã hội" [9, tr.305]. "Văn hóa là một hệ thống giá trị xã hội, biểu hiện và phát triển những năng lực bản chất của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên - xã hội và làm chủ bản thân. Những năng lực ấy được thể hiện trong hoạt động sáng tạo của con người và trong những kết quả của hoạt động đó, nhằm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thành của cá nhân và xã hội theo hướng chân - thiện - mỹ" [33, tr.15].

Với nghĩa rộng, nhiều tác giả đã nêu lên những quan niệm và có những cách diễn đạt riêng, song tựu trung lại có thể khái quát thành 4 nội dung cơ bản. Theo đó, văn hóa theo nghĩa rộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật; văn hóa đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hóa nghệ thuật; văn hóa xét từ vai trò của nó vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của sự phát triển xã hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Văn hóa còn được hiểu là thiên nhiên thứ hai, được loài người sáng tạo ra trong đó chia thành hai hệ thống hoạt động là hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tinh thần, cốt lõi chi phối các hoạt động này là hệ giá trị xã hội của nó. "Văn hóa là sự tổng hoà của mọi giá trị tinh thần do con người tạo ra, là nền tảng tinh thần của mỗi con người cũng như của xã hội" [14, tr.37]. Văn hóa là môi trường thứ hai, trong đó mỗi người được sinh ra và lớn lên. Môi trường văn hóa tác động trực tiếp tới sự hình thành nhân cách, sự phát huy mọi năng lực sáng tạo, khả năng giao tiếp giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.

Trên cơ sở tổng hợp những quan niệm nêu trên, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và hiện tại, biểu hiện thành hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Hệ thống giá trị có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những con người sống trong cộng động xã hội ấy. Các lĩnh vực đặc thù của đời


sống hay của hoạt động con người cũng đư ợc thể hiện bằng các khái niệm văn hóa khác nhau, chẳng hạn, văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp, văn hóa pháp quyền, văn hóa dân chủ, v.v... Văn hóa chính trị cũng được đề cập từ phương diện này.

2.1.2. Khái niệm chính trị và quan hệ giữa văn hóa và văn hóa chính trị

* Khái niệm chính trị

Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Hiện nay trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểu khác nhau về chính trị - chính trị là nghệ thuật của phép cai trị, những công việc của chung, sự thoả hiệp và đồng thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích.

Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm xây dựng, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Với cách hiểu như thế này thì dù trong xã hội cộng sản, chính trị vẫn còn tồn tại và vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng con người cũng như toàn xã h ội. Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng.

Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính trị là một hiện tượng lịch sử mang tính tất yếu liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện và hoạt động của xã hội có phân chia giai cấp. Trong đó, vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh giai cấp thuộc về nhà nước. Cuộc đấu tranh này trước hết là nhằm giúp cho một giai cấp chiếm được quyền lực nhà nước và sau đó là quá trình gìn giữ, củng cố và sử dụng nó. Nếu quan niệm rằng chính trị chỉ là những hoạt


động xoay quanh vấn đề giành giữ và thực thi quyền lực nhà nước thì, theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà nước đã tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa và mất hẳn trong xã hội lý tưởng của nhân loại - xã hội cộng sản. Điều này không mâu thuẫn với nhận định ở trên của chúng tôi rằng, dù trong xã hội cộng sản, chính trị vẫn còn tồn tại và vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng con người cũng như toàn bộ xã hội. Ở đây khái niệm "chính trị" theo chúng tôi quan niệm là toàn dân làm chính trị, tự quản nhà nước, tự quản xã hội.

Chính trị là lĩnh vực hoạt động phổ biến, quan trọng của xã hội mà nhân lõi của nó là khoa học và nghệ thuật giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, nhằm thực hiện mục đích giai cấp, dân tộc, quốc gia. Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó xuất hiện từ khi xã hội phân chia giai cấp và nhà nước. Chính trị theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp (politica) có nghĩa là những công việc thành bang (poliz), là nghệ thuật cai trị nhà nước, là phương pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu của quốc gia.

Từ thời cổ đại đến hiện nay, các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều quan niệm

khác nhau về chính trị, mỗi quan niệm có những yếu tố hợp lý riêng và có những cách tiếp cần riêng. Nhưng thực sự, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, những quan niệm đúng đắn và khoa học về chính trị mới được khẳng định. Theo đó "... giai cấp nào muốn nắm quyền thống trị - ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp của giai cấp vô sản - thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đến lượt mình, có thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu" [7, tr.7].

Như vậy, chính trị bao giờ cũng gắn liền với giai cấp. Giai cấp nào muốn nắm được chính quyền, xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới thì trước hết

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí