Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 2


Kim…của Thiếu Sơn đăng trên các báo thời bấy giờ. Những bài viết này chủ yếu

điểm qua tôn chỉ, ý nghĩa hoạt động của nhóm Đông Dương tạp chí.


2.1.2. Từ 1945 đến 1975

2.1.2.1 Ở miền Bắc

Tình hình nghiên cứu và đánh giá đóng góp về văn học, văn hóa của Đông Dương tạp chí trở nên phức tạp khi đất nước ta tiến hành cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Điều đó chủ yếu là do xuất phát điểm là công cụ của chính quyền thực dân của tờ báo. Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 và chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, những gì liên quan đến thực dân Pháp xâm lược cũng khiến người ta “dị ứng”. Số phận những người trí thức Tây học đã từng cộng tác với Pháp và những ấn phẩm văn hóa có liên quan đến chính quyền thực dân cũng vậy.

Các tác giả Lịch sử văn học Việt Nam (tập 4B) trong Tủ sách Đại học Sư phạm, đã xếp chung Đông Dương tạp chí Nam Phong tạp chí vào khuynh hướng

«văn học nô dịch» và xem Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là «những tên việt gian đầu sỏ». Theo sách này, «Cả Vĩnh lẫn Quỳnh đều tuyên truyền cho sự thống trị của Pháp, chống đối cách mạng một cách triệt để, việc ấy chúng làm không giấu giếm gì nên không lừa bịp được ai» ; «Đông Dương tạp chí Nam Phong đã lôi cuốn một số thanh niên trí thức ham nghiên cứu, có nhiệt tình với quốc văn, làm cho họ xao lãng tình hình xã hội, đắm mình vào việc văn chương, mà coi đó là con đường phục vụ dân tộc»; «Tóm lại, Đông Dương tạp chí Nam Phong tuyệt nhiên không có một công lao gì đối với văn học dân tộc cả ».

Những hoạt động canh tân văn hoá của Đông Dương tạp chí, thậm chí những bài viết chống lại sự bóc lột của người Pháp còn bị hiểu là màn kịch “để cướp ảnh hưởng trong quần chúng, để củng cố nền thống trị của đế quốc phong kiến, và để bán mình cho cao giá” (?).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Cũng theo chiều hướng đánh giá tiêu cực về Đông Dương tạp chí, Tập san

Nghiên cứu lịch sử số 116 (1968), có bài Vài nét về quá trình đấu tranh chống thực

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 2


dân và tay sai trên lĩnh vực văn hoá của nhân dân ta trong 30 năm đầu thế kỷ 20 của tác giả Nguyễn Anh, trong đó phủ nhận những đóng góp của Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Bài viết cho rằng: “…Đúng ra ở Đông Dương tạp chí vấn đề dịch thuật nổi bật hơn cả. Và đây là điểm mà trước kia người ta đã ca tụng “giá trị”, “công lao” của Đông Dương tạp chí. Nhìn vào khối lượng dịch thuật của Đông Dương tạp chí, chúng ta thấy rò ràng là một việc dịch thuật lung tung bừa bãi. Tuy có chọn lọc một số tác gia lớn nhưng tuỳ tiện, gặp đâu dịch đấy, không có giới thiệu phê bình gì cả. Đông Dương tạp chí lại còn chạy theo thị hiếu của người đọc, “gãi vào chỗ ngứa” của đám thanh niên tân học để lôi kéo họ bằng cách dịch những bài thơ, đoạn văn nho nhỏ hấp dẫn của một số thi sĩ, văn sĩ. Điểm đặc biệt là Đông Dương tạp chí chỉ chú trọng dịch các loại sách văn học của Pháp, không đả động đến sách triết học. Âm mưu của Đông Dương tạp chí là dùng văn chương để ru ngủ tinh thần yêu nước của nhân dân, lôi kéo nhân dân ra khỏi ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ của các sĩ phu, của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. Có người đã nói Đông Dương tạp chí chỉ giới thiệu văn hoá phương Tây theo kiểu ăn sống nuốt tươi quả là xác đáng…”

Bên cạnh những nhận xét có phần “căng thẳng” thì cũng có một số ý kiến trung hoà hơn, chẳng hạn như ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Phong trào thơ mới 1932 -1945 (Nxb Khoa học, 1966), trong đó có nhắc đến vai trò của tờ Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí trong việc giới thiệu các tác phẩm văn học phương Tây. Trong đó, Phan Cự Đệ nhấn mạnh:

“Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp cho Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh ra tạp chí Nam Phong, báo Trung Bắc tân văn và Nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng; Nam Phong Đông Dương tạp chí giới thiệu và dịch các tác phẩm cổ điển của Corneille, Molière và những tác phẩm thế kỷ XIX của Chateaubriand, Lamartine, Victor Huygo, Honoré de Balzac, Guy de Maupassant, Baudelaire…Ở đây, những tư tưởng bảo thủ trong văn học Pháp như Maurice Barrès, Charles Maurras, Léon Daudet được giới thiệu xen lẫn với những tư tưởng tiến bộ của các nhà triết học khai sang thế kỷ XVIII như Rousseau, Voltaire,


Montesquieu. Trong các trường học, thanh niên bắt đầu say sưa với văn học Pháp. Người ta đọc Rousseau, Bernadin de St Pierre, Chateaubriand, Boutget, Barrès, v.v.. Người ta ca ngợi lãng mạn của “tứ kiệt”: Hugo, Lamartine, Musset, Vigny..”

Mặc dù không trực tiếp nhắc đến những đóng góp tích cực của Đông Dương tạp chí và nhưng Phan Cự Đệ thừa nhận rằng “các nhà thơ mới ở nước ta đã biết tiếp thu truyền thống thơ ca của dân tộc và học tập một cách sáng tạo thơ ca nước ngoài. Do đó họ đã xây dựng được những thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, màu sắc, có nhiều khả năng thể hiện tình cảm con người và thiên nhiên. Ngôn ngữ của dân tộc cũng được các nhà “thơ mới” làm cho giản dị, trong sáng và giàu có hơn”. Có thể xem đó là lời khẳng định ngầm vai trò của Đông Dương tạp chí và những tờ báo tiên phong trong việc phổ biến các tác phẩm dịch thuật thời bấy giờ.

2.1.2.2 Ở miền Nam

Trong khi đó, ở miền Nam những năm 1954-1975, việc nghiên cứu và

« phán xét » Đông Dương tạp chí có phần khách quan và thỏa đáng hơn.

Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam1, sau khi phân tích vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh - chủ bút Đông Dương tạp chí, đã đánh giá: « Đông Dương tạp chí Nam Phong tạp chí giữ một địa vị tối yếu trong lịch sử văn học Việt Nam là vì hầu hết những sản phẩm văn chương có giá trị hay đã gây được một ảnh hưởng sâu rộng đều xuất hiện trên hai tạp chí đó ».

Sự nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí cũng được đánh giá với nhiều ưu ái dưới ngòi bút Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên: “Trong khoảng 10 năm, từ báo Đăng Cổ đến Đông Dương, bằng hoạt động bằng tư tưởng, ông đã lay động mạnh cái xã hội Việt Nam cổ truyền, hối thúc nó biến hình lột xác ».2

Phạm Thế Ngũ viết tiếp: « Về đường văn học, hiển nhiên ông đã đứng ra mở đường cho văn học mới:


1 2 tập, xuất bản năm 1967

2 3 tập, tập 3, Nxb Quốc học Tùng thư 1965


- Ông đã tranh đấu cho việc truyền bá và thắng thế chữ quốc ngữ là thứ chữ của văn học mới.

- Ông đã đem vào xã hội ta nhà in và tờ báo là hai khí cụ giúp ông gầy dựng văn học mới và sẽ giúp đắc lực cho sự phát triển của văn học mới sau này.

- Ông đã làm được trong bước đầu một tờ báo rất bổ ích cho văn mới lúc phôi thai là tờ Đông Dương tạp chí...».

Trong cuốn Luận đề về Đông Dương tạp chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, sách giáo khoa dành cho học sinh trung học, Trần Việt Sơn viết: “Nhóm Đông Dương tạp chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính đã biết thức thời xây dựng nền văn học mới, vào lúc mà thời thế đã bị đảo lộn bởi những biến cố chính trị. Cảm thấy sự quan trọng vô biên của tiếng Việt và chữ quốc ngữ, nhóm đó đã đi bước tiên phong bằng cách xây dựng cho tiếng nói và chữ viết đó trở nên vững chắc và phổ thông, đồng thời sử dụng những thể văn mới, mở đường cho biết bao tác giả sau này”. [68]

Cũng là sách giáo khoa dành cho học sinh trung học, cuốn Luận đề về Đông Dương tạp chí xuất bản năm 1961 của nhóm tác giả Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong đã đưa ra những lời nhận xét rất trân trọng về Nguyễn Văn Vĩnh cũng như tờ Đông Dương tạp chí mà ông chủ trì: “ Do tình trạng thiếu lối thoát của nền văn học và báo chí nước nhà vào tiền bán thế kỷ thứ 20 mà Đông Dương tạp chí xuất hiện với mục đích xây dựng, phổ biến chữ quốc ngữ, làm giàu cho nền văn học nước nhà bằng đường lối dung hòa cũ mới và nâng cao báo chí lên xứng đáng với địa vị lãnh đạo tinh thần trong quần chúng. Vì trung thành với đường lối và vì đóng góp bằng những công việc cụ thể, hữu ích nên Đông Dương tạp chí không những có công lớn đối với chữ quốc ngữ, đối với nền học thuật mà còn đối với báo chí nước nhà vào lúc bấy giờ nữa”.

Ngoài những cuốn sách giáo khoa, chuyên khảo và lịch sử văn học, còn có nhiều tạp chí đăng bài bình luận về Nguyễn Văn Vĩnh. Tạp chí Bách Khoa thời đại (số 32 – 1958) có bài Nguyễn Văn Vĩnh – người có công to với nền quốc văn lúc mới phôi thai của Tân Phong Hiệp: “Làng văn nước Việt đã trọng ông như một


người có công to với quốc văn: lối văn nghị luận nhờ ông phần lớn mà rạch ròi giản dị, lối văn dịch thuật nhờ ông mà được đồng bào để ý và thêm tin tưởng những cái

«có thể» của tiếng nước nhà. Đông Dương tạp chí do ông chủ trương, một cơ quan văn học có uy thế, lúc quốc văn đang còn ở vào thời lần bước, đã gây dựng được phong trào tin yêu tiếng mẹ trong lớp thanh niên, tân, cựu học bấy giờ”.

Trong bài Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh (Tạp chí Giáo dục phổ thông, số 36, ngày 15-4-1959), Châu Hải Kỳ lưu ý: “Danh tiếng Nguyễn Văn Vĩnh vang lừng từ khi ông xuất bản Đông Dương tạp chí (từ ngày 15-05-1913). Ông tụ họp được nhiều nhân tài…Tờ Đông Dương tạp chí xứng đáng là cơ quan hoạt động văn hóa rất danh tiếng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20”.

Lưu Trung Khảo, tác giả bài viết Vai trò tạp chí trong văn chương Việt Nam – Đông Dương tạp chí (Tạp chí Hiện đại, tháng 9-1960), có giọng điệu thẳng thắn hơn: “Trên đường xây dựng toà lâu đài quốc văn, Đông Dương tạp chí đã góp vào một số lớn vật liệu. Mặc dù tờ tạp chí đó hãy còn mắc phải nhiều khiếm khuyết nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò lãnh đạo tiên phong của nó. Nếu người ta có vì những tức khí nhất thời mà chê Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà buôn, một tay sai của Pháp, một học phiệt, thì chúng ta đứng trên phương diện văn học, vô tư và khách quan, có thể nói: Nguyễn Văn Vĩnh là tên lính tiền phong trong đội quân báo chí; Đông Dương tạp chí chính là viên gạch xây nền đắp móng cho lâu đài quốc học Việt Nam”.

Trong bài viết Nguyễn Văn Vĩnh với Đông Dương tạp chí đăng trên tạp chí Giáo dục phổ thông số 25 ngày 15 tháng 10 năm 1958, Kiêm Đạt nhận xét: “Cùng với Nam phong tạp chí, tờ Đông Dương cố gắng phát huy tư tưởng ngoại quốc trên cơ sở dân tộc, để tiếp cái công trình đồ sộ của vị tiên phong đó là Trương Vĩnh Ký… Cũng như nhóm Nam Phong, họ gặp nhau trên cương lĩnh rất rộng rãi là phát huy văn học nước nhà, không phải chi phối nhau về đường chánh trị mà tùy theo khả năng, tùy theo tư tưởng riêng mỗi người phô diễn mỗi cách, chỉ nhìn chung vào mục tiêu cao cả của công trình xây dựng”.


Thiếu Sơn trong bài Ông Phan Khôi đã phê bình ông Nguyễn Văn Vĩnh như thế nào cũng đã đánh giá rất cao vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí đối với sự phát triển của chữ quốc ngữ: “Cái chánh mà ta cần phải gọi ra là một tấm lòng tin tưởng vô biên đối với tiền đồ chữ quốc ngữ. Chẳng những tin tưởng mà còn đem tất cả tài trí, cả năng lực để phục vụ cho tấm lòng tin tưởng đó. Ta phải so sánh chữ quốc ngữ của ta thời đó với chữ quốc ngữ hồi Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Rồi ta lại kiếm những liên quan giữa thời đại Đông Dương tạp chí Nam Phong tạp chí với thời đại 1930-1940, thời đại khá gọi là phồn thịnh của văn học Việt Nam thì ta mới thấy cái trớn thúc đẩy mãnh liệt như thế nào của những bậc tiên phong tiền bối, của những người ngay lúc đó đã dám tuyên bố rằng: “Nước ta sau này hay dở là nhờ ở chữ quốc ngữ”.3

Ở miền Nam, người phê phán Nguyễn Văn Vĩnh cũng như Phạm Quỳnh gay gắt và quyết liệt nhất chính là Nguyễn Văn Trung. Trong Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (Tủ sách “Tìm về dân tộc”), ông xem Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là “những kẻ thông minh, tài giỏi nhưng đầu hàng thực dân”. Ông viết: “Không phải ngẫu nhiên con đường cứu nước bằng tiếng nói, chữ viết do những người như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh tung ra cổ vò mà không phải ai khác, vì chủ nghĩa quốc gia bằng ngôn ngữ, văn tự xuất phát từ một lựa chọn chính trị căn bản: đầu hàng, thỏa hiệp với chế độ thuộc địa và nhằm che giấu lựa chọn chính trị căn bản đó [...]. Từ một điểm đúng: tiếng nói, chữ viết là một công cụ cứu nước, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đã nhập nhằng coi chữ viết, tiếng nói như tất cả đường lối, phương tiện duy nhất cứu nước và xây dựng tương lai dân tộc...”.

Trong Chủ đích Nam Phong, trước khi vạch trần quan điểm của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Trung không quên chỉ rò những sai lầm của Nguyễn Văn Vĩnh thể hiện qua các bài viết trên Đông Dương tạp chí: “Nguyễn Văn Vĩnh có thể là một nhà báo giỏi, nhưng lại rất vụng về chính trị, không những không tranh thủ được ai, đặc biệt giới sĩ phu, mà còn gây thêm đố kỵ, hận thù; Vĩnh tuyên truyền đề



3 Tạp chí Bách Khoa 1961.


cao thực dân Pháp một cách quá lộ liễu, “gia nô”, và mạt sát nhà nho, giới sĩ phu thậm tệ, đặc biệt những người làm cách mạng”.

Một số nhà nghiên cứu đánh giá Đông Dương tạp chí là công cụ chính trị - văn hóa của thực dân Pháp, nhưng có đóng góp cho văn hóa, văn học:

Lê Văn Siêu trong công trình Văn học sử thời kháng Pháp (1858-1945) 4chỉ

ra cả mặt sáng và mặt tối của Nguyễn Văn Vĩnh và các bài viết trên Đông Dương tạp chí. Một mặt, Lê Văn Siêu thừa nhận, về sự nghiệp văn chương, Nguyễn Văn Vĩnh là “người có công lớn và đầu tiên trong việc xây dựng nền văn chương Việt Nam bằng chữ quốc ngữ. Với thái độ sống và thế đứng trong xã hội, ông thu hút được người đồng thế hệ cùng đem văn tài ra cộng tác với ông trong việc xây dựng này [...]. Trong khi ông sửa soạn người cho bước tiến tương lai như Phạm Quỳnh, Tản Đà, thì bằng các thể văn, các bài viết, ông cũng tạo ra những mẫu mực văn chương cho đời sau học theo, cùng nương theo đấy mà tiến hơn nữa”.

Mặt khác, Lê Văn Siêu phê phán khá nghiêm khắc những hạn chế của Nguyễn Văn Vĩnh. Về các công trình dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Siêu viết: “ Mục đích việc dịch thuật, đăng dần trên báo, ngoài lối chơi văn cũng chỉ là để giải trí cho độc giả, không phải cách khiến cho độc giả hiểu biết tường tận về nền văn chương tư tưởng của nước Pháp. Việc dịch lại tuỳ hứng, gặp quyển nào hay dễ dịch thì dịch, chớ không theo một chương trình nào cả. Tức là ý thức truyền bá tư tưởng theo đường hướng kế hoạch nào, ông cũng chưa có”.

Về ý thức canh tân trong những bài văn chính luận của Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Siêu nhận xét: “Ông viết trên báo đả kích những điều hủ lậu, tệ tục ở làng xã, hoặc mê tín dị đoan trong hội chùa Hương, hoặc những thói hư tật xấu của người An Nam, những lối học hủ bại cũ. Những đó chỉ là những ý kiến bất chợt tới cho nhà viết báo, ông thực chưa có ý thức về canh tân xã hội để trình bày những kế hoạch bắt đầu từ đâu, rồi đi tới đâu, theo đường lối nào. Mà thường ông chỉ lấy đời sống của người Pháp làm mẫu mực để chê trách những gì còn luộm thuộm của



4 Nxb Trí Đăng, Sài Gòn.


mình”. Về điểm này, không phải Lê Văn Siêu không có lý, nhưng phải chăng ông đòi hỏi quá cao ở Nguyễn Văn Vĩnh trong một hoàn cảnh lịch sử còn nhiều khó khăn và hạn chế.

2.1.3 Từ sau năm 1975

Sau 1975, tuy đất nước đã hoàn toàn thống nhất nhưng không phải ngay thời gian đầu, không khí học thuật đã hoàn toàn cởi mở. Việc đánh giá các tác giả, tác phẩm vẫn còn nặng định kiến, chủ yếu dựa trên thái độ chính trị.

Cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 do nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp ấn hành năm 1988, có đoạn viết: “Trước sau đại chiến 1914 - 1918 thực dân Pháp cho bọn tay sai Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh ra Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, loại sách Âu tây tư tưởng vừa tuyên truyền cho văn học Pháp vừa đề xướng một tư tưởng yêu nước duy tân giả hiệu, đánh lạc hướng quần chúng. Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà thơ tập hợp lại quanh các tờ báo ấy làm thơ, viết tuồng chèo, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch. Một số ra mở báo riêng, lập nhà xuất bản riêng độc lập với bọn Quỳnh, Vĩnh như Tản Đà”.

Sau đổi mới, tình hình lý luận phê bình văn học trong nước đã có những chuyển biến đáng kể. Nhiều hiện tượng văn học, văn hóa trước đây bị đánh giá sai lệch đã được nhìn nhận lại.

Công trình Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 -1945 do Đỗ Quang Hưng chủ biên đã nhận xét về Đông Dương tạp chí khá cô đọng: “Đông Dương tạp chí suốt những năm chiến tranh thế giới thứ nhất thực sự là tờ báo quan trọng bậc nhất của giới thực dân. Nhưng cũng cần lưu ý là tờ báo này với nghệ thuật báo chí tiên tiến của nó còn là cơ quan báo chí đi đầu trong việc truyền bá văn minh phương Tây, phê bình lối sống phong kiến, các hủ tục xa xưa còn rơi rớt...”. [36]

Trong Từ điển văn học bộ mới (2004), tác giả Nguyễn Huệ Chi phân tích khá thấu đáo sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh để đi đến kết luận: “Nguyễn Văn Vĩnh trước sau vẫn là người do chế độ thực dân Pháp đào tạo. Ông chưa bao giờ đi ra ngoài cơ chế thuộc địa. Nhưng trong phạm vi có thể, ông đã gắng noi theo đường lối của Phan Châu Trinh, phê phán thẳng thừng chế độ phong kiến, kêu gọi người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022