Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 1


ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH TRƯỜNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÒ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN

------------

TẠ ANH THƯ


NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC, VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Giang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.


Phản biện độc lập:

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 1

1. PGS.TS Vũ Tuấn Anh

2. PGS.TS Phan Trọng Thưởng


Phản biện:


Phản biện 1: PGS.TS Phan Trọng Thưởng Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thành Thi Phản biện 3: PGS.TS Vò Văn Nhơn


Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.


Tác giả Luận án


Tạ Anh Thư


Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến Thầy hướng dẫn - PGS.TS. Lê Giang đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.


Tôi xin trân trọng cảm ơn các quí thầy, cô giáo của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, các anh chị ở Phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường.


Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành Luận án.


Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới bố mẹ, các anh chị em trong gia đình và người thân yêu luôn là niềm động viên mạnh mẽ cho tôi trong suốt thời gian qua.


Xin chân thành cảm ơn!


Tác giả Luận án

DẪN NHẬP 1

1. Mục đích, ý nghĩa của luận án 1

1.1 Mục đích 1

1.2 Ý nghĩa 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

2.1. Ở trong nước 3

2.1.1 Trước 1945 3

2.1.2. Từ 1945 đến 1975 4

2.1.2.1 Ở miền Bắc 4

2.1.2.2 Ở miền Nam 6

2.1.3 Từ sau năm 1975 11

2.2 Ở nước ngoài 13

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 15

3.1 Đối tượng nghiên cứu 15

3.2 Phạm vi nghiên cứu 15

4. Đóng góp mới của luận án 16

4.1 Đóng góp về mặt khoa học 16

4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 16

5. Phương pháp nghiên cứu 17

6. Cấu trúc luận án 17

CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ 19

1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam và tầng lớp trí thức đầu thế kỷ XX 19

1.1.1 Bối cảnh xã hội 19

1.1.2 Giới trí thức Việt Nam trong một thời đại chuyển biến 33

1.2. Sự ra đời của Đông Dương tạp chí39

1.2.1. Chủ trương của Đông Dương tạp chí 39

1.2.1.1 Nguyễn Văn Vĩnh (1882 -1936) 46

1.2.1.2 Phan Kế Bính (1875 – 1921) 61

1.2.1.3 Nguyễn Đỗ Mục (1882 – 1949) 62

1.2.3 Những chặng đường phát triển của Đông Dương tạp chí 63

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX 72

2.1. Đông Dương tạp chí với sự phát triển chữ quốc ngữ - ngôn ngữ văn học của dân tộc 72

2.1.1 Mục đích của việc xây dựng chữ quốc ngữ của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 72

2.1.2 Đông Dương tạp chí với nỗ lực đưa chữ quốc ngữ đến với công chúng 76

2.2. Đông Dương tạp chí và sự tiếp thu tinh hoa văn học thế giới 95

2.2.1 Tình hình dịch thuật văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 95

2.2.2. Diện mạo văn học phương Tây trên Đông Dương tạp chí 98

2.2.2.1 Quan điểm lựa chọn tác giả và tác phẩm 98

2.2.2.2 Những tác giả tiêu biểu 100

2.2.2.3 Những thể loại chính 102

2.2.3. Những tác phẩm dịch ngoài phương Tây 109

2.2.3.1 Từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ 109

2.2.3.2 Từ tiếng Việt sang tiếng Pháp 110

2.2.4. Ngôn ngữ dịch thuật của Đông Dương tạp chí 111

2.3. Vai trò của Đông Dương tạp chí trong việc hình thành các thể loại văn học mới119 2.3.1 Thơ 120

2.3.2 Tiểu thuyết 127

2.3.3 Kịch 131

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX 139

3.1. Chủ trương hiện đại hoá văn hoá dân tộc của Đông Dương tạp chí 139

3.1.1 Mối liên hệ văn hoá – văn học trong Đông Dương tạp chí 139

3.1.2 Đổi mới văn hoá Việt Nam dựa trên nền tảng đổi mới học thuật 143

3.1.3 Đổi mới văn hoá Việt Nam dựa trên các giá trị cộng hoà 147

3.1.3.1 Giá trị của Công giáo và giá trị của thể chế cộng hoà ở Bắc Kì 147

3.1.3.2 Sự lựa chọn các giá trị cộng hoà của Đông Dương tạp chí 150

3.2. Đông Dương tạp chí và vấn đề canh tân giáo dục 154

3.2.1. Về tính hiệu quả của nền giáo dục truyền thống 154

3.2.2 Những phương pháp mới cho giáo dục 160

3.3. Đông Dương tạp chí và vấn đề đổi mới phong tục, tập quán 167

3.3.1 Chuyên mục Xét tật mình 167

3.3.2. Chuyên mục Việt Nam phong tục 179

3.4. Đông Dương tạp chí và vấn đề nữ quyền 183

KẾT LUẬN 193

TÀI LIỆU THAM KHẢO 197

PHỤ LỤC 198


DẪN NHẬP

1. Mục đích, ý nghĩa của luận án

1.1 Mục đích

Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hội nhập với thế giới, hiện đại hoá văn học và văn hoá là một vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của các nhà lý luận, phê bình, các nhà văn hiện nay. Để tác động vào tiến trình hiện đại hoá này, chúng ta cần nhìn lại và rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích từ giai đoạn hiện đại hoá đầu thế kỷ XX, khi văn học, văn hoá Việt Nam bưóc đầu tiếp xúc với văn học, văn hoá phương Tây.

Trong giai đoạn hiện đại hoá đầu thế kỷ XX, Đông Dương tạp chí nổi lên như là một hiện tượng đặc biệt. Cùng với Nam Phong tạp chí, nó là một trong hai tờ báo gây nhiều tranh luận nhất cho đến tận ngày nay. Có thể nói rằng, ở thời điểm bấy giờ, lần đầu tiên báo chí quốc ngữ Việt Nam có được một tờ báo mang đường nét rò ràng của một dạng tạp chí nghiên cứu khoa học. Đông Dương tạp chí được ví như bộ “bách khoa toàn thư về tri thức” đối với người Việt Nam ở thời điểm đó. Tìm hiểu và đánh giá những đóng góp của tờ báo này trong quá trình hiện đại hoá sẽ cho thấy mối quan hệ giữa báo chí và văn học nói riêng, trí thức và văn hoá nói chung.

1.2 Ý nghĩa

Đây không phải là một công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí, mà là về chủ đề hiện đại hoá văn học, văn hoá dưới sự tác động của báo chí. Tuy nhiên, đề tài này chú ý mối quan hệ giữa văn học, văn hoá và báo chí, mà trường hợp nghiên cứu chính là một tờ báo cụ thể với nội dung và lịch sử của nó: Đông Dương tạp chí.

Trong tinh thần đó, về mặt lý thuyết, luận án góp phần soi sáng vấn đề hiện đại hoá văn học, văn hoá trên bình diện lịch sử, thông qua nội dung và hoạt động của một tờ báo. Nghĩa là, qua việc nghiên cứu sự ra đời và hoạt động của Đông Dương tạp chí để đánh giá lại những bước vận động của văn học quốc ngữ Việt Nam trên bước đường hiện đại hoá đầu thế kỷ XX. Sự vận động này nảy sinh trong bối cảnh đặc biệt, khi mà cùng với bước chân xâm lược của thực dân Pháp là những


thành tựu về khoa học kỹ thuật mà họ mang theo. Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, nhà in, báo chí và những luồng tư tưởng mới từ phương Tây đã mở toang cánh cửa hội nhập với thế giới của xã hội phong kiến Việt Nam lạc hậu. Cuộc đụng độ giữa thực dân Pháp và dân tộc Việt Nam không chỉ là sự đối đầu của kẻ đi xâm lược và kẻ bị xâm lược mà còn là sự va đập giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây. Sự va đập ấy đã gây ra những xáo trộn không thể né tránh cho xã hội cổ truyền Việt Nam và không còn cách nào khác, buộc nó phải thay đổi để thích nghi.

Về mặt thực tiễn, luận án cung cấp những cứ liệu và kinh nghiệm về tác động của báo chí đối với sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc. Bài học về hiện đại hoá từ đầu thế kỷ XX vẫn còn nguyên giá trị cho sự phát triển nhiều triển vọng và cũng đầy thách thức của chúng ta hôm nay bởi những thế hệ trí thức đầu thế kỷ XX không chỉ đóng trọn vai trò to lớn của họ trong quá khứ mà còn có thể tham gia trực tiếp vào cuộc đi tới tương lai của chúng ta bằng những bài học còn nóng hổi, nếu ta biết từ họ đối chiếu và ngẫm nghĩ. Những câu chuyện về họ đặt cho chúng ta nhiều câu hỏi về một thế hệ những người khổng lồ trong văn hoá mà ngày nay ít thấy có. Vậy những điều kiện lịch sử và nỗ lực cá nhân nào đã tạo nên “thế hệ vàng” ấy của văn hoá Việt Nam? Nền đại học nào đã tạo nên những Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Duy Tốn? Tại sao họ, những người giỏi nhất, những nhà Hán học uyên thâm nhất, được chính nền học vấn ấy tạo ra lại dám mạnh mẽ từ bỏ sách xưa, đạp đổ cái cũ, dám chống lại cái chính mình học để đi tìm cái mới, giải phóng trí tuệ cho mình và cho đất nước, dân tộc? Trả lời được những câu hỏi này tức là đã trả lời được cho chính vấn đề mà chúng ta đang gặp phải ở ngày hôm nay.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu vai trò, vị trí của Đông Dương tạp chí đối với nền quốc văn mới cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức so với vị thế của tờ báo. Rải rác trên các báo, các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam từ trước 1945 đến nay cũng có những nhận xét về đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với nền quốc văn của nước nhà. Tuy nhiên, những ý kiến này không thống nhất với nhau, thậm chí trái ngược nhau do quan điểm nghiên cứu và phương pháp đánh giá khác nhau. Thời gian gần đây, do những chuyển động mới của xã hội, một số nhân vật, tác phẩm từng bị xem là “có vấn đề” đã được nhìn nhận và giới thiệu lại, trong đó có Đông Dương tạp chí và chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Đông Dương tạp chí trở thành đề tài nghiên cứu của một vài luận văn cao học và đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.

Có thể chia lịch sử nghiên cứu vấn đề những đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX thành hai bộ phận: ở trong nước và ở nước ngoài.

2.1. Ở trong nước

2.1.1 Trước 1945

Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đề cập đến Đông Dương tạp chí như là “một cơ quan văn học đầu tiên ở thời buổi mà văn chương quốc văn mới còn bỡ ngỡ... Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới mà người Việt Nam ta cần biết rò để mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và Tây phương đăng liên tiếp trong Đông Dương tạp chí, ngày nay giở đến người ta còn thấy là những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại và tương lai…”

Ngoài ra còn có các bài Văn xuôi mới, Nguyễn Văn Vĩnh và các bản dịch của ông trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm; bài Báo giới và văn học quốc ngữ cùng những bài viết về các ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022