Sự Ra Đời Và Hoạt Động Của Đông Dương Tạp Chí (53 Trang)


Việt thực hành kỹ nghệ và thương mại, mong đưa đất nước đến chỗ phú cường [...]. Về mặt văn học, tờ Đông Dương tạp chído ông làm chủ bút và nhất là những tác phẩm dịch của ông một thời đã là lò đào luyện lớp thanh niên tân học để xây dựng nền văn học mới trước sau những năm 30 của thế kỷ XX”.

Năm 2009, luận văn thạc sĩ ngành Văn học của Tạ Anh Thư với đề tài “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh và lịch sử tiếp nhận các tác phẩm của ông” tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu nghiên cứu những đóng góp về mặt văn học của Đông Dương tạp chí qua việc khẳng định sự nghiệp văn học của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh với các tác phẩm của ông đã đăng trên Đông Dương tạp chí.

Năm 2010, công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Nguyễn Thị Thanh Loan với đề tài Cuộc vận động đổi mới văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX qua Đông Dương tạp chí đã cố gắng phác thảo những đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với tiến trình đổi mới văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX, cung cấp một số dẫn chứng mới làm rò cho những nhận định về Đông Dương tạp chí trước kia.

Gần đây, công trình nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về Đông Dương tạp chí phải kể đến Luận văn Thạc sĩ Văn học của Hoàng Thị Cương, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học quốc gia, tháng 1 năm 2012 với tựa đề Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong công trình này, tác giả đã trình bày vai trò của báo chí đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc cũng như tiền đề, tôn chỉ mục đích và sơ bộ hệ thống chuyên mục của Đông Dương tạp chí. Bên cạnh đó, vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút Đông Dương tạp chí cũng được nhắc đến. Mặc dù đã cố gắng trình bày vai trò của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX ở hai phương diện góp phần xây dựng “chất liệu nền” cho văn học hiện đại - văn chương quốc ngữ và sưu tầm, dịch thuật, đăng tải các bài viết tư tưởng học thuật phương Tây, nhiều tác phẩm văn chương tiếng Pháp, chữ Hán, Nôm, chữ Trung Quốc nhưng luận văn mới chỉ dừng lại ở những đánh giá bước


đầu, chủ yếu dẫn lại ý kiến của các nhà nghiên cứu về những đóng góp của tờ báo đối với tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc; chưa chỉ ra một cách hệ thống và thuyết phục những đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học, văn hóa nước nhà trong giai đoạn đầu thế kỉ 20.

2.2 Ở nước ngoài

Một trong những công trình nghiên cứu về Đông Dương tạp chí một cách toàn diện phải kể đến Luận án Tiến sĩ (Thèse de doctorat) của Emmanuelle Affidi với tựa đề Ðông Dương tạp chí (1913-1919), une tentative de diffusion du discours et de la science de l’Occident au Tonkin: l’interculturalité, un enjeu colonial entre savoir et pouvoir (1906-1936) (Đông Dương tạp chí (1913-1919), một nỗ lực truyền bá tư tưởng và khoa học phương ở Tây Bắc Kỳ: giao thoa văn hóa, chính sách thực dân giữa kiến thức và quyền lực (1906-1936)).

Luận án dài 820 trang, viết bằng tiếng Pháp, hoàn thành năm 2007, trong đó khẳng định:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Au début du XXe siècle, dans le sillage du Japon et de la Chine, les élites vietnamiennes tentent d’accéder aux outils de la modernité occidentale pour se libérer du colonisateur européen. Dans ce contexte, la revue ÐôngDương Tạp Chí (Tonkin,1913-1919) se présente comme une tentative remarquable visant à initier les Vietnamiens à la science de l’Occident (son savoir, ses méthodes et techniques), en s’attachant notamment à les familiariser avec la sphère de pensée dans laquelle cette science s’inscrit, au travers de traductions ciblées (littérature, philosophie, morale).

Fondée par l’éditeur français F.-H. Schneider avec l’appui du Gouverneur Général Sarraut, et dirigée par le journaliste et traducteur vietnamien Nguyễn Văn Vĩnh, cette revue en quốcngữ (écriture romanisée de la langue vietnamienne) était un creuset d’aspirations différentes, mais qui s’accordaient autour d’une même idée: pour les Vietnamiens, la présence française en Indochine pouvait être une opportunité à saisir pour acquérir

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 3


plus facilement et de façon directe la science occidentale si convoitée; la France républicaine pouvait même servir de modèle à un Việt Nam en quête d’identité, depuis que le modèle chinois avait montré ses limites.

Cette thèse présente les travaux de cette revue et leurs résultats, sachant que Ðông Dương Tạp Chí n’était pas un électron libre, mais bien l’émanation d’un courant de pensée plus large, se frayant un chemin entre savoir et pouvoir dans le Việt Nam des premières années du XXe siècle (1906-1936).

Vào đầu thế kỷ XX, trước sự chuyển mình của Trung Hoa và Nhật Bản, các nhà trí thức Việt Nam cố gắng tiếp cận các công cụ tân tiến của phương Tây hòng thoát khỏi ách đô hộ của người Châu Âu. Trong bối cảnh ấy, Đông Dương tạp chí (1913-1919) xuất hiện như một nỗ lực tuyệt vời nhằm khai tâm người Việt đối với nền khoa học phương Tây (kiến thức, kỹ thuật và phương pháp), nhất là nhắm tới việc độc giả Việt làm quen với thế giới tư tưởng mà nền khoa học kể trên đã nảy sinh, thông qua việc dịch thuật chọn lọc (văn học, triết học, đạo đức).

Được sáng lập bởi nhà xuất bản Pháp F-H Schneider với sự hỗ trợ của Thống Đốc Toàn Quyền Sarraut, và do nhà báo dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh điều hành, tờ báo quốc ngữ này xuất hiện với nhiều khuynh hướng và lý do khác nhau, nhưng tất cả đều xoay quanh một ý chính: đối với người Việt, sự hiện diện của người Pháp tại Đông Dương có thể là cơ hội để tiếp thu dễ dàng và trực tiếp nền khoa học tiên tiến phương Tây; Cộng hoà Pháp cũng có thể là một mô hình cho một Việt Nam đang trong quá trình tìm một sắc thái chính trị mới cho mình, kể từ khi mô hình cổ điển Trung Hoa tỏ ra lỗi thời.

Luận án này trình bày những nghiên cứu về Đông Dương tạp chí và những kết quả góp nhặt được, và Đông Dương tạp chí không phải là một công trình vô bổ, mà chính là sự khai sáng cho một trào lưu tư tưởng rộng lớn hơn,


vạch ra một lộ trình giữa kiến thức và quyền lực trong một Việt Nam của những năm đầu thế kỷ XX (1906-1936).

Như vậy, lĩnh vực mà Emmanuelle Affidi quan tâm là ảnh hưởng của xu hướng chính trị tới sự phát triển nội dung của tờ báo và vai trò của Đông Dương tạp chí đối với công cuộc tiếp thu nền khoa học tiên tiến của phương Tây tại Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với quá trình đổi mới văn học, văn hóa Việt Nam không phải là mục tiêu chính của luận án. Tiếc rằng ngoài bản tóm tắt, chúng tôi chưa tiếp cận được với công trình này để tìm hiểu sâu hơn về đề tài từ cái nhìn của một nhà nghiên cứu phương Tây. Chúng tôi hy vọng rằng luận án này sẽ là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đóng góp của Đông Dương tạp chí vào quá trình hiện đại hoá của văn hoá và văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tiêu điểm mà luận án tập trung là vấn đề hiện đại hoá trong giai đoạn chuyển tiếp từ phạm trù văn học cổ điển sang phạm trù văn học hiện đại.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là toàn bộ nội dung của Đông Dương tạp chí có liên quan đến vấn đề hiện đại hoá, hoạt động của những người làm báo Đông Dương tạp chí nhằm tác động vào quá trình này. Cụ thể qua các số báo:

Năm 1913 và 1914: giai đoạn đầu của ấn bản Đông Dương tạp chí từ số 01 ngày 15/05/1913 đến 31/12/1914), (Thư viện Khoa học tổng hợp TP. HCM Micro film mã số MF 11845 của dự án SEAM)5

1915: từ số 01 ngày 10/01. tới số 50 ngày 26 /12 (Viện thông tin Khoa học xã hội, số hiệu Q8142)

1916: từ số 104 đến số 120 (Viện thông tin Khoa học xã hội, số hiệu Q8142)



5 Dự án của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ những tài liệu của Đông Nam Á


Năm 1917: từ số 103 đến 125, 135 tới 154 (Viện thông tin Khoa học xã hội, số hiệu Q8142)6

Năm 1918, bị thiếu số 168 của tháng 4 cho đến số 185 của tháng 8 (Thư viện Khoa học tổng hợp TP. HCM)7

Năm 1919: chúng tôi chỉ có số 212.

Ngoài ra, luận án cũng tìm hiểu ảnh hưởng của Đông Dương tạp chí vào lúc đương thời cũng như vào giai đoạn sau thông qua những hiện tượng văn hoá, văn học khác.

4. Đóng góp mới của luận án

4.1 Đóng góp về mặt khoa học

Luận án góp phần làm sáng tỏ vấn đề hiện đại hoá văn học, văn hoá trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; cho thấy mối quan hệ khăng khít của báo chí và văn hoá, văn học. Nhìn nhận lại giai đoạn văn học này, cần xem xét đối tượng bằng nhãn quan khoa học, toàn diện, khách quan, dựa trên bối cảnh lịch sử cụ thể. Bằng việc đánh giá đúng hiện tượng Đông Dương tạp chí, luận án góp phần giải thích sự phản ứng tự nhiên của một bộ phận văn hóa, văn học bản địa và của một bộ phận con người bản địa trước sự ảnh hưởng của văn học thế giới qua con đường xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án cung cấp những cứ liệu được xác minh về hoạt động của một tờ báo quan trọng đầu thế kỷ XX, bổ sung những tài liệu và nhận định cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn học và lịch sử báo chí của giai đoạn này. Thông tin chính xác về ngày ra đời cũng như đình bản của tờ báo, những chặng đường hoạt động cũng như sự thay đổi về mặt nội dung qua từng thời kỳ phát hành giúp những nhà nghiên cứu có cơ sở để đánh giá một cách chính xác hơn những đóng góp cũng như những mặt hạn chế của tờ báo một thời từng được xem là “có vấn đề” này.


6 Những số báo của 1917 dưới dạng vi phim bao gồm những số 109, 114 đến 124; 126, 128 đến 132, 134 không có phần về văn học. Tuy nhiên, phần này lại có ở các số báo dạng giấy mà chúng tôi đã được truy cập ở thư viện Khoa học xã hội Hà Nội.

7 Phần văn học mặc dù được nêu rò trong mục lục của từng số báo nhưng lại bị thiếu trong đa số các số báo

của năm 1917 và 1918. Các số báo năm 1918 dưới dạng giấy hay Microfilm (Thư viện Khoa học hơp của TPHCM) đều không có mục “văn học”. Rất có thể phần văn học đã bị tách rời ra trước khi số báo này được đưa đến thư viện (tuy nhiên, không có dấu vết cho thấy rằng những trang của mục văn học đã bị xé).


5. Phương pháp nghiên cứu

Đối với đề tài này, người viết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

+ Phương pháp lịch sử: người viết sẽ đặt Đông Dương tạp chí vào bối cảnh xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỷ và quá trình phát triển của báo chí quốc ngữ để vận dụng để nghiên cứu, lý giải hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Đông Đương tạp chí (trong chương 1).

+ Phương pháp hệ thống và phương pháp loại hình: phương pháp này được người viết vận dụng để hệ thống hoá, phân loại và trình bày những đóng góp của Đông Dương tạp chí trên bình diện văn học và văn hoá (trong chương 2 và 3).

+ Ngoài ra luận án còn vận dụng phương pháp so sánh (so sánh Đông Dương tạp chí với Nam Phong tạp chí), phương pháp phân tích (phân tích tác phẩm, thể loại), thao tác tổng hợp (đúc kết vai trò và vị trí của Đông Dương tạp chí)…

6. Cấu trúc luận án

Luận án gồm 195 trang. Ngoài phần Dẫn nhập (18 trang), Kết luận (4 trang) và Thư mục (248 đề mục), luận án được triển khai thành 3 chương:

CHƯƠNG 1: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương tạp chí (53 trang)


Ở chương này, người viết sẽ trình bày bối cảnh xã hội Việt Nam và tầng lớp trí thức đầu thế kỷ XX, tiền đề đưa đến sự ra rời của Đông Dương tạp chí và đồng thời cũng là yếu tố chi phối sự biến chuyển về mặt nội dung của tờ báo qua từng giai đoạn phát triển. Sau đó, người viết sẽ đề cập tới những đặc điểm của Đông Dương tạp chí về mặt chủ trương và đội ngũ cũng như những chặng đường hoạt động của tờ báo.

CHƯƠNG 2: Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện

đại hoá văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX (67 trang)

Ở chương này, người viết giới thiệu những ảnh hưởng của Đông Dương tạp chí với sự phát triển của chữ quốc ngữ - ngôn ngữ văn học của dân tộc. Sau đó, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề Đông Dương tạp chí và sự tiếp thu tinh hoa văn học thế giới, thể hiện qua mảng dịch thuật của tờ báo. Bên cạnh đó, vai trò của Đông Dương tạp


chí và sự phát triển các thể loại văn học mới (thơ, tiểu thuyết, kịch) cũng là đối tượng được đánh giá trong chương mục này.

CHƯƠNG 3: Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện

đại hoá văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX (53 trang)

Trong chương này, chúng tôi cố gắng làm rò những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong vấn đề canh tân giáo dục; vấn đề đổi mới phong tục, tập quán; và vấn đề nữ quyền. Những đóng góp này đã tạo nên những tác động tích cực đến quá trình hiện đại hóa văn hóa dân tộc đầu thế kỷ XX.


CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ

1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam và tầng lớp trí thức đầu thế kỷ XX

1.1.1 Bối cảnh xã hội

Khi các chiến hạm của Pháp nổ những phát súng đầu tiên ở cửa biển Đà Nẵng năm 1858, xã hội Việt Nam như choàng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Trong khi thế giới đang chuyển biến với cuộc cách mạng công nghệ dẫn đến nhu cầu đi tìm thuộc địa của chủ nghĩa tư bản, thì giai cấp phong kiến Việt Nam đã để đất nước chìm sâu trong sự lạc hậu và trì trệ. Trong quá khứ đã từng xuất hiện những tiếng nói cảnh báo của những người trí thức ưu thời mẫn thế như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…, nhưng triều đình nhà Nguyễn và các quan lại vừa thiển cận, vừa tự mãn, đã bỏ ngoài tai những lời khuyến nghị, ngày càng đưa đất nước đến nguy cơ khủng hoảng.

Từ hoà ước Nhâm Tuất 1862 giao ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây cho thực dân Pháp cho đến hoà ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Patenôtres, Pháp đã hoàn thành việc xâm chiếm Việt Nam bằng quân sự. Một đất nước chia thành ba khu vực với ba chế độ cai trị khác nhau: thuộc địa ở Nam Kỳ, bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ thuộc sự cai trị của Triều Nguyễn song do khâm sứ Pháp điều khiển. Nếu ở Nam kỳ dân chúng có ít nhiều quyền tự do, dân chủ, thì ở Bắc và Trung Kỳ, ách kìm kẹp của Pháp ngày càng siết chặt. Những cuộc nổi dậy và phản kháng của nhân dân liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, cuộc binh biến ở Thái Nguyên, cuộc dân biến ở Trung Kỳ, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh…; nhưng tất cả đều bị dìm trong biển máu. Từ năm 1897 đến năm 1914 Pháp thực hiện đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất và đến năm 1919, chúng bắt đầu đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1939). Những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022