Đông Dương Tạp Chí Và Sự Tiếp Thu Tinh Hoa Văn Học Thế Giới


Tuy nhiên đề xuất cải cách này không đạt được mục đích của nó bởi nguyên nhân thuần túy kinh tế và chính trị. Trong phần giới thiệu bản báo cáo gửi đến quan Toàn quyền vào tháng 7/1932, tổng giám đốc của Viện giáo dục cộng đồng đã giải thích rằng vấn đề này nổi lên trước hết như “một vấn đề chính trị hướng đến việc chuyển đổi chữ viết quốc gia”. Ngoài ra, việc thay thế hệ thống ký tự alphabet gây tốn kém rất lớn cho nhà nước: “sự thay thế này đồng nghĩa với hy sinh hàng đống

giấy tờ, sổ sách khiến cho ngân sách nhà nước hao hụt gần 500.000 đô”64.

Vậy là hệ thống cải thiện chữ quốc ngữ mà Nguyễn Văn Vĩnh đề xuất đã bị chôn vùi bởi vấn đề tài chính và chính trị. Chính quyền thực dân đã xem đó như một nỗi ám ảnh vì thời gian này, họ phải làm mọi thứ để hạn chế mối nguy bị lật đổ bởi dân chúng xứ thuộc địa. Việc cải cách chữ quốc ngữ cũng gây phiền toái và mệt mỏi không kém việc họ đã bỏ ra nhiều năm trời để tìm kiếm cách chống lại ảnh hưởng của chữ Hán ở Bắc Kỳ. Thêm vào đó, cùng với chữ quốc ngữ lại còn cả ý tưởng “cách mạng” của Voltaire, Rousseau hay Montesquieu. Vậy tại sao họ lại phải khuyến khích sự phát triển của một thứ ngôn ngữ quốc gia nếu nó gây bất lợi cho họ? Sự thật là những tác động to lớn của chữ quốc ngữ đối với nền quốc văn của nước nhà là nhờ những trí thức cấp tiến của dân tộc biết tận dụng cơ hội, nắm lấy nó như một công cụ để tiến tới văn minh, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc chứ không phải xuất phát từ mong muốn một Việt Nam hùng mạnh, văn minh của chính quyền thuộc địa. Sự phát triển, nói đúng hơn là sự cải thiện của chữ quốc ngữ đã phải hy sinh vị trí của nó vì nền chính trị thuộc địa Pháp.

Không chỉ tiên phong trong việc cải cách chữ quốc ngữ trên bình diện lý thuyết, Đông Dương tạp chícòn đóng góp rất to lớn cho sự phát triển của chữ quốc ngữ trên phương diện thực hành truyền bá lối chữ mới này. Thông qua những bài viết bằng chữ quốc ngữ, Đông Dương tạp chí đã giúp công chúng rèn luyện câu văn xuôi tiếng Việt.



64 CAOM-GGI 51170: “Giáo dục cộng đồng- phương thức giảng dạy”, 932, bảng phân tích của tổng điều hành Viện giáo dục cộng đồng ở Đông Dương gửi đến toàn quyền Đông Dương về vấn đề cách ký âm chữ quốc ngữ.


Ở loạt ấn bản đầu tiên (1913-1914), tất cả các hạng mục và đa số các chuyên đề, kể cả những bài phát biểu chính trị (của Toàn quyền hay Thống sứ) đều được viết bằng quốc ngữ. Chỉ có các tác phẩm văn học, triết học và đạo đức của các tác giả người Pháp là giữ nguyên văn gốc kèm theo bản dịch quốc ngữ. Kể từ số 42, chỉ những bài Pháp văn trong mục Văn Chương Khoa của Tân Học văn tập và những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

« bài học tiếng Việt » là còn giữ song ngữ, bao gồm cả truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du.

Ở loạt ấn bản thứ nhì (1915-1919), ngoại trừ phần văn học Pháp, tất cả các mục đều bằng quốc ngữ.65 Các tựa bài viết đều được dịch ra Pháp văn (luôn luôn nằm dưới và trong ngoặc đơn). Phần dịch Kim Vân Kiều và phần « học tiếng An Nam » vẫn là song ngữ 66(1915). Riêng phần Pháp văn tập (1917) thì giữ nguyên văn tiếng Pháp đã được dịch ra quốc ngữ trong Trung Bắc tân văn.

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 13

Ngoài những mục tin tức của một tờ báo, Đông Dương tạp chí còn có những mục dạy về luật lệ, cách thảo công văn, giấy tờ, mục sư phạm khoa, mục khoa học, mục nông học, mục kỹ nghệ…tất cả đều viết bằng chữ quốc ngữ. Sở dĩ có sự đa dạng này là vì những người thực hiện cuộc cách mạng chữ quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí muốn biến thứ chữ này trở thành thứ chữ được mọi người dùng, chiếm lĩnh trên mọi địa hạt hành chính, giáo dục, văn học, văn hóa của dân tộc.

Có thể thấy những nỗ lực của Đông Dương tạp chí trong việc làm cho chữ quốc ngữ mỗi ngày một tinh tế hơn qua những bài bình luận, khảo cứu, phiên âm các tác phẩm chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, phê bình các sách viết bằng chữ quốc ngữ mới xuất bản và giới thiệu các tác phẩm hay của các nước.



65 Vì mục đích chính của Đông Dương tạp chí chính là sự quảng bá quốc ngữ cho nên các bài Pháp văn chẳng qua chỉ là phương tiện để chứng minh về khả năng của chữ quốc ngữ và nhằm giải quyết vấn đề là làm sao để trau chuốt thứ chữ ấy trở thành phương tiện phản ánh được tinh thần của dân tộc Việt Nam.

66 Kim Vân Kiều tân diễn Pháp văn của Nguyễn Văn Vĩnh là một trường hợp ngoại lệ, vì tiếng Pháp chỉ là phần chuyển ngữ. Khi dịch tác phẩm này của Nguyễn Du, Nguyễn Văn Vĩnh dường như có hai mục đích: cho thấy sự tinh tế của tiếng Việt và nêu một tấm gương về việc dịch thuật cẩn trọng cho các dịch giả lúc bấy giờ.


Trên Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết hàng ngàn bài báo bằng chữ quốc ngữ đủ các thể loại, tiêu biểu là loạt bài “Xét tật mình”, “Phận làm dân”, “Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã”, “Hương Sơn hành trình”, “Con sâu đổ đầu nồi canh”, “Nhời đàn bà”, “Chữ Nho”, “Chữ quốc ngữ”, “Tiếng An Nam”; Phan Kế Bính thì có loạt bài khảo cứu về “Phong tục Việt Nam” và “Việt Hán văn khảo”; Nguyễn Đỗ Mục có những bài bình luận về sư phạm trong mục “Gò đầu trẻ”; Phạm Duy Tốn với “Tập văn Nôm” in những truyện ngắn đầu tay. Trần Trọng Kim chuyên viết về “Nam sử” và “Luân lý; Gombaud Saintoge ở tòa nhì phủ thống sứ phụ trách mục dạy tiếng An Nam và tiếng Pháp; Tản Đà đã trình bày những câu văn xuôi đầu tiên của ông trên Đông Dương tạp chí, gây một tiếng vang lớn trên văn đàn lúc bấy giờ. Câu văn xuôi của Tản Đà cho thấy một khả năng tiến lên của câu văn xuôi tiếng Việt từ truyền thống trong buổi giao thời của văn học Việt Nam, khi mà áp lực của biền văn truyền thống là rất mạnh mẽ. Câu văn xuôi của Phạm Duy Tốn trong những bài bút ký trên Đông Dương tạp chí là một hướng khác của việc rèn luyện câu văn xuôi cho nền quốc văn mới. Lối văn xuôi ấy gần gũi với câu văn xuôi của Nguyễn Công Hoan trong những truyện ngắn đầu tay…

Nhìn chung, các bài viết mang tính nhận định về chữ quốc ngữ chỉ hiện hữu trong série đầu của Đông Dương tạp chí (1913-1914). Dù vậy trong série thứ nhì của Đông Dương tạp chí, những bài viết tương tự cũng vẫn có mặt trong phần « Bài học tiếng An Nam ». Với sự tăng lên của các bài dịch tiểu thuyết Châu Âu và Trung Quốc cũng như những bài viết nhằm phát triển văn học Việt Nam, thì các bài viết chuyên về việc quảng bá chữ quốc ngữ cũng ít dần trong giai đoạn 1915-191967.

Các bài viết về vấn đề chữ quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí trong suốt quá trình tồn tại của tờ báo cho thấy đây không phải là những bài viết riêng lẻ, mang tính ngẫu hứng mà nó hợp thành một hệ thống phổ quát về những lý luận về chữ quốc ngữ. Điều này chứng minh rằng Đông Dương tạp chí đã có một chủ đích, một

67 Báo Trung Bắc tân văn, cũng do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút (kể từ năm 1915), sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kể trên của Đông Dương tạp chí. Tuy nhiên, vì không có điều kiện đẩy xa hơn nghiên cứu nên chúng tôi không liệt kê các bài viết này.


chính sách và một chương trình lâu dài vì sự phát triển của chữ quốc ngữ. Theo đó, mỗi bài viết trước đều là một viên gạch làm nền cho bài viết sau để xây dựng công trình nền quốc văn cuả nước nhà. Phát triển chữ quốc ngữ vì vậy chính là mục đích trọng yếu của nội dung chương trình tạp chí chứ không phải là tuyên truyền cho chính phủ.

2.2. Đông Dương tạp chí và sự tiếp thu tinh hoa văn học thế giới

2.2.1 Tình hình dịch thuật văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Gần 1000 năm Bắc thuộc, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Hoa. Từ khi chữ Nôm được dùng để sáng tác văn học thì việc dịch tác phẩm văn học cũng bắt đầu được chú ý và những văn bản chữ Hán là những văn bản đầu tiên được chọn để dịch. Việc dịch thuật này bắt đầu từ thời nhà Hồ, với việc Hồ Quý Ly dịch Kinh Thi, Kinh Thư và kéo dài đến những năm đầu thế kỷ XX với hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ ở nhiều thể loại khác nhau. Đó là Quy khứ lai từ, Xích Bích phú, Hảo cầu tân truyện diễn âm, Đường thi tuyệt cú diễn ca...

Vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, bối cảnh xã hội Việt Nam đã khác nhiều so với trước. Đồng cảnh ngộ đó, Trung Quốc cũng bị thực dân chia năm xẻ bảy nên ảnh hưởng trực tiếp của họ đối với Việt Nam có phần chững lại. Chữ Hán ít được tôn sùng như trước. Chữ quốc ngữ phổ biến hơn cùng với những chính sách của chính quyền thực dân và những nỗ lực của những trí thức cấp tiến Việt Nam. Văn học Trung Quốc ít được dịch sang chữ Nôm mà chủ yếu được dịch sang quốc ngữ. Nếu Trương Vĩnh Ký được biết đến như là người đầu tiên dịch các sách Nho học ra quốc ngữ thì Huỳnh Tịnh Của lại là người đầu tiên dịch các tác phẩm văn học Trung Quốc sang thứ chữ mới này. Tác phẩm Chuyện giải buồn (1885) của ông phần nhiều là những truyện được dịch ra từ các tác phẩm văn học Trung Quốc như Cao sĩ truyện, Trang Tử, Chiến quốc sách, Liêu trai chí dị… Ngoài ra còn có Trương Minh Ký, dịch giả của nhiều áng văn cổ điển như Chính khí ca, Đường thi, bắt đầu trên Gia Định báo từ 26/06/1886.


Đội ngũ dịch truyện Tàu sau đó có Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn An Khương, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Cư, Đinh Văn Đẩu, Huỳnh Trí Phú, Trần Hữu Quang v.v...Họ đều là những người am tường chữ Hán và biết chữ quốc ngữ. Trong khoảng từ 1905 đến 1910, đội ngũ dịch giả này đã đua nhau dịch nhiều tiểu thuyết thần kỳ, anh hùng nghĩa hiệp của Trung Hoa tạo thành một phong trào “dịch truyện Tàu” lớn mạnh.68

Cùng với sự du nhập của văn hoá phương Tây theo bước chân của đội quân xâm lược, tiểu thuyết phương Tây, đặc biệt là tiểu thuyết Pháp đã được dịch và đăng ở Nam Bộ khá sớm, trước cả tiểu thuyết Tàu. Đội ngũ dịch giả phương Tây đầu tiên không ai khác là những tín đồ công giáo, sớm giao lưu với môi trường văn hoá Pháp như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của.69

Đầu thế kỷ XX, số lượng bản dịch phương Tây xuất hiện nhiều hơn với các tác phẩm của A. Dumas như Tiền căn báo hậu (Le Comte de Monte Cristo - 1907), Ba chàng lính ngự lâm (1914) do Trần Chánh Chiếu dịch. Lê Hoằng Mưu cũng dịch cả truyện Mỹ, Nga (qua tiếng Pháp) như Chồng bắt chạ vợ, Vi Lê giết vợ đăng trên Nông cổ mín đàm...Tuy nhiên, do thị hiếu của công chúng, “truyện Tàu” vẫn là thể loại được các dịch giả Nam Bộ ưu ái hơn.

Và cũng ở giai đoạn này, tại Trung Quốc phong trào dịch thuật phát triển rất mạnh, nổi bật là phong trào “Tân văn”, “Tân thư”, một phong trào được khởi xướng bởi các sỹ phu đứng đầu là Khang Hữu Vi, tiếp đó là Lương Khải Siêu, Nghiêm Phục, Lâm Tự, Hồ Thích...Họ đã ý thức được sự lạc hậu của văn minh Trung Hoa và việc cần kíp phải nắm bắt lấy văn minh Âu Tây mà trước hết là việc dịch sách


68 Thực ra, sự phát triển của phong trào dịch “truyện Tàu” có sự sắp xếp của thực dân Pháp. Năm 1872, Liraye đã cho rằng “người ta sẽ không chống lại việc học các mẫu tự Latinh, nếu tiếng Annam được thay thế để dịch một vài tác phẩm Trung Hoa cơ bản và cổ điển [53]. Như vậy, việc dịch thuật “truyện Tàu” được khởi đầu nhằm mục đích khuyến khích người dân học bản xứ học quốc ngữ của của nhà cầm quyền Pháp.

69 Từ năm 1884, Trương Minh Ký đã dịch cuốn Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ, cuốn Riche et Pauvre (Phú bần truyện diễn ca) đăng ở Gia Định báo từ số 47, ngày 22 - 01- 1884. Năm 1887, ông dịch cuốn Les aventure de Telemaque của Fenelon (Chuyện Tê lê mặc gặp tình cờ) theo thể loại thơ lục bát. Năm 1886, Gia định báo đăng Truyện Robinson (Robinson Crusoé). Ngoài ra còn có truyện Gia huấn của lão Vincent (Les conseils du Père Vincent) của Trần Nguyên Hạnh vào cuối thế kỷ XIX.


trên nhiều lĩnh vực: triết học, văn học, chính trị, tư tưởng và hô hào người Trung Quốc thức tỉnh, phê phán những hủ bại của xã hội phong kiến.

Nhìn nhận diễn biến ở đất nước láng giềng Trung Hoa, giới trí thức Việt Nam lúc này đã nhận thấy dịch thuật đang là một vấn đề khẩn cấp: “Trung Hoa, trong con mắt mình xưa, vẫn được coi là một nước kiểu mẫu, hơn nữa, được coi là thiên triều, là thượng quốc, thế mà đời Thanh (1644 – 1911) đến giờ họ phải cắm đầu phiên dịch các sách ngoại quốc không biết bao nhiêu mà kể. Xem ngay bản thống kê vào số sách xuất bản năm Trung Hoa dân quốc hai mươi sáu (1937) của riêng một nhà Thương vụ ấn thư quán, kể một tháng, riêng nhà ấy in 83 loại sách...Nước Nhật cũng vậy, kể từ khi duy tân, người ta chú trọng đến việc dịch sách ngoại quốc, nhất là sau hồi Âu chiến trước (1914 – 1918), họ lại càng hết sức cổ vũ khuyến khích việc ấy nên các dịch phẩm về khoa học và văn học Âu – Mỹ ở đâu

cũng được hoan nghinh”70. Đông Kinh nghĩa thục ra đời chính là do cảm hứng từ

phong trào Duy tân của Nhật Bản và chịu ảnh hưởng từ nguồn Tân văn, Tân thư từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh ấy, tiếp nối tinh thần của Đông Kinh nghĩa thục, Đông Dương tạp chí (1913-1919) xuất hiện như một nỗ lực nhằm quảng bá nền khoa học phương Tây (kiến thức, kỹ thuật và phương pháp) đến với người Việt, nhất là nhắm tới việc độc giả Việt làm quen với thế giới tư tưởng mà nền khoa học kể trên đã nảy sinh, thông qua việc dịch thuật chọn lọc (văn học, triết học, đạo đức).

Có thể nói rằng, đội ngũ dịch giả của Đông Dương tạp chí là những nhà tiên phong trong lĩnh vực dịch thuật ở Bắc Kỳ. Từ phong trào dịch thuật văn học phương Tây mà Đông Dương tạp chí gầy dựng, đội ngũ dịch giả ở Bắc Kỳ đã mau chóng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đóng góp rất lớn cho công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà giai đoạn đầu thế kỷ XX. Chính quyết tâm ưu tiên lựa chọn dịch các tác phẩm phương Tây đã làm cho Đông Dương tạp chí có một bản



70 Hoa Bằng, (1942) “Cần phải dịch những sách hay”, Tạp chí Tri Tân số 45, tr 2.


sắc khác hẳn những tờ báo quốc ngữ ở Nam Bộ trước đó và những thành công của họ đã chứng minh tính đúng đắn của con đường mà họ đã lựa chọn.

Tất nhiên, đóng góp khá quan trọng của văn học dịch Trung Quốc ở Nam Bộ, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết đã tạo tính cân bằng về phương diện thể loại giữa văn vần và văn xuôi, hình thành một lớp độc giả, tác giả viết về văn xuôi quốc ngữ đông đảo, tạo nền tảng cho sự phát triển của một nền văn học mới. Nhưng một sự chuyển động toàn diện, mang tính cách tân, đưa tiểu thuyết Việt Nam hội nhập với dòng văn học thế giới phải kể đến công lao của dòng văn học dịch các tác phẩm phương Tây mà đi tiên phong là Đông Dương tạp chí.

Hai tờ báo có uy tín là Đông Dương tạp chí Nam Phong tạp chí đã đăng tải nhiều tác phẩm dịch. Là những dịch giả có tài, có tinh thần cầu thị cao, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đã cần mẫn giới thiệu những giá trị tinh hoa của văn học Pháp trên nhiều thể loại: kịch, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, nghiên cứu văn học. Họ đã nối nhịp cho mạch chảy vốn đã khơi nguồn từ Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, để rồi vào cuối những năm hai mươi, khi hội đủ điều kiện, mảng văn học dịch từ tiếng Pháp được phát triển mạnh mẽ. Tiếp theo bước chân tiên phong của Đông Dương tạp chí Nam Phong tạp chí là sự góp sức của các tờ Phong Hoá, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy...tất cả đã tạo nên một cú hích mạnh mẽ để nền văn học mang tính từ chương, ước lệ truyền thống chuyển mình trở thành nền văn học hiện đại, phong phú chỉ trong vòng mấy chục năm trời.

Có thể xem văn học dịch là nhịp cầu chuyển tải những thể loại mới của thế giới vào Việt Nam, biến những gì đã chuyển tải được ấy thành tài sản, thành kinh nghiệm văn học của dân tộc.

2.2.2. Diện mạo văn học phương Tây trên Đông Dương tạp chí

2.2.2.1 Quan điểm lựa chọn tác giả và tác phẩm

Với ban biên tập Đông Dương tạp chí, văn học chính là con đường lý tưởng để đi đến với tư tưởng phương Tây. Không phải là ngẫu nhiên mà năm 1914, Tân học văn tập được trình bày qua hai đề mục “Sư phạm” và “Văn học”. Vì theo họ,


cách tốt nhất để nắm bắt lấy văn minh phương Tây là phải học tập tư tưởng và phương pháp của phương Tây một cách trừu tượng qua văn học và một cách cụ thể qua những chương trình và những môn học được giảng dạy trong các trường trung học ở châu Âu.

Điều chúng tôi rút ra được từ các bài viết về văn học phương Tây trong Đông Dương tạp chí đó là ban biên tập đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các tác phẩm của Pháp thế kỉ XVII, nhất là dòng văn học cổ điển. Chúng ta có thể thấy điều ấy qua việc thống kê các bài viết ở thể loại này. Có đến 133 bài trên tổng số 253 bài

đăng trong các số báo mà chúng tôi tiếp cận được, tức là hơn một nửa là thuộc các tác giả thế kỉ XVII71.

Qua tất cả các thời kỳ với trên 79 tác giả thì đa số là tác giả Pháp, ngoại trừ văn hào Tolstoi (Nga), T. Edison (Châu Mỹ), J. Swift (Ai-len), Boccace (Ý) và các tác giả cổ đại Hy-La.

Giữa năm 1913 và 1914, chuyên mục “Văn học” trình bày đa số các tác phẩm của Pháp. Trước khi Tân học văn tập ra đời, sự chọn lựa giới thiệu văn chương Pháp của ban biên tập tạp chí được ghi rò trong phần phụ trương của mục

« Văn chương » với tựa đề « Pháp văn tạp thái ». Ngược lại, trong Tân học văn tập (kể từ số 42), không có phụ đề tương tự, chỉ có tựa đề là « Văn chương khoa », như trong lời mở đầu có nói đến tầm quan trọng trong việc quan tâm đến văn chương nước ngoài. Tuy nhiên phần Pháp ngữ vẫn chiếm đa số. Tác giả quốc gia khác chỉ có Platon (số 69).

Kể từ năm 1915, sự phân loại này rò ràng hơn với phần mục « Văn chương » và « Cổ kim văn hợp phái ». Sau đó, chuyên mục còn được chia ra từng đề tài

«Pháp văn », « Hán văn », « Văn Nôm ».

Cũng cần phải ghi chú thêm là ít khi phần « Pháp văn » lại được thay thế bởi văn học của quốc gia phương Tây khác. Chúng tôi chỉ thống kê được hai trường hợp: « văn học Hi-lạp » và « Văn học Ý đại lợi ». Những tác phẩm mà tác giả


71 Trên tổng số ước chừng từ 300 đến 350 bài và 12 tiểu thuyết được dịch ít nhiều hoàn chỉnh.

Ngày đăng: 20/07/2022