Văn bản 7 (số 34, ngày 1 tháng 1, tr.16-17) đào sâu định nghĩa của nhận thức. Văn bản này đề cập tới cựu hoài nghi và cogito (“tôi nghĩ, tôi tồn tại”) của Descartes.
Văn bản 8 (số 35, tháng 1, tr.12-14) là sự kết hợp giữa các hình thức của nhận thức như đã dẫn trong văn bản trên. Theo đó, có một nhận thức “tự phát” và một nhận thức “phản ánh”.
Văn bản 9 (số 36, ngày 15 tháng 1, tr.12-14) theo đuổi chủ đề về vô thức: cảm giác, sự thông minh, trí nhớ, sự liên kết của những ý tưởng, sự tưởng tượng.
Văn bản 10 (số 37, ngày 22 tháng 1, tr.13-14) bác bỏ những người ủng hộ thuyết vô thức.
Văn bản 11 (số 38, ngày 5 tháng 2, tr.9-10, 15) giới thiệu chủ đề về sự suy nghĩ. Descartes lại được trích dẫn một lần nữa.
Văn bản 12 (số 39, ngày 12 tháng 2, tr.11-12) thảo luận về bản chất chung của nhân loại.
Văn bản 13 (số 40, ngày 19 tháng 2, tr.11) giới thiệu tiếp cuộc sống tinh thần và đạo đức theo trích dẫn của Aristote, St Thomas và Bossuet; sau đó là ý kiến của Descartes, Pascal, Malebranche, Leibniz, Condillac và Reid.
Văn bản 14 (số 41, ngày 26 tháng 2, tr.11-12) đề cập đến Leibniz và Samuel Bailey.
Có thể rút gọn chuyên mục có 14 văn bản này theo những nội dung như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 12
- Đông Dương Tạp Chí Và Sự Tiếp Thu Tinh Hoa Văn Học Thế Giới
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 14
- Vai Trò Của Đông Dương Tạp Chí Trong Việc Hình Thành Các Thể Loại Văn Học Mới
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 17
- Những Đóng Góp Của Đông Dương Tạp Chí Trong Quá Trình Hiện Đại Hoá Văn Hoá Việt Nam Đầu Thế Kỷ Xx
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
-‐ 4 /14 văn bản giới thiệu triết học ở dạng khái quát.
-‐ 10 văn bản sau giới thiệu tâm lý học, sự nhận thức và sự vô thức.
- Những định nghĩa triết học xuất hiện rất nhiều và dường như là sự nhập môn vào những khái niệm có thể chưa từng có trong đời sống học thuật ở Việt Nam.
- Có sự liên tục trong nội dung của các văn bản. Ví dụ: đoạn đầu tiên của văn bản 4 chính là đoạn cuối của văn bản 3 cũng như đoạn đầu tiên của văn bản 6 chính là đoạn cuối của văn bản 5.
- Tất cả các văn bản dường như được lấy từ một cuốn sách có thể là một giáo khoa triết học của Pháp.
2.2.3. Những tác phẩm dịch ngoài phương Tây
2.2.3.1 Từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ
Với chủ trương dung hòa hai nền văn hóa cũ mới, ban biên tập Đông Dương tạp chíkhông chỉ dịch các tác phẩm phương Tây sang chữ quốc ngữ mà vẫn chú trọng đến việc dịch những tác phẩm kinh điển của Trung Quốc để giới thiệu đến độc giả Việt Nam. Bởi vì, suy cho cùng, quyết tâm thoát Trung là thoát những quan niệm trì trệ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất nước, còn những tinh hoa của nền văn học, văn hoá lâu đời này vẫn rất cần thiết để làm giàu cho tư tưởng, tâm hồn của người Việt Nam. Sự tương đồng về văn hoá rất quan trọng để giúp một bộ phận không nhỏ độc giả dễ tiếp thu cái đẹp của một nền văn hoá chưa bao giờ thôi đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh chung của nhân loại.
Trên Đông Dương tạp chí, song song với việc dịch các tác phẩm từ tiếng tiếng Việt sang tiếng Pháp, Nguyễn Văn Vĩnh cũng dịch các tác phẩm cổ điển của Trung Quốc để chiều lòng độc giả thích thể loại này. Các tác phẩm gồm có: Tiền Xích Bích, Hậu Xích Bích, Tam quốc chí diễn nghĩa (dịch cùng với Phan Kế Bính).
Phần “Hán văn” là một chuyên mục có chất lượng cao, trong đó chủ yếu phổ biến tư tưởng Trung Hoa79. Chuyên mục này do Phan Kế Bính phụ trách. Các tác phẩm Hán văn được Phan Kế Bính chuyển ngữ gồm: Đại Nam nhất thống chí (1916), Ðại Nam điển lệ toát yếu (1915 - 1916), Việt Nam khai quốc chí truyện (1917), Đại Nam liệt truyện tiền biên (1918), Ðại Nam liệt truyện chỉnh biên
(1919).
Nhà văn Nguyễn Đỗ Mục cũng góp công giới thiệu được những tác phẩm văn học Trung Quốc rộng rãi đến công chúng. Các tác phẩm gồm có: Tây Sương ký (chuyện nàng Oanh Oanh, dịch theo lối chêm những câu tập Kiều), Đông Chu liệt quốc (đăng trên Đông Dương tạp chí, sau do Tân Việt Nam xuất bản. Đây là một kho sử liệu thời Đông Chu, lưu lại cho người sau những kinh nghiệm quý giá về chính trị).
79 Nghiên cứu và sưu tầm cổ văn, tác phẩm của các văn hào và triết gia trong các sách Chiến quốc, Cổ văn, Liệt Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử; dịch những truyện trong Tình Sử, Kim cổ kỳ quan, Tiền Hán thư.
Có thể thấy rằng, các tác phẩm dịch từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí khá đa dạng, phong phú về mặt nội dung và có chất lượng dịch thuật cao. Bởi vì phụ trách lĩnh vực này là những cây bút tinh hoa, tinh thông Hán học vào bậc nhất thời bấy giờ. Mảng văn học này đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng một nền quốc văn mới, bồi bổ văn hoá dân tộc, dung hoà học thuật Á-Âu để làm giàu cho nền văn học nước nhà.
2.2.3.2 Từ tiếng Việt sang tiếng Pháp
Vai trò làm cầu nối giữa hai nền văn hóa của Đông Dương tạp chí thể hiện rò nhất ở việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Đây là hành động rất có ý nghĩa để giới thiệu cho những người phương Tây biết đến những tinh hoa văn hoá dân tộc Việt Nam, khẳng định những truyền thống tốt đẹp của nước ta nhằm đề cao lòng tự hào dân tộc. Ông từng viết: "Nước Annam ta đã bị mất bởi những người trí thức chỉ biết làm văn học Tầu, chúng ta hãy cố gắng để không trở thành những người trí thức chỉ biết làm văn học Pháp" 80.
Đây là tác phẩm được Nguyễn Văn Vĩnh dịch đi dịch lại nhiều lần, chú thích vô cùng cẩn thận vì ông hiểu rằng tác phẩm cần sự chính xác cao và sự tinh tế về ngôn ngữ trong dịch thuật.
“Cách dịch Kiều của ông Vĩnh rất khác lạ. Có thể nói là sự giảng tiếng Việt bằng tiếng Pháp, cũng không sai. Ông dịch từng tiếng một (mot à mot). Rồi dịch cả câu, cốt làm rò nghĩa, không phụ thuộc vào từ và điệu. Sau mỗi đoạn đều có giảng nghĩa và ghi chú rất công phu (Notes et Commentaires)”. [113]
Thí dụ:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Dịch từng chữ:
80 L’Annam a été perdu par les lettrés qui n’avaient faits que de la littérature chinoise, tâchons de ne pas devenir de lettrés qui ne font que la littérature franşaise - Notre journal 1908.
Ngày (jours) xuân (printemps) con (unité d’animaux) én (hirondelle) đưa (pousser, conduire, se mouvoir) thoi (navette).
Thiều quang (clartés sereines) chín (neuf) chục (dizaines) đã (déjà) ngoài (hors, dehors, dépasser) sáu mươi (soixantes).
Cỏ (Herbe) non (jeune, tendre) xanh (vert, verdir) tận (jusqu’à, finir, à l’extrémité) chân (pied) trời (ciel).
Cành (branches) lê (poiriers) trắng (blanc) điểm (tachetées) một (un) vài (deux) bông (houppes, unités de fleurs, fleurs par extension) hoa (fleurs).
Dịch cả câu:
Les jours du printemps passesent, rapides comme l’hirondelle poussant la navette. Des quatre-vingt-dix beaux jours du printemps, on était déjà au - delà du soixantième.
Le tapis vert d’herbe tendre s’étendait jusqu’à l’extrême horizon.
Les branches de poiriers étaient de blanc - tachetées par quelques fleurs
Sự trân trọng của Nguyễn Văn Vĩnh dành cho Truyện Kiều một lần nữa khẳng định rằng Nguyễn Văn Vĩnh nói riêng và ban biên tập Đông Dương tạp chí nói chung không có chủ trương đồng hoá. Ngay từ rất sớm họ không chỉ truyền bá văn hoá Pháp ở Việt Nam mà còn giúp cho công chúng Pháp và công chúng Việt Nam hiểu về một trong những tác giả kinh điển lớn của Việt Nam khi mà vì sự trớ trêu của lịch sử, sau khi chữ Nôm không còn được sử dụng, người Việt Nam dường như bị mất liên lạc về mặt ngôn ngữ với quá khứ văn học của dân tộc.
2.2.4. Ngôn ngữ dịch thuật của Đông Dương tạp chí
Như đã trình bày, mục tiêu của ban biên tập Đông Dương tạp chí là dùng dịch thuật để hoàn thiện chữ quốc ngữ và bồi bổ tư tưởng cho người Việt Nam. Thế nên, không phải ngay từ đầu ngôn ngữ dịch thuật của Đông Dương tạp chí đã hoàn chỉnh, lưu loát và chính xác. Khó khăn trong việc dịch thuật xuất phát từ vấn đề ngôn ngữ. Đó là sự non trẻ của chữ quốc ngữ khi mà nó không đủ lượng từ vựng để dịch những khái niệm học thuật mới mẻ. Thêm vào đó sự khác biệt về mặt tư tưởng, văn hoá, địa lý cũng gây những trở ngại đáng kể. Thế giới quan của người Việt
Nam khác với người Pháp tạo thêm những khó khăn cho cả dịch giả lẫn độc giả trong việc hiểu văn bản dịch thuật trong thực tế, khi mà tham vọng của ban biên tập Đông Dương tạp chí không chỉ dừng lại ở việc dịch thuật tác phẩm văn học mà còn là giới thiệu triết học phương Tây và những khái niệm nền tảng của hệ tư tưởng này.
Dịch văn học thường được xem là bộ môn khó nhất của ngành dịch thuật. Bởi nếu các bộ môn khác chỉ yêu cầu dịch đúng và đủ thông tin, thì đối với văn học, ngoài những yêu cầu đó, người dịch phải nắm bắt và truyền tải được cái « mã » nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào tác phẩm. Làm thế nào để xác định được độ tin cậy của văn bản, rồi điển tích, điển cố, thành ngữ, ngôn ngữ tác văn học của tác phẩm ở thời đại mà nó xuất hiện…đó thực sự là những thách thức không nhỏ cho các dịch giả.
Ngay từ những ngày đầu thành lập tạp chí, ban biên tập đã thừa nhận những hạn chế của mình và bày tỏ quyết tâm hoàn thiện dần ngôn ngữ dịch thuật hầu phục vụ tốt hơn nữa cho độc giả. Đông Dương tạp chí số 2, mục “Văn chương” đã bày tỏ: “Mỗi kỳ bản báo lựa văn hay Lang-sa, dịch ra quốc âm một bài, in vào mục này, để cho các bậc tài hoa nước Nam xét cái thần tình văn chương Đại-pháp, và để gọi là thử chơi xem các tư tưởng Lang-sa mà đem diễn ra quốc-âm đúng được đến đâu. Không dám quyết rằng chọi được từng chữ từng ý”.
Thực ra, chủ trương dịch thoát đã được Nguyễn Văn Vĩnh xác định từ rất sớm. Trong bài diễn văn đọc tại hội dịch sách ngày 26-6-1907, ông đưa ra lí do: “Chắc rằng làm việc là việc bạc, vì bây giờ đem sách người mà dịch ra tiếng bản quốc, nếu cứ dịch cho đúng từng chữ thì xem không hiểu được. Tất phải dịch lấy nghĩa. Lấy nhời nhẽ ta mà giải nhời nhẽ người. Đến lúc thiên hạ xem hiển nhiên rồi, tất có người rạch ròi muốn biết nghĩa thâm trầm thì lại đem dịch lại, nhưng lúc bấy giờ dịch kỹ mới có người hiểu. Chúng tôi cũng biết rằng sách dịch ra bây giờ, đời sau là có người chê, nhưng có thế mới gọi là tiến bộ, chúng tôi cũng sẽ thỏa lòng rằng: mình đã có cắm nêu lên trước, cho nên mới có kẻ theo hút sau.”
Trên Đông Dương tạp chí những buổi đầu tiên, ông cũng đã có lần bộc bạch: “Chúng tôi muốn đem lược những đoạn văn hay của các danh bút châu Âu. Kỳ thủy xin hãy đăng những bài giản dị, rồi sau dần dần mỗi ngày đánh bạo, dịch những văn khó thêm”.
Như vậy, các dịch giả của Đông Dương tạp chí đã quyết tâm nhận lãnh nhiệm vụ khó khăn của buổi đầu để hoàn thiện dần nền ngôn ngữ, học thuật của nước nhà. Điều đáng ghi nhận là tinh thần cầu tiến của họ trong việc sửa lỗi và tiếp nhận cái mới.
Trong các bản dịch tiếng Pháp của chủ đề triết học, những khái niệm có thể là những vấn đề với người đọc Việt vì có những khái niệm không hề có trong từ vựng tiếng Việt hoặc bị hiểu sai. Để giải quyết vấn đề này, ban biên tập chọn cách đăng đồng thời nguyên bản tiếng Pháp và tiếng Việt để độc giả dễ so sánh, hoặc đặt từ gốc tiếng Pháp trong dấu ngoặc đơn cạnh bên các khái niệm được dịch ra tiếng Việt. Bằng cách này, các dịch giả có thể theo dòi và cải thiện bản dịch của mình về sau này. Ví dụ, ở văn bản đầu tiên, hàng loạt các khái niệm « khó » được chú thích kèm với bản dịch tiếng Pháp trong dấu ngoặc đơn: Connaissance vulgaire (sự biết thường); science [học thức]; philosophie[triết–học]; expérience personnelle [ lịch duyệt riêng của mình]; tradition [tục truyền]; témoignage [tang –chứng]; conjectures [ý phỏng-chừng]; erreurs [điều sai-lầm]; faits particuliers [việc riêng}; constater [thấy sao thì ghi làm vậy]; cause [cái nhân]; raison [cái lý]; certitude [sự tin chắc]; généralités [sự suy một điều ra muôn điều]; méthode[lề-lối]; vérités [điều thực]; faits [việc]; lois [lệ]; vérités fondamentales [điều thực cốt-từ]; principes [nguyên lý].
Ở văn bản thứ 2, số lượng các chú thích bằng tiếng Pháp cũng dày đặc: Mathématiques [toán học]; physique [vật-khó đọc trong 2 từ]; chimie [hóa - học]; pensée [tư-tưởng]; esprit [cái thần]; âme [cái linh-tính]; psychologie [linh tính học]; logique [lý học]; morale [luân - lý học]; le bien [điều thiện]; philosophie subjective [triết học lấy mình làm đích].
Với văn bản thứ 3, tình hình vẫn như các văn bản trước: Philosophie des science [triết học các học-khoa]; le relatif [điều tỉ dữ-vật chất]; l’absolu [điều cố hữu]; métaphysique [thuần lý học]; philosophie objective [triết học lấy vật làm đích]; monde extérieur [thân ngoại thế giới]; cause première [nguyên nhân]; théodicée [thiên lý học]; théorique [triết đoán]; philosophie spéculative [suy toán triết học]; philosophie pratique [thực dụng triết học].
Sang đến văn bản số 4, chỉ có một từ được chú thích: Panthéisme [triết học cho trời là tổng cả vạn vật].
Văn bản số 5: Psychologie [linh-tính học]; âme ou esprit [linh-tính]; psychologie expérimentale [hiệu nghiệm linh- tính học]; psychologie rationnelle [triết lý linh tính học]; conscience [linh tính]; caractères essentials [nguyên tính]; états [phận]
Văn bản số 7: Spontané [một thể lập tức]; réfléchi [một thể suy nghĩ] Văn bản số 9: Association des idées [ sự nghĩ nhắng việc nọ ra việc kia]
Văn bản số 11: Les états où il se sent passif [những cách phát hiện ngoại cảm]; les états où il se sent actif [ những cách phát hiện nội cảm]; l’être ou la substance [cái hữu ngã]
Văn bản số 12: Cơ thể cử động [activité physique]; trí khôn-ngoan cử động [activité intellectuelle]; luân lý cử động [activité morale].
Văn bản số 13: Việc tri giác [opération sensitives]; việc khôn ngoan [opération intellectuelles]; minh-ngộ [entendement]; sở dục [volonté].
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, do 3 văn bản đầu là phần giới thiệu chung về triết học phương Tây, với những định nghĩa cần thiết phải có những bản dịch chính xác nên các chú thích dày đặc. Trong bản dịch tiếp theo số lượng chú thích ít đi vì những từ khó hay đặc biệt của triết học phương Tây đã được “giải thích” từ đầu.
Thỉnh thoảng, bản tiếng Pháp của một số từ hay khái niệm không xuất hiện chính thức trong ngoặc đơn của bản dịch tiếng Việt nhưng nó được viết ở dạng in nghiêng. Điều này cho thấy sự cẩn trọng của dịch giả.
Đôi khi, các dịch giả bắt buộc phải trông cậy vào cách nói quanh (hay câu giải thích) để dịch một số câu đặc biệt của tư tưởng phương Tây như là:
-‐ “Triết học chủ thể” (văn bản 2): “triết học lấy mình làm đích”
-‐ “Triết học khách quan” (văn bản 3): “triết học lấy vật làm đích”
-‐ “Thuyết phiếm thần” (văn bản 4): “triết học cho giời là tổng cả vạn vật”
Ngoài những đặc điểm ngôn ngữ đến từ những lí do khách quan, ngôn ngữ dịch thuật trên Đông Dương tạp chí còn bị chi phối bởi phong cách riêng của những dịch giả. Bởi lẽ, việc dịch suy cho cùng là sự tái tạo nguyên tác trên tinh thần sáng tạo. Người dịch, ngoài những yêu cầu giỏi ngoại ngữ, có kiến thức rộng còn cần phải có tố chất của người nghệ sĩ. Những dịch giả của Đông Dương tạp chí mỗi người một phong cách, tạo nên sự đa dạng cho ngôn ngữ dịch thuật của tờ báo.
Đọc các bài viết của Phạm Quỳnh, ta cảm nhận được một lối viết từ tốn, sâu lắng, tinh tế. Còn ở Nguyễn Văn Vĩnh, ta thấy sự giản dị, trôi chảy, sáng sủa: “văn ông Phạm Quỳnh vững vàng, chính xác nhiều chữ Hán, diễn đạt cao xa, thích hợp với trí thức, còn văn của ông Nguyễn Văn Vĩnh không cầu kỳ, không chêm pha một chữ Hán, cho nên thông thường, giản dị và có tính cách phổ biến” [14]. Thiếu Sơn trong công trình Phê bình và cảo luận (1933) nhận xét Phạm Quỳnh: “dịch thật đúng, thật hay, vừa biết tôn trọng cái nguyên ý của tác giả lại vừa dựa theo giọng điệu của quốc văn”, nhận xét Nguyễn Văn Vĩnh: “văn mạch của ông thật thần tình thú vị, giản dị hoạt bát, không quá thiên về tư tưởng như ông Quỳnh, không quá nặng về tình cảm như ông Nguyễn Khắc Hiếu…”
Một dịch giả khác của Đông Dương tạp chí cũng được đánh giá cao là Phan Kế Bính. Văn dịch của Phan Kế Bính cũng giản dị, gọn gàng nhưng vẫn đẹp, trôi chảy, không những đảm bảo sát nghĩa của câu mà còn lột tả được tinh thần nguyên tác. Là người am tường Hán học, lại chịu khó học hỏi, ông đã kết hợp được cái sâu sắc, tinh tế của văn cổ với lối viết minh bạch, khúc chiết của văn Pháp nên bản dịch của ông già dặn, tinh vi, chính xác và cú pháp rất minh bạch khiến người đọc dễ dàng lĩnh hội. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các nhà văn bấy giờ, không ai sánh