kịp với ông ở lối đặt câu khúc chiết, rò ràng, kể cả Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh.
Tuy nhiên, khi bàn về ngôn ngữ dịch thuật của Đông Dương tạp chí, dịch giả được nhắc đến nhiều nhất là chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi ông là quán quân về dịch thuật tại Bắc Kỳ vào thời điểm lúc bấy giờ. Tác phẩm dịch của ông ở đủ mọi thể loại.
Đặc điểm dễ nhận thấy khi đọc các tác phẩm dịch của Nguyễn Văn Vĩnh là cảm giác rất Việt Nam, rất gần gũi. Những câu văn giản dị, trong sáng và có một vẻ duyên dáng đặc biệt.
Nguyễn Văn Vĩnh không chủ trương dịch sát từng chữ. Ông dịch cốt lấy cái ý chính, cái tinh thần của nguyên tác, chú trọng tới sự lưu loát, dễ hiểu, cú pháp gần gũi với lối nói thường ngày của mọi người. Có khi, ông chêm vào đó những tục ngữ, thành ngữ, những danh từ phổ biến trong xã hội để bản dịch thêm sinh động, rò nghĩa. Đọc các bản chuyển ngữ này của ông, người ta có cảm giác như đang đọc nguyên tác bằng tiếng Việt. Về đặc điểm này, Dương Quảng Hàm nhận xét: “Văn ông bình thường, giản dị, có tính cách phổ thông, tuy có châm chước cú pháp của văn tây nhưng vẫn giữ được đặc tính văn ta. Ông lại chịu khó moi móc trong kho thành ngữ, tục ngữ của ta những từ ngữ màu mè để diễn đạt các ý tưởng (cả những ý tưởng mới của Âu Tây), thành ra đọc văn dịch của ông, tưởng chừng đang đọc văn nguyên tác bằng tiếng Nam vậy.”
Bài thơ Con cá nhỏ và người đánh cá là một ví dụ sinh động cho cách dịch
này:
“Miễn là cá sống dưới hồ,
Cỏn con cũng có ngày to kếch xù, Nhưng mà cá đã cắn cu (câu)
Thả ra, tôi nghĩ còn ngu nào tầy:”
Nguyên tác:
“Petit poisson deviendra grand,
Pourvu que Dieu lui prête sa vie; Mais le lâcher en attendant,
Je tiens pour moi, que c’est folie.”
So sánh với nguyên tác, ta không thấy câu: “cá đã cắn câu”, nhưng thêm vào câu này chẳng những không làm hỏng ý chính của toàn bài mà còn tăng thêm sự độc đáo, thú vị bởi đây là thành ngữ rất quen thuộc trong dân chúng.
Cũng như vậy, ở vở hài kịch Tartuffe có hai câu:
“On vient de débiter, madame, une nouvelle, Que je ne savais pas, et qui sans doute est belle”
Nếu muốn sát nghĩa và theo đúng nguyên tác thì phải dịch: “Người ta vừa mới tung ra, thưa cô, một tin, mà tuy tôi chưa biết, nhưng tin đó tất đẹp đẽ lắm”. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch một cách giản dị là:
“Thưa cô, họ mới phao một tin rất lạ, Tôi mới nghe mà đã ngạc nhiên”.
Hai chữ “thưa cô” ông nhắc ra đặt ở đầu câu thay vì để giữa hai mệnh đề chính như nguyên tác; những chữ “rất lạ”, “ngạc nhiên” được thêm vào để thay thế những chữ “tất đẹp đẽ lắm” được bỏ đi v.v… Nhưng chính vì dịch thoát như vậy nên ông đã làm cho lời văn giản dị, xuôi tai theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt. [14]
Theo dòi những bước tiến bộ trong ngôn ngữ dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh, ta có thể hiểu được bước trưởng thành của Đông Dương tạp chí trong công tác hoàn thiện ngôn ngữ văn học của dân tộc bởi thực chất, ông là dịch giả có nhiều bài dịch nhất và là “linh hồn” của tạp chí.
Cũng như những dịch giả khác, không phải ngay từ đầu, ngôn ngữ dịch của Nguyễn Văn Vĩnh đã có được sự súc tích, mạch lạc và sâu sắc. Thời gian đầu, do chú trọng tới mục tiêu thu hút độc giả, khuyến khích người đọc ham mê chữ quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh dịch rất nhiều và rất nhanh. Vì thế trong những bản dịch của ông, có nhiều đoạn không được sát nghĩa lắm, nhiều đoạn lược dịch hoặc phỏng dịch. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: "Lối dịch ấy các nhà báo thường dùng và gọi là "lược dịch" cốt lấy mau, miễn là hoạt thì thôi. Người không có
nguyên văn để đối chiếu, tưởng là hay tuyệt, nhưng nếu dùng những bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh để so với nguyên bản mà học dịch, thì nhiều khi người ta thấy những ý trong câu dịch không còn là ý của tác giả nữa"81.
Tiếp tục phiên dịch và sáng tác, ngay trong tác phẩm của ông đã có sự tiến bộ: “Từ những câu văn lủng củng, lai lối hành văn của Pháp, của Tầu, hoặc quê mùa hoặc không sát trong tác phẩm dịch như Trưởng giả học làm sang, Tục lệ ca đến Gil Blas, Mai nương lệ cốt ta đã thấy lời văn của ông tuy vẫn giản dị nhưng trôi chảy, linh hoạt lắm rồi. Thật đúng như sự tin tưởng của ông đối với khả năng chữ quốc ngữ trên phạm vi dịch thuật.” [14]
Chính Nguyễn Văn Vĩnh cũng biết những hạn chế của mình nên khi nhận thấy chất lượng các bản dịch đã được nâng lên, ông đã vui mừng chia sẻ với độc giả: “Vừa dịch, vừa tập dịch về các hồi sau, lời lẽ mỗi ngày một thêm trau chuốt, tưởng ai chịu khó đọc dòng đầu triệt vi, cũng vỡ được ít nhiều cái tinh thần của nhà nguyên trước, chứ không đến nỗi phải tiếc công. Bản dịch văn này (Gil blas de Sautillane) vả cũng là cái tang chứng ở trong lịch sử quốc văn ta từ lúc bập bẹ dùng
tiếng Nôm ta mà diễn tư tường Tây, cho đến bây giờ là lúc đã nên câu, nên đoạn, nên một văn pháp rồi” 82.
Thực ra việc dịch thoát hay không cũng còn tùy vào tác phẩm. Ở những tác phẩm mà việc dịch không chính xác vài câu chữ không ảnh hưởng đến tư tưởng và đặc trưng tác phẩm thì ông chủ trương dịch thoát và không cầu kì nhưng với những tác phẩm mà giá trị của nó nằm ở vẻ đẹp của ngôn ngữ thì Nguyễn Văn Vĩnh dịch rất cẩn thận, chú trọng từng câu chữ. Thậm chí, ông còn đi dịch lại cho đến khi nào hoàn hảo thì thôi. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ.
Tóm lại, việc dịch thuật trên Đông Dương tạp chí tồn tại cả hai hình thức: trực dịch và chuyển dịch. Trong đó, trực dịch là chủ yếu. Nếu xét trong hoàn cảnh chuyển thể từ văn bản gốc sang văn bản dịch thì Đông Dương tạp chí có cả các hình thức: dịch sát, dịch ý và lược dịch. Hình thức lược dịch áp dụng cho những tác
81 Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại.
82 Lời tựa cuốn Gil Blas de Sautillane.
phẩm triết học phương Tây được giới thiệu trên tạp chí. Hình thức dịch ý phổ biến trong các tác phẩm văn học ở giai đoạn đầu, khi chữ quốc ngữ còn chưa ổn định và với đa số các truyện ngụ ngôn của La Fontaine nhằm Việt hoá chúng một cách tối đa. Tuy nhiên, ở giai đoạn phát hành thứ hai của Đông Dương tạp chí (1915 - 1919), phần lớn các tác phẩm đã được dịch sát, chất lượng của bản dịch được nâng cao rò rệt.
Sự kết hợp của Nguyễn Văn Vĩnh và những trí thức thời bấy giờ, mỗi người một vẻ, đã tạo nên một đội ngũ dịch giả khá hùng hậu, đóng góp rất to lớn trong việc làm phong phú nền học thuật nước nhà, mở mang hiểu biết cho dân tộc Việt Nam. Và Nguyễn Văn Vĩnh, với vai trò người tiên phong, người đứng ra tập hợp những tài năng đó, cùng với khối lượng đồ sộ các tác phẩm mà ông đã đem đến cho độc giả, xứng đáng được ghi nhận như là một nhà quán quân trong công việc dịch thuật ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX.
2.3. Vai trò của Đông Dương tạp chí trong việc hình thành các thể loại văn học mới
Đầu thế kỷ XX, giới cầm bút Việt Nam đứng trước cơ hội hiện đại hoá văn học nước nhà qua sự tiếp xúc với nền văn minh phương Tây. Để hiện đại hoá, họ bắt buộc phải thay đổi tư duy văn học cũ chịu sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Con đường duy nhất để bắt kịp bánh xe lịch sử là học tập ý tưởng và loại hình, loại thể văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp.
Thể loại văn học là một dạng thức tổ chức tác phẩm. Nó qui định những điểm nhìn, những hình thức phản ánh cuộc sống. Vì thế, nó dễ dàng trở thành phương tiện trao đổi quốc tế.
Đóng góp của Đông Dương tạp chí trong việc hình thành các thể loại văn học ở Việt Nam đầu thế kỷ chủ yếu thông qua các tác phẩm dịch thuật. Bởi qua dịch thuật, những thể loại mới được du nhập, tạo nên những tương tác để làm biến đổi cấu trúc bên trong của thể lại cũ và từng bước làm thay đổi mối tương quan về cơ cấu thể loại nói chung.
Nhìn lại lúc bấy giờ, văn học Việt Nam vẫn còn chưa thoát ra khỏi những đặc điểm của văn học trung đại với lối viết biền ngẫu, tầm chương trích cú, ước lệ. Nền quốc văn cũ của ta hầu hết chỉ có văn vần (thơ, ca, phú) hoặc là biền văn (kinh nghĩa, tứ lục - mà về thực chất vẫn là một thứ văn xuôi có vần, có điệu). Những thể loại này đều phải tuân theo những luật lệ nghệ thuật chặt chẽ, hạn chế sự đa dạng của sáng tạo cá nhân. Trong giai đoạn này, văn xuôi thực sự hầu như không có, người Việt vẫn đang còn ở giai đoạn tập viết văn xuôi. Đi theo hướng cận hiện đại của văn học thế giới, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX bắt buộc phải phát triển các thể loại văn xuôi. Đó là một tất yếu lịch sử không cưỡng lại được.
Vấn đề ở đây là, nền văn học ấy trước giờ chỉ có một hình mẫu duy nhất là văn học Trung Quốc. Để đổi mới, cần phải tìm cho nó một hình mẫu mới để noi theo.
Thế nên, qua văn dịch, những người viết văn vốn chỉ biết văn cổ chữ Hán hay văn Pháp hoặc là không tinh thông bất cứ một thứ ngoại ngữ nào sẽ nhìn thấy cách kết cấu, bố cục của một bài văn, cơ cấu hợp lý của câu văn đồng thời học tập được phương pháp suy nghĩ logic để thoát ra được lối nghĩ và lối viết cũ.
Có thể nói rằng, qua việc dịch thuật và biên khảo phát triển rất mạnh trên Đông Dương tạp chí, nhiều nhà văn đã hiểu rò hơn các loại văn của phương Tây, dẫn đến việc thử nghiệm các loại văn ấy trong sáng tác. Tờ báo đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa văn hoá, văn học Việt Nam với các nền văn hoá, văn học khác trên thế giới, tạo cơ hội để nền văn học dân tộc nhìn lại mình, tìm kiếm những yếu tố thuận lợi để phát triển.
Những đóng góp của Đông Dương tạp chí thể hiện rò nét ở các thể loại thơ, tiểu thuyết và kịch.
2.3.1 Thơ
Thực ra, lĩnh vực thi ca không phải là thế mạnh của Đông Dương tạp chí. Như chúng ta biết, Đông Dương tạp chí chuyên về văn xuôi, còn Nam Phong tạp chí mới thiên về thơ. Tuy nhiên, ít mà chất lượng. Các bản dịch tự do hơn về âm luật của Nguyễn Văn Vĩnh với truyện ngụ ngôn của La Fontaine đã mở ra một
hướng mới cho thơ ca Việt Nam: thơ tự do. Bản dịch truyện ngụ ngôn « Con ve và cái kiến » là ví dụ tiêu biểu nhất cho đóng góp này.
Sau Truyện Kiều, bài thơ Con ve và cái kiến, dịch từ truyện ngụ ngôn Con ve và con kiến (La Cigale et la Fourmi)83 của La Fontaine là tác phẩm mà chủ bút Đông Dương tạp chí dành nhiều tâm huyết để hoàn thiện.
Ở lần công bố đầu tiên trên Đăng Cổ tùng báo (1907), bài thơ này được Nguyễn Văn Vĩnh dịch bằng thể lục bát thể thơ truyền thống của dân tộc. Năm 1914, một bản dịch mới được đưa ra, giải phóng văn bản khỏi hệ nhịp câu truyền thống để tiến đến sát hơn với bản gốc trong tiếng Pháp. Âm điệu thơ là lạ, vần chân liền hoặc cách quãng, với số chữ so le. Bản dịch bám rất sát nguyên bản, cả từ và điệu.
Nguyên bản:
La cigale et la fourmi La Cigale, ayant chanté Tout l’été,
Se trouva fort dépeurvue Quand la bise fut venue; Pas un seul petit morceau
De mouche ou de vermisseau.
Bản dịch năm 1907 - (Đăng Cổ tùng báo, số 823, ngày 24 tháng 10): Trên cây có một con ve (6)
Hát hết mùa hè, mùa lạnh kiết xo (8) Bắc phong càng thổi càng lo (6) Mùa sâu bọ hết, ăn nhờ vào đâu? (8)
Bản dịch năm 1914 - (Đông Dương tạp chí, số 40, ngày 19 tháng 02):
Ve sầu kêu ve ve
Suốt mùa hè
Đến kỳ gió bấc thổi
83 “La cigale et la fourmi » (Con Ve và cái Kiến), xuất bản trong Đông Dương tạp chí số 40, 19/02/1914
Nguồn cơn thật bối rối
Để hiểu rò hơn sự tiến triển của bản dịch, trước hết phải hiểu thêm một chút về phép gieo vần truyền thống của người Việt. Trong một chương trong Việt Nam phong tục với tiểu tựa ‹‹Những dạng thức đặc biệt trong diễn đạt của chúng ta ››84, Phan Kế Bính đã lý giải rằng thể lục bát là thể thơ truyền thống mang tính thuần Việt. Những lời bình chú cũng như cách dùng mà ông đưa ra có thể lý giải cho vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu:
1. ‹‹ Dạng vần sáu-tám ›› - (thượng lục hạ bát)
Còn gọi là thể Kiều. Trong thể loại này, câu đầu có 6 cụm âm tiết, câu thứ hai có 8 cụm âm và âm thứ sáu của câu hai hợp vần với âm cuối trong câu đầu tiên. Bốn câu thơ với ba cặp hợp vần tạo nên một đoạn nhỏ. Các bản truyện thơ của ta thường được viết theo dạng này.
2. Biến thể ‹‹ lục-bát ›› còn được gọi là thể thơ ‹‹ Phạm - công ››
Theo thể loại này thì câu đầu có sáu âm và câu hai có tám âm nhưng âm thứ tư của câu hai hợp vần với âm cuối câu một. Những người học cao không thường dùng thể thơ này, chỉ có những người ít học mới dùng nó.
Nhờ sự hướng dẫn này, chúng ta có thể lý giải được sự tiến triển giữa hai bản dịch năm 1907 và năm 1914:
Bản dịch năm 1914 | |
‹‹Trên cây có một con ve | ‹‹ Ve sầu kêu ve ve |
Hát hết mùa hè, mùa lạnh kiết xo | Suốt mùa hè |
Bắc phong càng thổi càng lo | Đến kỳ gió bấc thổi |
Ruồi, sâu bọ hết, ăn nhờ vào đâu? ›› | Nguồn cơn thật bối rối |
Một miếng cũng chẳng còn | |
Ruồi bọ không một con …›› | |
( Thể Phạm-công hay biến thể lục bát) | (Thể không tuân theo phép giao vần truyền thống của người Việt) |
Có thể bạn quan tâm!
- Đông Dương Tạp Chí Và Sự Tiếp Thu Tinh Hoa Văn Học Thế Giới
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 14
- Những Tác Phẩm Dịch Ngoài Phương Tây
- Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 17
- Những Đóng Góp Của Đông Dương Tạp Chí Trong Quá Trình Hiện Đại Hoá Văn Hoá Việt Nam Đầu Thế Kỷ Xx
- Đổi Mới Văn Hoá Việt Nam Dựa Trên Nền Tảng Đổi Mới Học Thuật
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
84 xuất bản năm 1915 trên Đông Dương tạp chí
Chú giải của Phan Kế Bính khiến chúng ta nghĩ rằng Nguyễn Văn Vĩnh không qua đào tạo bởi hệ thống giáo dục truyền thống của Việt Nam với những người thầy có qui tắc bất di bất dịch về sự hoàn mỹ của văn chương. Thuộc thế hệ nhà văn mới, Nguyễn Văn Vĩnh đã bắt đầu con đường sáng tác, dịch thuật thơ ca bằng việc du nhập vào Bắc Kỳ những thể thức thơ mới, chủ yếu mượn vận luật từ tiếng Pháp. Bất cứ khi nào có thể, ông áp dụng ngay những thể thức mới vào bản dịch của mình, song song với việc hệ thống hoá cách dùng của quốc ngữ, lối chữ mà theo ông, phải trở thành chữ viết tương lai của dân tộc Việt Nam.
Về phương diện này, chúng ta hãy lấy lại bản gốc Con ve và cái kiến và so sánh với bản dịch năm 191485 của Nguyễn Văn Vĩnh để làm ví dụ:
1. La Cigale, ayant chanté ‹‹ Ve sầu kêu ve ve
Tout l'été, Suốt mùa hè
Se trouva fort dépourvue Đến kỳ gió bấc thổi
Quand la bise fut venue. Nguồn cơn thật bối rối
5. Pas un seul petit morceau Một miếng cũng chẳng còn
De mouche ou de vermisseau Ruồi bọ không một con
Elle alla crier famine Vác miệng chịu khúm núm
Chez la Fourmi sa voisine, Sang chị kiến hàng xóm
La priant de lui prêter Xin cùng chị cho vay
10. Quelque grain pour subsister Răm ba hạt qua ngày
Jusqu'à la saison nouvelle “Từ nay sang tháng hạ
“Je vous paierai”, lui dit-elle, Em lại xin đem trả,
« Avant l'août, foi d'animal, Trước thu, thề đất giời !
Intérêt et principal.” Xin đủ cả vốn lời. »
15. La Fourmi n'est pas prêteuse (a) Tính kiến ghét vay cậy (a) C'est là son moindre défaut (b) Trăm thói, thói này vi. (b)
«Que faisiez-vous au temps chaud?» (b) « Nắng ráo chú làm gì?» (b) Dit-elle à cette emprunteuse (a). Kiến hỏi ve như vậy. (a)
85 Bản dịch đúng như khi xuất hiện trên Đông Dương tạp chí, số 40 (19/02/1914), tr.14.