Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 14


không phải là người Pháp nằm rải rác trong phần « Pháp văn », ví dụ như trong số 3 (1915), hai bài đầu tiên là của Pháp, bài thứ ba là của Nga.

Việc phổ biến văn học phương Tây cũng được sử dụng qua hình thức tiểu thuyết, ví dụ như: Những cuộc phiêu lưu của Gulliver của Swift (1915) và Robinson Crusoé của Defoe (1916). Nhờ vậy, độc giả Việt Nam được biết đến hai tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Anh ngữ. Ngoài ra nền văn minh Hy-La cũng được giới thiệu nhờ vào tác phẩm « Truyện truyền kỳ của các vỹ nhân Hy Lạp và La Mã » của Plutarque (César và A Lịch Sơn Đại Đế - 1916).

Ngay cả trong phần tiểu thuyết, tất cả tác phẩm cũng thuộc Pháp ngữ như Gil Blas (1913-1914) và Turcaret của Lesage, Những cuộc phiêu lưu của Télémaque của Fenelon (1915)…

Có lẽ ban biên tập của Đông Dương tạp chíquan tâm đến giai đoạn lịch sử này là do vào thời ấy, ở nước Pháp cũng dấy lên phong trào tranh cãi giữa cũ và mới. Bối cảnh xung đột giữa cũ và mới ở Pháp vào thời ấy cũng tương tự như bối cảnh của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Đối với những ai muốn dẫn chứng sự lợi ích về việc du nhập các phương pháp và học thuật mới vào xã hội Bắc Kỳ nhưng đồng thời vẫn giữ đươc bản sắc văn hóa của riêng mình, đây là một ví dụ giá trị.

2.2.2.2 Những tác giả tiêu biểu

Qua khảo sát các tác phẩm dịch, chúng tôi thu được kết quả như sau: La Fontaine (51 bài); Molière (hơn 30 bài); Anatole France (22 bài); Pascal (15 bài); Perrault (hơn 11 bài); Rousseau, Voltaire, La Rochefoucauld (7 bài); Guyau, Fénelon (5 bài); Helvétius, Chateaubriand (4 bài); Montesquieu, la Bruyère (3 bài); Lesage – 2 tiểu thuyết (kéo dài 102 số báo); Defoe (34 số); Fénelon (24 số); Balzac (22 số); Plutarque (19 số); Abbé Prévost (15 số); Swiff (11 số).

Từ phần phân tích sơ lược kể trên, có thể thấy rằng tính trên tổng số 79 tác giả, thì 5 tác giả tiêu biểu chiếm 129 bài, nghĩa là hơn một nửa tổng số bài (253). Cụ thể hơn, có 16 tác giả (5+11) được ban biên tập quan tâm nhất, vì riêng họ đã chiếm tất cả 186 bài (129 + 57). Tính thêm số lượng tác giả các tác phẩm chọn lọc cộng với phần tiểu thuyết, chúng tôi đi đến kết luận sau đây: 23 tác giả (16+7) trên tổng


số 79, tức là dưới 1/3 toàn bộ các tác giả, đã chiếm hết 186 bài, tức là hơn 2/3 tổng số bài viết chọn lọc, cộng thêm 8 tiểu thuyết (khoảng 227 số báo của tạp chí).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Riêng về phần 5 tác giả tiêu biểu, một vài tác phẩm của họ được dịch đến 2 lần, cho thấy tầm quan trọng của các tác giả này và bài viết của họ. Đó là những trường hợp sau đây:

- Anatole France: « Chúng ta lên tiếng, chúng ta chờ đợi… » (trích tác phẩm Vườn Epicure), Nguyễn Văn Vĩnh dịch lần đầu tiên trong số 2 (1913) và lần thứ nhì trong số 1 (1915). Trích đoạn này được sử dụng để mở đầu cho phần văn học của Đông Dương tạp chí năm 1913 và Đông Dương tạp chí ấn bản mới năm 1915.

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 14

- Pascal: « Lưỡng cực » (trích Tư Tưởng), dịch lần đầu ở số 9 (1915) và lần 2 ở số 123 (1917) bởi hai dịch giả khác nhau.

- Pascal: « Tự ái » (trích Tư Tưởng), dịch lần đầu trong số 37 và 38 năm (1914, “Tân học văn tập”) và lần 2 trong số 112 (1917) bởi hai dịch giả khác biệt.

Ngoài ra, trong số các tác giả Pháp trong phần văn học, nhiều vị là Hàn lâm học sĩ72 như La Fontaine (1684), Montesquieu (1728), Voltaire (1746), Chateaubriand (1811), Lamartine (1829), Cousin (1830), Victor Hugo (1841), Anatole France (1896). Trong số họ có nhiều người rất nổi tiếng như: Balzac, Molière, Peraullt, Renan, Zola, Stendhal, Théophile Gautier hay Lesage.

Những tác giả kể trên không phải ai cũng thuần túy hành nghề viết văn, một số người viết lách nhưng làm một nghề khác, hay ít nhất cũng quan tâm đến lĩnh vực khác; ngoài các nhà văn còn có cả người tu hành, triết gia, sử gia, nhà khoa học, nhà bách khoa, nhà đạo đức, chính trị gia mà sau đây là một vài ví dụ:

- Nhà tu và nhà thần học (Bossuet, Masillon, Fénelon, Malebranche, và cha Prévost, cha Guénard)

- Sử gia (Quinet, Michelet, Guizot, Lavisse, Augustin Thierry)

- Triết gia (Guyau, Jouffroy, Simon, Cousin, Janet, Montesquieu, Rousseau, Helvétius, Diderot, Fontennelle, Pascal, Voltaire)


72 Năm được phong vào Hàn Lâm viện được bỏ trong ngoặc


- Nhà bách khoa và khoa học gia (Pasteur, Edison, Lanessan, Buffon, Pascal, Bernadin de Saint-Pierre)

- Nhà đạo đức (La Bruyère, La Rochefoucauld, Chamfort, Montesquieu, Vauvenargues)

- Chính trị gia (Guizot, Simon, Poincaré, Lanessan, Isnard)

- Nghệ sĩ (Molière - diễn viên kịch, Fromentin - hoạ sỹ)

- Nhà phê bình văn học (Nisard, Faguet)

- Nhà báo (Defoe)

Sau khi nghiên cứu 253 bài73 và trọn bộ 10 tác phẩm được chuyển dịch hoàn toàn trong suốt những năm hoạt động của tạp chí, chúng tôi đã có thể rút ra những đề tài chủ đạo mà ban biên tập Đông Dương tạp chí theo đuổi như sau: nhiều bài viết mang nội dung về thân phận con người, về sự cường thịnh của nước Pháp, về tầm quan trọng của tinh thần khoa học và ái quốc, về lợi ích trong việc giao lưu văn hóa Pháp Việt. Những đề tài khác thường thấy trong Đông Dương tạp chí là những đề tài về đạo đức, và triết học. Tuy nhiên, những đề tài đậm chất văn học vẫn chiếm đa số. Đó là những đề tài thuộc các thể loại văn học: tiểu thuyết, ngụ ngôn, truyện kể và kịch.

2.2.2.3 Những thể loại chính

Những thể loại chính trên Đông Dương tạp chí bao gồm Tiểu thuyết phương Tây, Truyện Ngụ ngôn La Fontaine và các bài viết thuộc lĩnh vực Triết học

Trên Đông Dương tạp chí, để quảng bá tư tưởng phương Tây đến quần chúng, nhất là đến học sinh, ban biên tập đã chọn lựa trình bày những tiểu thuyết tiêu biểu của phương Tây, những tác giả được người phương Tây yêu thích qua nhiều thế hệ. Vì thế, tiểu thuyết lại trở thành một phương tiện giáo dục. Đây là điểm khá thú vị vì với nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, thể loại tiểu thuyết mang tính tưởng tượng hay những tác phẩm hài hước được đánh giá là không xứng đáng để đưa vào chương trình giáo dục.


73 Có cả thảy là trọn bộ 12 tác phẩm, nhưng bản dịch của 2 bài (của Voltaire) không được tiếp tục.


Trong 10 sáng tác và đầu sách tiêu biểu của văn học phương Tây được dịch theo lối « truyền kỳ » trong suốt khoảng thời gian mấy năm ra mắt của tạp chí, chúng tôi nhận thấy có 8/10 1à tác phẩm của Pháp, và 7/10 tác phẩm thuộc về thế kỷ 1774 :

- Gil Blas de Santillane (1724)75 của Alain-René Lesage, tiểu thuyết gia và nhà viết kịch người Pháp: đây là một thể loại thuộc tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, kể về những gian truân mà nhân vật anh hùng Gil Blas phải trải qua với những lề thói và gian manh của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội.

- Les voyages de Gulliver (1726 - Cuộc phiêu lưu của Gulliver) của Jonathan Swift, tiểu thuyết gia và thi sĩ Ai-len , một dạng tiểu thuyết giả tưởng kể về sự trưởng thành của anh hùng Gulliver trong chuyến phiêu lưu qua các thế giới ảo tưởng Lilliputian và của người khổng lồ (tác phẩm này đã trở thành tiêu biểu cho dòng văn học thiếu nhi).

- Les aventures de Télémaque (1699 - Cuộc phiêu lưu của Telemaque), tác giả Fénélon - nhà văn. Tác phẩm mang tính giáo dục, trong đó kể về câu chuyện thần Mentor (thật ra là nữ thần Athena) truyền thụ cho Télémaque những giáo lý về luân lý và chính trị trong cuộc tìm cha là Ulysse.

- Vie et aventure de Robinson Crusoé (1719 - Cuộc phiêu lưu của Robinson Crusoé) của Daniel Defoe, tiểu thuyết gia và phóng viên người Anh. Đây là dạng tiểu thuyết phiêu lưu kể về những khó khăn của một người đi biển bị đắm tàu và trôi dạt vào một đảo hoang. Ông thoát chết nhờ vào sự kiên cường của mình.

- La peau de Chagrin (1831 - Miếng da lừa) của Honoré de Balzac, tiểu thuyết gia người Pháp; tiểu thuyết được viết theo lối truyện kể thần kỳ và triết lý về thân phận con người.



74 Bản ấn hành tác phẩm Cuộc phiêu lưu của Télémaque là vào năm 1699, có nghĩa là gần với thế kỷ 17 hơn.

75 Được dịch dưới dạng trường thiên tiểu thuyết giữa năm 1913 và 1914. Bản dịch được tiếp nối vào năm 1915 trong Trung Bắc tân văn.


- Turcaret (1709) của Lesage: kịch phong hoá lên án sự thao túng của đồng tiền qua hình ảnh trào phúng về các nhà tài phiệt được thể hiện như những người tham lam, ích kỷ, ngu xuẩn và lừa bịp.

- Manon Lescaut (1731) của Abbé Prévost, tiểu thuyết gia người Pháp. Tiểu thuyết được cho là không có chủ đích lên lớp về đạo đức nhưng nêu rò sự cần thiết về việc phòng ngừa sức mạnh của dục vọng qua câu truyện bất hạnh của Manon Lescaut và chàng hiệp sỹ Grieux.

- Paul et Virginie (1788) của Bernadin de Saint-Pierre, tiểu thuyết gia người Pháp. Tác phẩm nói về mối tình trong trắng giữa hai người mới lớn chưa biết gì về tội lỗi, trong bối cảnh như mơ của đảo Maurice, trên tinh thần của một mô hình giáo dục kiểu Rousseau.

- Cuộc đời của các danh nhân Hy-lạp và La-mã của Plutarque - một chuyên gia về tiểu sử và nhà đạo đức học Hy-lạp. Tác phẩm do Amyot chuyển ngữ vào năm 1559, bao gồm 46 tiểu sử trình bày theo cặp: tiểu sử một danh nhân Hy-lạp thường đi đôi với một danh nhân La-mã. (như trong tạp chí trình bày về tiểu sử của Alexandre Đại Đế và César).

- Cuộc đời của Esope vùng Phrgien của La Fontaine, thi sĩ và nhà viết ngụ ngôn người Pháp. Tác phẩm miêu tả về cuộc sống huyền thoại của Esope người Hy-lạp (thế kỷ thứ 5 TCN). Ngay trong phần đầu của tập ngụ ngôn của mình, La Fontaine được xem như là người kế thừa Esope76.

Có thể thấy rằng, nội dung các tiểu thuyết dịch trên Đông Dương tạp chí đa số là về cuộc đời của các danh nhân (Esope, Robinson), về phong hoá (Gil Blas, Manon Lescaut, Miếng da lừa, Gulliver), tình cảm (Manon Lescaut, Paul et Virginie), chuyện phiêu lưu với những nhân vật anh hùng (Gil Blas, Gulliver, Télémaque, Robinson)...nhưng tất cả đều chuyển tải một thông điệp về đạo đức.



76 6 tập đầu được xuất bản vào năm 1668


Khuynh hướng đạo đức của các tác phẩm kể trên được tìm thấy qua các đề tài được sử dụng thường xuyên như: lên án những sự dễ dãi, những dục vọng (Miếng da lừa, Manon Lescaut, Télémaque); sự phù phiếm của tiền bạc (Turcaret, Manon Lescaut); về tấm gương cố gắng và cần mẫn (Robinson, Témémaque); những tình cảm đứng đắn (Paul et Virginie); tính hợp lý và thông minh (Esope).

Tất cả những bài dịch trường thiên tiểu thuyết này đều thuộc những chủ đề được ban biên tập Đông Dương tạp chí quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề luân lý chiếm đa phần.

Ngoài tiểu thuyết, Truyện ngụ ngôn La Fontaine cũng được ban biên tập

Đông Dương tạp chí đặc biệt chú trọng.

Truyện ngụ ngôn của La Fontaine là một mối quan tâm lớn của Nguyễn Văn Vĩnh. Ông đã nhiều lần giới thiệu các bản dịch của mình trên các tờ báo khác nhau do chính ông làm chủ bút. Đầu tiên là những bản dịch được đăng năm 1907 trên Đăng Cổ tùng báo. Đến năm 1912, có thêm một số bản dịch khác được giới thiệu trên La Revue Indochinoise. Sau đó, truyện ngụ ngôn La Fontaine được giới thiệu một cách có hệ thống trên Đông Dương tạp chí từ năm 1913 đến 1915.

Có nhiều lý do cho việc chọn lựa Truyện ngụ ngôn của Nguyễn Văn Vĩnh. Một trong những lý do chính đó là mong muốn đem tới sự thấu hiểu giữa văn hóa Đông -Tây, sử dụng văn chương như là cầu nối giữa hai dân tộc. Nguyễn Văn Vĩnh hy vọng rằng nền văn học nhân văn (mà truyện ngụ ngôn là một bộ phận) có thể giúp cho người Việt Nam hiểu rò hơn tư tưởng của người Pháp. Từ đó, tiếp thu được những giá trị vốn được nước Pháp ca tụng để tiến lên trên con đường văn minh.

Bên cạnh đó, bằng con đường dịch thuật, Nguyễn Văn Vĩnh hy vọng có thể giúp cho nền quốc văn nước nhà tìm thấy những cách thức diễn đạt mới. Qua việc biên dịch truyện ngụ ngôn của La Fontaine, ông muốn chỉ cho người Việt thấy rằng người dân Pháp lúc bấy giờ đang dùng một thể loại văn chương mà chính bản thân người Việt đã biết rất rành. Nguyễn Văn Vĩnh xem việc biên dịch truyện ngụ ngôn của La Fontaine như là một công cụ giáo dục hiệu quả nhằm dẫn dắt người Việt


thâm nhập vào tinh thần phương Tây trên cả ba mặt: giáo dục, luân lý và tôi rèn văn chương77.

Có vẻ như các truyện ngụ ngôn đã được ban biên tập chọn lựa nhằm mục tiêu bổ sung ý nghĩa cho các tác phẩm văn học khác trong Đông Dương tạp chí. Sự chọn lựa này cho thấy sự gần gũi về nhân sinh quan giữa người Pháp và người Việt: tất cả các truyện ngụ ngôn đều mang nội dung nói về bản chất của con người vượt lên trên mọi khác biệt văn hóa. Người Việt cũng biết đến những thói hư tật xấu của con người như người Pháp như sự tham lam, bủn xỉn, tham vọng, mạnh được yếu thua. Ở Việt Nam cũng có những lang băm và những quan tòa thiếu lương thiện.

Như vậy, truyện ngụ ngôn của La Fontaine được ban biên tập sử dụng như một phương tiện lý tưởng để dẫn dắt độc giả đến với nền văn học phương Tây nói chung và tư tưởng Pháp nói riêng. Ngoài ra, không loại trừ khả năng truyện ngụ ngôn được ưu ái trên Đông Dương tạp chí là vì Nguyễn Văn Vĩnh – chủ bút Đông Dương tạp chí - dịch giả chủ đạo của các truyện ngụ ngôn - rất thích thể loại văn học này.

Thể loại triết học được Đông Dương tạp chí giới thiệu thông qua chuyên mục có tên là “Triết học yếu lược”. Chuyên mục này giới thiệu 14 văn bản trong khoảng thời gian giữa năm 1913 và tháng 2 năm 1914. Các bài viết về triết học được trình bày thành 2 cột: bên trái là văn bản gốc bằng tiếng Pháp, bên phải là bản dịch ra tiếng Việt. Lời giới thiệu đặt ở mỗi đoạn văn nhằm giải thích nghĩa, thỉnh thoảng có một đoạn của tạp chí giới thiệu một phần nhỏ lịch sử của triết học phương Tây. Nguồn tiếng Pháp trong các văn bản không được chính xác nhưng rất rò ràng, thể hiện trong đề mục phụ của thể loại: “Lược ở những sách học Đại Pháp hay nhất ra”.

Khác với một vài quan niệm trước đây cho rằng Đông Dương tạp chí dịch thuật một cách bừa bãi, thiếu chọn lọc, không có hệ thống các tác phẩm triết học


77 Thể loại ngụ ngôn qua tập Ngụ ngôn của La Fontaine gồm 5 bài giữa năm 1913-1914 và 44 bài trong Tân học văn tập năm 1914, thêm 2 bài cho năm 1915. Theo khảo sát của chúng tôi, phần ngụ ngôn chiếm đến 57, 58 bài, nghĩa là gần 1/5 tổng số bài viết.



phương Tây78, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng việc giới thiệu các tác phẩm triết học đã được ban biên tập giới thiệu một cách hệ thống và rò ràng với một tiêu chí được xác định ngay từ đầu.

Văn bản đầu tiên (số 28, ngày 20 tháng 11 năm 1913. tr.11-12) xác định triết học như một trong ba hình thức của hiểu biết con người, với những “nhận thức tầm thường” và khoa học. Sau đó, là định nghĩa về khoa học: khoa học nghiên cứu những nguyên nhân hay lí do của mọi vật (Aristote), mục đích là để hiểu và làm chủ mọi thứ (Bacon).

Văn bản thứ hai (số 29, ngày 27 tháng 11, tr.17-18), tác giả giới thiệu nhanh “Triết học là khoa học đặc biệt cần thiết lắp đầy các lĩnh vực trong thực tại”. Văn bản này cũng trình bày trong nguyên tố đầu tiên, tư tưởng là một trong những chủ thể của triết học, nhưng là chủ thể riêng của tâm lý học. Tâm lý học, logic học và đạo đức xây đựng nên cái được gọi là “triết học chủ quan” trong chừng mực mà nó liên quan tới con người. (Descartes)

Văn bản 3 (số 30, ngày 4 tháng 12, tr.16-17) phân biệt giữa “triết học chủ quan” (tâm lý học, logic và đạo đức cái chế ngự tâm hồn) và “triết học khách quan” (triết học của khoa học và siêu hình học, cái đối phó với thế giới bên ngoài và nguyên nhân đầu tiên).

Văn bản 4 (số 31, ngày 11 tháng 12, tr.16-17) giải thích ngược lại rằng phương pháp tốt nhất là “vượt lên những kết quả của nguyên nhân, những hậu quả của nguồn gốc”, “nguyên nhân phải được giải thích để hiểu rò chính nó trước khi giải thích sự nhận thức về mọi vật”.

Văn bản 5 (số 32, ngày 18 tháng 12, tr. 17-19) định nghĩa thế nào là tâm lý học. Theo đó, có thể chia tâm lý ra thành các nhánh nhỏ.

Văn bản 6 (số 33, ngày 25 tháng 12, tr.16-17) giới thiệu tâm lý học như là trung gian giữa vật lý học và của khoa học đạo đức và xã hội.


78 Nguyễn Anh, Vài nét về quá trình đấu tranh chống thực dân và tay sai trên lĩnh vực văn hoá của nhân dân ta trong 30 năm đầu thế kỷ 20, Tập san Nghiên cứu lịch sử số 116 (1968).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022