Giá Dầu Thế Giới Tính Từ Ngày 3/12/2007 Đến Ngày 15/12/2008 Dựa Trên Giá Dầu Kỳ Hạn Đóng Cửa Tại Thị Trường New York

dần”, và thông tin về vụ mùa bội thu từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên trên thế giới như Việt Nam, Thái Lan, … đã đẩy giá gạo giảm dần. Tuy nhiên mức giá gạo trên thị trường vẫn cao hơn mức giá của 4 tháng đầu năm 2008. Trong các tháng 7/2008, đặc biệt trong tháng 8/2008 giá gạo liên tục giảm trong các phiên giao dịch trong tháng và giảm về mức giá tương đương tháng 3/2008 do nguồn cung dồi dào từ các nước xuất khẩu. Giá gạo bắt đầu hồi phục đợt tăng giá của mình vào tháng giữa tháng 9 và tháng 10, đưa giá gạo về mức cao như giá cả vào tháng 5. Nguyên nhân là do giá giảm nên các nước xuất khẩu chỉ xuất khẩu cầm chừng.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ và châu Âu đã lan rộng toàn cầu khiến nhu cầu chi tiêu dùng giảm, ba tháng cuối năm giá gạo liên tục giảm so với các tháng trước. Tháng 9/2008, giá gạo trắng 100% loại B của Thái Lan, loại gạo được coi là chuẩn của thế giới đã giảm gần 30% so với mức kỷ lục 1.080 USD/tấn thiết lập vào tháng 4/2008, đạt mức 735 USD/tấn. Cuối tháng 10/2008, giá gạo 100% loại B giảm chỉ còn 580 USD/tấn và đánh dấu lần đầu tiên trong 7 tháng qua giá rớt xuống dưới ngưỡng 600 USD/tấn do nhu cầu mua gạo của khách hàng nước ngoài giảm dần. Đến giữa tháng 11, giá gạo loại này đã giảm còn 530 USD/tấn và giảm thêm 10 USD/tấn xuống còn 520 USD/tấn vào ngày 17/12/2008. Giá gạo đã giảm đáng kể từ tháng 7/2008, nhưng vẫn cao so với mức trước khi diễn ra khủng hoảng, chỉ số giá gạo của FAO trong tháng 12/2008 cao hơn 28% so với năm 2005, và cao hơn 61% so với năm 2000 [36]. Mức giá gạo trong các ngày giữa tháng 11/2008 và các ngày đầu tháng 12/2008 chưa đến 15USD/cwt. Mức giá vào tháng 12/2008 khôi phục nhẹ do nguồn cung không còn dồi dào như vào vụ hè thu (tháng 6/2008) và nhu cầu về lương thực tăng.

Cũng theo Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc FAO, có nhiều yếu tố “nâng đỡ” và đẩy giá gạo thế giới tăng cao trong giai đoạn 2007 - 2008, bao gồm thời tiết, cán cân cung cầu, giá dầu và nhu cầu sử dụng năng lượng sinh

học [52]. Cụ thể, FAO cho biết, nạn hạn hán đã gây ra sự suy giảm sản lượng ngũ cốc tại nhiều nước phát triển, đặc biệt là tại Australia và một số nước Châu Âu, khiến nhu cầu chuyển sang ăn gạo tăng nhanh. Trong khi đó, giá dầu thế giới cao đã làm nhu cầu đối với năng lượng sinh học tăng và tác động nhiều đến chính sách xuất khẩu lương thực của Mỹ - nước xuất khẩu lương thực lớn của thế giới. Kinh tế tăng trưởng cao tại các nước đang phát triển đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nhưng cũng làm tăng nhu cầu đối với lương thực. Sự cạnh tranh về quỹ đất giữa các loại cây nông nghiệp cùng một số yếu tố ngắn hạn khác cũng góp phần đẩy giá gạo thế giới tăng mạnh thời gian qua. Thị trường gạo quốc tế đang đối mặt với tình trạng giá cả tăng cao là do nhu cầu đang vượt quá cung ứng. Việc một số nước cung ứng gạo lớn trên thế giới quyết định hạn chế xuất khẩu khiến mậu dịch gạo toàn cầu năm 2008 suy giảm. Trong khi các nước xuất khẩu hạn chế lượng xuất khẩu gạo thì các nước nhập khẩu lại đẩy mạnh mua gạo, qua đó cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước nhập khẩu để có thể mua được gạo. Đây cũng là yếu tố hậu thuẫn đắc lực cho việc giá gạo tăng cao

2.3. Giá dầu

Ngày nay trong bất kỳ một loại hàng hóa và dịch vụ nào cũng chứa một lượng chi phí dầu nhất định, tùy theo nhu cầu sử dụng chi phí lớn nhỏ cũng khác nhau. Bên cạnh là nguồn nhiên liệu dùng trong tiêu dùng và đời sống hàng ngày, dầu mỏ còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, nhất là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp, là chi phí đầu vào cho việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác. Nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày càng tăng cao trên thế giới. Theo thống kê của IMF, giá dầu thô năm 2007 đã tăng lên 60% so với mức giá năm 2006.

Biểu đồ 2: Giá dầu thế giới tháng 1/5/2007 – 4/2008


Nguồn www wtrg com Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy đường biểu diễn giá 1

Nguồn: www.wtrg.com

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy đường biểu diễn giá dầu trên thế giới trong năm 2007 là một đường đi lên. Giá dầu vào những ngày đầu năm chỉ xấp xỉ trên 60 USD/ thùng, tuy nhiên, đến giữa tháng 5, giá dầu đã có xu hướng đi lên và đạt mức cao. Tính chung cho cả tháng 5/2007 giá dầu trên thị trường New York tăng tới 1,19 USD/thùng lên mức 64,12 USD/thùng, mức giá cao nhất kể từ đầu năm 2007 tới nay. Tại thị trường Châu Á, giá dầu giao tháng 5/2007 được giao dịch phổ biến ở mức 63,69 USD/thùng. Giá dầu tiếp tục tăng cao vào tháng 6 và tháng 7 năm 2007 với mức giá bình quân trên 70 USD/ thùng. Giá dầu đột ngột giảm vào tháng 8, do OPEC tăng thêm sản lượng chạm mốc 69,52 USD/thùng vào ngày 29/8/2007. Tuy nhiên giá dầu lại tiếp tục đà tăng tốc của mình vào các tháng cuối năm và liên tục lập kỷ lục mới với giá dầu thô nhẹ giao tháng 12 tại New York ở mức 98,62 USD/thùng, gần gấp hai lần mức giá đầu năm và là mức cao nhất trong vòng 30 năm qua. Giá dầu tiếp tục leo thang và đạt đỉnh 100 USD/thùng vào ngày 28/12/2007 [26]. Diễn biến giá dầu mỏ đã vượt xa ngoài dự đoán của các chuyên gia và không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chưa hết bàng hoàng với diễn biến giá dầu tăng cao vào năm 2007 thì thế giới lại tiếp tục chứng kiến sự biến động lên cao rồi giảm mạnh giá dầu trong một thời gian ngắn trong năm 2008.

Biểu đồ 3: Giá dầu thế giới tính từ ngày 3/12/2007 đến ngày 15/12/2008 dựa trên giá dầu kỳ hạn đóng cửa tại thị trường New York


Nguồn www wtrg com Có thể phân tích diễn biến giá dầu năm 2008 theo 2 giai đoạn 2


Nguồn: www.wtrg.com

Có thể phân tích diễn biến giá dầu năm 2008 theo 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến tháng 7 năm 2008.

Giá dầu trên thị trường tăng cao liên tục trong các tháng đầu năm 2008. Sau khi tăng liên tục từ giữa năm 2007, giá dầu đã gây sốc khi mở đầu năm 2008 bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 100 USD/thùng vào ngày 2/1/2008 - mốc giá chưa từng có kể từ khi mặt hàng này được đưa vào giao dịch kỳ hạn tại thị trường New York vào năm 1983. Kể từ đó giá dầu tăng cao không ngừng. Giữa tháng 5/2008, thị trường dầu thô New York đóng cửa ở mức cao kỷ lục 125,8 USD/ thùng, sau khi cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA công bố tính toán của cơ quan này về dự trữ các sản phẩm chưng cất tại các nước phát triển đã giảm 6,7% trong tháng 3/2008 so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến đầu tháng 7/2008, giá dầu thô thế giới đã tăng gấp rưỡi so với mức giá đầu năm 2008 và đạt mức giá đỉnh cao mọi thời đại: 147,27 USD/thùng vào ngày 11/07/2008 [32].

Sự tăng cao đột biến của giá dầu giai đoạn này do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do hoạt động của giới đầu cơ dầu lửa. Đây là lý do mà các nhà quan sát và cả các nước xuất khẩu dầu cho là có ảnh hưởng mạnh nhất tới sự leo thang mạnh mẽ của giá dầu trong năm nay. Sự phát triển năng động của các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ…, sự vững vàng của kinh tế Châu Âu, và cuộc khủng hoảng tài chính chưa tác động quá nghiêm trọng tới kinh tế Mỹ… khiến các nhà đầu cơ cho rằng, nhu cầu sẽ tăng lên và giá dầu sẽ còn tăng. Bởi vậy, lượng dầu được họ găm giữ là rất lớn. Trong lúc nhu cầu về dầu mỏ đang lên cao nhưng lượng cung lại không đáp ứng đủ cầu đã khiến cho giá dầu liên tiếp có những đợt tăng điểm.

Thứ hai, do sự mất giá của đồng USD. Dầu được định giá bằng USD do vậy tỷ giá USD càng thấp thì giá dầu càng cao và ngược lại. Nhiều nhà quan sát cho rằng, sự lệch pha trong chính sách tiền tệ của FED (liên tục hạ lãi suất USD) và ECB (chủ trương duy trì lãi suất đồng EUR ở mức cao), cộng với sự tương phản giữa hai bức tranh kinh tế Mỹ và Châu Âu, đã dẫn tới sự mất giá mạnh của USD trong thời gian nửa đầu năm nay. Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ đã khiến cho giá trị đồng USD liên tục giảm giá so với các đồng tiền khác khiến giá dầu tăng cao không ngừng.

Thứ ba, do xung đột vũ trang và bất ổn chính trị tại một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Đây cũng là một “động cơ” khác cho “tên lửa” giá dầu. Những sự kiện chính trị có tác động mạnh nhất tới giá “vàng đen” trong năm nay phải kể tới xung đột giữa Mỹ và Iran xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, tình hình bất ổn ở nước sản xuất dầu lớn nhất Châu Phi Nigeria, xung đột Nga – Grudia,… Mỗi khi tình hình tại các khu vực này có những diễn biến xấu là thị trường dầu thế giới lại chứng kiến một phiên

tăng giá mạnh. Cụ thể, kỷ lục 147,27 USD/thùng của giá dầu đã được thiết lập đúng vào ngày mà giới đầu tư lo ngại Israel có thể tấn công Iran, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển dầu qua Vịnh Ba Tư.

Thứ tư, các dự báo giá dầu cũng có ảnh hưởng đáng kể tới diễn biến giá trên thị trường giao dịch mặt hàng này. Giữa lúc giá dầu đang tăng mạnh, các dự báo đều dự đoán nhu cầu dầu của thế giới trong năm 2008 ở mức cao nên giá dầu sẽ tiếp tục tăng đã tác động lên tâm lý của giới đầu tư. Cơ sở của các dự báo này là tốc độ tăng trưởng năng động của kinh tế Ấn Độ, Trung Quốc. Trong giai đoạn “sốt” giá dầu, những dự báo như vậy chẳng khác gì “thêm dầu vào lửa”.

Thứ năm, sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới dưới tác động của khủng hoảng tín dụng, đã thúc đẩy giới đầu tư chuyển một lượng vốn lớn sang thị trường hàng hóa để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn. Trên thị trường này, cùng với vàng, dầu thô là một trong hai kênh đầu tư được lựa chọn nhiều hơn cả.

Thứ sáu, giá dầu mỏ tăng cao do một số yếu tố khác tác động đến giá dầu như: thời tiết không thuận lợi tại các khu vực khai thác dầu mỏ, như tình hình thời tiết mưa bão trên vịnh Mexico - khu vực khai thác dầu chính của Mỹ, mùa cao điểm lái xe ở Mỹ, các vụ đình công tại một số cơ sở khai thác dầu lớn, … cũng ảnh hưởng tới giá dầu.

Giai đoạn 2: Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2008

Ngay sau ngày lập “đỉnh” hơn 147 USD/thùng, giá dầu thế giới đã bắt đầu quá trình “dò đáy” tới nay chưa có điểm dừng. Ở giai đoạn thứ hai này, thị trường dầu thế giới ghi nhận một kỷ lục mới, ngược lại với những gì diễn ra ở giai đoạn thứ nhất: Chỉ trong vòng khoảng 4 tháng, giá dầu đã giảm tới hơn 100 USD/thùng, tương đương hơn 70%, đánh dấu năm sụt giảm mạnh chưa từng có của nhiên liệu này. Giá dầu thô giao tháng 9/2008 trên thị trường New York phiên vừa qua đã giảm tiếp 0,59 USD/thùng, tương đương

giảm 0,5%, xuống mức 118,58 USD/thùng. Giá dầu thô giao tháng 10/2008 trên thị trường New York đã giảm tiếp 1,66 USD/thùng, tương đương 1,5%, xuống mức 106,23 USD/thùng. Trong phiên giao dịch ngày 19/12/2008 tại thị trường New York - Mỹ, giá dầu đã xuống mức 33,87USD/thùng

Có thể thấy, giá dầu giảm thời kỳ này do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, thời kỳ đầu cơ hàng hóa đã đi vào hồi kết. Cuộc khủng hoảng tài chính leo thang và lan rộng ra phạm vi toàn thế giới đã trở thành nỗi lo chính của mọi quốc gia. Tới quý IV/2008, ba nền kinh tế hàng đầu của thế giới là Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu đã lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai. Nhu cầu về dầu giảm mạnh ở các quốc gia. Đây là yếu tố chính khiến giá dầu sụt giảm.

Thứ hai, do sự phục hồi của đồng USD. Sự chao đảo của thị trường toàn cầu đã thúc đẩy giới đầu tư tổ chức ở Mỹ rút vốn về nước. Bên cạnh đó, khủng hoảng cũng thúc đẩy các nhà đầu tư quốc tế đổ vốn mạnh vào trái phiếu Chính phủ Mỹ - kênh đầu tư siêu an toàn. Mặt khác, tương quan kinh tế xấu đi của Châu Âu tạo cơ sở cho sự thoái lui của đồng EUR. Thêm nữa, tình trạng thắt chặt tín dụng khiến USD trở nên khan hiếm. Những yếu tố này đã giúp USD lên giá mạnh so với Euro và đẩy giá dầu sụt giảm.

Thứ ba, do thua lỗ trầm trọng trên thị trường chứng khoán và kẹt tiền mặt nghiêm trọng, giới đầu tư quốc tế phải bán ra các loại hàng hóa để có tiền bù lỗ. Thời gian này, sự đi xuống của chứng khoán thường tạo áp lực mất giá cho hàng hóa, trong đó có dầu, thay vì là một yếu tố hỗ trợ như trước đây.

Thứ tư, các dự báo giá dầu lúc này đã được điều chỉnh giảm mạnh. Việc các nền kinh tế hàng đầu suy thoái và các nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, và Nga, cũng phát đi những tín hiệu đáng lo ngại như sản xuất công nghiệp và xuất khẩu giảm tốc mạnh, niềm tin giới doanh nghiệp sa sút… đã khiến giới quan sát không thể duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu và giá dầu cao như trước đây. Các tổ chức có uy tín lớn như

2. Biến động thị trường tài chính tiền tệ

2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ và Châu Âu

Giai đoạn 2007 - 2008 đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trên thị trường tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng sang các quốc gia Châu Âu khác. Căn nguyên của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay cầm cố ở Mỹ, rồi lan sang lĩnh vực nhà đất và sau đó làm gián đoạn thị trường tài chính toàn cầu. Cho vay dưới chuẩn (subprime rate) ồ ạt và dễ dãi tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... đã tìm cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities - MBS) để phát hành trái phiếu ra thị trường. Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt. Nhằm đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% (mức lãi suất được áp dụng từ năm 2003) lên 5,25%. Việc lãi suất tăng, đã đẩy hàng triệu người vay nhà với mục đích đầu tư không thể trả nợ do không thể bán được nhà. Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng sau một thời kỳ sốt dài. Tính riêng năm 2007, số vụ xiết nợ thu nhà tăng vọt với

405.000 vụ, tăng 51% (năm 2006 là 268.532 vụ), và năm 2008 tăng lên thành

770.000 vụ [3].

Cuối năm 2007, hàng loạt các ngân hàng lớn ở phố Wall liên tiếp công bố những khoản thâm hụt tài sản nhiều tỷ USD. Tháng 10/2007, Merrill Lynch công bố khoản thâm hụt tài sản xấp xỉ 8 tỷ USD do nợ xấu từ cho vay

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí