Đồ Thị Diễn Biến Đồng Eur So Với 1 Jpy Năm 2008

cầm cố, ngày 4/11, Citigroup công bố khoản lỗ lên tới 17 tỷ USD, Morgan Stanley lỗ 3,7 tỷ USD liên quan đến cho vay thế chấp trong tháng 9 và tháng 10/2007. Cuộc khủng hoảng lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và đã tràn sang nhiều nước Châu Âu khiến nhiều ngân hàng Châu Âu điêu đứng vì mua lầm "nợ xấu" của Mỹ. Ngày 30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố. Ngày 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock. Ngày 28/2/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ EUR. [2]

Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9/2008, khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh bị phá sản. Vào ngày 15/9/2008, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngày3/10/2008, Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu hệ thống tài chính trị giá 700 tỷ USD. Ngày 4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ. Ngày 5/10/2008 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn. Trước tình hình khủng hoảng lan rộng, ngày 8/10/2008 trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, FED và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc

khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930. Tác động của cuộc khủng hoảng lan rộng khiến cho bức tranh nền kinh tế của Mỹ và một số nước Châu Âu trở nên vô cùng tồi tệ và lâm vào suy thoái.

2.2. Diễn biến của một số đồng tiền

a. Tỷ giá USD/EUR

Mặc dù NHTƯ các nước có ý định đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ cho nguồn dự trữ quốc gia, nhưng đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các đồng tiền mạnh dao động trong khoảng 62 - 71% [32].

Từ đầu năm 2007 đến tháng 7/2008, các nhà đầu tư USD đã phải đối mặt với sự trượt dốc không phanh của USD so với đồng EUR.

Bảng 4: Tỷ giá USD/EUR năm 2007 và 2008


Tháng

2007

2008

Tháng 1

1,2999 USD

1,47178 USD

Tháng 2

1,3083 USD

1,47554 USD

Tháng 3

1,32459 USD

1,55202 USD

Tháng 4

1,35129 USD

1,57536 USD

Tháng 5

1,3515 USD

1,55646 USD

Tháng 6

1,34206 USD

1,55617 USD

Tháng 7

1,37214 USD

1,57564 USD

Tháng 8

1,36259 USD

1,49561 USD

Tháng 9

1,39099 USD

1,43565 USD

Tháng 10

1,4223 USD

1,32833 USD

Tháng 11

1,46817 USD

1,27492 USD

Tháng 12

1,45517 USD

1,35311 USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nguồn: www.x-rates.com

Ngày 26/11/2007, tỷ giá USD và EUR là 1,4868 USD/ EUR, mức thấp nhất của đồng USD kể từ khi EUR được đưa vào sử dụng năm 1999. Tính cả

năm 2007, USD đã bị mất giá 10% so với EUR. Như vậy, trong 5 năm qua USD đã giảm giá 25% so với EUR. Trong 6 tháng đầu năm 2008, đồng USD tiếp tục giảm giá mạnh trên thị trường thế giới. USD giữ mức giá thấp kỷ lục so với đồng EUR vào ngày 23/4/2008 theo tỷ giá 1,583 USD/ EUR và chưa có chiều hướng tăng trở lại [60]. Nguyên nhân chính khiến cho USD liên tục mất giá là do FED tiến hành cắt giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế. Trong năm 2007, FED đã thực hiện 3 lần cắt giảm lãi suất. Lần thứ nhất vào ngày 18/09/2007, FED cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống còn 4,75%, tiếp đó ngày 31/11/2007, lãi suất USD được hạ xuống 4,5% và trước sức ép kinh tế Mỹ có khả năng rơi vào suy thoái, trong phiên họp ngày 11/12/2007, FED đã quyết định cắt giảm lãi suất chủ đạo từ mức 4,5% xuống 4,25% khiến đồng USD sụt giảm mạnh so với các đồng tiền khác. Đồng USD tiếp tục đà trượt giá trong 7 tháng đầu năm 2008. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, các khoản nợ khó đòi và khủng hoảng cho vay thế chấp và việc FED cắt giảm lãi suất 0,25% đã làm mất niềm tin của giới đầu tư vào đồng USD. [32]

Biểu đồ 4: Diễn biến của EUR so USD


Nguồn www finance yahoo com Quý III và Quý IV năm 2008 tỷ giá đồng USD so với EUR 1


Nguồn: www.finance.yahoo.com

Quý III và Quý IV năm 2008, tỷ giá đồng USD so với EUR có phần hồi phục trên thị trường ngoại hối, từ mức 1,57564 USD đổi được 1 EUR trong tháng 7, sang tháng 8/2008, tỷ giá đã tăng lên 1,49561 USD/EUR và tiếp tục tăng mạnh vào tháng 9, tháng 10, 11 và 12 năm 2008, đặc biệt tháng 11/2008 tỷ giá chỉ còn 1,27492 USD “ăn”1 EUR [61]. Có được sự tăng điểm này là do cuộc khủng hoảng trên thị trường tiền tệ đã đẩy các quốc gia Châu Âu chìm sâu vào suy thoái. Đồng thời, ECB có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất đồng EUR mạnh hơn nhằm giải cứu thị trường tài chính tiền tệ. Bên cạnh đó, việc Chính phủ Liên Bang Mỹ tung ra các gói cứu trợ hàng ngàn tỷ USD để giải cứu nền kinh tế và bơm tiền qua hệ thống ngân hàng để tăng tính thanh khoản cho thị trường tài chính đã khiến đồng USD trở lại vị thế của mình. Theo nguồn tin Reuters, các quỹ bảo hiểm rủi ro, các nhà tài chính doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư cũng đang dịch chuyển các khoản đầu tư của mình theo hướng hồi phục giá trị USD.

Biểu đồ 5: Diễn biến tỷ giá USD/EUR năm 2008


Nguồn www x rates com 61 b Tỷ giá EUR JPY Đối với đồng yên JPY biến động 2


Nguồn: www.x-rates.com [61]


b. Tỷ giá EUR/JPY


Đối với đồng yên (JPY), biến động của EUR là khá bất thường. Mức dao động trong hai tháng đầu năm là không lớn, giảm xuống đáy ở mức 151,72 JPY đổi 1EUR. Từ tháng 3/2007, EUR bắt đầu xu hướng tăng mạnh mẽ so với JPY cho đến đầu tháng 7/2007, đạt mức đỉnh 1EUR đổi 168,73 JPY. Sau đó, EUR lại giảm mạnh so với JPY xuống mức thấp nhất trong năm

là 1 EUR đổi 151,62 JPY vào ngày 16/08/2007 [62]. Từ cuối tháng 8 đến hết năm 2007, xu hướng của EUR đối với JPY là tăng tương đối ổn định. Đầu tháng 10/2007, ngân hàng ECB quyết định giữ nguyên lãi suất tiền gửi EUR ở mức 4%, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi vay có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay, đầu tư mở rộng sản xuất. Chính sự ổn định và chắc chắn trong đường lối lãnh đạo của ECB và sự tăng trưởng kinh tế cao ở khu vực Châu Âu năm 2007 đã làm tăng lòng tin của giới đầu tư trong việc tiếp tục nắm giữ đồng EUR khiến đồng EUR tăng giá ổn định so với JPY những tháng cuối năm 2007.

Trong năm 2008, 3 tháng đầu năm đồng EUR luôn ở mức thấp so với đồng JPY, từ mức 0,00629578 EUR đổi được 1JPY (1 EUR đổi được 158,87 JPY) vào tháng 1 đã nhanh chóng nâng điểm Quý II, trước khi đạt đỉnh vào tháng 7/2008 với mức 1EUR đổi được 168,347 JPY [63]. Lý do cho việc đồng EUR tăng giá so với đồng JPY là chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào suy thoái và đạt mức tăng trưởng âm, các chỉ số kinh tế liên tục tụt hạng đã khiến đồng JPY mất sức hấp dẫn, trong lúc khủng hoảng tài chính chưa ảnh hưởng mạnh đến khu vực Châu Âu những tháng đầu năm. Tuy nhiên, đồng EUR đã có những đợt giảm điểm vào 4 tháng cuối năm do các nền kinh tế lớn của Châu Âu như lâm vào suy thoái.

Biểu đồ 6: Đồ thị diễn biến đồng EUR so với 1 JPY năm 2008


Nguồn www x rates com 63 c Tỷ giá JPY USD Năm 2007 xu hướng chung là JPY tăng giá 3


Nguồn: www.x-rates.com [63]

c. Tỷ giá JPY/USD


Năm 2007, xu hướng chung là JPY tăng giá so với USD, mặc dù có những đợt giảm giá vào quý I/2007 và Quý II/2007, với mức tỷ giá trên 120 SJP/USD, cụ thể tháng 6/2007 122,689 JPY đổi được 1 USD. Tuy vậy, 4 tháng cuối năm đồng JPY liên tục tăng giá so với USD, khoảng 115 JPY “ăn”

1 USD, trong đó tháng 11 đạt mức tỷ giá cao nhất trong năm 111,065 JPY/USD và tháng 12/2007 là 112,544 JPY/USD [64]. Lý do của việc đồng USD giảm giá trị so với đồng JPY là kinh tế Mỹ phục hồi kém, thị trường bất động sản Mỹ trì trệ, trong khi đó nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Nhiều công ty Nhật và các nhà đầu tư đã tăng cường chuyển vốn từ USD sang JPY làm cho đồng JPY tăng giá mạnh. Trong tháng 11/2007, JPY đã tăng giá liên tục so với USD và đạt mức giá đỉnh 108,2 JPY/USD. Tuy vậy, trong tháng cuối năm thì JPY lại có chiều hướng đi xuống do chịu áp lực bởi sắc xanh của thị trường chứng khoán thế giới và lo ngại của giới đầu tư khi NHTƯ Nhật có ý định giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng JPY.

Biểu đồ 7: Tỷ giá đồng JPY so với 1 USD năm 2007


Nguồn www x rates com 64 Bước sang năm 2008 Đồng JPY liên tục lên giá so với 4


Nguồn: www.x-rates.com [64]


Bước sang năm 2008, Đồng JPY liên tục lên giá so với đồng USD, tính trung bình cả năm đồng yên tăng khoảng 25% so với USD. Quý I năm 2008 ghi nhận mức giá thấp kỷ lục trong vòng 13 năm qua của đồng USD so với đồng Yên Nhật JPY với mức giá 99,59 JPY/USD vào ngày 31/3/2008. Quý II và Quý III/2008, đồng USD lên giá với đồng JPY do kinh tế Nhật đang đương

đầu với cuộc suy thoái lớn nhất trong gần 2 thập kỷ, và do chính phủ Mỹ đang có các chính sách giải cứu nền kinh tế, bình ổn thị trường. Ba tháng cuối năm, đồng JPY đã kéo dài chuỗi lên điểm của mình với mức tỷ giá cao nhất của JPY so với USD vào tháng 12/2008, 91,2491 JPY/USD, so với mức 96,94 JPY/USD trong tháng 11/2008 do giới đầu tư ồ ạt rút vốn từ nước ngoài về do lo sợ khủng hoảng kinh tế và do nền kinh tế Mỹ chìm vào suy thoái khiến đồng USD giảm mất sự hấp dẫn [65].

Biểu đồ 8: Diễn biến đồng JPY so với 1USD năm 2008


Nguồn www x rates com 65 CHƯƠNG 2‌‌ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH 5


Nguồn: www.x-rates.com [65]

CHƯƠNG 2‌‌

ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2008

1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2008

Giai đoạn 2007 - 2008 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển xã hội 5 năm 2006 – 2010. Đây là năm thứ hai, đối với hoạt động thương mại, nước ta được hưởng quy chế thành viên của WTO, điều này tạo cơ hội cho hàng hóa tiếp cận với thị trường thế giới, là cơ hội cho nước ta tăng kim ngạch xuất khẩu. Sau hai năm gia nhập tổ chức WTO, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng vượt kế hoạch đặt ra.

Theo Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2007 của Tổng cục Thống kê thì giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng). Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí