Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Trong Nước

gửi quyết định kết cấu tài sản dự trữ, tín dụng dài hạn và ngắn hạn. Trong hoạt động về vốn chứa đựng hai loại rủi ro là rủi ro thanh toán và rủi ro lãi suất, vì vậy trong nguyên tắc quản trị tài chính có nguyên tắc cân bằng về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tức là vốn ngân hàng ngắn hạn dùng để cho vay ngắn hạn và vốn trung dài hạn dùng để cho vay trung dài hạn.

Phát triển tín dụng xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn sẵn sàng đáp ứng cho mọi nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nguồn vốn này cũng phải đa dạng về kỳ hạn để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu tín dụng xuất nhập khẩu khác nhau. Nhiều ngân hàng có nhiều hình thức tín dụng xuất nhập khẩu nhưng nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn, nên không thể cho khách hàng vay những lượng vốn lớn với thời hạn tín dụng trung và dài hạn để đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị. Ngân hàng có thể cho vay với một tỷ lệ hạn chế của vốn huy động ngắn hạn, nhưng điều này lại dễ đẩy ngân hàng vào rủi ro thanh khoản, không có khả năng thanh toán cho khách hàng.

Nếu không chuẩn bị sẵn vốn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng lớn và đa dạng về kỳ hạn của khách hàng, ngân hàng có thể sẽ mất các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng.

2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

2.1. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước

Hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất tác động tới việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Sự tác động này được thể hiện qua hai nhân tố sau:

Thứ nhất là nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nó quyết định nhu cầu vay vốn tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng, nhu cầu này càng lớn thì ngân hàng càng có điều kiện phát triển tín dụng xuất nhập khẩu.

Thứ hai là khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện tín dụng xuất nhập khẩu, thể hiện ở những mặt sau:

- Năng lực thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, bao gồm: khối lượng sản phẩm xuất nhập khẩu tiêu thụ với chất lượng sản phẩm như thế nào, có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không; vị trí của doanh nghiệp trong ngành kinh tế đối với thị trường trong nước và quốc tế, tương lai của doanh nghiệp và ngành kinh tế đó; hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp, thể hiện ở: khối lượng vốn vay tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng; khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Năng lực quản lý của doanh nghiệp, thể hiện ở: bộ máy có năng lực quản lý; tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời nó giúp doanh nghiệp và ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm. Quyền sở hữu biểu hiện ở khả năng pháp lý doanh nghiệp được khai thác, thay đổi cơ cấu, đầu tư mới khối tài sản đó. Giá trị tài sản, chất lượng cơ cấu tài sản mà doanh nghiệp sở hữu quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đo lường giá trị doanh nghiệp và quyết định khối lượng tín dụng. Tài sản thực hiện đảm bảo càng có sự biến động giá trị thấp, chu kỳ sống càng dài, giá trị càng cao... thì doanh nghiệp càng có khả năng nhận được nhiều vốn tín dụng hơn.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - 6

2.2. Môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước

Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, và ổn định sẽ có tác dụng rất lớn tới việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu. Khi cân nhắc mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu, ngân hàng không thể không quan tâm đến những quy định, văn bản pháp luật của Chính phủ và

Ngân hàng Trung Ương về hoạt động của ngân hàng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu.

Những thay đổi chính sách vĩ mô về quy định xuất nhập khẩu, thương mại, ngoại giao, quản lý tiền tệ, chính sách lãi suất, các chương trình kinh tế lớn của Nhà nước… sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ cam kết với ngân hàng, và việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng bị hạn chế.

Các thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu, thương mại, ngoại giao giữa các quốc gia có thể hạn chế, cấm doanh nghiệp nhận tín dụng xuất nhập khẩu cho các mặt hàng kinh doanh chủ lực của mình. Hay sự thay đổi những quy định về thuế, giá hàng xuất nhập khẩu… trong chính sách xuất nhập khẩu có thể làm cho doanh nghiệp nhận tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng phải hạn chế xuất nhập khẩu hay chịu thua lỗ. Những điều này dẫn đến việc loại hình tín dụng xuất nhập khẩu bị thu hẹp lại hoặc có chất lượng thấp, không hiệu quả cả đối với ngân hàng và doanh nghiệp được nhận vốn.

Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại hối trên thanh toán và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nên kinh tế quốc dân, trước hết là ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, đến nhu cầu ngoại tệ cho xuất nhập khẩu.

Chính sách lãi suất tác động đến lãi suất tín dụng của ngân hàng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu. Nếu mức lãi suất quy định quá cao thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay vốn khó tạo được mức sinh lời cao để bù đắp, các doanh nghiệp sẽ hạn chế sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng, và do đó các nghiệp vụ này không hiệu quả và không có khả năng mở rộng thêm. Lãi suất tín dụng xuất nhập khẩu phải theo tín hiệu thị trường và mối quan hệ cung cầu về vốn, nhằm thu hút tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho việc mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu.

Do đó, việc thống nhất các điều luật, thông tư, các quy định, các văn bản… liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như ngân hàng dễ dàng trong việc thực hiện, một mặt tránh được sự lợi dụng kẽ hở của các đối tượng làm ăn không chân chính, mặt khác để ngân hàng và doanh nghiệp đưa ra chính sách đầu tư trong một lĩnh vực nào đó mà không sợ mất vốn vì cơ chế chính sách thay đổi.

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế, chính trị và xã hội tác động lên hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng.

Một môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển cùng với mức thu nhập của người dân, lòng tin và sự ổn định đồng tiền trong nước, sức hút từ việc gửi tiền sẽ tăng lượng vốn huy động, và do đó tạo điều kiện cho việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn.

Môi trường chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu. Những bất ổn về kinh tế chính trị dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc tập trung đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí là duy trì mức độ phát triển như cũ. Đồng thời nó cũng dẫn tới sự mất lòng tin trong đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngh không huy động thêm vốn, trong khi có thể có xu hướng dân chúng rút tiền gửi khỏi ngân hàng để tự bảo quản.

2.3. Môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, xã hội của các nước có quan hệ xuất nhập khẩu

Mọi sự biến động chính trị của các nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự đáp ứng các cam kết thảo thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng đến sự vận động tự do của thương mại, đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Những thay đổi về cơ chế, chính sách và chế độ chính trị của một quốc gia: quy định về dự trữ ngoại

hối, về thuế, phí xuất nhập khẩu, quan điểm của các đảng phái, hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, kinh tế của quốc gia chưa ổn định làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện cam kết của các đối tác, do vậy ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng.

IV. Kinh nghiệm thế giới về tín dụng xuất nhập khẩu

Chính sách tín dụng ưu đãi đã được các nước rất coi trọng. Nhiều nước đã thành lập những ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu, thông qua đó áp dụng những biện pháp đặc biệt để hỗ trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là hỗ trợ ngành xuất khẩu mũi nhọn. Sau đây là ví dụ về việc thực hiện thành công các chính sách ưu đãi về tín dụng của một số nước trên thế giới.

- Nhật Bản: Trong những năm đầu của thời kì tăng trưởng nhanh, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tín dụng đặc biệt đối với hàng xuất khẩu. Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM) ra đời vào năm 1950 có nhiệm vụ cấp tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu thuộc các ngành công nghiệp then chốt; JEXIM có 4 hình thức tài trợ chính là: tín dụng xuất khẩu, tín dụng nhập khẩu, tín dụng đầu tư ra nước ngoài và tín dụng không điều kiện (Untied Loans). Thông qua Ngân hàng này, Nhật Bản đã thực hiện cấp vốn với lãi suất thấp, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình.

- Mỹ: Nhằm hỗ trợ xuất khẩu, Mỹ đã thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi bằng cách thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EXIM Bank) và Tập đoàn Đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC), tài trợ xuất khẩu song phương, tài trợ dự án, bảo lãnh nợ và bảo hiểm.

EXIM Bank tài trợ xuất khẩu hàng hoá của Mỹ bằng cách cung cấp tín dụng, bảo lãnh vốn lưu động (Working capital Guarantee) và tín dụng bảo hiểm xuất khẩu (Export credit insuarance). Trong khi đó, OPIC lại khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đầu tư vào các nước đang phát triển thông qua tài trợ vốn cho các dự án và bảo hiểm các rủi ro chính trị, trong đó

có bảo hiểm trước rủi ro về tính không chuyển đổi của các bản tệ, quốc hữu hoá và biến động chính trị.

- Đức: Tín dụng cho người đặt hàng được thực hiện ở Đức. Ngân hàng Đức ký kết hiệp định khung với các Ngân hàng và Chính phủ của nước ngoài cho phép các Ngân hàng và Chính phủ này sử dụng những khoản tín dụng riêng rẽ nhằm tài trợ cho việc nhập khẩu hàng hoá, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ từ Đức.

Ưu điểm của phương thức này:

Đối với người xuất khẩu:

+ Tránh được những rủi ro làm ngưng trệ thanh toán về kinh tế, chính trị nằm ở nước ngoài.

+ Tránh được khó khăn đối với thanh toán và giữa được khả năng tín dụng của mình.

+ Cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài.

Đối với người nhập khẩu:

+ Có thể thanh toán từng phần cho cả công trình, thiết bị đã nhập khẩu. Đồng thời có thể thanh toán từ lợi nhuận cho các sản phẩm làm ra từ các công trình, thiết bị đó. Do đó nhà nhập khẩu giữ được vốn và nội tệ của nước mình

+ Có thể tận dụng được lãi suất thuận lợi ở nước nhập khẩu.

Thành công và hạn chế của các quốc gia trong việc áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Trong từng thời điểm, giai đoạn khác nhau, tuỳ theo sự phát triển kinh tế của quốc gia, Chính phủ và Nhà Nước có thể xem xét để có những chính sách riêng nhằm hỗ trợ sự phát triển tín dụng xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, bên cạnh việc thành lập các ngân hàng hay tổ chức chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu để thông qua đó thực hiện tốt các chính sách đã được đề ra.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI


I. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội được thành lập theo Quyết định số 0054/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994. Số vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 20 tỷ đồng với định hướng hoạt động trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Cổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng công ty, công ty và các nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng.

Bắt đầu từ con số hết sức khiêm tốn: vốn điều lệ chỉ có hơn 20 tỷ đồng, với duy nhất một trụ sở chính tại 28A Điện Biên Phủ – Ba Đình – Hà Nội, số cán bộ nhân viên chỉ có 25 người; trải qua hơn 13 năm hoạt động, Ngân hàng

Quân Đội đã không ngừng vươn lên, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, đổi mới phương thức hoạt động gắn liền với ứng dụng công nghệ ngân hàng và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu về vốn và dịch vụ cho khách hàng, tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Vốn điều lệ của Ngân hàng liên tục tăng và đã đạt hơn 2000 tỷ đồng năm 2007. Lượng khách hàng ngày càng mở rộng gồm các doanh nghiệp quân đội, doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh và các khách hàng cá nhân. Lượng vốn hàng năm huy động một phần đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, thực thi chính sách tiền tệ cũng như chính sách ngoại hối theo đúng định hướng của Nhà nước. Các cổ đông lớn của Ngân hàng gồm một số công ty lớn như: Tổng công ty Bay dịch vụ miền Bắc, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty Tân Cảng Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và trên 750 cổ đông pháp nhân và thể nhân khác.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Đến thời điểm 31/12/2005, mạng lưới của Ngân hàng đã phủ khắp các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, gồm:

- Hội sở chính và Sở giao dịch Hà Nội

- 04 chi nhánh cấp 1

- 17 chi nhánh cấp 2

- 03 phòng giao dịch

- Công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC), Công ty quản lý quỹ Hà Nội (HFN)

Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng trong nước, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới. Mạng lưới các ngân hàng đại lý của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2024