Diễn Biến Lượng Nhập Khẩu Thép Năm 2007 Và 10 Tháng Đầu Năm 2008

trong năm 2008 là 684 USD/tấn, tăng 33,5% và trị giá đạt 1,64 tỷ USD, tăng 48,3% so với năm 2007.

Biểu đồ 9: Diễn biến lượng nhập khẩu thép năm 2007 và 10 tháng đầu năm 2008

Đơn vị: triệu tấn


Nguồn Báo cáo nhập khẩu sắt thép năm 2007 và 10 tháng đầu năm 2008 của Tổng 1

Nguồn: Báo cáo nhập khẩu sắt thép năm 2007 và 10 tháng đầu năm 2008 của Tổng công ty Thép Việt Nam

Năm 2008, đứng trước các biến động về giá cả và chính sách của các nước xuất khẩu thép, thị trường cung cấp thép cho Việt Nam có sự chuyển dịch lớn. Chính sách hạn chế xuất khẩu thép của Trung Quốc trong những tháng đầu năm đã khiến cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh tìm kiếm đối tác từ các nước khác. Đến cuối năm, Trung Quốc thả lỏng xuất khẩu thì Việt Nam lại hạn chế nhập khẩu do tồn kho nhiều. Do vậy, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2008 đã giảm mạnh 21,25% so với năm 2007, xuống còn 2,3 triệu tấn, chiếm tỉ trọng 39%. Giảm mạnh so với năm 2007 (với tỉ trọng về lượng nhập khẩu từ Trung Quốc là 49,5%). Trong khi đó, lượng nhập khẩu thép từ các nước Hàn Quốc, Ấn Độ, Ucraina, Mêhicô, Thuỵ Điển và nhiều thị trường khác trong năm 2008 tăng rất mạnh.

Giai đoạn 2007 - 2008 đã xảy ra hiện tượng xuất khẩu thép ngược mà nguyên nhân là giá thép thế giới cao hơn giá tại Việt Nam, thị trường thép

trong nước đang "ế ẩm", lượng hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp cần vốn để tiếp tục kinh doanh, nhưng không thể vay từ ngân hàng do lãi suất quá cao. Doanh nghiệp sử dụng nguồn phôi thép nhập khẩu còn tồn đọng xuất khẩu sang các thị trường khác để hưởng chênh lệch.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 5/2007, lượng phôi thép xuất khẩu không đáng kể, chỉ trên dưới 10.000 tấn. Sáu tháng đầu năm 2008, doanh nghiệp đã xuất khẩu 380.000 tấn phôi thép. Trong đó, có 180.000 tấn được sản xuất trong nước, 200.000 tấn còn lại là phôi nhập khẩu từ các tháng trước. Ngoài ra, doanh nghiệp còn xuất khẩu 230.000 tấn thép thành phẩm khác đã nhập khẩu trước đó. Ngày 28/6/2008, Bộ Tài chính đã tăng thuế suất thuế xuất khẩu phôi thép từ 2% lên 10% (Quyết định 39/2008/QĐ-BTC). Sản lượng phôi thép xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm nữa, vì từ ngày 10/8/2008, thuế suất thuế xuất khẩu phôi thép đã tăng tiếp từ 10% lên 20% (64/2008/QĐ- BTC). Việc tăng thuế là để chống tình trạng "sốt" giá thép tại thị trường trong nước thời gian tới, khi phôi thép bị xuất khẩu quá lớn làm giảm lượng dự trữ, gây khan hiếm phôi để sản xuất thép thành phẩm. "Tác dụng" của việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép thể hiện đặc biệt rõ trong tháng 7/2008, sản lượng phôi thép xuất khẩu đã giảm mạnh, chỉ đạt 12.000 tấn, và các tháng cuối năm, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay vòng vốn và bù lỗ cho việc đã nhập khẩu một lượng thép lớn trong nửa đầu năm với giá cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.2. Ảnh hưởng của giá gạo

Xuất khẩu gạo là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vào đầu năm 2008 đã tác động đến diễn biến tăng cao của mặt hàng lúa gạo trong giai đoạn 2007 - 2008 đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của nước ta.

Theo “Báo cáo ngành hàng gạo năm 2007 - 2008” - Trang tin Xúc tiến Thương mại của của Bộ NN & PTNT cho biết, sản lượng lúa cả nước năm 2007 ước đạt khoảng 35,8 triệu tấn (tương đương năm 2006), sản lượng gạo xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn (kể cả gạo thơm và nếp) với kim ngạch đạt 1,455 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy xuất khẩu gạo năm 2007 của Việt Nam giảm 3% về số lượng, nhưng nhờ tăng tới 14% về giá nên kim ngạch đã vượt chỉ tiêu đề ra [36]. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, cái được từ xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay không chỉ đơn thuần là tăng trưởng tới 14% về trị giá, mà lớn hơn cả là thể hiện được cái lợi chung của “3 nhà” (nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân) do giá tăng.

Cũng theo số liệu bản báo cáo đưa ra, năm 2007, xuất khẩu gạo 15% tấm đạt 1,512 triệu tấn với kim ngạch 501,5 triệu USD, tăng 15,04% về lượng và tăng 37,96% về trị giá so với năm 2006; tăng 21,84% về lượng và tăng 44,67% về trị giá so với năm 2005.

Năm 2007, Việt Nam nằm trong số ít các nước có kim ngạch xuất khẩu gạo tăng do nhu cầu gạo thế giới tăng vượt nguồn cung trong khi hầu hết các nước xuất khẩu gạo ở Châu Á đều giảm sản lượng gạo, đặc biệt là Ấn Độ. Năm 2007, sản lượng gạo toàn cầu đạt 419,9 triệu tấn, giảm 8,7 triệu tấn trong khi mức tiêu thụ gạo vượt mức sản xuất và đạt 420,4 triệu tấn, tăng 3,6 triệu tấn so với mùa vụ trước. Ba tháng đầu năm 2007, giá gạo xuất khẩu đạt 291 USD/tấn, tăng 38 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2006 và tăng 37 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2005. Tính chung 9 tháng đầu năm 2007, giá gạo Việt Nam xuất khẩu đạt bình quân 293 USD/tấn, tăng 42 USD/ tấn so với 2006. Đây là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam ngang bằng giá gạo Thái Lan cùng cấp các loại từ 5%, 10%, 15% đến 20% tấm; và trong tháng 9, giá gạo loại 25% tấm đã vượt cao hơn cả Thái Lan. Tháng 9/2007, gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu với giá 350 USD/tấn, cao hơn so với Thái Lan là 342 USD/tấn. Trong các ngày đầu tháng 10, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng ở mức 315

USD/tấn FOB Cảng Sài Gòn. Từ tuần thứ 2 của tháng, gạo 5% tấm đã tăng lên 320 USD/tấn và duy trì ở mức này cho đến hết tháng. Mặc dù năm 2007 được giá nhưng cả lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của các tháng và các quý đều giảm so với năm 2006. Do lệnh ngừng xuất khẩu suốt hai tháng đầu năm, tổng lượng gạo xuất khẩu Quý I/2007 đạt 816.100 tấn, đạt kim ngạch 256,9 triệu USD, giảm 35% về lượng và 25% về kim ngạch, lượng gạo xuất khẩu chủ yếu là giao bằng Hợp đồng Chính Phủ đã ký với Indonesia. Tuy nhiên xuất khẩu gạo Quý I/2007 vẫn đạt thấp, không tương xứng với tiềm lực của nước ta. Trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới đang cao, cung không đủ cầu, giá tăng và sản lượng thu hoạch lúa đông xuân của nước ta đạt mức cao do được mùa, việc hạn chế xuất khẩu gạo là mang tính bất hợp lý, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thấy rõ được những bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô, Hội nghị giao ban xuất khẩu gạo Quý I được tổ chức giữa tháng 4/2007, tổ chức điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Thương Mại đã quyết định gia tăng xuất khẩu từ 1,4 triệu tấn lên 1,6 triệu tấn trong Quý II/2007. Nhờ đó, tháng 4/2007, xuất khẩu gạo của Việt Nam lấy lại tốc độ tăng trưởng do thị trường, giá và chính sách xuất khẩu đang thuận lợi, lượng gạo xuất khẩu trong thời gian này đạt gần 600.000 tấn, đạt kim ngạch 186 triệu USD, đưa tổng lượng gạo xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm 2007 đạt 1,4 triệu tấn, đạt kim ngạch 443 triệu USD. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm vẫn giảm 19% về lượng và giảm 7% về kim ngạch. Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm giá gạo thế giới luôn có xu hướng tăng và ở mức cao, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 2,318 triệu tấn, giảm 18,3% về lượng nhưng kim ngạch vẫn đạt 731 triệu USD, giảm 5,83% về giá trị so với cùng kỳ.

Đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2007 là Philippin với 1,464 triệu tấn, trị giá 468,045 triệu USD, giảm 3 % về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường này chủ

yếu là gạo 25% tấm. Xuất khẩu sang Indonesia năm 2007 tăng khá mạnh, đạt 1,169 triệu tấn gạo với trị giá 378,980 triệu USD, tăng tới 344,1% về lượng và tăng 362,3% về trị giá so với năm 2006; còn so với năm 2005 tăng 1029,39% về lượng và tăng 1220,74% về trị giá. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số nước châu Phi năm 2007 lại giảm khá mạnh như Angola, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Camêrun, Kênya.

Theo Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2008 và triển vọng 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO), xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 49,8% so với năm 2007. Năm 2008, cũng là năm thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng. Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ). Xuất khẩu gạo giảm mạnh tại thị trường Châu Á, tăng mạnh tại thị trường Châu Phi. Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm2007 lên 22% năm 2008).

Biểu đồ 10: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường giai đoạn 2007 - 2008 (%)


Nguồn: “Báo cáo ngành hàng gạo năm 2007 - 2008” - Trang tin Xúc tiến thương mại - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

Theo số liệu từ Báo cáo ngành hàng gạo năm 2007 - 2008 của Trang tin Xúc tiến thương mại - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thì cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Thậm chí, sang năm 2009, sau khi thu hoạch lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007. Phillippines vẫn duy trì vị trí số một nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu

của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. Bảy thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường Châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng. Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia). Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với năm 2007. Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng chú ý là năm 2008, I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm ngừng nhập khẩu vào năm 2007. Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1 thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ả rập Syrian mặc dù có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam không lớn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 2007/08 lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này đạt 29.338%. Ba Lan là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gạo từ Việt Nam lớn thứ hai, đạt 6.790%. Tiếp theo là các thị trường Senegal (đạt 6.411%), Fiji (tăng 4.638%), Pháp (tăng 2.272%), Kenya (tăng 2.140%), Ả rập Xê út (tăng 2.093%), Đông Timo (tăng 1.646%). Bờ biển Ngà (1.214%)... Các thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2008 này chủ yếu là các thị trường thương mại (các thị trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi. Tình hình phát triển kinh tế tại một số nước thuộc khu vực Châu Phi tương đối thuận lợi. Trước tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, hầu hết nền kinh tế trên thế giới giảm tăng trưởng nhưng tại khu vực Châu Phi, tốc độ tăng trưởng GDP 2009 của một số nước vẫn đạt được mức tăng trưởng.

Biểu đồ 11: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008



Nguồn: Báo cáo thường niên ngành hàng gạo năm 2008 và triển vọng năm 2009- Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO)

Xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm 2008 giảm mạnh và bị hạn chế do chính sách cấm xuất khẩu gạo của Chính phủ vì lo ngại nguy cơ An ninh lương thực Quốc gia. Tháng 2/2008, xuất khẩu gạo cả nước đạt 328,4 ngàn tấn với trị giá trên 139 triệu USD, tăng 151% về lượng và tăng 170,3% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2008 đạt 459,3 ngàn tấn với trị giá gần 190,44 triệu USD, tăng 76,95% về lượng và tăng 126,91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

Như vậy, 2 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu gạo sang thị trường Indonêsia là lớn nhất đạt 189,9 nghìn tấn với trị giá 61,8 triệu USD, giảm 10,45% về lượng và giảm 10,61% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng xuất khẩu sang Philippin lại tăng 498,52% về lượng và tăng 675,44% về trị giá so với cùng năm ngoái đạt 174 nghìn tấn với trị giá 70,87 triệu USD. Về chủng loại: Trong tháng 2/2008, xuất khẩu gạo 25% tấm đạt cao

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí