Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu

trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Ôx-trây-li-a, I-rắc [41].

Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9% [41].

Nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7% giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước. Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9% [41].

Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm

hàng nông sản chiếm 16,3%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5% [18].

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu [42].

Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hoá, năm 2008 còn đẩy mạnh xuất, nhập khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%. [42]

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố:

a. Các công cụ và các chính sách kinh tế vĩ mô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Các nước khác nhau có chính sách thương mại khác nhau, thể hiện ý chí và mục tiêu của các chính phủ trong việc điều hành và quản lý các hoạt động thương mại quốc tế. Nhà nước để điều tiết hoạt động quản lý thường sử dụng công cụ thuế quan hoặc các công cụ phi thuế quan. Chính sách thuế quan có vai trò rất lớn trong việc khuyến khích hay hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu của một mặt hàng nào đó, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công cụ phi thuế quan thường được các nước áp dụng như hạn ngạch xuất nhập khẩu, hàng rào kĩ thuật, ... nhằm kiểm soát số lượng và chất lượng của các mặt hàng xuất nhập khẩu.

- Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu.

Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 6

Một chính sách tỷ giá hối đoái ồn định và ở mức thấp sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, ngược lại khi tỷ giá hối đoái ở mức cao sẽ khuyến khích nhập khẩu. Chính sách tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng và việc áp dụng nó chịu sự tác động của biến động đồng tiền trên thế giới, phụ thuộc vào vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Các chính sách như trợ cấp xuất khẩu, bù lỗ giá khi giá cả biến động, hạ lãi suất cho vay vốn, cho vay ưu đãi... có tác dụng là đòn bẩy đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Các chính sách đối với cán cân thanh toán thương mại.

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì việc đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, nâng cao uy tín và kích thích xuất khẩu.

- Các chính sách phát trỉển ngành hàng.

Nhà nước sẽ đưa ra chính sách phát triển ngành hàng để kinh doanh xuất nhập khẩu đúng đắn, đầu tư cơ sở hạ tầng, có các chính sách tín dụng ưu đãi, các biện pháp hỗ trợ xúc tiến kinh doanh sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng được lợi thế để phát triển sản xuất, kiến tạo lợi nhuận

b. Các quan hệ kinh tế quốc tế

Trong hoạt động thương mại quốc tế, các mối quan hệ quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc áp dụng các chính sách thuế quan, phi thuế quan,... nới lỏng hay chặt chẽ phụ thuộc vào mặt hàng xuất nhập khẩu là căn cứ vào mối quan hệ song phương giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng thì các nền kinh tế trên toàn cầu trở thành một chuỗi đôminô gắn kết. Việc biến động của giá cả một mặt hàng nào đó, biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, và các hoạt động đầu tư quốc tế của các quốc gia khác cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của một đất nước. Một đất nước tham gia ký kết các hiệp định song phương, đa phương, tham gia vào các tổ chức thương mại lớn sẽ là tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

c. Các yếu tố chính trị và pháp luật.

Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua bán quốc tế. Các doanh nghiệp kinh xuất nhập khẩu đều phải tuân thủ các tập quán thương mại và pháp luật quốc gia, quốc tế hiện hành nếu có dẫn chiếu trong điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện giữa hai chủ thể kinh tế có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, chính vì thế cần có sự hiểu biết về kinh tế, chính trị của nước bạn hàng, hiểu biết về luật pháp quốc tế để hạn chế tranh chấp xảy ra.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2008.‌


1. Ảnh hưởng của biến động giá cả hàng hóa quốc tế đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam

1.1. Ảnh hưởng của giá thép

Thép là một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của nước ta. Do nước ta vẫn phải nhập khẩu 50- 60% phôi thép hàng năm nên việc giá thép tăng cao và đầy biến động trên thị trường thế giới trong năm 2007 và 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Theo “Báo cáo thường niên ngành thép năm 2007” của Hiệp hội Thép

Việt Nam, giá phôi thép và thép trên thị trường thế giới biến động liên tục từ đầu năm đến cuối năm. Đầu năm 2007, giá thép chỉ ở mức 8,5 triệu đồng/tấn thì đến cuối năm tăng vọt lên ở mức 13-14 triệu đồng/tấn, giá phôi thép tăng từ mức trên 400 USD/tấn đầu năm đến cuối năm chạm mức 700 USD/tấn. Giá thép trên thị trường thế giới tăng mạnh, đã tác động đến thị trường thép trong nước, trong khi đó nhu cầu về thép trong nước vẫn tăng mạnh từ 17%-19%. Giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn giá thép thành phẩm nhập khẩu (do chính sách hoàn thuế VAT 8% cho thép thành phẩm trong khi đánh thuế xuất khẩu với phôi thép của Trung Quốc). Nhận thấy điều này, hàng trăm nghìn tấn thép cuộn đã được các doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam. Mỗi tấn thép cuộn nhập khẩu về có giá rẻ hơn sản xuất trong nước tới 300.000 đồng. Nửa năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã thu được khoản lợi nhuận lớn bằng việc nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc về bán. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu như cả năm 2006, Việt Nam nhập khẩu thép cuộn của Trung Quốc là 150.000 tấn thì tính từ đầu năm 2007 tới 15/04/2007, lượng thép cuộn nhập từ Trung Quốc đã lên đến gần 190.000 tấn. Chỉ tính

riêng tháng 04/2007, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 80.000 tấn thép cuộn. Biết trước thông tin từ 1/6/2007 Trung Quốc sẽ nâng thuế suất thuế xuất khẩu thép thành phẩm lên 10% và phôi thép lên 15%, trong tháng 5/2007, nhiều DN đã đẩy mạnh nhập khẩu cả phôi thép và thép thành phẩm để tích trữ. Cũng theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam thì 6 tháng đầu năm 2007 lượng phôi thép nhập khẩu là 1.083.000 tấn. Riêng tháng 5, lượng phôi thép nhập khẩu là 385.000 tấn đảm bảo hơn 1 tháng sản xuất với giá 485 USD/tấn. Ngoài ra các DN sản xuất cũng còn lượng hàng tồn kho hơn 200.000 tấn với giá thấp.

Đúng như đã công bố, bắt đầu từ 1/6, Trung Quốc nâng thuế suất thuế xuất khẩu với phôi thép lên 15%, thép thành phẩm 10% và bỏ chính sách hoàn thuế VAT cho thép thành phẩm xuất khẩu. Giá phôi thép và thép của Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung bắt đầu "leo thang". Mức giá phôi từ 485 USD/tấn trong tháng 5, tăng dần lên 530 USD cuối tháng 6, sau đó liên tiếp tăng vượt 600 USD vào tháng 9 và chạm mức 700 USD/tấn vào cuối năm. Khi giá phôi tăng thì giá thép trong nước cũng ngay lập tức tăng theo với mức tương đương. Với lượng lớn phôi nhập khẩu khi giá vẫn còn thấp và còn lượng lớn hàng tồn kho, bán với giá cao, các doanh nghiệp thép đã “trúng đậm”. Số liệu của Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, năm 2007, 8 doanh nghiệp liên doanh thuộc tổng công ty này có lợi nhuận trước thuế là 528,9 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2006. Thép cuộn nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007 giá thấp hơn cả giá phôi thép, trong khi giá thép cuộn trên thị trường 6 tháng cuối năm 2007 còn tăng cao hơn cả thép cây. Do sản xuất thép cuộn không cạnh tranh được với thép nhập khẩu từ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2007, nhiều doanh nghiệp thép đã ngừng hoặc giảm sản xuất thép cuộn, điều này đã làm cho thị trường khan hiếm và giá thép cuộn được đẩy lên cao, đó là điều chưa từng xảy ra. Một số DN thương mại nhìn thấy tình hình khan hiếm thép cuộn đã giữ lại thép nhập khẩu đến những

tháng cuối năm mới bán ra với mức giá từ 12-13 triệu đồng/tấn, trong khi nhập chỉ tới 8-9 triệu đồng/tấn. Lượng nhập khẩu thép của các doanh nghiệp tiếp tục tăng trong quý III và quý IV/2007 do sức tiêu thụ thép của thị trường trong nước đã tăng rất mạnh, và tình hình triển khai đồng loạt các công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước và các công trình của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra sự kiện Trung Quốc - nước bạn hàng xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam đã phê chuẩn biểu thuế xuất khẩu thép có hiệu lực từ 01/01/2008 với các mức thuế suất tăng cao hơn, và dự đoán tình hình giá thép thế giới liên tục tăng cao trong năm 2008 cũng khiến sản lượng thép nhập khẩu tăng lên.


Bước sang năm 2008, tình hình giá phôi thép nhập khẩu tiếp tục tăng cao. Việc nhập khẩu phôi vẫn đang chiếm tỷ trọng 50% do các cơ sở luyện phôi mới đang còn tiếp tục xây dựng, chưa có thêm cơ sở lò điện nào bắt đầu vào sản xuất làm cho giá thép trong nước vẫn còn phụ thuộc vào giá phôi nước ngoài. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cả năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu 5,7 triệu tấn thép các loại với trị giá hơn 5 tỷ USD, tăng 3,36% về lượng và 34,97% về trị giá so với năm 2007.


Về chủng loại nhập khẩu, năm 2008 thép cuộn cán nóng vẫn là loại thép được nhập khẩu nhiều nhất với 1,63 triệu tấn, trị giá 1,2 tỉ USD, giảm 3,52% về lượng nhưng tăng 41,83% về trị giá. Tiếp đến là chủng loại thép tấm cán nóng với lượng nhập khẩu 1,12 triệu tấn, trị giá 852,7 triệu USD, tăng 0,61% về lượng và 27,98% về trị giá. Bên cạnh đó, một số loại có lượng nhập khẩu tăng mạnh so với năm 2007 như thép tấm cán nguội (tăng 267,86%), thép lá cán nóng (tăng 30,15%), thép không gỉ (tăng 26,3%), thép dây (tăng 21%).

Nếu như năm 2007, giá thép nhập khẩu khá ổn định trong suốt cả năm thì năm 2008 lại có sự biến động rất mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2008, giá thép nhập khẩu liên tục tăng mạnh, lên gấp 2 lần. Năm 2008, giá các loại thép nhập khẩu đều tăng mạnh so với năm 2007. Trong đó, tăng mạnh nhất là thép thanh (tăng 57%), thép dây (tăng 51,54%), thép cuộn cán nguội (tăng 47%), thép lá cán nguội (tăng 40,43%). Tháng 10 và tháng 11 năm 2008, giá nhập khẩu giảm dần và đến tháng 12 thì giảm gần 1 nửa về mức 699 USD/tấn, thấp hơn so với đầu năm 2008 và cả cùng kỳ năm 2007. Tính chung cả năm 2008, giá thép nhập khẩu tăng trung bình 30,6%, đạt 875 USD/tấn.

Lo sợ giá tăng cao vào cuối năm và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đang tăng, chính vì vậy các doanh nghiệp đã tranh thủ nhập rất nhiều trong 3 tháng đầu năm 2008. Theo Bộ Công thương, ước tính có 3,44 triệu tấn thép các loại, trị giá hơn 2,4 tỉ USD được nhập khẩu vào VN trong quí I/2008, tăng 110,7% về lượng so với cùng kỳ năm 2007. Từ tháng 4 trở đi, do lượng hàng tồn kho lớn và giá thế giới tăng cao đồng thời nhu cầu trong nước giảm nên lượng nhập khẩu giảm rất mạnh trong hầu hết các tháng còn lại của năm. Tuy nhiên lượng phôi thép nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2008 vẫn đạt 1,3 tỷ USD, tăng 181%. Tháng 10/2008, lượng sắt thép nhập khẩu tiếp tục giảm thêm 10% xuống còn 270 nghìn tấn. Như vậy, trong 7 tháng qua, lượng nhập khẩu sắt thép vào Việt Nam liên tục giảm. Lượng nhập khẩu các loại thép khác và phôi thép đều giảm rất mạnh so với tháng 9, trong đó phôi thép giảm 59,2%, thép cuộn cán nguội giảm 22,16%, thép không gỉ giảm 88,56%, thép tấm cán nguội giảm 15,09%. Đến tháng 12, lượng tồn kho và giá giảm, các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng nhập khẩu trở lại. Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 12 là 274 nghìn tấn, tăng hơn 7 lần so với tháng 11, nâng lượng nhập khẩu phôi thép cả năm 2008 lên 2,39 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2007 và hoàn thành được 95,7% kế hoạch năm. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022