Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để nghiên cứu các nội dung cụ thể.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008.
Chương 2: Ảnh hưởng của những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp nhằm đối phó với những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Do điều kiện và khả năng có hạn nên khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.
Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành sự nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến của cô giáo - TS. Trịnh Thị Thu Hương để có thể hoàn thiện khóa luận này. Đồng thời gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên Thư viện Quốc gia Hà Nội và Thư viện trường Đại học Ngoại Thương đã cung cấp rất nhiều số liệu và tài liệu quan trọng được sử dụng trong đề tài .
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền Thương
CHƯƠNG 1
NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007 - 2008
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007 - 2008
1. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu khi bước sang thiên niên kỉ mới, giai đoạn 2007 - 2008 thực sự là cột mốc quan trọng, đánh dấu những biến động sâu sắc. Giai đoạn này đã ghi nhận những thành quả đạt được rất đáng khích lệ. Song cũng đặt ra bài toán hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế trong việc thực thi những biện pháp nhằm vượt qua dư chấn của cơn bão khủng hoảng và giảm nhẹ đà suy thoái.
1.1. Tình hình chung Tăng trưởng kinh tế:
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(Đơn vị: %)
2006 | 2007 | 2008 | |
Thế giới | 5,1 | 5,0 | 3,4 |
Các nền kinh tế phát triển | 3,2 | 2,6 | 1,0 |
Khu vực Châu Âu | 2,8 | 2,6 | 1,0 |
Các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển | 7,9 | 8,0 | 6,3 |
Châu Phi | 6,1 | 6,1 | 5,2 |
Các nước đang phát triển ở Châu Á | 9,8 | 10,0 | 7,8 |
Khu vực Trung Đông | 5,7 | 6,0 | 6,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 1
- Tình Hình Kinh Tế Ở Một Số Quốc Gia Và Khu Vực
- Giá Dầu Thế Giới Tính Từ Ngày 3/12/2007 Đến Ngày 15/12/2008 Dựa Trên Giá Dầu Kỳ Hạn Đóng Cửa Tại Thị Trường New York
- Đồ Thị Diễn Biến Đồng Eur So Với 1 Jpy Năm 2008
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: IMF (2009), “World Economic Outlook Update: Global Economic Slump Challenges Policies”, p.6 [56]
Theo bảng số liệu trên, năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 5% (năm 2006 là 5,1%). Đây là năm thứ năm liên tiếp kinh tế thế giới có mức tăng trưởng khả quan, đánh dấu giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững nhất kể từ đầu thập niên 70 [46].
Bước sang năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế mà tâm chấn của cơn suy thoái là kinh tế Mỹ, đã lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính. Các nền kinh tế lớn đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm còn 3,4%; so với năm 2007, mức tăng trưởng đã giảm xuống con số kỉ lục: 1,6%.
Bảng số liệu đã phản ánh rõ nét sự sụt giảm trong mức tăng trưởng của hầu hết các khu vực kinh tế trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế phát triển đạt 2,6% và đạt 1,0% năm 2008, đánh dấu giai đoạn phát triển không mấy khả quan của các quốc gia trụ cột này. Khu vực Châu Âu cũng đã trải qua một giai đoạn khó khăn và chỉ đạt mức tăng trưởng 1,0% trong năm 2008 (năm 2007 là 2,6%).
Trong những „„mảng màu xám xịt‟‟ của bức tranh kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ngày càng khẳng định được vị thế và dần trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tại khu vực Trung Đông, mức tăng trưởng đã tăng thêm 0,1% trong năm 2008, đạt 6,1% (năm 2007 là 6,0 %). Các quốc gia đang phát triển khác ở Châu Á cũng đạt mức tăng trưởng khả quan: 10% trong năm 2007, giảm nhẹ còn 7,8% năm 2008, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của việc tăng trưởng yếu ở Mỹ và Châu Âu.
Lĩnh vực thương mại:
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại
(Đơn vị: %)
2006 | 2007 | 2008 | |
Tăng trưởng thương mại thế giới (hàng hóa và dịch vụ) | 9,3 | 7,2 | 4,1 |
Nhập khẩu | |||
Các nền kinh tế phát triển | 7,5 | 4,5 | 1,5 |
Các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển | 14,7 | 14,2 | 10,4 |
Xuất khẩu | |||
Các nền kinh tế phát triển | 8,4 | 5,9 | 3,1 |
Các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển | 11,0 | 9,5 | 5,6 |
Nguồn: IMF (2009), “World Economic Outlook Update: Global Economic Slump Challenges Policies”, p.6 [56]
Số liệu ở bảng 2 đã cho thấy tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế giai đoạn 2007 - 2008 giảm đáng kể so với năm trước: năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 7,2% và năm 2008 chỉ đạt 4,1%, giảm hơn một nửa so với năm 2006 (9,3%). Mức tăng trưởng trong hoạt động nhập khẩu tại các nước phát triển năm 2007 đạt 4,5%, giảm 3% so với năm 2006 (7,5%), sụt giảm kỉ lục và chỉ đạt 1,5% năm 2008 do chi tiêu dùng giảm mạnh. Các quốc gia đang nổi và đang phát triển vẫn đạt mức tăng trưởng hai con số: năm 2007 đạt 14,2% và năm 2008 là 10,4%.
Do sự tăng mạnh của giá cả hầu hết các loại hàng hóa và sự khó khăn của nền kinh tế, mức tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này giảm mạnh so với năm 2006. Tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu tại các quốc gia phát triển từ mức 8,4% năm 2006 đã giảm còn 5,9% năm 2007, năm 2008 chỉ đạt con số
khiêm tốn: 3,1% do các nền kinh tế lớn lâm vào khủng hoảng và suy thoái. Tại các quốc gia đang nổi và đang phát triển, năm 2007 mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 9,5% và năm 2008 giảm xuống còn 5,6%, xấp xỉ một nửa mức tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của năm 2006 (11%).
Sở dĩ có sự sụt giảm trong mức tăng trưởng của cả hoạt động kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu ở tất cả các nền kinh tế giai đoạn này là do ảnh hưởng từ các biến động kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực lên cán cân xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Qua các số liệu trên có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng về xuất và nhập khẩu của các quốc gia đang phát triển và các thị trường đang nổi luôn cao hơn nhóm các nước phát triển, và có tác động chi phối lớn tới thực trạng thương mại thế giới trong những năm gần đây.
Hợp tác quốc tế:
Các nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế, xu thế chủ đạo là việc ngày càng nhiều quốc gia tiến hành ký kết các FTA song phương, song song với xu thế liên kết mang tính khu vực và đa phương vẫn tiếp tục được củng cố. Việc Hội nghị thượng đỉnh EU thông qua "Điều ước Lisbon" nhằm thay thế "Điều ước hiến pháp EU", đã chứng tỏ việc EU đang tăng mạnh sức ảnh hưởng trên vũ đài kinh tế quốc tế.
Trên thế giới, sự hội tụ của một số tổ chức khu vực ngày càng tăng. Hội nghị thượng đỉnh liên minh Châu Phi thông qua "Tuyên ngôn Accra", nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của việc đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa chính trị, kinh tế lục địa Châu Phi. Khu vực ASEAN trong những năm gần đây được đánh giá là khu vực kinh tế phát triển năng động và có nhiều khởi sắc. Các quốc gia trong khu vực đã ký kết hiến chương ASEAN và quyết định đẩy nhanh 5 năm tiến trình thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (2015) đã tạo nên nguồn sinh khí mới thúc đẩy hợp tác trong nội khối [38].
Lĩnh vực đầu tư:
Theo số liệu từ “Báo cáo đầu tư thế giới 2008: Các công ty xuyên quốc
gia và những thách thức về hạ tầng cơ sở” của UNCTAD công bố tại Giơnevơ ngày 24/9/2008, sau 4 năm tăng liên tiếp, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2007 tiếp tục tăng 30%, lên đến 1.833 tỷ USD, nhiều hơn con số kỷ lục đã được lập năm 2000 (1400 tỷ USD) khoảng hơn 400 tỷ USD, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng bắt đầu xảy ra nửa cuối năm [58].
Luồng vốn FDI tới các nước phát triển trong năm 2007 tăng 17% đạt hơn 1000 tỷ USD, tăng gấp ba lần so với năm 2003, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức đỉnh năm 2000. Mỹ tiếp tục là quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới, ước đạt khoảng 193 tỷ USD. 25 quốc gia thành viên EU thu hút 40% tổng luồng vốn FDI toàn cầu trong năm 2007. Còn tại Nhật Bản, các luồng vốn thuần mà nước này tiếp nhận trong năm 2007 tăng gần 29 tỷ USD. Trong số các nền kinh tế đang phát triển và quá độ, 3 nước và vùng lãnh thổ nhận được nhiều FDI nhất là Trung Quốc, Liên bang Nga và Hồng Kông. Luồng vốn FDI đổ vào Trung Quốc, vốn là quốc gia tiếp nhận FDI nhiều nhất trong các nước đang phát triển, đã giảm nhẹ từ 69 tỷ USD năm 2006 xuống 67 tỷ USD năm 2007, song FDI vào Đặc khu hành chính Hồng Kông lại tăng từ 43 tỷ USD lên 54 tỷ USD. Trong khi đó, FDI đổ vào Nga tăng 70% lên 50 tỷ USD, nhờ ngành công nghiệp năng lượng đang phát triển mạnh [1].
Tuy nhiên, do sự giảm sút của nền kinh tế toàn cầu, hoạt động FDI bắt đầu chững lại trong năm 2008. Trong nửa đầu năm 2008, giá trị các vụ M&A thấp hơn nửa cuối năm ngoái 29%. UNCTAD ước tính, FDI toàn cầu trong năm 2008 đạt khoảng 1.600 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2007 [1].
Xu hướng đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng nguồn tài nguyên tại các nước tiếp nhận đầu tư ngày càng phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, các thị trường đang nổi tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong việc đa dạng hóa đầu tư vào
cơ sở hạ tầng và thị trường chứng khoán.
Lĩnh vực lao động:
Trong năm 2007, mặc dù tăng trưởng chậm lại, lĩnh vực việc làm vẫn chuyển biến thuận lợi. Lực lượng lao động tham gia vào thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng với đội ngũ nhân công dồi dào từ các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển. Theo OECD số lượng việc làm ở các nền kinh tế thuộc tổ chức này đã tăng 1,5%, khu vực EU tăng 1,6%; Mỹ tăng 1,1%; và Nhật Bản tăng 0,4%. Với sự gia tăng khá cao số lượng việc làm, năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp ở các nền kinh tế phát triển đã giảm và đạt mức trung bình là 5,4%. Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất là ở khu vực Trung Đông (11,8%) và Bắc Phi (10,9%). Tại các nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp năm 2007 là 6,2% [26].
Bước sang năm 2008, chịu tác động tiêu cực từ các biến động kinh tế, bức tranh việc làm trên thế giới trở nên vô cùng ảm đạm. Theo số liệu trong báo cáo “Những xu hướng lao động toàn cầu” (The global employment trends) của Văn phòng Lao động Quốc tế ILO năm 2009, tỉ lệ thất nghiệp cao nhất (10,3%) năm 2008 là ở Bắc Phi, tiếp đến là khu vực Trung Đông: 9,4%. Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong năm 2008 là ở khu vực Đông Nam Á (3,8%). Tại các nước phát triển tỉ lệ tăng trưởng của các chỗ làm mới ở mức độ âm, tức là số chỗ làm mới được tạo ra ít hơn số những chỗ làm vừa bị xoá bỏ. Trong khu vực sử dụng đồng Euro, theo số liệu của hãng Eurostat, tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2008 đã lên tới 8% (17,91 triệu người), cao nhất kể từ tháng 11/2006 [38].
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng thất nghiệp giai đoạn này là những đợt cắt giảm nhân công liên tiếp từ các tập đoàn, hãng sản xuất với số lượng lớn.
Lĩnh vực khoa học công nghệ:
Giai đoạn 2007 - 2008 đã chứng kiến nhiều phát minh sáng chế được
ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và y học. Lĩnh vực khoa học công nghệ ngày càng được các quốc gia chú trọng, đầu tư cho cho nghiên cứu và triển khai (R&D) tăng mạnh. Xu thế đầu tư, phát triển mới các trung tâm R&D (trước đây chỉ tập trung ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU...) tại nhiều nước đang phát triển và các thị trường đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ… của các công ty đa quốc gia đang trở nên phổ biến. Các quốc gia đang phát triển đang có cơ hội tiếp cận và ứng dụng các phát minh, sáng chế, công nghệ mới từ các quốc gia phát triển thông qua sự chuyển giao công nghệ từ hoạt động FDI.
1.2. Những khó khăn, thách thức
Quý IV năm 2007 và đặc biệt là năm 2008, nền kinh tế thế giới đã phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn và thách thức. Những biến động kinh tế đã tác động tiêu cực lên mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu. Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là thương mại toàn cầu sụt giảm, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh. Mặt khác, cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính tín dụng cũng đã “tàn phá” cả ngành công nghiệp ô tô, hàng không, du lịch,… đưa hàng loạt “đại gia” rơi vào tình trạng phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao. Hiện tượng giá cả các mặt hàng tăng cao đột biến và tốc độ tăng trưởng cao, luồng vốn đổ vào lớn tại nhiều khu vực… đã khiến lạm phát gia tăng tại nhiều khu vực trên thế giới. Trong khi đó nhiều biện phát kiềm chế lạm phát ở các nước đang phát triển tỏ ra không hiệu quả. Tình trạng mất cân đối toàn cầu tiếp tục gây ra nhiều mối lo ngại.
Ngày 30/7/2008 đánh dấu sự thất bại của Vòng đàm phán Doha sau gần 7 năm theo đuổi (khởi động từ tháng 11/2001). Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận về 18 trong số 20 vấn đề, song bất đồng về mục 19 là cơ chế bảo vệ đặc biệt (SSM) cho nông dân nghèo. Ngoài ra, Mỹ và EU cũng bất đồng với các nền kinh tế đang nổi về vấn đề cắt giảm thuế hàng công nghiệp. Với thất bại này, các nước nghèo sẽ ít có cơ hội tiếp cận thị trường nông nghiệp của các