thương hiệu | thống | NQKD thương hiệu (lần) | NQKD chung (%) | |
Việc làm | 3.960.343 | 14.161.252 | 3.6 | 78 |
Trả lương | 137,2 | 369,4 | 2.7 | 73 |
Doanh thu | 374,2 | 1150 | 3.1 | 75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 1
- Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 2
- Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Thương Hiệu
- Ý Nghĩa Của Nhượng Quyền Kinh Doanh Trong Quá Trình Thâm Nhập Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp
- Các Văn Bản Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Nhượng Quyền Kinh Doanh Ở Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Nhượng Quyền Kinh Doanh Ở Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn: Franchise provide big boost to nation’s economy, Franchising World, April 5
Số liệu thống kê trong bảng trên đã chỉ ra rằng xu hướng chung của nhượng quyền trên thế giới là nhượng quyền kinh doanh hệ thống. Nhượng quyền kinh doanh hệ thống chiếm 75% doanh thu từ hoạt động nhượng quyền trên thế giới; gấp 3,1 lần so với nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Trong số hơn 18 triệu việc làm mà ngành công nghiệp nhượng quyền mang lại thì nhượng quyền kinh doanh hệ thống đóng góp tới 78%.
ở Việt Nam cũng có mặt cả hai loại hình nhượng quyền kinh doanh trên. Phở 24 là một ví dụ về nhượng quyền kinh doanh hệ thống. Chiến lược kinh doanh này đã được đưa ra ngay từ những ngày đầu thành lập và xây dựng thương hiệu Phở 24. Bên cạnh đó, cà phê Trung Nguyên lại là sự pha trộn giữa nhượng quyền kinh doanh hệ thống và nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Tuy nhiên hướng phát triển của cà phê Trung Nguyên trong tương lai sẽ là nhượng quyền kinh doanh hệ thống.
Do những ưu điểm vượt trội, nhượng quyền kinh doanh hệ thống sẽ trở thành xu hướng phát triển trong hoạt động nhượng quyền kinh doanh trên toàn cầu. Tuy nhiên, chưa có nhiều tài liệu cũng như những công trình khoa học chính thống phân tích sâu sắc về loại hình này trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhằm đem đến một cái nhìn tổng quan về kỹ thuật thực
hiện của nhượng quyền kinh doanh hệ thống cả trong lý thuyết và thực tiễn, ở những phần sau đề tài sẽ tập trung trình bày về loại hình này.
4. Qui trình thực hiện nhượng quyền kinh doanh
Căn cứ theo trục thời gian cũng như theo trình tự của một quá trình thực hiện, nhượng quyền kinh doanh được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn mở rộng hệ thống nhượng quyền kinh doanh
Giai đoạn duy trỡ và phỏt triển hệ thống nhượng quyền kinh
4.1. Giai đoạn chuẩn bị
Đối với bên nhượng quyền đây là giai đoạn hoàn thành tất cả những yếu tố cần thiết trước khi bắt tay vào thực hiện nhượng quyền kinh doanh cho các đối tác nhận quyền. ở giai đoạn này bên nhượng quyền cần thực hiện hai việc: xây dựng một mô hình kinh doanh mẫu thành công và hoàn thiện chương trình đào tạo cho bên nhận quyền.
4.1.1. Xây dựng một mô hình kinh doanh chuẩn
Một mô hình chuẩn của nhượng quyền kinh doanh được hiểu là một mô hình kinh doanh được tạo ra bởi bên nhượng quyền với những yếu tố sau:
Hoạt động trên một thương hiệu và hệ thống kinh doanh đã được đăng ký bảo hộ;
Trang bị đầy đủ nhân lực, các trang thiết bị cần thiết cho hệ thống nhượng quyền kinh doanh;
Xây dựng các chương trình đào tạo, marketing, nghiên cứu, phát triển cho hệ thống nhượng quyền kinh doanh;
Xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp và đưa ra các tiêu chuẩn để xác định nhà cung cấp cho hệ thống nhượng quyền kinh doanh.
Đây chỉ là những nhân tố cơ bản được Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh thế giới đề xuất với các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh nhằm giúp các doanh nghiệp này có những bước đi và định hướng rõ ràng trong việc ứng dụng nhượng quyền kinh doanh. Đáp ứng đầy đủ những yếu tố trên cũng chỉ mới là điều kiện cần trong việc có một mô hình nhượng quyền kinh doanh chuẩn. Điều kiện đủ và quan trọng là mô hình ấy phải trải qua thực tiễn kinh doanh và được kiểm nghiệm về chất lượng.
Một hệ thống kinh doanh không tính tới việc duy trì và tăng cường kiểm soát chất lượng sẽ không thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Đảm bảo chất lượng của hàng hóa hay dịch vụ một cách thống nhất trong toàn bộ hệ thống là điểm mấu chốt quyết định sự thành bại của một hệ thống nhượng quyền kinh doanh.
Một ví dụ tiêu biểu về việc đảm bảo nhất quán chất lượng của hệ thống nhượng quyền kinh doanh là McDonald’s - một trong những nhà nhượng quyền lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thức ăn nhanh. Sự nổi tiếng của McDonald’s có phải là do hãng này đã làm được món hamburger ngon nhất thế giới? Thực tế McDonald’s không khẳng định các sản phẩm của hãng là tốt nhất. Vậy lý do nào khiến các khách hàng tìm đến McDonald’s khi muốn thưởng thức món humberger hay khoai tây chiên? Câu trả lời là khách hàng lựa chọn McDonald’s vì họ tin chắc sẽ nhận được điều mà họ mong đợi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở tất cả các cửa hàng McDonald’s. Khách hàng đến với McDonald’s sẽ không phải thất vọng về sản phẩm hay cung cách phục vụ của nhân viên, không khí trong cửa hàng… mà ngược lại, nếu
khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm cũng như các dịch vụ của McDonald’s thì những lần khác, ở những cửa hàng McDonald’s khác họ sẽ vẫn gặp lại cảm giác hài lòng như lần trước. Nhờ vậy mà McDonald’s đã có được các khách hàng trung thành với hệ thống nhượng quyền của mình. Sở dĩ McDonald’s có thể làm được như vậy là vì họ đã xây dựng thành công một mô hình kinh doanh tốt trong đó giải quyết được các vấn đề liên quan đến duy trì và phát triển chất lượng của toàn bộ hệ thống. Đó là lý do thành công của toàn bộ hệ thống các cửa hàng McDonald’s nói riêng và cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà các bên nhượng quyền kinh doanh hệ thống cần đạt được nói chung.
4.2.2. Lên chương trình đào tạo
Khác với hợp đồng kinh doanh thông thường, mối quan hệ giữa các bên tham gia nhượng quyền kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc ký kết hợp đồng mà còn tiếp tục trong suốt quá trình kinh doanh trên thị trường. Một trong những yếu tố gắn kết mối quan hệ đó là trách nhiệm đào tạo, chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh doanh, bí quyết kỹ thuật… của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền. Các chương trình đào tạo sẽ được nghiên cứu và xây dựng song song với quá trình tạo dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp các chương trình đào tạo cho bên nhận quyền vào thời điểm tiến hành chuyển nhượng và theo sát việc thực hiện của bên nhận quyền.
Thông qua chương trình đào tạo, bên nhận quyền sẽ được cung cấp từ cách thức giải quyết công việc, cách giải quyết khi gặp những khách hàng khó tính, thủ thuật đàm phán với những đối thủ cạnh tranh cứng rắn, những chiến lược cạnh tranh với những đối thủ mạnh… đến kỹ năng tuyển dụng nhân viên, đào tạo nhân viên, kỹ thuật xúc tiến kinh doanh, phân phối sản phẩm, quản lý
tài chính, kiểm soát về chi phí, thiết kế và xây dựng cơ sở kinh doanh của bên nhận quyền.
Chương trình đào tạo là một nội dung quan trọng trong bất cứ một hợp đồng nhượng quyền nào bởi nó giúp bên nhận quyền có đủ kỹ năng cần thiết để trở thành nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo phương thức của bên nhượng quyền. Một chương trình đào tạo hiệu quả là điều kiện cần để giúp bên nhượng quyền mở rộng hệ thống nhượng quyền kinh doanh mà vẫn không bị mai một những yếu tố mang tính đặc thù của hệ thống. Mặt khác, chương trình đào tạo càng hiệu quả thì càng hỗ trợ cho bên nhận quyền nhiều hơn trong việc kinh doanh độc lập và tất nhiên sẽ tăng cường tính bền vững cho toàn bộ hệ thống nhượng quyền kinh doanh.
4.2. Thực hiện nhượng quyền kinh doanh
Thực hiện nhượng quyền kinh doanh là công việc chung giữa cả bên nhượng quyền và nhận quyền. Trọng tâm của giai đoạn này đối với bên nhượng quyền là soạn thảo một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh tốt, vừa có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong hiện tại nhưng đồng thời cũng kiểm soát và duy trì tốt hệ thống nhượng quyền kinh doanh trong tương lai. Sau khi đã có một hệ thống nhượng quyền kinh doanh, bên nhượng quyền cần quan tâm tới yếu tố mở rộng mô hình kinh doanh của mình một cách bền vững.
4.2.1. Soạn thảo hợp đồng
Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh do bên nhượng quyền soạn thảo và được thỏa thuận giữa các bên. Với những nhà nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới, hợp đồng nhượng quyền thường là một văn bản do bên nhượng quyền định trước và áp dụng chung cho các đối tác nhận quyền. ở Mỹ, các doanh nghiệp nhượng quyền thường dựa trên những hợp đồng mẫu phổ biến chẳng hạn như hợp đồng mẫu trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh nhà
hàng, cửa hiệu bán thức ăn nhanh… để soạn thảo ra hợp đồng riêng của mình hoặc sử dụng ngay những hợp đồng mẫu này để thực hiện nhượng quyền.
Tùy thuộc vào từng loại hình, từng lĩnh vực kinh doanh và đặc trưng của doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền mà nội dung chi tiết của các hợp đồng sẽ khác nhau. Về cơ bản, một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh thường gồm những phần sau:
Tên và địa chỉ đầy đủ các bên tham gia
Lý do nhượng quyền
Đối tượng cung cấp của bên nhượng quyền (sản phẩm hoặc dịch vụ)
Qui định về phí nhượng quyền
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
Những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng nhượng quyền kinh doanh
Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng
Các điều khoản khác
Ngày, nơi ký hợp đồng, chữ ký của các bên tham gia
4.2.2. Mở rộng nhượng quyền kinh doanh
Bên nhượng quyền cần có chiến lược mở rộng mô hình nhượng quyền kinh doanh một cách bền vững nhất. Mở rộng hệ thống nhượng quyền kinh doanh không chỉ là tăng số lượng các bên nhận quyền mà còn là qui mô của bên nhượng quyền cũng như bên nhận quyền. Để đạt được điều này chủ hệ thống nhượng quyền cần biết rõ về thị trường mục tiêu của sản phẩm hay dịch vụ của mình. Biết rõ về giá trị của sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung cấp cũng là yếu tố rất quan trọng vì bên nhượng quyền không thể đề ra mức phí quá cao cũng như quá thấp. Đồng thời việc định vị được giá trị sản phẩm hay dịch vụ của mình trên thị trường giúp cho bên nhượng quyền ước tính được
cơ hội thành công của hệ thống ở thị trường nội địa và hướng tới mục tiêu xa hơn là thị trường quốc tế.
4.3. Giai đoạn duy trì và phát triển hệ thống
Quan tâm tới việc duy trì và phát triển hệ thống nhượng quyền kinh doanh là công việc hết sức quan trọng vì nó chỉ ra mức độ thành công thật sự của một mô hình nhượng quyền, đồng thời cũng là nhân tố quyết định hệ thống nhượng quyền kinh doanh có thể tiếp tục tồn tại và phát triển được hay không. Bên nhượng quyền nắm giữ vai trò chủ yếu trong giai đoạn này.
4.3.1. Bên nhượng quyền hỗ trợ cho bên nhận quyền
Thông thường bên nhượng quyền sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ miễn phí cho các đối tác nhận quyền của mình từ khi các bên bắt đầu có cam kết hợp đồng và trong suốt quá trình kinh doanh của bên nhận. Sự hỗ trợ này mang lại lợi ích cho cả hai bên nhượng quyền và nhận quyền.
Sự trợ giúp từ bên nhượng quyền sẽ giúp bên nhận quyền kinh doanh theo đúng tiêu chí của bên nhượng quyền. Đặc biệt trong nhượng quyền kinh doanh hệ thống với các tiêu chí càng khắt khe hơn thì sự hỗ trợ của bên nhượng quyền là yếu tố quyết định trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của bên nhận quyền. Mặt khác, nhờ việc liên tục hỗ trợ và quan tâm tới bên nhận quyền mà bên nhượng quyền sẽ định hướng được sự phát triển của các bên nhận quyền, giúp cho những giá trị đặc thù hệ thống nhượng quyền không bị mất mát hoặc bị ảnh hưởng.
Trong những lĩnh vực như kinh doanh nhà hàng, sản xuất nước uống đóng hộp, bán đồ ăn nhanh… bên nhượng quyền có thể đồng thời là nhà cung cấp cho bên nhận quyền nguyên vật liệu hoặc giới thiệu cho bên nhận quyền danh sách các nhà cung cấp chúng. Bên nhượng quyền gần như duy
trì sự hỗ trợ này trong cả quá trình kinh doanh của các bên nhận quyền. Bên nhượng quyền cũng sẽ có những chương trình đào tạo nhân viên, nâng cao khả năng quản lý hay tư vấn về chiến lược marketing… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của bên nhận quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền còn hỗ trợ bên nhận quyền trong những trường hợp khó khăn. Ví dụ như chủ hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên đã sát vai cùng đại lý nhận quyền của mình để giải quyết vấn đề trong một thời gian ngắn lượng khách hàng đến với Trung Nguyên giảm mạnh, hay là đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình khách hàng có biểu hiện nhàm chán đối với các sản phẩm cà phê Trung Nguyên…
4.3.2. Quản lý chất lượng của cả hệ thống
Chất lượng của hệ thống nằm ở sản phẩm và tính hiệu quả của mô hình kinh doanh mà bên nhượng quyền tạo được. Chất lượng của hệ thống là yếu tố sống còn trong mọi hoạt động nhượng quyền kinh doanh. Để mở rộng hoạt động nhượng quyền kinh doanh của mình bên nhượng quyền cần phải duy trì và tăng cường chất lượng của hệ thống kinh doanh. Muốn vậy, bên nhượng quyền phải có những hình thức liên tục đào tạo, hỗ trợ và kiểm soát công việc kinh doanh của bên nhận quyền trong suốt quá trình nhượng quyền. Mỗi sự sai phạm dù nhỏ cũng cần được sửa chữa kịp thời nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của toàn bộ hệ thống.
Đồng thời bên nhượng quyền cần thường xuyên có những hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
II. vai trò của hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế
1. Lợi ích của nhượng quyền kinh doanh