Những Vấn Đề Phát Sinh Khi Đo Lường Chi Phí Sinh Hoạt

- Tiền thuê nhà, đất (r - rent) là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản khác. Thực chất nó bao gồm hai phần một là khấu hao tài sản cho thuê và hai là lợi tức của chủ sở hữu tài sản. Nếu nhà kinh doanh có các tài sản này bỏ vào kinh doanh thì khi hạch toán chi phí - lợi ích anh ta cũng tự trả cho mình giống như một chủ sở hữu có tài sản cho thuê.

- Lợi nhuận (Pr - Profit) là khoản thu nhập còn lại do bán sản phẩm sau khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất.

* Đối với nền kinh tế giản đơn (Trường hợp nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và các hãng kinh doanh chưa tính tới khấu hao): có công thức chung xác định GDP theo yếu tố chi phí như sau:

GDP theo chi phí yếu tố sản xuất = W + i + r + Pr

* Trong nền kinh tế có yếu tố chính phủ và khu vực nước ngoài (nền kinh tế mở).

Khi tính GDP theo phương pháp này cần có hai điều chỉnh:

- GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất chưa tính đến khoản thuế mà chính phủ đánh vào hàng hoá tiêu dùng thu qua doanh nghiệp. Đó là thuế gián thu (Te).

- GDP tính theo yếu tố sản xuất chưa tính đến hao mòn tài sản cố định. Vì rằng hao mòn tài sản cố định không tương ứng với khoản thu nhập nào của hộ gia đình. Chi phí khấu hao tài sản cố định phát sinh các hãng phải bù đắp các hao mòn bộ phận hay toàn bộ tài sản cố định.

Do đó, khi tính GDP ta phải thêm vào công thức phần thuế gián thu (Te) và khấu hao tài sản cố định (De - Depreciation).

GDP = W + i + r + Pr + T + khấu hao

c. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng (Value Added - VA)

Chúng ta định nghĩa GDP là tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra. Sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm được sản xuất và bán để tiêu dùng. GDP không tính các hàng hoá là các sản phẩm trung gian - là những sản phẩm được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Để các hàng hoá cuối cùng đến tay người tiêu dùng, chúng phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Mỗi công đoạn, mỗi hãng kinh doanh chuyên môn hoá chỉ đóng góp một phần giá trị của mình để tạo ra một hàng hoá hoặc dịch vụ hoàn chỉnh.

Ví dụ: 5 hãng kinh doanh trong ngành sản xuất xe đạp của một nền kinh tế đóng là thép, cao su, bánh xe đạp và xe đạp thì trong quá trình sản xuất xe đạp hãng phải mua bánh xe, thép, máy công cụ nhưng để sản xuất được bánh xe thì phải mua cao su, hãng sản xuất công cụ phải mua thép …

Vì vậy, khi tính GDP theo cung dưới luồng thu nhập hoặc chi phí cần rất thận trọng để tránh tính trùng. Để tránh tính trùng, các nhà thống kê đưa ra khái niệm: Giá trị gia tăng.

Khái niệm: Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh nghiệp với khoản mua vào từ vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.

Để tính GDP theo phương pháp sản xuất (phương pháp giá trị gia tăng VA) chúng ta tiến hành qua hai bước:

- Bước 1: Tính giá trị tăng thêm của từng ngành và thành phần kinh tế Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian

Trong đó:

+ Giá trị sản xuất: là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

+ Chi phí trung gian: Toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên như nguyên vật liệu, nhiên liệu… và dịch vụ của doanh nghiệp (dịch vụ vận tải, dịch vụ phi vật chất, ngân hàng du lịch…) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

- Bước 2: Tính tổng sản phẩm quốc nội theo công thức:

Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các

GDP =

ngành sản xuất trong nền kinh tế

Hay: GDP = Σ VAi

Giá trị gia tăng (VA) của một doanh nghiệp là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp đó vào tổng sản phẩm quốc nội.

Việc áp dụng phương pháp giá trị gia tăng có khả năng tránh được tính trùng, có nghĩa là loại trừ được chi phí trung gian trong báo cáo thu nhập của người nông dân, người chế biến nông sản và người bán sản phẩm đó.

Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, chỉ tiêu GDP được tính đồng thời theo cả ba phương pháp. Về mặt lý thuyết thì cả ba phương pháp này đều cho kết quả như nhau. Nhưng trên thực tế thì mỗi phương pháp dựa trên nguồn thông tin khác nhau, cho nên giữa chúng thường có sai số gọi là sai số thống kê.

Ở Việt Nam phương pháp sản xuất (phương pháp VA) được coi là phương pháp cơ bản và nó được dùng làm căn cứ để kiểm tra, chỉnh lý kết quả tính từ hai phương pháp chi phí và phương pháp chi tiêu. Phần sai số thống kê không quá 2% là chấp nhận được.

3.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

3.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng

3.2.1.1. Định nghĩa

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức của giá trung bình của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy nó được dùng để theo dòi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.

Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hoá và dịch vụ như cũ nhằm duy trì mức sống như trước đó của họ.

3.2.1.2. Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng

Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính CPI như thế nào? Trước hết để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng các nhà thống kế kinh tế chọn năm cơ sở/kỳ gốc. Tiếp đó, họ tiến hành các cuộc điều tra tiêu dùng trên khắp các vùng của đất nước để xác định “giỏ” hàng hoá và dịch vụ điển hình mà dân cư mua trong năm cơ sở. CPI được tính toán như thế nào? Để biết một cách chính xác chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản với các bước tiến hành cụ thể sau:

Bước 1: Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho năm cơ sở (qti ) với t biểu thị

năm hay thời kỳ thứ t, với t=0 ở năm cở sở; và i là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng cơ sở. Giả sử năm cơ sở là năm 2012 trong ví dụ của chúng ta thì: qti = q0i

Chúng ta cũng giả định rằng ở năm cơ sở giỏ hàng của người tiêu dùng dùng điển hình chỉ bao gồm có hai mặt hàng là gạo và cá với lượng mua tương ứng là 10 kilôgam gạo và 5 kilôgam cá. Chúng ta cố định giỏ hàng này cho các năm tiếp theo vì mục đích của chúng ta là xác định ảnh hưởng của những thay đổi giá đến chi phí giỏ hàng ở các năm khác nhau.

Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng cố định cho các năm (pti )

với giá của mặt hàng gạo và giá cá như đã được ghi chép lại ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ví dụ tính CPI qua từng năm


Năm

Giá gạo (1000đ/kg)

Giá cá (1000đ/kg)

Chi tiêu (1000đ)

CPI

2002

3

15

105

100

2003

4

17

125

119.0

2004

5

22

160

152.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 14

Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các năm. Chi phí cho giỏ hàng của mỗi năm được tính bằng cách nhân giá của từng mặt hàng của năm tương ứng với lượng cố định của các mặt hàng ấy ở năm cơ sở và sau đó cộng các giá trị tìm được với nhau. Do chỉ có giá các mặt hàng thay đổi qua các năm, nên:

Chi phí giỏ hàng ở các năm t = Σpti q0i

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm. Sau khi có số liệu về chi phí cho giỏ hàng của từng năm chúng ta có thể tính CPI, đó là một chỉ số. Cũng giống như ở chỉ số điều chỉnh GDP để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường thể hiện giá trị của chỉ số ở năm cơ sở là 100 thay vì là 1,0.

CPI của một năm/thời kỳ nào đó chính là tỷ số giữa giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm đó và giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm cơ sở nhân với 100. Đó là:

CPI = ( Σpti q0i / Σp0i q0i )x100

3.2.1.3. Những vấn đề phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt

Tới thời điểm này chúng ta đã biết cách tính và nội dung của chỉ tiêu phản ánh mức giá chung của nền kinh tế là chỉ số giá tiêu dùng. Mục tiêu chủ yếu của CPI được xem xét ở đây là để đo lường lạm phát và ứng dụng của nó trong thực tiễn kinh tế. Ví dụ chính phủ sử dụng CPI để xác định hướng dẫn điều chỉnh chi phí sinh hoạt và ngành ngân hàng sử dụng CPI để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. Song liệu CPI có phải là một thước đo lạm phát tốt không? Liệu CPI tăng 9,5 phần trăm trong năm 2004 có nghĩa là chi phí sinh hoạt đã tăng lên 9,5 phần trăm không?

Bất kể những nỗ lực tính toán của các nhà thống kê kinh tế thực tế vẫn cho thấy rằng CPI chưa phải là một thước đo hoàn hảo. Có ba nguồn chủ yếu tạo ra những sai lệch về các chỉ báo lạm phát là: Lệch do hàng hóa mới, lệch do chất lượng hàng hóa thay đổi – được cải thiện và lệch thay thế.

Có thể nhìn nhận khái quát về các nguồn sai lệch như sau:

- Lệch do hàng hóa mới:

Hàng hóa mới luôn xuất hiện thay thế hàng hóa cũ. Hàng hóa mới xuất hiện tạo cho người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn, điều này cũng có nghĩa là mỗi một đồng trở nên có giá trị hơn. Tuy nhiên, vì CPI được tính dựa trên một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định, không tính đến hàng hóa mới được người tiêu dùng mua nên nó không phản ánh được sự thay đổi về sức mua của đồng tiền trong đó. Ví dụ, máy tính đã thế chỗ máy chữ, ấm đun sôi nước siêu tốc dùng nhiệt điện thế chỗ cho chiếc ấm nhôm đun bằng chất đốt cổ truyền. Nếu so sánh mức giá của năm 2004 với mức giá của năm 1994 chúng ta so sánh giá máy chữ văn phòng và ấm đun nước bằng nhôm dùng phổ biến trong năm 1994 với giá chiếc máy tính và giá chiếc ấm đun sôi nước siêu tốc dùng điện của năm 2004. Do giá của máy tính cao hơn của chiếc máy chữ và

giá ấm điện cao hơn giá chiếc ấm nhôm thông thường nên chúng ta thấy rằng sự xuất hiện của hàng hóa mới đẩy mức giá dự toán lệch lên trên.

- Lệch do chất lượng thay đổi:

Hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều kinh qua sự cải thiện chất lượng không ngừng theo thời gian. Khi chất lượng hàng tiêu dùng tăng thì giá trị của đồng tiền cũng tăng theo. Đương nhiên nếu chất lượng hàng hóa nào đó thuộc giỏ hàng tiêu dùng giảm liên tục trong khi giá của hàng hóa ấy không thay đổi thì giá trị của đồng tiền cũng giảm đi.

Trên thực tế, chất lượng của đài, vô tuyến, các dụng cụ sinh hoạt gia đình nói chung, sách giáo khoa, máy tính các loại cao hơn ở năm sau so với năm trước. Cải thiện chất lượng thường đồng nghĩa với sự tăng lên của giá cả. Song những sự gia tăng giá cả như vậy không phải là lạm phát. Ví dụ, giả sự giá một chiếc quạt treo tường ở năm 2004 cao hơn giá chiếc quạt treo tường ở năm 2003 là 10 phần trăm do nhà máy sản xuất quạt cải tiến lắp thêm bộ phận lọc không khí i-on. Nếu như điều chỉnh theo chất lượng thay đổi thì giá chiếc quạt đó vẫn không đổi. Nhưng khi tính vào CPI thì giá của chiếc quạt sẽ được tính như là nó đã tăng lên 10 phần trăm.

- Lệch thay thế:

Thay đổi của CPI đo lường phần trăm thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định. Mặc dù giá hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ năm này qua năm khác song không phải giá của mọi hàng hóa thay đổi theo cùng một tỷ lệ như nhau. Một số hàng hóa có giá tăng nhanh hơn những hàng hóa khác. Chính những thay đổi về giá tương đối này khiến người tiêu dùng tìm đến những mặt hàng có giá tăng chậm hơn hay rẻ hơn tương đối thay vì tiêu dùng đúng như cơ cấu của giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định trước đây. Ví dụ, giả sử trong năm cơ sở cá rẻ hơn thịt ( giá của 2kg cá bằng giá của 1 kg thịt) nên người tiêu dùng mua nhiều cá hơn thịt. Khi hình thành giỏ hàng tiêu dùng các nhà thống kê kinh tế đã đưa cá vào giỏ hàng nhiều hơn thịt. Nếu ở năm sau đó do điều kiện thời tiết bất lợi và chi phí đầu vào cao nguồn cá đánh bắt và nuôi thả giảm làm cá đắt hơn thịt ( giá của 1 kg cá bằng giá của 1,5 kg thịt) người tiêu dùng phản ứng đối với sự thay đổi giá này bằng cách mua nhiều thịt hơn cá do con người phản ứng với các kích thích. Kiểu thay thế hàng hóa rẻ hơn cho hàng hóa đắt hơn này đã không được tính đến trong CPI.

Như vậy, chúng ta thấy các yếu tố trên góp phần làm cho chi phí sinh hoạt tăng thêm quá nhiều từ năm này so với năm trước đó. Để giảm bớt những vấn đề về sai lệch Tổng cục thống kê đã định kỳ ra soát và sửa đổi bổ sung giỏ hàng dùng tính CPI.

3.2.2. Tăng trưởng kinh tế

3.3.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Chúng ta hãy bắt đầu từ việc phân tích làm rò ý nghĩa của khái niệm tăng trưởng kinh tế.

Khái niệm tăng trưởng nói chung được dùng để chỉ sự lớn lên, tăng thêm hay mở rộng về quy mô của một hiện tượng hay một hệ thống nào đó.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế hiểu theo nghĩa rộng: là sự tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được xét trong dài hạn. Do đó các nhà kinh tế thường cho rằng tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng của sản lượng tiềm năng, mức sản lượng tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ. Theo quan điểm này chỉ trên cơ sở tăng thêm được năng lực sản xuất, thì nền kinh tế mới có thể sản xuất ra một mức sản lượng cao hơn so với trước. Quan điểm này đúng khi nó thoả mãn một trong ba điều kiện sau:

- Bỏ qua những dao động ngắn hạn của sản lượng thực tế.

- Các chính sách kinh tế đưa ra có khả năng kiểm soát và duy trì sản lượng ở mức tiềm năng.

- Xét trong thời gian đủ dài để nền kinh tế có thể tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng dài hạn ứng với mức sản lượng tiềm năng.

Ưu điểm của quan điểm này là ở chỗ, nó khẳng định nguồn gốc của tăng trưởng là do việc tạo ra các nguồn lực mới.

3.3.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế

Để đo sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng các thước đo sau đây:

a. Mức tăng trưởng kinh tế

Mức tăng trưởng kinh tế của một nước có thể được tính bằng cả số tuyệt đối và cả bằng số tương đối (%) của giá trị sản lượng thời kỳ sau so với thời kỳ trước.

- Mức tăng trưởng tuyệt đối = GNP1 - GNP0 Trong đó:

GNP0: là tổng sản phẩm quốc dân năm trước hay còn gọi là năm gốc

GNP1: là tổng sản phẩm quốc dân năm sau (hay năm xét tốc độ tăng trưởng)

- Mức tăng trưởng tương đối = GNP1(%) - GNP0(%)

Mức tăng trưởng kinh tế có thể tính theo chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay mức sản lượng bình quân tính theo đầu người của một quốc gia, hay từng ngành, từng vùng, từng địa phương.

Vấn đề đặt ra là chọn một hay một số chỉ tiêu để phản ánh quá trình tăng trưởng. Tuy hiện nay có nhiều chỉ tiêu kinh tế có thể phản ánh kết quả hoạt động của nền kinh tế, nhưng nhìn chung các nhà kinh tế có xu hướng chọn một chỉ tiêu đặc trưng là GDP thực tế để phản ánh tăng trưởng. Các chỉ tiêu khác như GNP, NI, … đều có thể tính toán trên cơ sở chỉ tiêu GDP.

b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng nhanh hay chậm, được phản ánh ở mức (%) tăng thêm sản lượng hàng năm hay so với năm gốc.

Có thể tính theo công thức:

g = GNP1 GNP0 *100%

GNP0


Hoặc g =

GDP1GDP0*100%

GDP0

Trong đó:

g : Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GNP0: Tổng sản phẩm quốc dân năm trước (năm gốc)

GNP1: Tổng sản phẩm quốc dân năm sau (năm tính tốc độ tăng trưởng) GDP0: Tổng sản phẩm quốc nội năm trước (năm gốc)

GDP1: Tổng sản phẩm quốc nội năm sau (năm tính tốc độ tăng trưởng)

3.3.2.3. Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế

a. Tư bản hiện vật

Tư bản (hay vốn sản xuất) là khối lượng máy móc, nhà cửa và hàng tồn kho được kết hợp với các nhân tố sản xuất khác để sản xuất ra hàng hoá (sản lượng).

Công nhân làm việc với năng suất cao hơn nếu họ có nhiều công cụ lao động hơn. Khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ được gọi là tư bản hiện vật, hay ngắn gọn gọi là tư bản.

Ví dụ: khi người thợ mộc làm việc, anh ta cần có cưa, đục, bào, máy tiện… Việc có nhiều công cụ hơn cho phép người thợ làm việc nhanh và chính xác hơn. Nghĩa là trong một tuần, người thợ mộc với vài dụng cụ thô sơ sẽ làm được ít đồ gỗ hơn so với người thợ mộc được trang bị công cụ tinh vi, chuyên dụng cho nghề mộc.

Với một lực lượng lao động nhất định, khi tăng tổng số tư bản và số lượng tư bản trên đầu người lao động, sản lượng sẽ tăng. Tuy nhiên, tư bản bị hao mòn theo thời gian, vì vậy cần có một lượng đầu tư mới nhất định chỉ để duy trì nguyên vẹn khối lượng tư bản hiện có. Khi lực lượng lao động tăng, cần có một lượng đầu tư lớn hơn nữa nếu muốn giữ lượng tư bản trên một công nhân không thay đổi. Khi đầu tư tăng nhanh hơn, lượng tư bản trên từng công nhân tăng theo thời gian. Do đó làm tăng sản lượng mà mỗi công nhân có thể sản xuất ra.

b. Nhân lực

Đây là nhân tố trung tâm của mọi sự biến đổi và phát triển kinh tế. Nguồn lao động là một nhân tố không thể thiếu được của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bởi vì mức việc làm có thể tăng vì hai lý do: Thứ nhất, có thể do dân số tăng. Thứ hai, một bộ phận lớn hơn trong dân số nhất định có thể đang có việc làm. Tuy nhiên, đầu vào về lao động phụ thuộc vào số giờ làm việc cũng như số người đang làm việc. Thậm chí với một mức việc làm nhất định, số giờ làm việc tăng sẽ làm tăng đầu vào lao động thực tế trong hàm sản xuất và do vậy làm tăng sản lượng.

Ngày nay trước tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là từ nửa cuối thập kỷ 70 trở lại đây, khi lao động trí tuệ trở thành đặc trưng, thì nguồn lao động dồi dào về số lượng chưa có ý nghĩa quyết định tăng tốc của GDP. Cái có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu lao động theo hướng hàm lượng lao động trí tuệ trong tổng lượng lao động xã hội hiện có ngày càng tăng và chiếm ưu thế so với hàm lượng lao động giản đơn.

Vốn nhân lực là kỹ năng và kiến thức nằm trong khối óc và bàn tay của con người. Việc tăng cường giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm cho phép công nhân sản xuất nhiều sản phẩm hơn với cùng một lượng tư bản vật chất.

Ví dụ: Vốn hiện vật của Tây Đức bị phá huỷ đáng kể trong chiến tranh thế giới thứ II, nhưng vốn nhân lực của lực lượng lao động còn lại không mất đi. Với vốn kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi được rất nhanh sau 1945 và tái lập được nguồn vốn vật chất của mình với sự trợ giúp bằng các khoản cho vay lớn của Mỹ theo kế hoạch Marshall. Nhưng nếu không có nguồn vốn nhân lực thừa kế, thì chắc gì chúng ta có thể được nghe nói về sự thần kỳ kinh tế của Đức sau chiến tranh.

c. Tài nguyên thiên nhiên

Đất đai, khoáng sản, nước, khí hậu,… được coi là một nguồn lực quan trọng. Những quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ đặc biệt thuận lợi trong quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới đều không được thiên nhiên ban cho những tài nguyên với trữ lượng cao và có thể được khai thác với nhiều lợi nhuận.

Số lượng và chất lượng các tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia không hoàn toàn là cố định. Nếu chuyển một phần lao động và tiền vốn vào nghiên cứu, quốc gia đó có thể phát hiện được các nguồn tài nguyên thiên nhiên mới trong phạm vi biên giới của mình để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Trong nhóm tài nguyên thiên nhiên thì đất đai có vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế nông nghiệp, nếu mỗi người lao động có thêm ruộng đất, sản lượng nôngnghiệp sẽ tăng. Trong các quốc gia có nền công nghiệp hoá cao thì đất đai kém phần

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí