Các Chỉ Tiêu Để Đo Lường Sản Lượng Quốc Gia

2. Tại sao có trường hợp bị lỗ hãng cạnh tranh hoàn hảo vẫn tiếp tục sản xuất?

3. Hãy cho biết các nguyên nhân và đặc điểm của thị trường độc quyền bán?

4. Tại sao hãng độc quyền không có đường cung?

5. So sánh giữa hai cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán?

6. Trình bày các hình thức phân biệt giá của hàng độc quyền. Ví dụ minh hoạ?

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài 1

Giả sử thị trường photocopy bao gồm ba cá nhân khác nhau có biểu cầu như sau:


Giá

(đồng/trang)

Lượng cầu của Nga

(trang)

Lượng cầu của Thuỷ

(trang)

Lượng cầu của Thu

(trang)

100

120

70

30

90

130

90

50

80

135

100

70

70

138

105

75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 12

Hãy xác định lượng cầu thị trường và vẽ đồ thị minh hoạ?

Bài 2

Có các số liệu sau đây về cung và cầu mỳ tôm ở Hà Nội


Giá

(Ngàn đồng/kg)

7

8

9

10

11

12

Lượng cung

(tấn/ngày)

11

13

15

17

19

21

Lượng cầu

(tấn/ngày)


20


19


18


17


16


15

a. Viết phương trình cung cầu. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng.

b. Nếu chính phủ áp đặt giá là 11,5 ngàn đồng/kg mỳ tôm thì điều gì sã xảy ra?

c. Nếu chính phủ đánh thuế 1 ngàn đồng/kg mỳ tôm bán ra, sản lượng và giá sẽ thay đổi như thế nào? Vẽ đồi thị minh hoạ?

d. Tác động của thuế đối với các thành viên kinh tế như thế nào?

Bài 3

Cung và cầu của sản phẩm A trên thị trường được cho ở bảng sau:


P

5

10

15

20

25

QD

60

50

40

30

20

QS

20

30

40

50

60

Trong đó P tính bằng nghìn đồng/kg, Q tính bằng nghìn tấn Yêu cầu:

a. Viết phương trình đường cung, đường cầu của hàng hóa A, các định giá và lượng cân bằng của hàng hóa A trên thị trường.

b. Nếu chính phủ đánh thuế 1000đ/kg thông qua người sản xuất, thì giá mà người tiêu dùng phải trả bây giờ là bao nhiêu? Giá mà người sản xuất thực nhận là bao nhiêu? Xác định lượng cân bằng trên thị trường.

Bài 4

Thị trường gas ở Hà nội được cho bởi PD = 150 – Q; PS = 2Q

Trong đó: P giá tính bằng nghìn đồng/ bình; Q lượng tính bằng nghìn bình

Yêu cầu:

a. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?

b. Một sự cố kỹ thuật ở nhà máy sản xuất Gas đã ảnh hưởng lớn đến thị trường làm lượng cung giảm đi 30 nghìn bình tại mỗi mức giá. Hãy xác định giá và lượng cân bằng?

c. Nhà nước đã can thiệp bằng cách áp đặt giá 90 nghìn đồng/ bình để bình ổn giá. Điều gì sẽ xảy ra? Ai được lợi và ai bị thiệt trong trường hợp này?

Bài 5

Một loại kem dưỡng da được trao đổi tự do trên thị trường quốc tế với giá trên thị trường là 3USD/ hộp. Cung và cầu trong nước như sau:


P (USD/đv)

7

6

5

4

3

2

QS (tr.đv)

15

13

11

9

7

5

QD (tr.đv)

6

7

8

9

10

11

Yêu cầu:

a. Hãy viết phương trình đường cung và đường cầu

b. Tính độ co giãn của cung và cầu theo giá ở mức giá 3USD, mức giá 4 USD

c. Nếu không có hàng rào thương mại thì giá trong nước và lượng nhập khẩu là bao nhiêu?

d. Nếu Chính phủ đánh thuế nhập khẩu là 1 USD/đvsp thì lượng nhập khẩu là bao nhiêu?

Bài 6

Hàm cầu về hàng hoá X có dạng như sau:

Qx = 20 – 4Px + 2I – 2Py

Trong đó: Qx: Lượng cầu về hàng hoá X (cái)

Px: Giá của hàng hoá X (1000 đồng/cái)

I: thu nhập của người tiêu dùng dành cho chi tiêu (nghìn đồng/năm)

Py: Giá của hàng hoá bổ sung cho hàng hoá X (1000 đồng/cái)

Giả sử năm nay Px = 5, I = 10 và Py = 2

a. Hãy tính lượng bán hàng hoá X trong năm nay?

b. Tính độ co giãn của cầu theo giá hàng hoá X?

c. Tính độ co giãn của cầu theo thu nhập?

d. Tính độ co giãn của cầu hàng hoá X theo giá hàng hoá Y?

Bài 7

Cho các thông tin về thị trường sản phẩm B: Giá thị trường tự do của sản phẩm là 10 nghìn đồng/đv, sản lượng trao đổi là 20 nghìn đơn vị . Co giãn của cầu theo giá ở mức giá hiện hành là – 1, co giãn của cung ở mức giá đó là 1.

Yêu cầu:

a. Viết phương trình đường cung và đường cầu của thị trường về sản phẩm này, biết rằng chúng là những đường tuyến tính

b. Tính thặng dư tiêu dùng ở mức giá và sản lượng cân bằng

c. Ở mức giá và sản lượng này tổng doanh thu đã đạt tối đa hay chưa?

Bài 8

Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I=60 đô la dùng để mua hai hàng hóa X và Y với giá tương ứng Px = 3 đô la, Py = 1 đô la, cho biết hàm tổng Lợi ích TU= X.Y.

a. Viết phương trình đường ngân sách (BL)?

b. Tính MUx, MYy và MRSx/y?

c. Xác định lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa Lợi ích (TUmax)?

Bài 9

Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền là 60.000 đồng để mua 2 hàng hóa X và Y với giá tương ứng Px= 3.000 đồng và Py = 1000 đồng. Hàm tổng lợi ích đạt được từ việc dùng 2 hàng hóa X và Y là U(x,y)= X1/2. Y1/2.

a. Viết phương trình đường ngân sách? Các giỏ hàng hóa (X,Y) sau: (15,30); (10,30); (30,10) người tiêu dùng có mua được không? Vì sao? Minh họa bằng đồ thị đường ngân sách và các kết hợp hàng hóa trên?

b. Kết hợp nào giữa 2 hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng sẽ mua để tối đa hóa lợi ích? Tính lợi ích tối đa đó? Minh họa kết quả vào đồ thị đã vẽ ở câu 1?

c. Giả sử hàng hóa Y tăng lên là Py = 3.000 đồng (các yếu tố khác không đổi) thì quyết định lựa chọn của người tiêu dùng thay đổi như thế nào?

Bài 10

Một hãng biết được hàm cầu về sản phẩm của mình là: P= 100 – 0,01Q; trong đó Q là sản lượng tính bằng đơn vị. Hàm tổng chi phí của hãng là: TC= 50 Q+ 30.000.

a. Hãy viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu cận biên và chi phí cận biên?

b. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng?

c. Khi nào hãng tối đa hóa được doanh thu?

Bài 11

Một doanh nghiệp có đường cầu về sản phẩm của mình là ($)P= 100 – Q và chi phí biến đổi là ($)VC= Q2 + 4Q.

a. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hóa doanh thu thì sản lượng, giá bán và doanh thu lớn nhất đó là bao nhiêu?

b. Xác định giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận?

c. Giả sử doanh nghiệp phải chịu thuế là t = 10$/đơn vị sản phẩm thì lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?

d. Minh họa các kết quả trên bằng đồ thị.

Bài 12

Một hãng sản xuất với chi phí bình quân là: ($)ATC = 300 +97.500/ Q và có đường cầu P = 1.100 – Q; trong đó P là giá của một đơn vị sản phẩm tính bằng $ và Q là sản lượng.

a. Quyết định của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận lớn nhất đó?

b. Hãng sẽ đặt mức giá nào để:

+ Tối đa hóa doanh thu

+ Bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị lỗ.

c. Minh họa các kết quả trên bằng đồ thị.

Bài 13

Hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TC = q2 + q + 100; trong đó q là sản lượng tính bằng đơn vị, chi phí tính bằng S.

a. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán sản phẩm trên thị trường 27$. Tính lợi nhuận tối đa đó?

b. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng. Khi giá thị trường là 9$ thì hãng nên đóng của hay tiếp tục sản xuất? Vì sao?

c. Đường cung sản phẩm của hãng là gì? Minh họa bằng đồ thị?

Bài 14

Một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí được xác định theo phương trình sau :

TC =10Q2 + 1000

Trong đó : Q là số lượng sản phẩm (cái) Yêu cầu :

a. Xác định tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi

b. Xác định phương trình đường ATC và MC

c. ATCmin tại mức sản lượng là bao nhiêu ?

d. Chứng minh rằng đường MC cắt đường ATC tại điểm cực tiểu của ATC

Bài 15

Giả sử một doanh nghiệp biết được hàm cầu về sản phẩm của mình là

P = 100 – 0,01Q

Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp TC = 50Q Trong đó: Q là sản lượng và P tính theo USD Yêu cầu

a. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu biên và chi phí biên

b. Xác dịnh mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

c. Nếu doanh nghiệp phải chịu thuế t = 10USD/đvsp thì sản lượng, giá bán là bao nhiêu để doanh nghiệp này tối đa hóa lợi nhuận

Bài 16

Giả sử một nhà độc quyền bán có đường cầu là: P = 15 – Q và TC = 7Q.

a. Tính sản lượng và giá bán để nhà độc quyền này có lợi nhuận tối đa? Hãy sử dụng chỉ số Lerner, tính mức độ của sức mạnh độc quyền bán?

b. Nếu nhà độc quyền phân biệt giá hoàn hảo, lợi nhuận thu được là bao nhiêu?

Bài số 17

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là:

AVC = 2q+ 4 ($).

a. Viết phương trình biểu diễn hàm chi phí cận biên của hãng và xác định mức giá mà hãng phải đóng của sản xuất?

b. Khi mức giá của sản phẩm là 24 $ thì hãng bị lỗ vốn 150$. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng?

c. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán trên thị trường là 84 $. Tính lợi nhuận cực đại đó?

d. Minh họa các kết quả trên bằng đồ thị?

Bài 18

Một nhà độc quyền trong ngành công nghiệp X có hàm tổng chi phí là: TC = 60 - 3Q + Q2

Hàm cầu là P = 42 - 2Q (Trong đó Q tính bằng nghìn đơn vị sản phẩm, P tính bằng nghìn đồng)

Yêu cầu:

a. Nhà độc quyền đó phải định giá và sản lượng sản xuất là bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận? Lợi nhuận tối đa mà nhà độc quyền tạo ra là bao nhiêu, thặng dư tiêu dùng (CS) là bao nhiêu?

b. Nếu nhà độc quyền hành động như là nhà cạnh tranh hoàn hảo (P = MC) thì mức giá và sản lượng là bao nhiêu? Lợi nhuận mà nhà độc quyền tạo ra trong trường hợp này là bao nhiêu?

c. Nếu nhà độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu thì mức giá và sản lượng là bao nhiêu? Tính doanh thu tối đa và lợi nhuận đạt được trong trường hợp này?

CHƯƠNG 3 KINH TẾ VĨ MÔ


3.1. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

3.1.1. Các chỉ tiêu để đo lường sản lượng quốc gia

Sản lượng quốc gia là toàn bộ giá trị hàng hoá và dịch vụ được dùng để đo lường mức sản xuất của một nước.

Mức sản xuất của một nước được hiểu theo 2 nghĩa: mức sản xuất do công dân nước đó tạo ra và mức sản xuất được tạo ra trên lãnh thổ nước đó.

Tuy nhiên, để tính được mức sản xuất phải dựa trên một quan điểm về sản xuất cho trước.

Có nhiều quan điểm khác nhau về sản xuất, cụ thể:

- Quan điểm thứ nhất: Sản xuất là tạo ra “sản lượng thuần tăng”. Đó là lượng sản phẩm tăng thêm so với lượng nguyên liệu ban đầu được đưa vào sản xuất.

- Quan điểm thứ hai: Sản xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, đó là những sản phẩm hữu hình, có thể nhìn thấy, sờ mó được.

- Quan điểm thứ ba: Sản xuất là sáng tạo ra sản phẩm vật chất. Những sản phẩm vật chất bao gồm:

+ Toàn bộ những sản phẩm hữu hình do các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, khai khoáng tạo ra.

+ Một phần sản phẩm vô hình được tạo ra bởi ngành thương nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện ….khi những ngành này sản xuất nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Quan điểm thứ tư: Sản xuất là tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội. Là quá trình chuyển hoá các đầu vào, biến chúng thành các đầu ra (Transforms Inputs to Outputs) dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trên cơ sở quan điểm thứ 3 về sản xuất, các nước xã hội chủ nghĩa đã xây dựng hệ thống sản xuất vật chất MPS (Material Production System) để tính sản lượng quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới; sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cũ nên hệ thống chỉ tiêu này không còn được sử dụng.

Hệ thống tài khoản quốc gia SNA (System of National Accounts) được xây dựng trên cơ sở quan điểm thứ 4 về sản xuất. Thực tế, hệ thống này chính là sản phẩm từ quan điểm sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa. Nó thực sự được hoàn thiện và trở thành công cụ chính trong đo lường sản lượng quốc gia khi Simon Kuznets phát triển (đạt giải thưởng Nobel đầu thế kỷ 20). Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận hệ thống này trở thành hệ thống đo lường quốc tế.

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí