Sự Dịch Chuyển Của Đường Tổng Cầu Khi Nền Kinh Tế Còn Nhiều Nguồn Lực Chưa Được Sử Dụng

Ngược lại, nếu kinh tế có nhiều công nhân nhập cư thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang bên phải.

Sự dịch chuyển xuất phát từ tư bản: Một sự tăng trưởng trong số lượng tư bản sẽ nâng cao năng suất và do đó làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, một sự suy giảm trong lượng tư bản sẽ làm giảm năng suất và giảm cung về hàng hóa và dịch vụ khiên cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái.

Lôgic này không chỉ áp dụng cho tư bản hữu hình và cả tư bản con người hay vốn nhân lực. Sự tăng lên số lượng máy móc hay số người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề đều nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Do vậy chúng đều làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải.

Sự dịch chuyển xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên: Nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản và thời tiết. Việc phát hiện và bắt đầu khai thác một mỏ khoáng sản mới có thể làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang bên phải. Thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn có thể làm cho việc trồng trọt và chăn nuôi trở nên khó khăn hơn, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi và do đó sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái.

Sự dịch chuyển xuất phát từ tri thức công nghệ: Có lẽ lí do quan trọng nhất để chúng ta ngày hôm nay sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức công nghệ. Những phát minh đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với cùng một lượng lao động, tư bản, và tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là, đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải.

- Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên?

Trong ngắn hạn đường tổng cung dốc lên như được vẽ trong hình 3.4. Điều này hàm ý trong một năm hay hai năm, tăng mức giá chung sẽ có xu hướng làm tăng lượng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ và giảm mức giá chung sẽ có xu hướng làm giảm lượng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ.

Điều gì tạo ra mối quan hệ dương này giữa mức giá và sản lượng được cung ứng? Luận cứ phổ biến nhất hướng sự chú ý đến việc thỏa thuận tiền lương giữa các doanh nghiệp và công nhân. Các quan sát thực nghiệm cho thấy trong các ngành công nghiệp có sự hoạt động của công đoàn ở các nước công nghiệp phát triển, tiền lương thường được ấn định trước trong các hợp đồng dài hạn. Hơn nữa, ngay cả trong các ngành không có sự hoạt động của công đoàn, thường cũng có các thỏa thuận ngầm hoàn toàn tương tự. Nhiều công nhân hiểu ngầm với với các thân chủ của họ về mức tiền lương được xem xét lại một lần trong mỗi năm, ngay cả khi họ không kí hợp đồng

chính thức. Tiền lương của công nhân không thay đổi cùng với từng sự kiện tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nơi họ làm việc.

Khi một doanh nghiệp và các công nhân của họ mặc cả về tiền lương, họ đã có trong đầu một mục tiêu nào đó về tiền lương thực tế mà cuối cùng sẽ thỏa thuận. Mức tiền lương này phụ thuộc vào sức mạnh tương đối của doanh nghiệp và công nhân của họ. Tuy nhiên, trong hợp đồng đã kí kết các điều khoản được viết theo tiền lương danh nghĩa chứ không phải tiền lương thực tế, Để ấn định tiền lương danh nghĩa, các doanh nghiệp và công nhân dựa trên kì vọng về mức giá chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Trong khi tiền lương được ấn định trước trong các hợp đồng lao động, còn mức giá trên thực tế có thể khác với mức dự tính. Giả sử cầu về lao động quyết định mức việc làm. Nói cách khác, quá trình thương lượng giữa công nhân và doanh nghiệp không quyết định trước mức lao động được thuê, mà trái lại công nhân đồng ý cung ứng số lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê tại mức lương đã quy định từ trước.

Bây giờ giả thiết mức giá trên thực tế cao hơn mức dự tính. Khi đó tiền lương thực tế thực hiện thấp hơn mức dự tính. Việc thuê lao động trở nên rẻ hơn, do đó các doanh nghiệp sẵn sang thuê nhiều công nhân hơn và sản lượng sẽ tăng. Hoàn toàn ngược lại nếu mức giá trên thực tế thấp hơn mức dự tính. Các doanh nghiệp nhận được ít thu nhập hơn so với dự tính, và họ sẽ có xu hướng cắt giảm mức sản xuất.

Nhập môn kinh tế học - 16

Hình 3.4 cho thấy đường tổng cung ngắn hạn rất thoải ở mức sản lượng thấp và trở nên rất dốc khi sản lượng vượt quá mức tự nhiên. Tại các mức sản lượng thấp, hệ số co dãn của cung lớn do các doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng trước sự thay đổi của mức giá. Trong khoảng sản lượng này, các doanh nghiệp vẫn còn năng lực sản xuất nhàn rỗi, chẳng hạn nhà xưởng, máy móc, thiết bị bỏ không cả ngày hoặc một phần trong ngày và nhiều lao động chưa có việc làm. Một sự gia tăng nhỏ trong mức giá cũng làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn và họ sẽ tận dụng phần năng lực sản xuất nhàn rỗi này và dễ dàng thuê thêm công nhân. Khi sản lượng tăng dần, doanh nghiệp dần dần sử dụng hết năng lực sản xuất. Khi năng lực sản xuất đã sử dụng hết, việc tăng sản xuất hơn nữa đòi hỏi phải xây dựng thêm nhà xưởng mới và mua sắm thêm trang thiết bị mới mà điều này chỉ có thể thực hiện trong dài hạn. Trước mắt, doanh nghiệp chỉ có thể tăng sản lượng bằng cách kéo dài thời gian lao động mà biện pháp này sẽ phải đối mặt với hai vấn đề: thứ nhất, sản phẩm cận biên của lao động giảm dần; thứ hai, doanh nghiệp phải trả thêm tiền làm ngoài giờ. Để khuyến khích các doanh nghiệp quyết định chấp nhận thêm các khoản chi phí này, mức giá phải tăng đáng kể, do vậy tổng cong trở nên ít co dãn hơn.

Sự dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn được gọi là cú sốc cung. Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn cũng sẽ làm dịch chuyển đường

tổng cung ngắn hạn theo cùng chiều hướng. Tuy nhiên, đường tổng cung ngắn hạn có thể dịch chuyển, trong khi đường tổng cung dài hạn không dịch chuyển. Trong ngắn hạn, khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực, mà còn phụ thuộc vào giá các nhân tố sản xuất cho trước. Do đó, đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển khi giá các nhân tố sản xuất thay đổi. Với mỗi mức giá cho trước, việc tăng giá các đầu vào sản xuât ( tăng lương, tăng giá nguyên , nhiên, vật liệu…) sẽ làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và do đó buộc họ phải thu hẹp mức sản xuất. Điều này hàm ý đường tổng cung dịch chuyển sang bên trái. Ngược lại, việc giảm giá các đầu vào sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất và làm tăng lợi nhuận và do đó khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Trên đồ thị, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang bên phải.

3.3.1.3. Sản lượng và mức giá cân bằng

Bây giờ chúng ta có thể kết hợp cả hai mặt cầu và cung để xem xét sản lượng và mức giá được quy định đồng thời như thế nào.


AS

E

AD

P


P2 P0 P1


0

Hình 3.5: Xác định trạng thái cân bằng

Y0 Y


Trong hình 3.5 giá trị cân bằng của sản lượng (Y0) và mức giá (P0) xuất hiện tại giao điểm (Eo) của đường tổng cung AS và đường tổng cầu AD. Chúng ta mô tả tổ hợp của sản lượng và mức giá nằm trên cả hai đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn như là trạng thái cân bằng của nền kinh tế. Để thấy được tại sao đây là trạng thái cân bằng duy nhất, đầu tiên chúng ta xem xét điều gì xảy ra nếu mức giá hiện tại không phải là P0. Giả sử ban đầu mức giá là P1, thấp hơn mức giá cân bằng P0. Tại mức giá thấp hơn này, sản lượng mà các doanh nghiệp mong muốn cung ứng thấp hơn mức mà mọi người muốn mua. Sự dư thừa tổng cầu sẽ làm tăng giá cả và sản lượng sẽ trượt lên phía trên dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. Như vậy, không có trạng thái cân bằng ứng với mức giá thấp hơn P0. Tương tự như hình 3.5 chỉ ra, khi mức giá cao hơn P0,

chẳng hạn P2, cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các nhà cung ứng sẽ đẩy mức giá giảm xuống. Như vậy, chỉ tại giao điểm của hai đường tổng cầu và tổng cung (E0), cả người mua và người bán đều thỏa mãn: mọi nhu cầu của người mua đều được đáp ứng và toàn bộ sản lượng mà các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng đều được bán hết. Kết quả là thị trường ở trạng thái ổn định và không có xu hướng điều chỉnh.

Một điều chúng ta cần lưu ý là trạng thái cân bằng không có nghĩa là trạng thái tối ưu hay là trạng thái đang mong muốn. Nó có thể tương ứng với trạng thái phát triển quá nóng ( khi sản lượng cao hơn mức tự nhiên và lạm phát cao) hoặc nền kinh tế đang lâm vào suy thoái ( khi sản lượng thấp hơn mức tự nhiên). Trạng thái cân bằng đơn giản chỉ phản ánh xu thế mà nền kinh tế sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định.

3.3.1.4. Các cú sốc cầu và các cú sốc cung

a. Các cú sốc cầu

Khi đường tổng cung có độ dốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và mức giá. Sự dao động của sản lượng xung quanh mức tự nhiên gọi là chu kì kinh doanh. Điều này thường được coi là tốn kém và không mong muốn. Vì chính phủ có thể tác động đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn định nền kinh tế.

Ví dụ, giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tự nhiên. Nếu các nhà đầu tư và các hộ gia đình đột nhiên bi quan về triển vọng phát triển của nền kinh tế và chi tiêu ít hơn, thì điều này sẽ làm giảm tổng cầu. Trong hình 3.6, đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái từ AD0 đến AD1. Trong ngắn hạn, nền kinh tế dịch chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn AS0 từ A đến B. Khi nền kinh tế chuyển từ A đến B, sản lượng giảm từ Y* xuống Y1 và mức giá giảm từ P0 xuống P1. Sự cắt giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế lâm vào suy thoái. Các doanh nghiệp phản ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra bằng cách cắt giảm một số việc làm và thất nghiệp trong nền kinh tế sẽ tăng.

Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi đối mặt với một cuộc suy thoái như vậy? Một khả năng là thực hiện các biện pháp kích thích tổng cầu, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Nếu các nhà hoạch định chính xác hoạt động kịp thời và chính xác, họ có thể triệt tiêu hoàn toàn tác động của cú sốc đến tổng cầu, đẩy đường tổng cầu về điểm AD0 và đưa nền kinh tế trở về điểm A.

Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không can thiệp gì thì nền kinh tế thị

trường cũng có cơ chế tự phục hồi sau một thời gian. Do tổng cầu giảm, mức giá giảm xuống. Trong thời gian ngắn, tiền lương không thể giảm được do bị ràng buộc về hợp đồng lao động dài hạn đã ký. Trong thời gian dài hơn, công nhân và doanh nghiệp có

thể thương lượng với nhau và tiền lương sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm dần do sức ép của đội quân thất nghiệp tăng cao và phù hợp với sự biến động của mức giá, làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển dần sang bên phải. Một khi sản lượng còn thấp hơn mức tự nhiên và do đó thị trường lao động vẫn còn dư cung , thì vẫn còn áp lực giảm tiền lương. Chỉ trong dài han, quá trình điều chỉnh mới hoàn thành: đường tổng cung dịch chuyển đủ mạnh tới AS1 như được vẽ trong hình 3.6 và nền kinh tế chuyển đến điểm C, tại đó đường tổng cầu mới (AD1), cắt đường tổng cung dài hạn.


ASLR

AS0

AS1

A

B

C

AD0

AD1

P


P0 P1 P2


0

Y1 Y* Y

Hình 3.6: Ảnh hưởng của sự cắt giảm tổng cầu


b. Các cú sốc cung

Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung dược gọi là cú sốc cung bất lợi. Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi.

Các ví dụ về cú sốc cung bất lợi: thời tiết xấu làm giảm sản lượng các sản phẩm nông nghiệp; công đoàn gây áp lực làm giảm tiền lương; tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hạn chế sản lượng khai thác làm tăng giá dầu trên thị trường thế giới.

Các cú sốc bất lợi làm tăng chi phí sản xuất. Ở mỗi mức giá cho trước, các hãng muốn bán ra ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Như trong hình 3.7 cho thấy, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên và sang bên trái từ AS0 đến AS1 . Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng từ điểm A đến điểm B. Sản lượng của nền kinh tế giảm từ Y* xuống Y1, trong khi mức giá tăng từ P0 lên P1. Do nền kinh tế vừa rơi vào suy thoái (sản lượng giảm), vừa trải qua lạm phát (mức giá tăng) nên hiện tượng này được gọi là lạm phát đi kèm suy thoái.


ASLR

AS1

AS0

B

C


A

AD1

AD2

AD0

P


P2 P1 P0


0 Y2

Y1 Y* Y


Hình 3.7: Ảnh hưởng cú sốc cung bất lợi


Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi đối mặt với hiện tượng lạm phát đin kèm suy thoái này? Quả là không có những lựa chọn dễ dàng. Một trong những khả năng là các nhà nhà hoạch định chính sách có thể muốn triệt tiêu tác động bất lợi của sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn đến sản lượng bằng cách tăng tổng cầu. Khi đó, chính phủ cần kích cầu đế dịch chuyển đường tổng cầu đến AD1 vừa đủ để duy trì mức sản lượng ban đầu. Nền kinh tế chuyển đến điểm C. Sản lượng trở về mức tự nhiên và mức giá tiếp tục tăng lên P2. Như vậy các nhà hoạch định chính sách đã thích ứng với sự dịch chuyển của tổng cung bởi họ cho phép sự tăng lên trong chi phí ảnh hưởng đến giá cả một cách lâu dài.

Ngược lại nếu muốn triệt tiêu tác động bất lợi của cú sốc cung này đến mức giá, các nhà chính sách cần chủ động cắt giảm tổng cầu. Trên sơ đồ hình 3.7, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD2 vừa đủ để duy trì mức giá ban đầu. Nền kinh tế chuyển đến điểm D. Mức giá chuyển đến P2, còn sản lượng tiếp tục giảm xuống đến Y2 và nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái.

3.3.2. Mô hình xác định sản lượng cân bằng

3.3.2.1. Cách tiếp cận thu nhập- chi tiêu

Chúng ta trở lại với mô hình tổng cầu và tổng cung đã được giới thiệu trong nội dung đã đề cập ở phần trước với sự nhấn mạnh vào tình huống trong đó nền kinh tế có nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Hình 3.8 biểu diễn các đường tổng cầu và tổng cung trong đó đường tổng cung nằm ngang hàm ý nền kinh tế còn rất nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Trong tình huống này, một sự dịch chuyển của đường tổng cầu, ví dụ từ AD0 đến AD1 chỉ làm thay đổi sản lượng (tăng từ Y0 đến Y1) mà không ảnh hưởng đến mức giá (vẫn cố định ở mức P0).


E0

E1

AS0

AD1

AD0

P


P0


0 Y0 Y1 Y

Hình 3.8: Sự dịch chuyển của đường tổng cầu khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng

Tuy nhiên điều gì quyết định lượng tổng cầu tại mỗi mức giá? Và điều gì làm cho lượng tổng cầu này thay đổi? Phân tích ở phần trước cho thấy tổng cầu trong một nền kinh tế mở bao gồm bốn nguồn: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. Lượng tổng cầu tại một mức giá nhất định chính là tổng của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng tại mức giá đó. Chúng ta có thể cho rằng tổng cầu như là tổng chi tiêu của bốn khu vực của nền kinh tế: các hộ gia đình mua hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp và hộ gia đình mua hàng đầu tư, chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ công, và thế giới bên ngoài mua xuất khẩu ròng.

Công cụ để xác định mức sản lượng và tổng cầu tại trạng thái cân bằng khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng là đường tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure- AE). Thuật ngữ tổng chi tiêu đề cập đến tổng chi tiêu dự kiến (hay theo kế hoạch) cho tiêu dùng, đầu tư, hàng hóa và dịch vụ công, xuất khẩu ròng. Đường tổng chi tiêu biểu diễn mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và thu nhập quốc dân - tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế. Nó được vẽ trong hình 3.9 trong đó trục tung biểu thị tổng chi tiêu và trục hoành biểu thị thu nhập quốc dân.

Đường tổng chi tiêu có ba đặc điểm quan trọng:

Thứ nhất, nó là đường dốc lên phản ánh khi thu nhập quốc dân tăng thì tổng chi tiêu cũng tăng. Sự thay đổi của các biến khác (như lãi suất, thuế suất, và tỷ giá hối đoái) làm cho đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên hoặc xuống dưới, làm thay đổi độ dốc của đường tổng chi tiêu.

Thứ hai, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu cũng tăng, nhưng tăng ít hơn một đơn vị. nguyên nhân là do người tiêu dùng tiết kiệm một phần thu nhập tăng thêm. Điều này sẽ được giải thích chi tiết trong các mục sau. Chúng ta vẽ một đường 45o đi

qua gốc tọa độ. Đường này có độ dốc bằng 1. Mọi điểm dọc theo đường này đều có đặc điểm là sự thay đổi 1 đơn vị trên trục tung (tổng chi tiêu) tương ứng với sự thay đổi 1 đơn vị trên trục hoành (thu nhập). đường tổng chi tiêu thoải hơn đường 45o vì khi thu nhập tăng 1 đơn vị, thì tổng chi tiêu chỉ tăng ít hơn 1 đơn vị.

Thứ ba, ngay cả nếu thu nhập quốc dân bằng không, thì tổng chi tiêu vẫn mang giá trị dương. Điều này hàm ý đường tổng chi tiêu cắt trục tung tại một giá trị dương. Giá trị này thường được gọi là chi tiêu tự định tức là phần của tổng chi tiêu độc lập với mức thu nhập hiện tại (lý do sẽ được đề cập sau.)


UI > 0

E0

AE


UI < 0



45O

0


Y2 Y0 Y1

Thu nhập/ sản lượng, Y

Hình 3.9: Đường tổng chi tiêu và xác định sản lượng cân bằng


Vậy thì đường tổng chi tiêu là đường tổng cầu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Đường tổng chi tiêu biểu diễn mức chi tiêu dự kiến tại mỗi mức thu nhập với giả thiết mức giá cho trước; còn đường tổng cầu biểu diễn lượng tổng cầu (hay tổng chi tiêu) tại mỗi mức giá. Điều này đưa chúng ta đến một câu hỏi trung tâm: điều gì quyết định mức cân bằng trong ngắn hạn khi nền kinh tế có nhiều nguồn lực chưa được sử dụng? Bên cạnh đường tổng chi tiêu, chúng ta cũng cần biết thêm hai khái niệm quan trọng khác.

a. Đồng nhất mức thu nhập- sản lượng

Như chúng ta đã biết đối với toàn bộ nền kinh tế tổng thu nhập bằng tổng sản lượng. Điều này phản ánh thực tế là khi một hàng hóa được bán, doanh thu nhận được cuối cùng sẽ trở thành thu nhập của một ai đó - như tiền lương thuộc về công nhân làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa: và lợi nhuận thuộc về người sở hữu doanh nghiệp. Nếu Y được dùng để biểu thị thu nhập quốc dân, thì đồng nhất thức này có thể được viết như sau.

GDP ≡ Thu nhập quốc dân ≡ Y

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022