Thực Trạng Hoạt Động Thu Hút Khách Du Lịch Đến Với Khu Ramsar Tràm Chim


+ Ai là chủ nhãn hiệu (hay ai là người đặt nhãn hiệu) ?

+ Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì ?

+ Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào ?

+ Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không ?

+ Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng ?

- Các quyết định về bao bì sản phẩm

Bao bì thường có bốn yếu tố cấu thành điển hình: lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm trên bao bì.

- Các quyết định về bao bì sản phẩm bao gồm:

+ Xây dựng quan niệm về bao bì: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào ? Nó đóng vai trò như thế nào đối với môt mặt hàng cụ thể ? Nó phải cung cấp thông tin gì về sản phẩm ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

+ Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không ?

+ Quyết định về thử nghiệm bao bì, bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 8

+ Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân doanh nghiệp.

+ Quyết định về các thông tin trên bao bì.

- Các quyết định về dịch vụ của sản phẩm

Dịch vụ của sản phẩm là những sự trợ giúp mà người sản xuất hoặc nhà phân phối cung cấp để giúp đỡ khách hàng trong việc mua bán hoặc sử dụng sản phẩm nhằm giúp việc tiêu dùng sản xuát hiệu quả hơn.

- Các quyết định liên quan đến dịch vụ của sản phẩm:

+ Quyết định về các loại dịch vụ


+ Quyết định về mức độ dịch vụ

+ Quyết định về hình thức cung cấp dịch vụ

- Các quyết định về phát triển sản phẩm

Sản phẩm mới có thể là những sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất và tung vào thị trường, nó mới cả với người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp. Cũng có thể là những sản phẩm đã được người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác biết đến, nó chỉ mới dối với doanh nghiệp mà thôi.

- Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới:

+ Hình thành ý tưởng

+ Lựa chọn ý tưởng

+ Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới

+ Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới

+ Thiết kế sản phẩm hàng hóa mới

+ Thử nghiệm trong điều kiện thị trường

+ Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung hàng hóa mới ra thị trường

- Các quyết định về chủng loại sản phẩm

Chủng loại sản phẩm là nhóm các sản phẩm được đa dạng hóa từ sản sản phẩm ban đầu. Cũng thỏa mãn một loại nhu cầu, giống nhau về nguyên vật liệu chế tạo và quy trình công nghệ.

Việc đưa ra quyết định về chủng loại sản phẩm có liên quan chặt chẽ đến các quyết định phân đoạn thị trường và các mục tiêu của doanh nghiệp:

+ Nếu doanh nghiệp lựa chọn đáp ứng thị trường hàng hóa chiến lược không phân đoạn thì có thể chỉ cần cung cấp cho cả thị trường bằng một loại sản phẩm.

+ Nếu doanh nghiệp đưa ra số chủng loại quá lớn vì phân đoạn thị trường quá nhỏ hoặc có một số chủng loại có mức lợi nhuận thu được thấp thì họ sẽ thu hẹp chủng loại sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh và ổn định thị trường.



1.2.4. Quảng cáo

Bao gồm hoat động giới thiệu và truyền đi các thông tin về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, nâng cao uy tín cho nhà kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Chức năng của quảng cáo:

+ Thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm, doanh nghiệp.

+ Thuyết phục khách hàng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ.

+ Hướng dẫn, giáo dục tiêu dùng.

- Mục tiêu của quảng cáo:

+ Quảng cáo giới thiệu: dùng trong giai đoạn đầu của một loại sản phẩm mới xâm nhập vào thị trường. Mục tiêu chủ yếu là làm nảy sinh nhu cầu ban đầu của người tiêu dùng về sản phẩm.

+ Quảng cáo thuyết phục: nó trở nên rất quan trọng ở giai đoạn cạnh tranh, khi mục tiêu của doanh nghiệp là tạo nên nhu cầu có chọn lọc trong người tiêu dùng.

+ Quảng cáo nhắc nhở: cần thiết trong giai đoạn trưởng thành của sản phẩm.

Mục đích là nhắc nhở khách hàng nhớ về một loại sản phẩm của mình.

- Yêu cầu và nguyên tắc quảng cáo:

+ Quảng cáo phải tiêu biểu, đặc trưng, độc đáo và có lượng thông tin cao.

+ Quảng cáo phải đảm tính nghệ thuật, kích thích mua hàng.

+ Quảng cáo phải trung thực, đảm bảo tính pháp lý.

+ Quảng cáo phải nhắc lại thường xuyên và đúng thời cơ.

+ Quảng cáo phải thiết thực, hiệu quả và phù hợp với chi phí dành cho quảng cáo.

- Phương tiện quảng cáo: báo, tạp chí, ấn phẩm gửi trực tiếp, phát thanh truyền hình, quảng cáo ngoài trời và các phương tiện quảng cáo khác.

1.2.5. Quan hệ công chúng

Bao gồm các hoạt động nhằm duy trì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tầng lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, được tổ chức một


cách thường xuyên có hệ thống, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp công chúng khác nhau, để nâng cao uy tín và thanh thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Thực chất của các mối quan hệ công chúng là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đội ngũ bạn hàng, khách hàng và những tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các hình thức chủ yếu của hoạt động quan hệ công chúng là:

+ Tổ chức các hội nghị khách hàng theo định kỳ hay đột xuất.

+ Tổ chức hội nghị của các trung gian phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý).

+ Tổ chức hội nghị các nhà sản xuất kinh doanh.

+ Tổ chức những cuộc thăm hỏi khách hàng và đội ngũ những trung gian phân phối.

+ Tổ chức tiếp xúc và duy trì tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có vị trí, thế lực và uy tín với xã hội, đặc biệt là các nhà chính trị, ngoại giao, các nghệ sỹ, vận động viên nổi tiếng...

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với báo chí, tuyên truyền nhằm phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 đề tài đã tập trung làm rõ những lý luận về du lịch sinh thái, du lịch bền vững, môi trường du lịch, thị trường du lịch, điểm đến du lịch và marketing điểm đến, chính sách giá và chính sách sản phẩm… nghiên cứu các nhân tố tác động về phát triển du lịch đến với Khu Ramsar Tràm Chim thông qua các kênh tuyên truyền quảng bá hình ảnh Tràm Chim nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Đây là những tiền đề hết sức quan trọng để chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch đến với Khu Ramsar Tràm Chim ở chương 2 và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để thu hút khách du lịch trong chương 3.



Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHU RAMSAR TRÀM CHIM

2.1. Khái quát về Khu ramsar Tràm Chim

2.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành

a. Vị trí địa lý

Khu Ramsar Tràm Chim phân bố ở khu vực có toạ độ 10o40-10o47’ vĩ Bắc, 105o26’-105o36’ kinh Đông, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng địa lí châu thổ sông MêKông. Khu Ramsar Tràm Chim có diện tích 27.588 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 7.313 ha, diện tích vùng đệm là 20.275 ha. Vị trí nằm ở đồng bằng Sông Cửu Long và là trung tâm của Đồng Tháp Mười, cách Sông Tiền 25 km về phía Tây, gần biên gới Việt Nam – Campuchia.

Khu Ramsar Tràm Chim tiếp giáp 5 xã và 1 thị trấn: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp và Thị trấn Tràm Chim, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp. Đây là một Ðồng Tháp Mười thu nhỏ với hệ sinh vật phong phú và đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, hơn 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới.

Phạm vi, ranh giới: Khu Ramsar Tràm Chim gồm 06 khu vực được bao bọc bởi:

- Khu A1 giới hạn bởi các kênh An Bình, Phú Thành, đê bao số 1, đê bao số 4.

- Khu A2, A3, A4, giới hạn bởi kênh Phú Đức 2, kênh Lung Bông, kênh Cà Dâm.

- Khu A5, giới hạn bởi các kênh: kênh số 2, kênh số 5, kênh An Bình và đê bao số 4.

- Khu C, giới hạn bởi kênh Phú Đức và Đồng Tiến.

b. Lịch sử hình thành

Tràm Chim – đây là một địa danh đã có từ lâu đời do đặc điểm vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười, có nhiều rừng tràm tự nhiên, nhiều loài cá đồng sinh sản và phát triển, là nguồn thức ăn phong phú nên đã có rất nhiều chim nước hội tụ về đây sinh sống. Do đó nhân dân quanh vùng đã gọi là vùng Tràm Chim.


Với những giá trị đặc trưng của nó, ngay từ thời chiến tranh Ban Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã ấp ủ nguyện vọng khai thác và phát triển Đồng Tháp Mười thành một vùng trù phú cùng với việc tái tạo lại một mô hình Đồng Tháp Mười thu nhỏ. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn sau ngày giải phóng miền Nam. Đến năm 1978, tỉnh mới bắt đầu chủ trương trồng tràm và cho đến năm 1990 đã có được diện tích rừng tràm là 2.300 ha. Năm 1985, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định khoanh vùng 5.200 ha để thực hiện tái tạo lại một vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ và giao cho huyện Tam Nông quản lý, vùng này đã có các tổ chức tham gia bảo vệ, khai thác với nhiều tên gọi khác nhau như: Lâm ngư trường Tràm Chim, Nông trường Tràm Chim, Công ty nông trường Tràm Chim. Đặc biệt từ khi phát hiện loài Sếu đầu đỏ (Hạc) quay về trú ngụ thì Tràm Chim được nhiều người biết đến, vì đây là một loài chim quý hiếm mà trước đây đã từng có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó không ai biết đó là loài chim quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nên đã săn bắt, đánh bẫy ăn thịt như những loài chim khác.

Năm 1986, sau khi nghe có tin Sếu đầu đỏ về trú ngụ tại Tràm Chim, tổ chức bảo vệ Sếu Quốc tế – ICF (International Crane Fundation) và Trung tâm Tài nguyên Môi trường – thuộc trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội đã cử chuyên gia đến kiểm tra và xác nhận đây chính là một trong 15 loài Sếu hiện còn lại trên thế giới. Sau đó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đương thời là ông Nguyễn Xuân Trường đã ra thông báo cấm săn bắt và đánh bẫy Sếu, đồng thời tuyên truyền giáo dục cho người dân trong tỉnh biết để bảo vệ. Ở thời kỳ này, diện tích rừng khu bảo vệ được mở rộng một cách nhanh chóng từ 5.200 ha lên 7.000 ha.

Tháng 5 năm 1987, tại hội nghị Quốc tế về Sếu tổ chức tại Hắc Long Giang – Trung Quốc sau khi nghe thông báo là có Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) tưởng chừng không còn ở Châu Á nữa. Tuy nhiên, nay được tìm thấy ở Tràm Chim thì các đại biểu rất vui mừng và từ đó nhiều tổ chức trên thế giới đã đến nghiên cứu và tài trợ như vào năm 1989 Quỹ bảo vệ chim của Đức (BREHM FUND) đã tài trợ cho Tràm Chim để


xây dựng một ngôi nhà 2 tầng, ngôi nhà này được sử dụng cho các hoạt động giáo dục môi trường (hiện là trụ sở làm việc của phòng Quản lý và bảo vệ tài nguyên Vườn quốc gia Tràm Chim).

Tháng 1 năm 1990, một cuộc hội thảo quốc tế về Sếu và bảo vệ đất ngập nước đã được tổ chức tại Tràm Chim, tham dự gồm có 14 nước trên thế giới, hội nghị đã trao đổi những kinh nghiệm nhằm giúp cho việc quản lý và bảo vệ Tràm Chim được tốt hơn. Tháng 3 năm 1991, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Trung tâm bảo vệ Sếu và môi trường thiên nhiên Tràm Chim, giao cho UBND huyện Tam Nông trực tiếp quản lý.

Do áp lực của sự gia tăng dân số trong vùng, vào những tháng cuối năm 1991 và đầu năm 1992, khu vực Tràm Chim bị phá hại nghiêm trọng, đất đai bị lấn chiếm làm lúa hai vụ. Trong khi đó trong bờ bao thì nước rút cạn khô, người dân đã vào bắt cá và đốn tràm, vài vụ cháy đã xảy ra làm cho cả rừng tràm xanh tốt trở nên nham nhở, hậu quả là nhiều loài động vật quí hiếm bị suy giảm như: trăn, rắn, rùa; Mùa mưa, phèn trôi xuống những nơi trũng thấp và dưới kênh nội đồng làm cho một số lượng lớn cá bị chết. Bên cạnh đó, có nhiều quan điểm cho rằng phá tràm trồng lúa có hiệu quả hơn là giữ lại khu bảo tồn. Đến lúc này số phận của khu bảo tồn đất ngập nước Tràm Chim rơi vào tình thế nguy kịch.

Đến tháng 5 năm 1992, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đương thời là đồng chí Võ Văn Kiệt đã giao trách nhiệm cho UBND tỉnh Đồng Tháp và UBND huyện Tam Nông phải kiên quyết bảo vệ Sếu đầu đỏ và hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim. Tháng 7 năm 1992, Trung tâm bảo vệ Sếu và môi trường thiên nhiên Tràm Chim đã được bàn giao lại cho tỉnh Đồng Tháp trực tiếp quản lý theo Quyết định số 32/QĐ – UB ngày 16 tháng 6 năm 1992 của UBND tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 2 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 47/TTg qui định khu đất ngập nước Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp là “Khu bảo tồn thiên nhiên” của Quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát triển của khu bảo tồn, từ đó hệ sinh thái tự nhiên đã ngày càng được phục hồi.


Diện tích của khu bảo tồn là 7.612 ha có bờ đê bao xung quanh chu vi gần 60 km. Tuy nhiên, quá trình thực thi các hoạt động của khu bảo tồn đã trải qua nhiều thử thách do áp lực gia tăng dân số và điều kiện sống của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn.

Ngày 29 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 253/1998/TTg chuyển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim thành Khu Ramsar Tràm Chim điều chỉnh ranh giới và diện tích còn 7.313 ha, đồng thời phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu Ramsar Tràm Chim giai đoạn 1999 – 2003 với tổng nguồn vốn đầu tư là 59 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 39 tỷ đồng, vốn huy động trong nhân dân 2 tỷ đồng và các nguồn vốn khác là 18 tỷ đồng.

Để cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, ngày 03/09/1999 Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của Khu Ramsar Tràm Chim là:

– Bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái đất ngập nước trên cơ sở đảm bảo chế độ thủy văn phù hợp.

– Bảo tồn, phục hồi và phát triển cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái chuẩn của vùng lụt kín Đồng Tháp Mười như khi chưa được khai thác để phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và phục vụ tham quan du lịch.

– Bố trí lại dân cư sống quanh vùng hợp lý, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh tác, ổn định cuộc sống, từ đó họ tự giác tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn.

– Phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển họat động du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với đặc trưng kiến trúc của vùng đồng bằng ngập lụt, vừa hiện đại, vừa mang bản sắc đồng bằng Nam bộ.

Việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Khu Ramsar Tràm Chim có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐTM mà còn đối với cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa rất quan trọng về giá trị khoa học, văn hóa – lịch sử, tài nguyên môi trường sinh thái và

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí