c. Văn bản cấp hạn ngạch của NHNN Việt Nam là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan Hải quan.
d. Chậm nhất ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch hoặc khi cần điều chỉnh hạn ngạch, doanh nghiệp gởi hồ sơ đến NHNN Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) xin cấp hạn ngạch hoặc xin điều chỉnh hạn ngạch. Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu theo mẫu tại phụ lục 3 (kèm theo Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003 của NHNN);
- Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm vàng tại thị trường Việt Nam của năm trước năm kế hoạch (tháng 12 ước tính).
e. Nếu doanh nghiệp được phép tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam, trước khi mở cửa hàng phải thông báo với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt cửa hàng về địa điểm bán hàng, ký mã hiệu đóng trên sản phẩm vàng. Việc tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam chỉ được thực hiện theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm vàng để tham gia triển lãm, hội chợ
Việc xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm vàng để tham gia triển lãm, hội chợ thực hiện theo quy định của pháp luật về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại và các văn bản pháp luật khác liên quan.
Xuất khẩu, nhập khẩu vàng phi mậu dịch
Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng nguyên liệu, vàng miếng phi mậu dịch thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Theo quy định tại Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động
kinh doanh vàng và Thông tư 10/2003/TT-NHNN ngày 6/9/2003 của NHNN Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ (kể cả đồ đạc mạ vàng) theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu. Căn cứ nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN xem xét cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Ổn Định Và Dấu Hiệu Của Sự Ổn Định Tiền Tệ
- Những Người Đầu Cơ : Họ Hoạt Động Cũng Tương Tự Như Những Nhà Đầu Tư, Nhưng Họ Có Thể Dự Đoán Và Khai Thác Giá Vàng Trong Thời Gian Ngắn. Họ Chấp
- Biểu Đồ Giá Vàng Trong Nước Và Quốc Tế Quy Đổi 18/03/2008 – 20/02/2009
- Nhận Xét Chung Về Thực Trạng Nhập Khẩu Vàng Năm 2008
- Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ - 9
- Các Đề Xuất Về Chính Sách Quản Lý Nhập Khẩu Vàng
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu gửi NHNN Việt Nam (vụ quản lý ngoại hối) gồm: đơn xin xuất khẩu, nhập khẩu vàng; bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng (chỉ nộp lần đầu hoặc khi có thay đổi); báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng gần nhất. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN Việt Nam xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, Ngân hàng có văn bản giải thích rõ lý do. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vàng được xuất khẩu nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây, bột, dung dịch, vảy hàn, muối vàng, bán thành phẩm vàng trang sức theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và qui định của Thủ tướng về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu; không phải có giấy phép của NHNN Việt Nam.
Đối với việc nhập khẩu vàng phi mậu dịch: người xuất cảnh, nhập cảnh mang từ dưới 300 gram vàng trang trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, thỏi, khối, vàng nguyên liệu không phải khai báo; mang từ 300 gram đến dưới 1kg phải khai báo trên tờ khai hành lý; mang trên 1kg phải khai hải quan, đồng thời phải có giấy phép của NHNN Việt Nam (đối với người xuất cảnh) hoặc gửi phần vượt tại kho hải quan (đối với người nhập cảnh).
Việc cá nhân mang vàng miếng về nước làm quà (không có mục đích buôn bán) thuộc trường hợp nhập khẩu vàng phi mậu dịch. Theo Quyết định 39/2006 QĐ-BTC ngày 15/8/2006 của Bộ tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì thuế suất thuế nhập khẩu vàng (các loại vàng không phải dạng tiền tệ, dưới dạng bột; dạng chưa gia công khác như dạng khối, thỏi và thanh đúc…; dạng bán thành phẩm khác (dạng que, thanh, hình, lá và dải…); dạng tiền tệ cùng chung mức thuế suất thuế nhập khẩu 1%).
Nhìn chung quy định của pháp luật với hoạt động xuất, nhập khẩu vàng hiện nay là khá rõ ràng và đơn giản.
Quy trình nhập khẩu vàng trên thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn ngày càng hoàn thiện hơn với sự ra đời của hai kho ngoại quan vàng đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng sự sẵn sàng và nhanh chóng của quy trình cung ứng. Kho ngoại quan tại Thành phố Hồ Chí Minh nằm kề sân bay Tân Sơn Nhất được điều hành bởi Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn-SJC, nhà cung cấp hàng đầu nhiều loại sản phẩm vàng tại Việt Nam, và Brink's Global Services, công ty đảm bảo tiếp vận toàn cầu hàng đầu với hơn 145 năm kinh nghiệm trong vận chuyển, lưu trữ và xếp dỡ hàng hóa quý. Còn kho ngoại quan vàng tại Hà Nội do Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam quản lý. Cả hai kho này đều đã đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2007.
Trong khi nhu cầu về vàng tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong năm 2006, theo Hội đồng Vàng Thế giới, 64 tấn vàng hạt đã được nhập vào nước ta, năm 2007 con số này là 70 tấn; thì quy trình cung ứng vẫn còn chậm, thường mất thời gian từ 2-3 ngày từ lúc nhà nhập khẩu muốn mua đến khi hàng thực sự được nhận về đơn vị mình.
Vì vậy để hoàn thiện quy trình hiện hữu này, vai trò của kho ngoại quan sẽ hoạt động như một phương tiện đảm bảo cho việc tích trữ vàng ở kho (dưới sự kiểm soát của Hải quan) và tiện ích cho những nhà cung cấp quốc tế và đơn vị nhập khẩu trong nước với phương thức bán từng phần vàng chứa trong kho và giao hàng trong cùng ngày.
Lợi ích của việc vận hành kho ngoại quan vàng là
(a) những nhà cung cấp quốc tế có thể gửi hàng lưu trữ trong nước tại kho ngoại quan đợi người mua từ thị trường nội địa;
(b) các đơn vị nhập khẩu trong nước có khả năng điều hành công việc làm ăn của họ với độ an toàn linh hoạt hơn vì biết rằng có thể mua và nhận vàng nhanh chóng và như thế giảm việc phải chịu ảnh hưởng của những biến động giá trên thị trường vàng quốc tế vào khoảng giữa thời gian mua vàng đến khi nhận được vàng thực tế; và
(c) tất cả phí vận chuyển, thông quan và dịch vụ đảm bảo giao hàng đều được nhà điều hành kho ngoại quan thanh toán với nhà cung cấp quốc tế, như thế người nhập khẩu sẽ nhận được dịch vụ trọn gói từ Cửa đến Cửa với mức chào giá cạnh tranh và họ chỉ đơn giản là chờ tại cơ sở của mình để nhận vàng.
Bên cạnh việc chứa vàng, cơ sở còn có thể được dùng để tích trữ tại kho các loại hàng hóa khác như kim cương, đá quý và hàng trang sức nhằm hỗ trợ các công ty quốc tế muốn đến Thành phố Hồ Chí Minh để tham gia triển lãm tại Hội chợ Triển lãm Nữ trang Việt Nam hàng năm và/hoặc thực hiện các hoạt động thương mại riêng cho hàng hóa của họ.
Theo ông Nguyễn Hữu Thuận - Phó tổng giám đốc SJC thì: "Theo cách nhập khẩu vàng truyền thống, các doanh nghiệp thường mất từ 3 - 5 ngày kể từ khi ký hợp đồng mua vàng đến khi nhận vàng. Trong khi đó, giá vàng trên thế giới biến động liên tục, điều này khiến doanh nghiệp nhập khẩu đứng trước rủi ro lớn. Do đó, trong thời gian chờ vàng về, một số
doanh nghiệp vay vàng để bán nên phát sinh lãi vay và lãi vay này sẽ được cộng vào giá vàng bán cho người tiêu dùng. Việc đưa kho ngoại quan vàng vào hoạt động sẽ giảm thời gian nhập khẩu vàng của doanh nghiệp xuống còn 2 - 3 giờ",
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn mua được vàng với giá thấp hơn. Tại kho ngoại quan của SJC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 10 ngân hàng chuyên kinh doanh vàng trên thế giới như HSBC, Mutsui, Bipelle, AGR, DBS, Scotia Mocatta... đến tham quan và nhận xét kho đạt tiêu chuẩn quốc tế nên sẵn sàng chuyển vàng vào gửi ở kho.
Theo SJC thì, khi nhập vàng theo cách truyền thống, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ trả lãi vay, phí sân bay, phí hải quan tối thiểu khoảng 10.000 đồng/lượng. Công thức quy đổi giá vàng, có tính chi phí nhập khẩu và chi phí gia công:
TN = (TG + phí vận chuyển)* 1.20556 * (1+thuế Nhập khẩu)* tỉ giá USD/VND + phí gia công
Trong đó: - Thuế nhập khẩu: 1%
- Phí chuyển tiền, bảo hiểm, hải quan, vận chuyển: 1.1 USD/ounce
- Phí gia công : 30.000 đồng/1 lượng SJC 11.
Theo SJC, việc nhập khẩu vàng qua kho ngoại quan sẽ giúp doanh nghiệp giảm được khoảng 5.000 đồng/lượng chi phí sân bay, thông quan, vận chuyển, tức là đã giảm được một nửa chi phí. Điều này đã giúp các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, công suất sử dụng của các kho ngoại quan vàng cho tới thời điểm này vẫn còn hạn chế. Kho SJC gần như không có hàng. Ngoài Hà Nội có khá hơn, lưu kho luôn đạt khoảng 400-500 kg vàng, song con số đó vẫn còn rất nhỏ nếu so với sức chứa lên đến 30 tấn của kho.
11 http://www.sjc.com.vn/
Nguyên nhân theo SJC là do hiện vẫn còn vướng một số thủ tục nên chưa thể đưa hàng vào. Hơn nữa, giá vàng trong nước thường xuyên cao hơn giá vàng thế giới, hiện nay chính phủ lại đang thực hiện cấm nhập khẩu vàng, lượng vàng xuất ra cũng hạn chế, nên cũng không có hàng để đưa vào.
Hiện nay, vàng được gửi vào các kho ngoại quan chủ yếu là các đầu mối kinh doanh lớn như Eximbank, Sacombank, ACB. Những khách hàng trên lại chính là các thành viên trong liên minh thành lập ra kho ngoại quan và chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không phải tập trung nhiều vào sản xuất.
Về lý thuyết chi phí nhập từ kho ngoại quan vàng thấp hơn so với nhập trực tiếp từ nước ngoài và thời gian cũng được rút ngắn đáng kể. Song nhiều doanh nghiệp lâu nay vẫn có các nguồn nhập riêng với giá rẻ hơn và thời gian thậm chí còn nhanh hơn. Khi có nhu cầu nhập khẩu, các doanh nghiệp đều tự nhập ở nước ngoài chứ không thông qua kho ngoại quan. Tự nhập mất tới 3-5 ngày hàng mới về, nếu qua kho ngoại quan có thể rút ngắn xuống còn vài tiếng. Tuy nhiên, các nhà cung cấp quốc tế vẫn ngại để hàng vào kho ngoại quan ở Việt Nam nguyên nhân chính là thị trường còn rủi ro, không ổn định.
2.2.3.2. Nguồn cung vàng nhập khẩu của Việt Nam
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng của Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập khẩu vàng từ các đối tác quen thuộc. Đó là Tập đoàn MKS (Thụy Sĩ), Ngân hàng Standank Bank (Singapore), Australia, Nhật Bản... Trong đó, Ngân hàng Standank Bank là đối tác chính của SJC, tập đoàn MSK là nhà cung cấp vàng chủ yếu cho Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.2.3.3. Kim ngạch và quy mô nhập khẩu vàng năm 2008
Nước ta có một số mỏ quặng vàng và mỏ vàng, nhưng trữ lượng không lớn, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu thị trường, nên 95% còn
lại là phải nhập khẩu. Thói quen coi vàng như một tài sản, một nguồn vốn dự trữ cũng như sử dụng vàng trong hầu hết các giao dịch lớn, hoặc sử dụng vàng làm đồ trang sức đã ăn sâu vào lối sống của người Việt Nam, khiến cho cầu về vàng tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như khả năng tích luỹ của người dân.
Năm 2008 lượng vàng nhập khẩu của Việt Nam không cao như năm 2007 (70 trấn). Nhưng năm 2008 chúng ta chỉ cấp phép cho hoạt động nhập khẩu vàng trong sáu tháng đầu năm. So sánh tốc độ nhập khẩu thì rõ ràng bình quân theo tháng của năm 2008 là cao hơn. Theo dự báo của Hiệp hội Vàng thế giới từ tháng 6 năm 2008 (trước khi có quyết định tạm ngừng nhập khẩu) thì lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam có thể lên tới 100 tấn – cao nhất trong lịch sử.
Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu vàng vào đầu những năm 1990. Đến năm 1997, do khan hiếm ngoại tệ, chính phủ cấm nhập khẩu vàng. Tới năm 2001, vàng mới tiếp tục được cho phép nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu theo hạn ngạch do NHNN quy định cho từng đầu mối nhập khẩu và theo từng năm.
Năm 2008, NHNN được giao chỉ tiêu cấp phép nhập khẩu 70 tấn vàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng từng tuần, chứng khoán mất giá, giá USD thất thường và bất động sản bấp bênh, vàng trở thành phương tiện hiệu quả trong việc bảo lưu vốn và là kênh đầu tư hiệu quả. Vì vậy, lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng vọt. Trong 3 tháng đầu năm 2008, Việt Nam nhập khẩu hơn 36 tấn vàng, tăng 71% so với cùng thời gian này năm ngoái, trong đó 31 tấn rưỡi là vàng nén. Đến hết tháng 4, chúng ta đã nhập khẩu 43 tấn vàng, với trị giá ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Trong đó, mức nhập khẩu vàng khối, loại vàng dùng cho đầu tư, tăng hơn
110% so với năm 2007, đã khiến Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vàng khối nhiều nhất thế giới, vượt cả Ấn Độ và Trung Quốc.12
Quyết định tạm ngừng nhập khẩu vàng được đưa ra sau khi số lượng kỷ lục về vàng khối nhập khẩu đã khiến Việt Nam vượt qua mặt Ấn Độ và Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu vàng khối nhiều nhất thế giới, khiến mức thâm hụt mậu dịch càng lớn thêm nữa.
Theo Tổng cục Thống kê, mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đả tăng gấp 3, lên tới 17 tỷ đô la, so với 5 tỷ 200 triệu của cùng thời gian này năm ngoái. Mức thặng dư mậu dịch của Việt Nam trong cả năm 2007 là 12 tỷ 400 triệu đô la.
2.2.3.4. Cơ cấu nhập khẩu theo doanh nghiệp
Trong các đơn vị kinh doanh nhập khẩu vàng chủ yếu thì SJC là đơn vị nhập khẩu vàng nhiều nhất. Điều này cũng không khó lý giải. Với việc thị trường chứng khoán mất điểm liên tục, thị trường bất động sản đóng băng, lạm phát cao từ cuối năm 2007 kéo dài sang đến giữa năm 2008; khi lạm phát được kìm chế cũng là lúc nền kinh tế lại rơi vào tình trạng trì trệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thì vàng đã trở thành một kênh đầu tư, tích trữ tối ưu. Nhu cầu vàng miếng cho đầu tư tăng cao cùng với sự ra đời của các trung tâm giao dịch vàng. Cùng với đó, thói quen tích trữ vàng của người dân của có sự thay đổi. Thay vì tích trữ vàng trang sức, họ đang có xu hướng tích trữ vàng miếng, vừa tiện lợi vừa đảm bảo chất lượng. Do đó, nhu cầu vàng miếng năm qua gia tăng liên tục. Cụ thể, tính đến tháng 6 năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ để trở thành nước nhập khẩu vàng miếng lớn nhất thế giới.
Trong cơ cấu nhập khẩu vàng của Việt Nam, thì các nhà sản xuất vàng miếng chính là những nhà nhập khẩu vàng lớn nhất. Theo thông báo của NHNN Việt Nam thì năm 2008, hạn mức sản xuất vàng miếng trong năm
12 WGC