Ổn Định Và Dấu Hiệu Của Sự Ổn Định Tiền Tệ

Mức cầu của các NHTW

Các nước công nghiệp mới, các nước có nền kinh tế cất cánh, có thặng dư ngoại tệ như Đài Loan, Ấn Độ thường cất trữ vàng. Trong những năm gần đây, Liên bang Nga cũng liên tục mua thêm vàng dự trữ. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ nâng mức dự trữ vàng của mình lên khoảng 2000 tấn so với con số 600 tấn hiện nay.

Mức cầu về đầu cơ và đầu tư


Bảng 1.2. Cầu về vàng (quý 3 năm 2008 so với quý 4 năm 2007)


Tấn

% thay

đổi

Giá trị

(triệu USD)

% thay đổi

(giá trị)

Kim hoàn

2175

2%

60.5

9%

Đầu tư

810

20%

22.7

31%

Trong đó đầu tư theo hình thức ETFs

307

4%

8.5

16%

Công nghiệp và nha khoa

437

-3%

12.2

3%

Nguồn: GFMS và tính toán của WGC - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


Nhìn vào bảng trên ta thấy, nhu cầu về vàng cho đầu tư chính là khu vực có mức độ tăng trưởng cao nhất (20%), so với khu vực kim hoàn (2%) và các ngành công nghiệp và nha khoa (giảm 3%).

Có thể nhận thấy nhu cầu vàng cho đầu tư của Mỹ và các nước châu Âu đã tăng mạnh trong quý 3 năm 2008. Trong đó, đầu tư vàng theo hình thức ETFs có mức độ tăng trưởng mạnh nhất. Gold Exchange Traded Fund (ETFs), một hình thức đầu tư vàng - chứng khoán được đảm bảo 100% bằng vàng vật chất phát triển mạnh. Đỉnh cao của hình thức đầu tư này là vào nửa sau của tháng 9/2008 do Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ và lo ngại về hiệu ứng Domino đối với ngành ngân hàng thế giới.


Hình 1 5 Nhu cầu vàng cho đầu tư của Mỹ và châu Âu và diễn biến giá vàng 1


Hình 1.5. Nhu cầu vàng cho đầu tư của Mỹ và châu Âu

và diễn biến giá vàng từ quý 1 năm 2005 đến quý 3 năm 2008

Nguồn: GFMS và WGC


1.1.2.3. Một số yếu tố tác động đến giá vàng


Các yếu tố có thể kể ra ở đây như giá dollar Mỹ, giá dầu, giá chứng khoán, giá các hàng hóa khác hay là các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước. Chúng có tác động qua lại tới giá vàng. Chúng không làm thay đổi cơ bản mức giá vàng đã xác lập theo các yếu tố nội tại của thị trường vàng (cung và cầu), nhưng lại có thể là nguyên nhân làm giá vàng biến động, tăng lên giảm xuống trong một biên độ nào đó. Ngược lại, các yếu tố này cũng chịu tác động của giá vàng khi nó biến động. Trong điều kiện có hạn, tôi chỉ xin được đi sâu vào hai yếu tố là dollar Mỹ và các chính sách của chính phủ là hai yếu tố có tác động trực tiếp và sâu sắc nhất đến giá vàng.

Quan hệ giữa giá vàng và dollar (đôla) Mỹ


Thông thường, việc dollar Mỹ lên giá so với các đồng tiền mạnh khác sẽ đi đôi với hiện tượng giảm giá vàng.

Từ lâu, vàng với vai trò đặc biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế, được xem là một phương tiện chủ yếu trong việc đầu cơ và chống lại đồng dollar. Từ đó mà tạo ra một thông lệ trong giới đầu tư: sự tăng giá ở thị trường này (vàng hay dollar) sẽ tự động tạo áp lực giảm giá ở thị trường kia.

Ngay cả khi vai trò tiền tệ của vàng đã suy giảm thì thực tế là vàng vẫn là một giá trị trú ẩn khi tài sản là dollar có nguy cơ bị mất giá. Trong một chừng mực nào đó, người ta vẫn dùng hối suất thả nổi giữa dollar với các đồng tiền mạnh khác như một tỷ số kinh tế để ra quyết định đầu tư hay đầu cơ vàng.

Mọi giao dịch trên thị trường mua bán vàng đều dùng đơn vị USD/ounce để tính giá vàng. Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa USD và đồng bản tệ sẽ xác định trực tiếp giá vàng tính theo bản tệ của nước đó. Do đó, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến các quyết định mua và bán vàng của các các nhà đầu tư, đầu cơ trong nước.

Tuy nhiên, không phải lúc nào giá vàng và đô la Mỹ cũng biến động theo thông lệ. Ngoài ra, trong sự biến đổi ngược chiều hoặc cùng chiều,sự biến động tăng giảm giá vàng không cùng thời điểm và không cùng tỷ lệ biến động của đô la Mỹ. Bởi lẽ tự thân giá vàng hay giá đô la Mỹ còn chịu sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố khác.

Quan hệ giữa giá vàng với các chính sách của nhà nước


Ngoài các chủ trương, chính sách của Nhà nước về kinh tế, chính trị có thể ảnh hưởng gián tiếp tới giá vàng, người ta còn ghi nhận những thay đổi trong chủ trương của nhà nước về quyền cất trữ vàng, kinh doanh vàng và các chính sách thuế với vàng là các nhân tố tác động trực tiếp tới giá vàng.

Thứ nhất, phương diện pháp lý của việc cất trữ và kinh doanh vàng


Bảng 1.3. Các quy định về cất giữ và kinh doanh vàng

Các nước

Cất giữ

Kinh doanh

Nhập khẩu

Xuất khẩu


Nam Phi

Tự do

Tự do

Theo giấy phép của Ngân hàng

Australia

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Áo

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Bỉ

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Lucxemburg

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Cânda

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Đan Mạch

Tự do

Tự do

Tiền đồng

Cấm

Tây Ba Nha

Tự do

Tự do

Hạn mức

Tự do

Mỹ

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Phần Lan

Tự do

Tự do

Chỉ nữ trang

Cấm

Pháp

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Anh

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Hy Lạp

Vàng nén và

một vài loại tiền

Tự do

Tự do

Cấm

Hồng Kông

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Ấn Độ

Cấm nếu không

khai báo

Tự do

Cấm

Cấm

Ý

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Nhật Bản

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Hà Lan

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Singopore

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Thụy Điển

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Thụy Sỹ

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Đức

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Nguồn: Crédit Suisse, mise à jour par l’auteur


Bảng trên cho thấy, mọi biện pháp quản lý từ thả lỏng hay thắt chặt đối với vàng đều đang được các nước áp dụng, từ những quy định tương đối thoáng, chỉ ở mức độ kiểm soát hoạt động xuất - nhập khẩu vàng vào lãnh thổ cho đến các biện pháp gắt gao như cấm tư nhân cất trữ vàng dưới

bất kỳ hình thức nào khác ngoài nữ trang và đồ mỹ nghệ, nhà nước nắm độc quyền trong ngoại thương về vàng.

Hậu quả của các chính sách thắt chặt đều giống nhau ở khắp mọi nơi: mức cung không đủ cho mức cầu về vàng của khu vực tư nhân, mức chênh lệch giữa giá vàng nội địa và giá vàng thế giới tất yếu dẫn đến các hoạt động buôn lậu vàng phát triển.

Vì thế hiện nay, các nước tuy không còn sử dụng các biện pháp cứng rắn nhưng cũng đều đặt vàng trong tầm kiểm soát của nhà nước với những mức độ quản lý khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế và quan điểm chính trị của chính phủ. Nhìn chung, các nước đều lựa chọn giải pháp cho tư nhân tự do cất trữ và kinh doanh vàng nhưng không được xuất khẩu, nhập khẩu vàng một cách tự do, đồng thời tăng cường các biện pháp thắt chặt quản lý hối đoái.

Thứ hai, chế độ thuế khóa đối với các giao dịch về vàng


Một khi vàng đã trở về vị trí là một loại hàng hóa, việc kinh doanh vàng đương nhiên phải chịu thuế như kinh doanh các hàng hóa khác.

Bảng 1.4. So sánh các mức thuế về giao dịch vàng

Nước

Mức thuế (%)

Nước

Mức thuế (%)

Đức

13

Anh

15

Bỉ

17

Hy Lạp

0

Canada

0

Hồng Kông

0

Đan Mạch

22

Italia

35

Mỹ

0

Lucxembourg

0

Tây Ba Nha

30

Na Uy

20

Phần Lan

14

Hà Lan

4

Pháp

7

Singapore

0

Thụy Sỹ

0



Nguồn:Crédit Suisse, mise à jour par l’auteur


Chính sách thuế ở một số nước cho thấy thuế suất trên giao dịch vàng tại các nước cũng khác nhau. Có những nước không dành cho vàng bất ký ưu đãi nào như ở Italia (35%), Tây Ba Nha (30%). Lại có nước không đánh thuế trên các giao dịch về vàng như ở Singapore (0%), do đó, tại những nước này, những người kinh doanh vàng có được khoản lãi đáng kể.

Tất nhiên, mọi khoản thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng đều được cộng vào giá vàng và cuối cùng là giá bán các sản phẩm của vàng. Vì vậy, khi áp dụng các chính sách thuế khác nhau cũng sẽ làm cho giá vàng khác nhau.

Tóm lại, qua nghiên cứu tổng quát về vàng và thị trường vàng thế giới, chúng ta có thể rút ra những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau:

1. Vàng mang tính truyền thống và tính quy luật. Do có chức năng thanh toán quốc tế, vàng luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.

2. Thị trường vàng là một thị trường đặc biệt, mang sắc thái riêng biệt, chịu tác động của nhiều nhân tố; và ngược lại nó cũng tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực khác. Do đó, cần có một nhận thức đúng đắn về vàng trong các hoạt động kinh tế.‌

3. Mọi biện pháp kiềm tỏa, cứng rắn về vàng đã áp dụng nhiều nơi, đều có chung một hậu quả là thất bại.

4. Vàng luôn luôn có giá trị tiềm ẩn khiến cho người ta thường xuyên có xu hướng quay trở lại với vàng khi bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mất ổn định.

5. NHTW luôn luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong những vấn đề liên quan đến vàng. Thị trường tư và vai trò của các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng ngày càng trở nên quan trọng.

1.2. Tổng quan về vấn đề an ninh tiền tệ


1.2.1. Khái niệm an ninh tiền tệ

Khi nhắc tới an ninh người ta thường nghĩ ngay tới an ninh chính trị, quân sự và xã hội. Những năm gần đây, khái niệm an ninh đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau từ an ninh tài chính, an ninh năng lượng, đến an ninh lương thực, cùng nhiều nội dung xung quanh hoặc có liên quan đến các vấn đề an ninh trên.

Đây là những vấn đề lớn liên quan đến nền kinh tế khi chuyển đổi, mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng, không những có ý nghĩa trong quá trình phát triển của đất nước, mà còn có ý nghĩa ổn định bên trong để ứng phó với biến động ở bên ngoài. Trong phạm vi bài khóa luận này, xin được nói về an ninh tiền tệ, một nội dung quan trọng với ý nghĩa đối với việc kiềm chế lạm phát, đề phòng thiểu phát, không chỉ không bị cuốn hút vào vòng xoáy mà còn có ý nghĩa chủ động hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng thời bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong từ điển tiếng Việt, an ninh được định nghĩa là “yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm”, dùng để chỉ một trạng thái an toàn, không có rủi ro, là tình trạng an toàn, yên ổn, có bảo đảm. Từ đó, có thể đưa ra khái niệm “an ninh tiền tệ là để chỉ một tình trạng tiền tệ ổn định, an toàn và vững mạnh”. An ninh tiền tệ trong quá trình hội nhập là điều kiện thiết yếu để ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường hàng hóa, đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững.

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải phân tích sự ổn định và dấu hiệu của sự ổn định tiền tệ.

1.2.2. Ổn định và dấu hiệu của sự ổn định tiền tệ


“An ninh tiền tệ” làm cho người ta nghĩ ngay đến việc chống nạn tiền giả, nạn rửa tiền, cướp tiền, phá hoại đồng tiền quốc gia... Đó là những ý nghĩa quan trọng, nhưng chủ yếu được xét theo ý nghĩa hẹp. “An ninh tiền

tệ” còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là lòng tin đối với đồng tiền quốc gia, được thể hiện ở các nội dung sau đây.

Một, giá trị của đồng nội tệ được bảo đảm, trên cơ sở ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ. Đồng tiền giống như cái thước để đo giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Cái thước không thể đối với lúc này, đối với loại hàng hóa, dịch vụ này thì ngắn lại, đối với lúc khác, đối với loại hàng hóa, dịch vụ khác thì dài ra. Theo lý thuyết thì giá cả (biểu hiện bằng tiền của giá trị) có thể cao hoặc thấp hơn giá trị, nhưng tổng giá cả phải bằng tổng giá trị. Khi tổng giá cả lớn hơn tổng giá trị thì lạm phát, đồng tiền sẽ bị mất giá. Khi tổng giá cả thấp hơn tổng giá trị thì thiểu phát, đồng tiền sẽ lên giá.

Hai, tình trạng đô la hóa ở mức vừa phải. Đô la hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do lớn tạo nên các cơn sốt USD; làm cho việc ra/vào ngoại tệ khó kiểm soát. Theo khuyến cáo của IMF, mức độ đô la hóa có thể chấp nhận ở một quốc gia là dưới 30%.5

Ba, sự lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại. Sự lành mạnh, ổn định thể hiện ở nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là bảo đảm tính thanh khoản, trình độ quản trị rủi ro, công khai minh bạch thông tin...

Bốn, cán cân thanh toán quốc tế tương đối cân bằng. Dự trữ ngoại hối quốc gia đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn và đảm bảo nhu cầu ngoại tệ tài trợ cho nhập khẩu. Theo khuyến cáo của WB, lượng dự trữ ngoại hối an toàn càn đảm bảo 12 tuần (3 tháng) nhập khẩu.6

1.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá vấn đề an ninh tiền tệ


Thị trường tiền tệ có vai trò quan trọng để đảm bảo cho sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hội nhập vào thị trường tiền tệ thế giới có thể làm tăng tính bất ổn theo hai cách:



5 http://vietnamnet.vn/kinhte/taichinhnganhang/2005/06/453740/

6 http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2926&Itemid=32

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí