Biểu Đồ Giá Vàng Trong Nước Và Quốc Tế Quy Đổi 18/03/2008 – 20/02/2009

vàng nhưng việc nhập khẩu vàng cần phải có sự cho phép của các cơ quan nhà nước. Hiện nay, NHNN là đơn vị quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực ngoại hối. Vụ Quản lý ngoại hối chính là cơ quan tham mưu cho NHNN trong hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp luật. Chính Vụ Quản lý ngoại hối là đơn vị thực hiện cấp và thu hồi các loại giấy phép về xuất, nhập khẩu vàng, thanh kiểm tra việc thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu vàng của các tổ chức và cá nhân.

Hàng năm, Chính phủ đều ra một hạn mức nhập khẩu nhất định đối với vàng để bù đắp lượng vàng thiếu hụt do khai thác không đáng kể trong nước lại đảm bảo cán cân thanh toán, không để nhập siêu quá lớn do vàng. NHNN – Vụ Quản lý ngoại hối có nhiệm vụ đảm bảo số lượng vàng được cấp phép nhập khẩu không vượt quá chỉ tiêu của nhà nước. Nếu như trước đây việc phân “quota”, cấp phép nhập khẩu vàng còn nhiều khúc mắc, việc giải quyết nhập khẩu vàng có lúc không kịp thời, mất thời cơ, khi giá vàng quốc tế xuống thấp thì không được phép nhập, khi giá cao được phép nhập thì các doanh nghiệp không thực hiện được, phát sinh cung cầu giả tạo làm biến động giá vàng trên thị trường thì hiện nay, theo đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh vàng thì thủ tục cấp phép đã đơn giản hóa nhiều, thời gian chờ đợi cũng được rút ngắn, khá thuận lợi cho doanh nghiệp..‌

2.2. Nhập khẩu vàng năm 2008


2.2.1. Công thức quy đổi giá vàng


Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng lại được tính theo đơn vị ounce (viết tắt Oz) hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram.

Tuổi vàng hay hàm lượng vàng được tính theo thang độ K (Karat) (còn gọi là tuổi vàng). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng

9999 tương đương với vàng 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương hàm lượng vàng trong mẫu là khoảng 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức hay còn được gọi là Vàng tây có tuổi khoảng 18K.

Tại thị trường vàng thế giới:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce. 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng

1 lượng = 1.205556 ounce

Tại thị trường vàng Việt Nam Đơn vị yết giá: VND/lượng

Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/ounce thành đơn vị tính VND/lượng:

Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * tỷ giá USD/VND.

2.2.2. Diễn biến thị trường vàng Việt Nam năm 2008


Hình 2 1 Biểu đồ giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi 18 03 2008 – 1

Hình 2.1. Biểu đồ giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi 18/03/2008 – 20/02/2009

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (vneconomic.com.vn)

Năm 2008 là một năm đầy biến động với những thăng trầm của kinh tế thế giới và giá vàng cũng nằm trong vòng xoáy của những biến động đó.

Giá vàng thế giới đã khởi động đà tăng mạnh mẽ trong năm 2008 từ mức 833 USD/oz lên tới mức cao kỷ lục là 1.032 USD/oz vào ngày 17/3/2008. Tuy nhiên, sau đó giá đã nhanh chóng giảm lại và ổn định dưới mức 900 USD/oz trước khi tăng trở lại vào tháng 6/2008 tới mức 988 USD/oz, rồi lại bị bán tháo xuống mức 680 USD/oz hồi tháng 10/2008. Trong những ngày cuối năm, giá vàng lại có một đợt sóng tăng lên 880 USD/oz. Giá vàng thậm chí không còn tuân theo những quy luật thông thường khi có lúc diễn biến ngược chiều với giá dầu. Tính bình quân năm 2008, giá vàng đã tăng 3,9% so với USD, 5,3% so với EUR và 34,4% so với Bảng Anh.

Tại thị trường vàng trong nước, bức tranh này thậm chí còn sôi động hơn. Năm 2008, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước đứng đầu về nhập khẩu vàng của thế giới. Điều này đã góp phần không nhỏ vào thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, khiến Chính phủ phải cấm nhập khẩu vàng. Cho tới trước thời điểm dừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD (45 tấn), so với tổng giá trị nhập khẩu vàng của cả năm 2007 là 1,6 tỷ USD (70 tấn).10

Diễn biến giá vàng trong nước đã trải qua 2 đợt sóng lớn vào tháng 3 và tháng 7 khi vượt qua mức 19 triệu đồng/lượng, sau đó lại giảm mạnh về cuối năm. Theo số liệu từ Ngân hàng ACB, giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là 19,35 triệu đồng/lượng vào ngày 17/3/2008 và 15/7/2008, mức thấp nhất là 16,10 triệu đồng/lượng vào ngày 24/10/2008. Tính bình quân cả năm 2008, giá vàng xoay quanh mức 17,64 triệu đồng/lượng.



10 www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-31947

Mặc dù những đợt sóng tăng giảm khá giống nhau, nhưng diễn biến tâm lý nhà đầu tư cũng đã có sự khác biệt. Nếu như đợt tháng 3, giá vàng càng tăng mạnh, thậm chí cao hơn giá vàng thế giới gần 2 triệu đồng/lượng thì nhà đầu tư trong nước lại đua nhau mua vào. Nhưng vào những đợt tăng giá sau đó, mặc dù giá vàng vẫn có xu hướng tăng, nhưng nhà đầu tư lại có tâm lý bán ra thay vì mua vào. Những thời điểm gần cuối năm, giá vàng thế giới thậm chí có những lúc lại cao hơn giá vàng trong nước cả triệu đồng, nhưng lực mua lại rất yếu.

Năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch vàng, hiện đã hơn 10 sàn giao dịch vàng đã được đi vào hoạt động. Việc ra đời các sàn vàng, cùng với cơn sốt giá đợt đầu năm đã khiến một lượng tiền lớn chảy từ chứng khoán sang. Tuy nhiên, sự khốc liệt của loại hình đầu tư này cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư phải trắng tay.

Việc các sàn vàng ra đời ồ ạt nhưng thiếu các quy định pháp lý cụ thể để quản lý sân chơi này đã khiến cho không ít nhà đầu tư chịu thiệt thòi do bị áp đặt các quy định bất lợi. Do giá vàng trên sàn gắn với giá vàng thế giới, nên có thời điểm giá vàng trên sàn giao dịch lại thấp hơn giá vàng vật chất bên ngoài đã giúp cho nhiều nhà đầu tư kiếm được chênh lệch lớn từ việc mua và rút vàng đem ra ngoài bán.

Điều này khiến các sàn giao dịch liên tục phải thay đổi hạn mức rút vàng, gây nhiều tranh cãi. Chỉ đến khi áp dụng mức phí rút vàng tình trạng này mới chấm dứt, lý do được các nhà quản lý sàn đưa ra để nhằm hạn chế nhà đầu tư rút vàng là không đủ lượng vàng dự trữ.

Tuy nhiên, khi giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trên sàn vượt qua cả giá vàng vật chất, các sàn giao dịch lại áp dụng một mức phí ngược đời hơn là phí nộp vàng. Mức phí này có thời điểm lên tới gần 600 nghìn đồng/lượng (trên sàn giao dịch vàng ACB).

Nhìn chung kể từ tháng 9, thị trường vàng đã lên xuống khá thất thường trước bối cảnh bất ổn của thị trường tài chính. Triển vọng bức tranh kinh tế khả quan hơn vẫn còn xa, hệ thống tài chính ở các nước phương Tây vẫn chìm trong khó khăn, hơn nữa thị trường vẫn chưa hồi phục niềm tin vào các tài sản tiền mặt. Thị trường vàng Việt Nam trong thời gian này cũng ít biến động, tuy nhiên mặt bằng giá vàng trong nước trong khoảng thời gian này là cao hơn so với giá thế giới. Chỉ từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 khi giá vàng thế giới tăng liên tục thì giá vàng trong nước mới trở nên thấp hơn giá vàng thế giới. Diễn biến này hiện vẫn đang tiếp diễn trên thị trường vàng Việt Nam. Giá vàng trong nước vẫn liên tục thấp hơn giá vàng thế giới.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục ảm đạm, cuối năm 2008, Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn đã đưa ra nhận định về viễn cảnh kinh tế thế giới trong năm 2009. Theo đó, cuộc khủng hoảng tài chính có thể sẽ còn tồi tệ hơn vào năm 2009 và không một quốc gia nào trên thế giới có thể thoát khỏi sự suy giảm tồi tệ này. Trong điều kiện đó, chúng ta có thể sẽ chứng kiến nhu cầu vàng tăng mạnh mẽ với tư cách là công cụ đầu tư an toàn cuối cùng và lâu dài nhất. Ông Jon Nadler, nhà phân tích cấp cao của Kitco Bullion Dealers Montreal cũng nhận định: Vàng sẽ nhận được lợi lớn nhất trong thời điểm lạm phát và sự bất ổn của thị trường. Ông Nadler kỳ vọng giá vàng trong năm 2009 sẽ dao động trong biên độ 630 - 980 USD và mức giá trung bình ở khoảng 810 USD.

2.2.3. Tình hình nhập khẩu vàng năm 2008


2.2.3.1. Quy trình nhập khẩu vàng


Trước hết là một số quy định của pháp luật về việc nhập khẩu vàng đối với từng loại vàng, với từng mục đích sử dụng khác nhau. Những quy định này được trích dẫn từ Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư 10/2003/TT-

NHNN ngày 6/9/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP, Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý ngoại hối nhà nước, Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/03 Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và một số nghị định, thông tư hướng dẫn khác.

Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ (kể cả hàng trang sức, mỹ nghệ mạ vàng) theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu; không phải có giấy phép của NHNN.

Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng

a. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN Việt Nam xem xét cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vàng.

b. Hồ sơ gửi NHNN (Vụ Quản lý Ngoại hối) bao gồm:

- Đơn xin xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo mẫu tại phụ lục 2 (Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003);

- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng (chỉ nộp lần đầu hoặc khi có thay đổi);

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng gần nhất.

Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, NHNN phải gửi kèm văn bản giải thích rõ lý do.

c. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây, bột, dung dịch, vẩy hàng, muối vàng, bán thành phẩm vàng trang sức theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu, không phải có giấy phép của NHNN.

Nhập khẩu vàng để gia công các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài

a. Các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vàng có hợp đồng gia công với nước ngoài được NHNN cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng để gia công tái xuất các sản phẩm vàng cho nước ngoài. Giám đốc NHNN tỉnh, thành phố trên địa bàn xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các đối tượng này.

b. Hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính gồm:

- Đơn xin nhập khẩu vàng theo mẫu tại phụ lục 2 (Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003);

- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng.

- Hợp đồng gia công vàng với nước ngoài.

Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản giải thích rõ lý do.

Xuất khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp khai thác vàng

Doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng muốn xuất khẩu vàng nguyên liệu luyện sau khi khai thác dưới dạng cốm, thỏi, cục gởi hồ sơ đến NHNN Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối ) để xem xét việc cấp phép. Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin xuất vàng theo mẫu tại phụ lục 2 (kèm theo Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003 của Ngân hàng Nhà nước);

- Bản sao có công chứng Giấy phép khai thác vàng.

Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. NHNN xem xét cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, NHNN phải có văn bản giải thích rõ lý do.

Xuất khẩu, nhập khẩu vàng của doanh nghiệp kinh doanh vàng có vốn đầu tư nước ngoài

a.Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, NHNN Việt Nam cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng cho doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từng chuyến.

b.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu các loại vàng dưới đây không phải có giấy phép của NHNN

- Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây bột, dung dịch, muối vàng, vẩy hàng, bán thành phẩm vàng trang sức;

- Xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được sản xuất từ nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu;

- Tạm nhập, tái xuất vàng trang sức, mỹ nghệ để làm mẫu;

- Xuất khẩu tạp chất có chứa vàng tận thu trong quá trình sản xuất để thu hồi nguyên liệu vàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022