Nhận Xét Chung Về Thực Trạng Nhập Khẩu Vàng Năm 2008

của một số doanh nghiệp trong nước là 63,4 tấn vàng miếng. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC sản xuất 50.000 kg, Công ty kinh doanh mỹ nghệ Vàng bạc đá quý Agribank được sản xuất 9.000 kg, Công ty Vàng bạc đá quý Agribank TPHCM được sản xuất 1.500 kg, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận được sản xuất 2.000 kg, Công ty Bảo Tín Minh Châu được sản xuất 700kg, và Công ty Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm được sản xuất 200 kg.

Dễ dàng nhận thấy, SJC hiện vẫn là doanh nghiệp sản xuất vàng miếng lớn nhất trong cả nước, mà nguyên liệu sản xuất vàng miếng gần như 100% được nhập khẩu nên SJC cũng chính là nhà nhập khẩu vàng lớn nhất trong cả nước. Thị trường truyền thống của SJC là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một thị trường lớn, trọng điểm của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Thành phố nói riêng và khu vực nói chung có thế mạnh lớn về thương mại và dịch vụ. Đây còn là đầu mối lưu thông hàng hóa trong nước và là cửa ngõ xuất khẩu quan trọng. Với hệ thống cầu đường, sân bay, bến cảng tương đối hiện đại đã góp phần tạo cho thị trường này một sức cạnh tranh mạnh mẽ. có tốc độ vận động cao, phong phú, đa dạng, nhưng cũng có nhiều khía cạnh phức tạp nhạy cảm với những nhân tố tác động từ bên ngoài. Với sức cầu lớn, người dân lại có thói quen tích trữ vàng miếng của SJC, không có gì đáng ngạc nhiên khi SJC chiếm lĩnh thị trường.

Ngoài ra, sức cầu vàng miếng SJC còn phải kể tới vai trò của sàn giao dịch vàng, đặc biệt là sàn vàng ACB, sàn giao dịch vàng đầu tiên của cả nước. Khi chưa có một khung pháp lý cụ thể, các sàn giao dịch vàng vẫn phải liên kết với một nhà cung cấp vàng vật chất để đảm bảo nhu cầu rút hay gửi vàng của nhà đầu tư. Tại sàn giao dịch vàng ACB, vàng SJC được chọn là vàng miếng tiêu chuẩn để giao dịch. Lượng giao dịch của sàn vàng

giao dịch tại sàn trung bình 50.000 lượng vàng, có ngày lên tới hơn

400.000 lượng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, để đảm bảo nhu cầu, tránh phụ thuộc vào SJC, ACB cũng đã được phép của NHNN và chính thức tự sản xuất vàng miếng, cung cấp cho các giao dịch trong sàn.

Vàng miếng SJC được ưa chuộng do có tính thanh khoản cao; từng lúc từng nơi, cung không đủ cầu, giá vàng SJC liên tục tăng. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2008, hơn 1 triệu lượng vàng SJC đã được tung vào thị trường - tương đương 40 tấn vàng, nâng tổng số vàng miếng SJC đã đưa vào thị trường lên đến 11 triệu lượng.13

Nếu như vàng miếng SJC được yêu thích trong vai trò tích trữ tại thị trường phía Nam, thì tại thị trường phía Bắc, sản phẩm vàng miếng AAA của Agribank lại rất được ưa chuộng. Thị trường phía Bắc tuy không lớn mạnh như thị trường phía Nam, nhưng đây cũng là một phân khúc thị trường đầy tiềm năng. Một đặc điểm khác biệt lớn giữa người miền Bắc và người miền Nam là thói quen tích trữ của họ. Nhiều ý kiến đánh giá khả năng tích lũy của thị trường phía Bắc lớn hơn thị trường phía Nam nhiều lần. Và một trong những tài sản tích lũy phổ biến tại thị trường này là vàng. Agribank do đó cũng là nhà sản xuất, nhập khẩu vàng lớn thứ hai trong cả nước.

2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng nhập khẩu vàng năm 2008


Công tác quản lý nhà nước về nhập khẩu vàng nhìn chung còn một số bất cập. Những chính sách của nhà nước để quản lý công tác nhập khẩu mặt hàng nhạy cảm này là không nhất quán và nhiều khi thay đổi một cách bất ngờ. Cụ thể, theo quyết định 29/2008/QĐ-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi với một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, thì tất cả các dạng sản phẩm vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột đều được nâng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


13 http://www.dongasecurities.com.vn/?cmd=news&view=item&catId=12&newsId=465&_=1&grp=

Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ - 8

lên mức 1% thay cho mức cũ là 0.5%. Quyết định này khiến cho chi phí của doanh nghiệp để nhập khẩu mỗi lượng vàng đã tăng thêm khoảng

170.000 đồng thay vì khoảng 85.000 đồng như mức cũ. Điều này gây tác động không nhỏ lên mặt bằng giá chung trong nước. Quyết định quan trọng như vậy, nhưng nó chỉ được thông báo tới các doanh nghiệp vào ngày 15/05 và từ ngày 20/05, nó đã có hiệu lực.

Theo nhận định của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, việc tăng thuế nhập khẩu vàng nhằm giảm nhập siêu có thể giúp giảm bớt áp lực về ngoại tệ từ các NHTM nhưng sẽ nảy sinh hoạt động nhập vàng lậu, từ đó làm tiêu hao một lượng lớn USD tiền mặt tại thị trường tự do, thực chất cũng là sử dụng ngoại tệ của ngân hàng.

Trong điều kiện bình thường, số USD tiền mặt trên thị trường tự do sẽ được đổ vào ngân hàng. Nhưng số ngoại tệ này sẽ chảy qua biên giới để nhập lậu hàng, nếu giá mua USD tại thị trường tự do cao hơn giá mua của các ngân hàng.

Trong khi tại thị trường nhu cầu về vàng đang tăng cao thì NHNN lại ra quyết định tạm ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Mức thuế nhập khẩu tăng 1% cũng đã đủ sức hấp dẫn để hoạt động buôn lậu vàng sôi động trở lại, thì với việc tạm ngừng nhập khẩu vàng, áp lực do nhập lậu còn gia tăng hơn nhiều. Thực tế những năm trước đây, Nhà nước đã áp thuế cao để hạn chế nhập khẩu vàng nhưng vàng vẫn được nhập về qua đường buôn lậu.

Nhìn chung công tác quản lý và thực tế nhập khẩu vàng tại Việt Nam vẫn còn một vài điểm bất cập. Để nâng cao hiệu quả nhập khẩu vàng và hiệu quả của việc kinh doanh vàng trong nước, chúng ta cần có nhiều biện pháp và chiến lược cả trong ngắn hạn và dài hạn.

2.3. Ảnh hưởng của nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ


2.3.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nhập khẩu vàng và vấn đề an ninh tiền tệ

Như đã trình bày ở trên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng và cũng có nhiều tiêu chí để đánh giá vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia. Trong đó, vàng cũng là một loại hàng hóa – tiền tệ có vai trò đặc biệt. Những quốc gia có nhu cầu vàng cao, sản lượng khai thác trong nước lại không đủ đáp ứng nhu cầu thì tất yếu phải nhập khẩu từ bên ngoài. Vàng được nhập khẩu sẽ đi vào đời sống kinh tế - xã hội của toàn quốc gia. Nó tham gia vào tất cả các khâu, các bước trong quy trình kinh doanh. Ở các quốc gia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vàng nhập khẩu thì các vấn đề liên quan đến vàng trong thị trường đó luôn có tác động qua lại tới vấn đề nhập khẩu vàng. Sẽ là thiếu xót nếu đánh giá về vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia mà bỏ qua các vấn đề liên quan tới vàng. Tại các quốc gia nhập khẩu vàng, đánh giá vai trò của vàng trong vấn đề an ninh tiền tệ cũng là đánh giá vai trò của việc nhập khẩu vàng, vai trò của số vàng được nhập khẩu trong mối liên quan tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Nhập khẩu vàng tuy không có ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ của một quốc gia nhưng không phải không có mối liên hệ. Những ảnh hưởng mà nhập khẩu vàng có thể gây ra đối với vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia có thể kể ra như:‌

2.3.1.1. Nhập khẩu vàng làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế


Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt, giá của nó nhiều khi thoát hẳn ra khỏi giá trị sử dụng, lớn hơn giá trị sử dụng rất nhiều lần. Vàng có giá cao hơn các loại kim loại khác như đồng hay nhôm. Vàng cũng có giá cao hơn nhiều loại khoáng sản khác như than đá. Ở một quốc gia mà sản lượng khai thác không đáp ứng được nhu cầu, để sở hữu vàng, quốc gia đó phải chi nhiều ngoại tệ cho việc nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng không tốt đến cán cân thanh toán quốc tế, làm gia tăng thậm hụt thương mại của quốc gia đó.

Tình trạng này có thể được giải quyết với việc cho phép xuất khẩu vàng. Thị trường trong nước và thị trường thế giới có sự liên thông với nhau. Quốc gia đó không chỉ có ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, mà vàng xuất

khẩu thường là vàng đã gia công, chế biến, điều này giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một số đông dân số. Xét trên phương diện này thì nhập khẩu vàng còn có lợi đối với quốc gia đó.

Tuy nhiên, hiện nay có một số quốc gia không cho phép tự do xuất khẩu vàng. Muốn xuất khẩu vàng thì cần có sự cấp phép của các cơ quan quản lý nhà nước. Tại các nước này, vàng được nhập vào bằng tấm vé một chiều. Điều này là không có lợi. Nó làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Nó còn làm cho thị trường trong nước và thị trường thế giới không có sự liên thông với nhau, làm cho giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế nhiều khi vận động trái chiều nhau, điều này tất yếu làm nảy sinh các hoạt động buôn lậu. Thị trường bị thất thoát một lượng vàng lớn hoặc có thêm một lượng vàng không rõ nguồn gốc, nhà nước mất một khoản thu cho ngân sách từ việc thất thu thuế xuất, nhập khẩu lậu số vàng trên.

Hiện nay còn có một luồng ý kiến khác về việc nhập khẩu vàng làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. Những người theo trường phái này cho rằng không nên xét vàng là một loại hàng hóa thông thường, vàng cũng có vai trò tiền tệ, vậy tại sao không coi vàng như đô la Mỹ. Họ cho rằng dự trữ vàng cũng là một hình thức dự trữ ngoại tệ. Nhập khẩu vàng, tích trữ vàng chỉ là một biến thái của việc tích trữ đô la Mỹ. Họ cho rằng việc người dân, NHTW, NHNN tích trữ vàng cũng giống như khi họ tích trữ Đô la Mỹ, phần tài sản này sẽ được xem như tài sản dữ trữ quốc gia, có thể dễ dàng chuyển trở lại thành tiền mặt khi có nhu cầu. Do đó, chi phí nhập khẩu vàng không được xem như chi phí nhập siêu. Biến động của giá vàng hay giá Đô la Mỹ đều không được tính vào chỉ số giá tiêu dùng trong tháng, trong năm, vậy tại sao lại tính chi phí nhập khẩu vàng vào cán cân thanh toán quốc tế.

Tôi không đồng ý với quan điểm này. Bởi:

Thứ nhất, việc tích trữ vàng không còn là xu thế chủ yếu. Điều này có thể thấy ở việc các NHTW trên thế giới, tiêu biểu là NHTW các nước tham gia kí kết CBGA, đều có xu hướng muốn bán vàng khỏi quỹ dự trữ quốc gia để có thể được hưởng lãi suất từ những khoản dự trữ này.

Ngày nay, các NHTW có xu hướng chuyển dự trữ quốc gia của mình sang các tài sản có giá và có đảm bảo khác như USD, hay tiêu biểu và phổ biến nhất hiện nay là giữ trái phiếu chính phủ Mỹ. Đến cuối tháng 1-2009, Trung Quốc đã mua 739,6 tỉ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ; và từ tháng 9- 2008 Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ nhất. Việc các NHTW trên thế giới tham gia kí kết CBGA, giới hạn lượng vàng tối đa được bán trong năm cũng bởi vì họ không muốn ồ ạt bán vàng ra thị trường, làm dư cung, giảm giá và làm cho thị trường vàng hỗn loạn.

Thứ hai, như phân tích phân tích ở trên, nhu cầu vàng cho các ngành công nghiệp không có nhiều biến đổi qua các năm, nhu cầu vàng trong ngành nha khoa thậm chí còn giảm. Nhu cầu vàng trang sức ngoài các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia có nền văn hóa gắn chặt với vàng ở Châu Á vấn gia tăng thì nhu cầu vàng cho ngành kim hoàn ở các nước phát triển phương Tây đều giảm dần đều qua các năm. Chỉ có nhu cầu vàng cho đầu tư vẫn tăng trưởng đều thậm chí nhu cầu vàng cho đầu tư theo hình thức ETFs tăng trưởng rất nhanh trong năm 2008 vừa qua. Vàng dùng trong đầu tư, rõ ràng vai trò của nó cũng giống như các hàng hóa khác, nên chi phí để nhập khẩu vàng cung cấp cho các hoạt động này cũng nên tính như các loại hàng hóa khác, tức là cũng tính chi phí nhập khẩu vàng vào cán cân thanh toán quốc tế.

2.3.1.2. Nhập khẩu vàng giúp giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế

Tại những nước có đồng nội tệ yếu và hệ thống ngân hàng kém phát triển, việc hướng tới sử dụng đôla xảy ra khá thường xuyên. Người dân lo sợ lạm phát, lo ngại về sự ổn định của đồng nội tệ hoặc không tin tưởng các ngân hàng trong nước sẽ giữ tiền của họ bằng ngoại tệ. Tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là những nước nghèo, người dân cũng thích được trả lương bằng đôla hoặc đổi tiền nội tệ sang đôla.

Việc người dân gia tăng tích trữ vàng thay cho đô la sẽ phần nào hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cả hai hình thức này đều tiềm ẩn nhiều rủi ro cho vấn đề an ninh tiền tệ nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Hậu quả của đô la hóa quá mức chúng ta có thể thấy trong cuộc khủng hoảng tiền tệ - khủng hoảng nợ của các nước châu Mỹ - Latinh những năm 2001-2002, khi đó giá trị của các các đồng nội tệ của các quốc gia Nam Mỹ này đều được cố định theo giá của đồng đô la Mỹ, dẫn đến chênh lệch quá cao giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá được cố định, hậu quả là cả khu vực mà tiêu biểu nhất là Argentina đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng, buộc phải phá giá các đồng nội tệ quốc gia.

Dự trữ vàng tuy hạn chế tình trạng đô la hóa, đảm bảo giá trị trong hoàn cảnh lạm phát nhưng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì, giá vàng đã bị đẩy lên quá cao so với giá trị thật của nó. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ bong bóng. Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, các công ty tài chính, những nhà đầu tư – những người đang rất sốt sắng mua vàng vào, các tổ chức tài chính quốc tế, hay các NHTW bán vàng ra để thu hồi lại vốn, tiền đã rót vào các gói cứu trợ. Nguồn cung tăng sẽ có thể làm giá vàng giảm mạnh, làm suy giảm giá trị của những khoản tích trữ.

2.3.1.3. Nguy cơ buôn lậu vàng qua biên giới


Một vấn đề nữa mà nhập khẩu vàng có thể ảnh hưởng đến vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia là nếu công tác quản lý xuất, nhập khẩu vàng

không hợp lý, các quyết định hành chính không linh hoạt thì sẽ xảy ra tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới.

Nếu xảy ra hiện tượng xuất lậu vàng qua biên giới sẽ rút ruột lượng vàng trong nước, gây ra nguy cơ thiếu nguồn cung vàng và đẩy giá vàng trong nước lên cao. Xuất lậu vàng còn khiến nhà nước thất thu một khoản thuế xuất khẩu đáng kể.

Còn nếu xảy ra hiện tượng nhập lậu vàng lại gây ra nguy cơ mất một khoản ngoại tệ đáng kể. Nhà nước cũng thất thu một khoản ngân sách từ thuế. Vàng nhập lậu không những không có đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, tuổi vàng khó xác nhận rõ ràng, người tiêu dùng khó có thể phân biệt thật giả. Hơn nữa, vì không phải nộp thuế nhập khẩu nên vàng nhập lậu có thể có giá cạnh tranh hơn so với vàng nhập khẩu chính ngạch. Điều này gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng hợp pháp.

Cả nhập lậu và xuất lậu đều có thể khiến cho thị trường vàng nhiễu loạn, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng, làm cho giá vàng biến đổi khó lường, làm doanh nghiệp nhập khẩu theo đường chính ngạch gặp khó khăn trong kinh doanh và làm ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

2.3.2. Đánh giá về những ảnh hưởng thực tế của nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam

Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới với một xuất phát điểm khá thấp: nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu đang chuyển dần sang kinh tế thị trường, hầu hết các loại thị trường đều chưa phát triển, nền kinh tế dang bộc lộ nhiều điểm hạn chế như: quy mô và tốc độ tăng GDP còn thấp, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ chậm phát triển, cơ cấu ngoại thương không hợp lý, kim ngạch xuất khẩu thấp, môi trường kinh doanh, cơ chế chính sách còn nhiều tồn tại, sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ thấp… Tất cả những yếu tố này đã và đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức và rủi ro, tiềm

Ngày đăng: 11/05/2022