Mối Tương Tác Giữa Du Lịch Và Các Lĩnh Vưc Khác


- Du lịch ô tô

- Du lịch hàng không

+ Căn cứ theo phương tiên lưu trú:

- Du lịch ở khách sạn là loại hình phổ biến nhất phù hợp với khách du lịch trung niên và có khả năng chi tiêu cao.

- Du lịch ở Motel là loại dành cho du khách du lịch ô tô.

- Du lịch nhà trọ phù hợp với số đông đối tượng du khách có khả năng chi tiêu trung bình và thấp.

- Du lịch camping phát triển rất mạnh phù hợp với du khách đi du lịch cuối tuần bằng phương tiện xe đạp, mô tô và ô tô. Đối tượng du khách là lứa tuổi thanh thiếu niên

+ Căn cứ vào thời gian đi du lịch :

- Du lịch dài ngày thường là 2 tuần đến 5 tuần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

- Du lịch ngắn ngày có thời gian dưới 2 tuần (du lịch cuối tuần).

+ Căn cứ vào đặc điểm đại lý của điểm du lịch :

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long - 3

- Du lịch miền biển : mục đích chủ yếu của du khách là tắm biển, tắm nắng và tham gia các hoạt động thể thao dưới nước.

- Du lịch núi : thỏa mãn nhu cầu tham quan cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng, nghỉ dưỡng, leo núi....

- Du lịch đô thị : Các thủ đô, thành phố có sức hấp dẫn đối với khách du lịch bởi các công trình kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặ sắc, độc đáo tầm cỡ quốc gia và quốc tế

- Du lịch đồng quê : làng quê là nơi có không khí trông lành, cảnh vật yên bình và không gian thoang đãng là điều kiên tuyệt vời giúp du khách nghỉ ngơi, thư giản phục hồi sức khỏe.

+ Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch :

- Du lịch theo đoàn : Các thành viên đi du lịch được tổ chức theo đoàn và thường có chuẩn bị chuong trình du lịch sẳn.


Được chia làm 2 loại : du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch và du lịch theo đoàn thông qua tổ chức du lịch.

- Du lịch cá nhân : cá nhân du khách tự định ra tuyến hành trình, kế hoạch tham quan, lưu trú, ăn uống theo sở thích thị hiếu của riêng mình.

+ Căn cứ vào thành phần du khách :

- Du khách thượng lưu là những du khách có khả năng thanh toán cao.

- Du khách bình dân (du khách đại chúng) thỏa mãn số đông nhu cầu của du khách có khả năng thanh toán trung bình và thấp.

+ Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch :

- Du lịch trọn gói : giá của chương trình bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống và dịch vụ tham quan, mức giá trọn gói thường rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng phần dịch vụ trong tour trọn gói

- Mua từng phần dịch vụ của tour du lịch : du khách chỉ mua từng dịch vụ như dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ lưu trú.

2.1.1.3. Mối tương tác giữa du lịch và các lĩnh vưc khác

2.1.1.3.1.Du lịch và xã hội

Nhận thức của cộng đồng xã hội về thế giới xung quanh nói chung, về hiện tượng du lịch nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này. Ngày nay, việc đi du lịch không chỉ có ý nghĩa là thỏa mãn mục đích, nhu cầu được đặt ra cho chuyến đi mà còn phần nào thỏa mãn nhu cầu thể hiện mình trong xã hội của con người. Ở nhiều nước trên thế giới, số lần đi du lịch là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá mức sống của người dân. Trái lại, ở một số nước khác du khách được nhìn như những kẻ vô công rỗi nghề hoặc do không muốn chấp nhận sự thâm nhập của lối sống khác vào cộng đồng, du lịch được xem là một hiểm họa cần ngăn chặn. Hai cách nhìn như vậy đã dẫn đến hai thái độ khác nhau, có ảnh hưởng trái ngược đến sự phát triển của du lịch.

Đối với xã hội du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho người dân. Thông qua hoạt động du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. Những chuyến đi du lịch, tham quan các di


tích lịch sử, công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Cũng chính nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có diều kiện hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân trở nên phong phú hơn. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng hoạt động du lịch cũng là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng như mại dâm, trộm cướp, nghiện hút...

2.1.1.3.2.Du lịch và văn hóa

Đối với du lịch các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặt biệt hấp dẫn. Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Mặt khác nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Chúng ta thấy rằng các sản phẩm văn hoa như tranh vẽ, điêu khắc,..., các loại hình văn nghệ truyền thống cũng như hiện đại, hay những nét đặc trưng về tôn giáo... đã tạo nên sức hút hết sức lôi cuốn, sôi động và mạnh mẽ đối với du khách. Điển hình như các buổi biểu diễn dân ca, múa rối nước, hoặc một buổi chợ nổi vào lúc sớm mai trên sông hay là những bức tranh Đông Hồ, tranh lụa...là những biểu hiện của nét văn hóa đặc trưng thật sự thu hút và hấp dẫn du khách.

Một trong những chức năng chính của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch du khách muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Song nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng thì sự thâm nhập biến thành sự xâm hại. Mặt khác, sự kỳ lạ hấp dẫn, sự phóng đại cường điệu hay thi vị hóa lối sống và biểu hiện văn hóa của một nhóm dân tộc thiểu số hay một cộng đồng là phổ biến trong ngành du lịch. Do muốn tăng tính cạnh tranh, những người điều hành và quảng bá du lịch đã đưa các cộng đồng dân tộc thiểu số ra thị trường như một mặt hàng mới tinh khôi, thật tự nhiên, hấp dẫn kỳ lạ, mang tính truyền thống, nguyên thủy... Một vấn đề khác nữ đó là sự cưỡng ép, làm biến dạng những tập tục văn hóa, lễ hội và các nghi lễ đặc thù dân tộc của


những người tổ chức tour để mua vui cho du khách. Một vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao còn gọi là nguyên bản khi một lễ hội truyền thống hằng năm được tái tạo lại thể hiện hàng tuần, thay đổi hàng tháng, biến những sự kiện văn hóa, lễ hội đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa, bản sắc dân tộc thành lòe loẹt và có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón du khách ở các nước giàu là người bản xứ nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách. Nguyên nhân là do trong hoạt động kinh doanh của người dân bản xứ dùng chuẩn của du khách để làm vừa lòng họ nhằm tối đa hóa được lợi nhuận. Bên cạnh đó, đó tư tưởng vọng ngoại, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách cho đây là biểu hiện của văn minh, giàu có,... Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến văn hóa và xã hội còn được thể hiện qua quan hệ của du khách và người dân địa phương. Nhìn chung theo thời gian, thái độ của người dân sở tại đối với du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực. Vào thời gian đầu, khi những du khách xuất hiện người dân địa phương tỏ ra vô cùng háo hức, du khách được đón tiếp nồng nhiệt nhiều khi thái quá, với tất cả lòng quý trọng và mến khách của chủ nhân. Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của nguồn khách tình cảm nồng hậu của người dân giảm dần. Quan hệ của du khách và người dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào đó là quan hệ buôn bán. Đại đa số khách du lịch đươc đón tiếp với nghi lễ xã giao, tồi tệ hơn là cảm giác khó chịu thậm chí là tư tưởng và hành động chống đối du khách của người dân bản xứ xuất hiện. Nếu chính quyền địa phương và ngành du lịch không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Mất cảm tình vì thái độ lạnh nhạt, sợ hãi bị tấn công... sẽ làm cho số lượng du khách giảm dần.

2.1.1.3.3.Du lịch và môi trường

Tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo nên các sản phẩm du lịch. Du khách ở các khu đô thị, khu công nghiệp có nhu cầu tìm đến các địa phương có môi trường trong lành hơn như những vùng biển, vùng núi hay nông thôn. Hiện nay đại đa số các địa phương có hoạt động du lịch sôi nổi nhất là những nơi có môi trường tự nhiên đa dạng và phong phú.


Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, cảm nhận một cách trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành, nên thơ của cảnh quan tự nhiên giúp cho khách hiểu biết sâu hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống của con người. Vô hình chung, bằng thực tiễn phong phú du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, bảo tồn tự nhiên vấn đề được toàn thế giới rất quan tâm. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách tại những tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường ít bị xâm phạm để xây dựng các công viên bao quanh thành phố, hoặc thi hành các biên pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn nước...

Tuy nhiên, hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại điểm du lịch đã làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị hủy hoại, uy hiếp đời sống một số loài động vật hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước đây để tìm nơi ở mới... Hơn nữa, hoạt động du lịch còn làm gia tăng lượng rác thải, ô nhiễm không khí... Nhưng trong thực tế có rất ít người làm du lịch thực sự quan tâm đến môi trường

2.1.1.3.4.Du lịch và kinh tế

Về phương diện kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm những sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Tuy du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ ràng nhưng khi nền kinh tế xã hội thấp kém thì tài nguyên phong phú cũng khó có thể phát triển du lịch được. Rõ ràng là nền kinh tế tác động trực tiếp và góp phần thúc đẩy nhu cầu đi du lịch. Mặt khác, kinh tế phát triển tạo môi trường thuận lợi cho việc cung ứng các nhu cầu của khách. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều tham gia vào thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Trong thời gian xây dựng ban đầu, ngành xây dựng và vật liệu xây dựng đóng góp những công trình kiến trúc đẹp, tiện nghi vừa là công cụ phục vụ du khách, vừa là tài nguyên góp phần hấp dẫn khách đến và lưu lại lâu hơn. Ngành nông nghiệp cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng lương thực, thực phẩm phục vụ cho du khách. Ngành công nghiệp dệt cung cấp các loại vải trang trí cho


phòng khách sạn, khăn trải bàn,...Công nghệ thông tin phát triển sẽ góp phần quảng bá cho du lịch một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngành giao thông vận tải phát triển cả về số lượng và chất lượng sẽ giúp cho việc vận chuyển thuận tiện hơn và rút ngắn thời gian đi lại cho du khách...

Ngược lại, du lịch cũng có ảnh hưởng rất rõ nét lên nền kinh tế của địa phương thông qua việc tiêu dùng của du khách. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của cả khu vực và của cả đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch và ngược lại phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người dân đi du lịch nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm cho các cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song nó có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển, kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu, vùng xa. Khi khu vực nào đó trở thành diểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về làm cho nhu cầu hàng hóa tăng lên đáng kể về số lượng lẫn chất lượng sẽ kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến.... Tuy nhiên du lịch cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như tình trạng lam phát cục bộ hay giá cả tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là những người thu nhập của họ không có liên quan đến du lịch.

2.1.1.3.5.Du lịch và hòa bình chính trị

Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Khi có một thông tin bất ổn về chính trị, xã hội xảy ra tại điểm du lịch nào đó thì khó có thể thuyết phục được du khách đến đó, thậm chí khách sẽ hủy bỏ hợp đồng hoặc thay đổi lịch trình. Mặt khách du lịch là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu sâu hơn các giá trị văn hóa của nước bạn. Thông qua một chuyến đi du lịch thăm lại chiến trường xưa của các cựu


chiến binh Pháp, Mỹ đã giúp họ từ chổ mặc cảm, kỳ thị, ngại ngùng trở nên cởi mở hơn và có mối thiện cảm sâu sắc. Nhiều cựu chiến binh sau khi đi du lịch như vậy đã trở thành thành viên tích cực tuyên truyền, xây dựng và vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tất nhiên không phải không có ảnh hưởng tiêu cực của du lịch về mặt an ninh trật tự và an toàn xã hội. Du lịch còn là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động. Đội lốt du khách, có những kẻ đã thâm nhập sâu vào trong nước để móc nối, gầy dựng cơ sở.

2.1.2. Du lịch sinh thái

Khái niệm du lịch Sinh thái

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như :

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này"

Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.


Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.

Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023