Dự Báo Những Tác Động Chính Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Nhập Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Việt Nam.

CHƯƠNG 3:‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THUỐC TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM


I. Dự báo những tác động chính ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.

Năm 2009 được đánh dấu là một năm ngập tràn khó khăn khi toàn thế giới phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế nghiêm trọng chưa từng có kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 2010 được dự báo là năm phục hồi sau khủng hoảng của các nền kinh tế. Trước diễn biến phúc tạp của cuộc khủng hoảng, mặc dù năm 2010 được dự báo là năm khởi sắc của các nền kinh tế nhưng doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam nói riêng bên cạnh những thuận lợi có được từ gói “cứu trợ” của Nhà nước cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn.

1. Cơ hội:

Ngành dược đang là một điểm sáng trong quá trình phục hồi trong bối cảnh tăng trưởng các ngành khác của nền kinh tế trong nước vẫn còn đang u ám. Ngành dược đã đạt được nhiều kết quả tốt như tốc độ tăng trưởng vẫn được giữ vững mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nhiều ngành khác, thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước, có những đóng góp đáng kể vào công việc ổn định đời sống xã hội.... Cùng với sự phát triển chung của ngành dược, hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược phục vụ đời sống xã hội cũng có nhiều cơ hội mới trong năm 2010:

- Thị trường ngành dược đang được đánh giá là có nhiều tiềm năng. Trung bình tăng trưởng ngành đạt trên 15%/năm trong các năm qua và xu hướng tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 10% trong năm 2010. Hòa cùng sự phát triển của ngành dược, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc và nguyên

liệu sản xuất thuốc tân dược là thế mạnh cũng có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Trong các năm qua, đặc biệt trong năm 2009, mặc dù các ngành của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng ngành dược nói chung và xuất nhập khẩu dược nói riêng vẫn gặt hái được nhiều thành công. Thị trường ngành dược luôn luôn là tiềm năng. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, đầu tư vào ngành dược, xuất nhập khẩu dược luôn thu được hiệu quả.

- Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt 93 triệu người trong năm 2012 cộng với sự gia tăng thu nhập người dân theo sự phát triển kinh tế làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như tiềm năng dài hạn của ngành dược. Đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sản phầm tân dược nhập khẩu. Do vậy thị trường thuốc tân dược và nguyên liệu thuốc tân dược nói chung và thị trường nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược của VIMEDIMEX nói riêng có nhiều cơ hội để phát triển.

Thuốc nhập khẩu có nhiều cơ hội hơn khi tiêu dùng thuốc tân dược nhập khẩu ngành càng tăng nhanh.

Sơ đồ 3.1: Tiêu dùng thuốc trong thời gian qua



Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt 2009 Tổng quan ngành dược Báo 1


(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (2009), Tổng quan ngành dược,

Báo cáo phân tích dược Cửu Long, tr2)

Hiện nay nhiều mặt hàng tân dược trong nước có thể cung cấp được nhưng mức tiêu dùng tân dược nhập khẩu vẫn rất cao. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp sản xuất trong nước yêu cầu được nhà nước bảo hộ song chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng và giá cả nên chưa thuyết phục được người tiêu dùng. Hơn nữa do tâm lý sính thuốc ngoại của không ít thày thuốc và người tiêu dùng cũng khuyến khích hàng tân dược nhập khẩu tăng cao. Có thể nói rằng, trong tương lai thì mặt hàng tân dược nhập khẩu vẫn luôn là lựa chọn số 1 của nhiều người tiêu dùng.

- Kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao, là lợi thế giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động được vốn trên thị trường chứng khoán với thặng du phát hành khá lớn, tạo tiềm lực kinh tế mạnh. Nhất là đối với Vimedimex trong thời gian tới khi có nhu cầu miên yết trên các sàn giao dịch.

- Khả năng đáp ứng của ngành dược trong nước hiện đạt 51% năm 2008 (44,57% theo con số của năm 2007) và phụ thuộc nhập khẩu khá lớn. Với lĩnh vực hoạt động mạnh nhất là nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược thì thời gian tới hứa hẹn nhiều thành công của Vimedimex với mảng thị trường này. Ngành dược trong nước hiện nay theo đánh giá của nhiều chuyên gia đang phụ thuộc đến 90% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do vậy, nếu đẩy mạnh phát triển hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược, công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng vào thành công của mình.

- Với nỗ lực quản lý của các bộ, ban hành, các cơ quan chức năng, thị trường dược không có sự gia tăng giá cả đột biến gây lũng đoạn thị trường, nhất là thị trường thuốc nhập khẩu. Đây là một trong những cơ hội thuận lợi để phát triển thị trường này trong những năm tiếp theo.

Sơ đồ 3.2: Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt 2009 Tổng quan ngành dược Báo 2

(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (2009), Tổng quan ngành dược,

Báo cáo phân tích dược Cửu Long, tr3)

2. Thách thức

Năm 2009 đầy sóng gió đã qua đi và chúng ta đang hướng về năm 2010 với niềm lạc quan nền kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và VIMEDIMEX nói riêng trong năm 2010:

- Với tình hình kinh tế có nhiều biến động trong năm 2009, giá cả leo thang cũng ảnh hưởng mạnh đến thị trường nhập khẩu thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược. Bất lợi thất rõ nhất đó là đối với ngành dược, giá cả lại bị Cục quản lý dược quản lý. Mặc dù các chi phí nhập khẩu tăng cao nhưng doanh nghiệp lại không được tăng giá. Thực tế trên đã đẩy nhiều doanh nghiệp phải hủy bỏ các đơn đặt hàng thậm chí đã đẩy nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

- Thực hiện lộ trình cam kết WTO, từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ trong nước mở cửa, thị trường bán lẻ trong lĩnh vực kinh doanh thuốc cũng phải

mở cửa, với việc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quyền xuất nhập khẩu thuốc và phân phối thuốc có những tác động không nhỏ đến cung

- cầu và giá thuốc trên thị trường. Mặc dù hiện tại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có đại diện thương mại ở Việt Nam chỉ được nhập khẩu mà không có quyền phân phối dược phẩm nhưng sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài với vốn mạnh, đầu tư nhiều cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong khi doanh nghiệp trong nước còn nhiều yếu kém trên tất cả các khâu thì nếu không có sự chuẩn bị chu đáo “tiếp khách” thì rất có thể các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thuốc Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà do không đáp ứng được áp lực cạnh tranh.

- Giá ngoại tệ và lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Vimedimex nói riêng phải lao đao. Doanh nghiệp phải mua USD với giá cao hơn giá niêm yết và rất khó đạt được những khế ước đối với ngân hàng với số lượng ngoại tệ lớn. Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp phải làm việc với ngân hàng nửa tháng mới mua được lô ngoại tệ để thanh toán đủ một lô hàng. Nhiều Doanh nghiệp đang rất khó khăn khi vừa phải vay tiền đồng Việt Nam rồi lại mua ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng. - Thị trường thuốc nhập khẩu hiện nay vẫn còn tình trạng độc quyền trong kinh doanh và phân phối thuốc tân dược nhập khẩu, do vậy tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Hiện nay còn rất nhiều mặt hàng thuốc tân dược đặc trị từ nước ngoài phải nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia đang nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với các thuốc mới phát minh, thuốc chuyên khoa và thuốc biệt dược đang có xu hướng liên kết độc quyền đặc biệt khi không có sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. “Các công ty phân phối dược phẩm trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau đẩy giá thuốc của Việt Nam lên cao hơn 200% - 300% so với giá gốc. Thông tin này được công bố tại Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu báo cáo pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược

phẩm” do Cục quản lý cạnh tranh tổ chức. Theo báo cáo của Cục này, trong hệ thống phân phối dược phẩm của Việt Nam đang diễn ra một thực trạng là các đơn vị môi giới, nhập khẩu… đang liên kết với nhau nhằm tạo ra một mạng lưới phân phối để lách luật. Theo đó thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được các nhà môi giới, nhà phân phối cấu kết với văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ấn định giá. Các công ty nước ngoài sẽ ấn định luôn giá bán buôn và bán lẻ‌

ra thị trường”6. Tình trạng cạnh tranh và cấu kết trong phân phối dược đã tạo ra

môi trường kinh doanh không lành mạnh, gây thiệt hại lớn đến những công ty xuất nhập khẩu dược làm ăn chân chính.

II. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới

1. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh năm 2010


Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện hay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị của đất nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược đúng đắn bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh.

Trong năm 2010 và các năm tiếp theo, Vimedimex tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết tâm thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Y tế đề ra và cụ thể mục tiêu cụ thể mà công ty đề ra trong năm 2010 là:

- Giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu tăng từ 10 – 12% so với năm 2009, phấn đấu giảm chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu, chi phí bán hàng…

- Mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược trên cả nước, tìm kiếm những mặt hàng xuất khẩu mới và thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống.

6 Nguồn: Lê Nguyễn (2010), Thị trường tân dược: độc quyền và tăng giá, ngày 19/4/2010, báo điện tử tienphongonline, truy cập ngày 23/4/2010, http://tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=191970&ChannelID=2>

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, phấn đấu tăng tổng lợi nhuận đặc biệt với hoạt động nhập khẩu tăng từ 25 – 30%/năm.

- Đặt ra mục tiêu cụ thể khuyến khích các phòng ban cùng thực hiện công việc kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu một cách hiệu quả và có lợi nhất. Riêng với các hiệu thuốc và các đại lý bán lẻ phải tăng cường hoạt động marketing hợp lý nhất để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa.

Thông qua việc thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009, căn cứ vào những tiềm năng hoạt động của công ty và căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch được Tổng công ty dược Việt Nam giao, công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam xây dựng kế hoạch kinh doanh và mục tiêu cho các năm như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2010



Chỉ tiêu


Đơn vị


Thực hiện năm 2009


Dự tính năm 2010

Tổng doanh thu

Đồng

919,554,337,997

1,029,900,858,557

Lợi nhuận sau thuế

Đồng

3,136,652,333

3,513,050,613

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


(Nguồn: VIMEDIMEX (2010), Dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2010, Hà Nội)


2. Mục tiêu phát triển hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược năm 2010.

Trong thời gian tới, theo dự báo ở trên, tiêu thụ mặt hàng tân dược vẫn tăng do nhu cầu sử dụng thuốc nhập khẩu của các cơ sở y tế và người tiêu dung đồng thời so nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để phát triển ngành dược trong nước mà nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược sẽ có tiềm năng phát triển.

Với những dự báo như trên, Vimedimex đã xây dựng những mục tiêu trước mắt cho hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân

dược. Trong năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tăng 10 – 12% đạt 53168005 USD trong đó:

- Kim ngạch nhập khẩu tân dược tăng bình quân 12% ước tính đạt 33111798 USD.

- Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tăng bình quân 10% ước tính đạt 168905 USD.

Bên cạnh đó, Công ty cũng lên kế hoạch tích cực tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh và mở rộng thị trường. Cụ thể là:

- Tích cực tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh. Ngoài các mặt hàng kinh doanh truyền thống như thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược, công ty còn được sự cho phép của bộ ngành mở rộng một số mặt hàng mà dự kiến các mặt hàng này có thể tăng hơn so với các năm trước như: hóa chất, thuốc bắc, cao lương, hạt nhựa… Riêng đối với xuất khẩu thì mục tiêu sắp tới của công ty là nâng cao khả năng tìm đối tác cho những mặt hàng truyền thống là dược liệu và tinh dầu đồng thời mở rộng kinh doanh các mặt hàng tiểu ngạch qua các nước lân cận trong khu vực như các sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Mở rộng thị trường. Nhằm mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong năm tới, công ty nhận thấy nhiệm vụ cần thiết là mở rộng thị trường nhập khẩu. Trong những năm qua, thị trường chủ yếu của công ty là Hà Quốc. Vì vậy mà khi thị trường này có những biến động mạnh thường gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty. Do đó để ổn định nguồn cung ứng nhằm mở rộng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phòng ngừa rủi ro công ty có mục tiêu hướng tới những thị trường khác. Như mặt hàng thuốc tân dược có thể chuyển bớt sang thị trường Ấn Độ hoặc Pháp còn nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược có thể chuyển sang thị trường Trung Quốc, Australia, Đức.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí