Những Người Đầu Cơ : Họ Hoạt Động Cũng Tương Tự Như Những Nhà Đầu Tư, Nhưng Họ Có Thể Dự Đoán Và Khai Thác Giá Vàng Trong Thời Gian Ngắn. Họ Chấp

- Mở cửa nền kinh tế của các nước đang phát triển làm cho nền kinh tế nước đó tiếp cận trực diện với những nguồn gốc mới của những cú sốc trong kinh tế quốc tế.

- Khuếch đại và làm trầm trọng thêm những cú sốc trong nước.

Tự do hóa tiền tệ chứa đựng những nguy cơ bất ổn như tự do hóa có thể kéo theo thu hút vốn, nếu như lãi suất quốc gia cao hơn lãi suất quốc tế, nhưng thu hút vốn cũng đặt ra nhiều vấn đề như thất thoát vốn. Chúng sẽ tăng cường tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ mở rộng tín dụng. Chúng cũng đặt ra nhiều khó khăn về chính sách kinh tế bởi vì các cơ quan quản lý buộc phải lựa chọn giữa việc tăng tỷ giá hối đoái - bất lợi cho khu vực xuất khẩu - với việc tăng tổng lượng tiền mặt một cách thái quá…

Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á, và ngay trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, người ta ngày càng coi trọng vấn đề rủi ro tiền tệ, và vấn đề an ninh tiền tệ trong chiến lược an ninh quốc gia, đồng thời đã đưa ra hàng loạt các biện pháp chính sách và cơ chế nhằm phòng ngừa rủi ro tiền tệ. An ninh tiền tệ cũng là nền tảng quan trọng trong hệ thống an ninh kinh tế quốc gia, do đó trong chiến lược an ninh kinh tế quốc gia cần coi trọng và phòng tránh rủi ro tiền tệ. Một số tiêu chuẩn đánh giá vấn đề an ninh tiền tệ:

Một, bảo đảm giá trị của đồng tiền, trên cơ sở ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ. Ổn định tiền tệ giúp cho giá cả ổn định. Vấn đề cần xem xét ở đây là có thể chấp nhận một mức lạm phát được chấp nhận nào đó. Lạm phát nếu ở mức độ vừa phải sẽ giống như một chất kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên khi lạm phát vượt quá một mức độ nhất định nào đó thì phải có những tác động nhất định đưa nó trở về trạng thái ổn định.

Hai, cần theo dõi sát biến động của ngoại tệ để có cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt, kịp thời và thích hợp.

Ba, giảm thiểu và khắc phục tình trạng đô la hóa ở nước ta. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do lớn tạo nên các cơn sốt USD; làm cho việc ra/vào ngoại tệ khó kiểm soát.

Bốn, tập trung tiền tệ vào hệ thống ngân hàng để NHNN điều hành tập trung chính sách tiền tệ, tránh có sự phân tán ra các đơn vị khác ngoài hệ thống ngân hàng (tổ chức phi ngân hàng như các tập đoàn, tổng công ty...).

Năm, đặc biệt quan tâm đến sự lành mạnh và ổn định của hệ thống NHTM. Sự lành mạnh, ổn định này được thể hiện ở nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là bảo đảm tính thanh khoản, trình độ quản trị rủi ro, công khai minh bạch thông tin...

Sáu, NHNN tăng cường thanh tra, giám sát hệ thống NHTM; điều hành thông qua các công cụ như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu,... trong đó lãi suất cơ bản là công cụ chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Bảy, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cần rà soát các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt đầu tư bất động sản; rà soát các khoản tiền gửi và đầu tư tại các NHTM, tổ chức nước ngoài, không để xảy ra thiệt hại; đánh giá hoạt động đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần rà soát khả năng thanh toán của khách hàng...

Tám, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối để tăng sức mạnh của đất nước, tăng tính thanh khoản của quốc gia, giảm nợ của nước ngoài.

Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ - 5

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ‌‌


2.1. Thị trường vàng Việt Nam


2.1.1. Đặc điểm chung của thị trường Việt Nam


Với vị trí địa lý đặc biệt, ở giao điểm của nhiều con đường buôn bán quốc tế, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Lịch sử cho thấy Việt Nam từ xa xưa đã là địa bàn chiến lược quan trọng, một cửa ngõ và đầu mối trong giao dịch quốc tế.

Việt Nam với dân số 86 triệu người (Tổng cục thống kê, năm 2008), đứng thứ mười ba trên thế giới là một thị trường có sức cầu khá lớn đối với bất kỳ một nhà sản xuất nào. Dân số cao lại đang bước vào giai đoạn có cơ cấu “dân số vàng” sức mua của thị trường là rất lớn. Mức tăng tiêu dùng của Việt Nam trong những năm qua tính theo % thường xuyên đạt 2 con số. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước khoảng 23% và có xu hướng tăng cao vào những năm gần đây. Nếu trừ hệ số trượt giá thì tốc độ

tăng tiêu dùng cũng đã vượt tốc độ tăng GDP7.

Việt Nam là một thị trường có nhu cầu cao về vàng. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng chung của hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo. Vàng ở Việt Nam mang cả hai yếu tố giá trị: giá trị thẩm mỹ, giá trị tài sản tích lũy. Ngoài ra, vàng cũng mang trong mình giá trị văn hóa xã hội, là một thứ “của hồi môn” không thể thiếu trong các đám cưới hỏi. Chính từ sự khác biệt này, mà vàng nữ trang được chế biến tại Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung thường có hàm lượng vàng


7 http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/03/3BA0CCE3/

cao để có thể bán lại khi cần với mức giá gần bằng giá mua. Các yêu cầu về mỹ thuật cũng có nhưng không phải là yêu cầu cao nhất.

2.1.2. Đặc điểm của thị trường vàng Việt Nam


2.1.2.1. Chủ thể trong thị trường vàng


Như bất kỳ thị trường vàng nào trên thế giới, chúng ta có thể chia các chủ thể hoạt động trong thị trường vàng theo động cơ mua vàng và những phản ứng của họ đối với giá vàng. Các đối tượng này là các tác nhân quan trọng can dự vào sự hình thành giá vàng trên thị trường, khiến cho giá cả có thể tách rất xa so với giá trị thực của vàng. Có thể chia thị trường vàng Việt Nam theo ba đối tượng sau:

1. Những người tích trữ: Đây là những người có vốn nhàn rỗi, giữ vàng với mục đích “phòng thân”. Phần tài sản bằng vàng này là một hợp đồng bảo vệ chắc chắn cho họ trước các biến động kinh tế xã hội và với tính dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Họ có thể là công nhân, viên chức, nông dân hay bất kỳ ai trong xã hội. Họ có ba đặc điểm: giữ vàng như một tài sản chìm tại nơi chắc chắn, giữ trong thời gian dài không cần nhắc tới yếu tố lợi nhuận khi quyết định mua hay bán vàng và sau cùng họ cũng không quan tâm tới tác động lên xuống của giá cả.

2. Những người đầu tư: Họ cũng tích trữ nhưng “tích cực” hơn những người tích trữ thể hiện ở các đặc điểm: vàng của họ có thể ở dạng “vàng tín dụng” gửi tại một tài khoản ngân hàng, xem vàng như một nguồn vốn đầu tư sinh lợi và chỉ giữ nguồn vốn dưới dạng bằng vàng khi cần thiết. Họ thường thực hiện nhiều hành vi mua bán, hoặc vay và cho vay, qua đó, nguồn vốn của họ tăng lên. Họ quan tâm đến sự biến động giá vàng trong cả ngắn hạn và dài hạn và luôn đặt nó lên bàn cân lãi suất.

3. Những người đầu cơ: Họ hoạt động cũng tương tự như những nhà đầu tư, nhưng họ có thể dự đoán và khai thác giá vàng trong thời gian ngắn. Họ chấp nhận rủi ro cao để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn bằng sự

cảm nhận nhanh chóng và phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá vàng.

Hiện nay, ở nước ta, cùng với sự ra đời của ngày càng nhiều các sàn giao dịch vàng, số lượng các nhà đầu tư, đầu cơ vàng cũng ngày càng tăng lên. Điều này thể hiện thị trường vàng Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hóa, vàng đang dần trở thành một kênh đầu tư hữu hiệu với nhiều người.

2.1.2.2. Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh vàng


Thực hiện đường lối đổi mới, các quy định quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc cũng ngày càng được hoàn thiện theo hướng thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh và nhà đầu tư. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng có thể kể ra như Nghi định 63/1998/NĐ-CP về quản lý và kinh doanh vàng bạc, Nghị định 174/1999/NĐ-CP cũng về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005. Hiện nay nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân dưới dạng vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng cốm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng gốc, vàng tư trang. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận chuyển hoặc gửi vàng ở Ngân hàng. Các cá nhân và tổ chức cũng có thể thành lập các cửa hàng kinh doanh vàng khi đảm bảo được các yêu cầu về nguồn vốn và điều kiện kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng hiện nay vẫn do NHNN và cơ quan chuyên trách là Vụ Quản lý ngoại hối đảm nhận.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm kết thúc năm 2008 thì Việt Nam vẫn chưa có một quy định thống nhất và chính thức về hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước (hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài đã được đề cập đến trong quyết định 03/2006/QĐ-NHNN) và quy định về quy chế hoạt động của các sàn giao dịch vàng. Mặc dù các sàn

giao dịch vàng liên tiếp được thành lập trong năm 2008, nhưng mỗi sàn lại có một điều lệ riêng, thiếu đồng bộ và người được lợi từ các điều lệ này vẫn là chủ sàn, nhà đầu tư vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi, tổn thất. Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là ban hành một quy chế hoạt động cho các sàn giao dịch vàng này, đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, bảo về quyền và lợi chính đáng của các nhà đầu tư.

2.1.2.3. Mạng lưới kinh doanh vàng


Ở thị trường truyền thống, nơi diễn ra các giao dịch vàng “thật”- vàng vật chất, qua một quá trình phát triển lâu dài, thị trường vàng Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến vượt bậc so với cách đây vài chục năm. Xu hướng mở thể hiện rõ nét qua tính đa dạng về chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường. Ngoài các công ty chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng chi phối giá như Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB… còn có sự góp mặt của nhiều NHTM, hàng ngàn tiệm vàng lớn nhỏ trên cả nước cùng mạng lưới các nhà đầu tư cá nhân khắp mọi miền. Các chủ thể tiếp cận thị trường tiềm năng này với nhiều mục đích khác nhau, có thể là để kinh doanh, để tích trữ, để sản xuất, để thanh toán hay chỉ đơn giản là nhu cầu trang sức làm đẹp… Tất cả những yếu tố này hình thành nên Cung – Cầu về vàng trên thị trường, là động lực giúp thị trường được “bôi trơn” và vận hành.

Nói tới mạng lưới kinh doanh vàng vật chất không thể không kể tên các nhà sản xuất vàng miếng. Trước nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, sức nóng của thị trường vàng đã thu hút nhiều nhà đầu tư chuyển vốn từ chứng khoán, bất động sản sang mặt hàng kim loại quý này. Mặt khác, trong năm 2008, tốc độ lạm phát tuy giảm nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao, lại thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên xu hướng chuyển tiền sang vàng của người dân cũng ngày càng gia tăng. Trong năm 2008, NHNN quyết định nâng hạn mức sản xuất vàng miếng cho các doanh

nghiệp. Cụ thể, khối lượng vàng miếng được sản xuất trong năm 2008 của Công ty Vàng bạc Đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp.HCM là 1.500 kg; của Công ty trách Vàng bạc Đá quý Ngọc Thẩm là 200 kg; của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận là 2.000 kg và Công ty Bảo Tín Minh Châu được sản xuất với khối lượng là 700 kg.

Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) là doanh nghiệp được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong năm 2008 với hạn mức 50.000 kg; kế đến là công ty kinh doanh mỹ nghệ Vàng bạc Đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với khối lượng là 9.000 kg.

Tổng hạn mức khối lượng vàng miếng những doanh nghiệp trên được sản xuất trong năm 2008 là 63.400 kg.8

Thị trường có thêm nhiều nhãn hiệu vàng miếng tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn mua dự trữ cũng như đầu tư. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn để các nhãn hiệu vàng mới sẽ thành công vì lâu nay, người tiêu dùng vẫn quen chọn nhãn hiệu quen thuộc. SJC được xem là nhãn hiệu vàng miếng được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay, với doanh thu bình quân trong 2 năm qua lên đến 1 tỷ USD.9

Nếu như 2 năm trở về trước, để tiến hành các giao dịch vàng, nhà đầu tư thường đơn thuần tìm tới các tiệm vàng lớn, nhỏ khắp mọi nơi hay các ngân hàng có nghiệp vụ giao dịch vàng. Thì hơn 2 năm trở lại đây, tại Việt Nam đã xuất hiện một cách thức giao dịch mới: giao dịch vàng tập trung qua sàn và khái niệm “sàn giao dịch vàng” xuất hiện. Sàn giao dịch vàng là nơi mà người có nhu cầu mua và bán vàng “gặp nhau” để thực hiện giao dịch mà mình mong muốn dưới sự đảm bảo an toàn về tính pháp lý cho việc mua bán này.

Trên thực tế, nếu muốn thực hiện giao dịch mua bán vàng, nhà đầu tư có thể tiến hành các giao dịch này trên thị trường tự do vô cùng nhanh


8 http://vietbao.vn/Kinh-te/Tang-han-muc-san-xuat-vang-mieng-nam-2008/65119510/87/

9 http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=124037&Catid=13

chóng, gọn nhẹ, không cần thực thi các thủ tục, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu rườm rà… nhưng kèm theo đó là rủi ro trong giao dịch cũng rất cao, đặc biệt khi thực hiện những giao dịch có giá trị lớn. Thế nhưng, khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về giao dịch an toàn, chuyên nghiệp và đảm bảo tính pháp lý ngày càng được coi trọng. Xuất phát từ những nhu cầu này mà sàn giao dịch vàng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam, đi đầu là Sàn giao dịch vàng ACB.

Với doanh số giao dịch vàng mỗi ngày lên tới con số ngàn tỷ thì mô hình sàn giao dịch vàng mà ACB khởi dựng thật sự là một món lời lớn cho những người cầm trịch, và xu hướng lập sàn giao dịch vàng bắt đầu. Sau ACB, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ đã hợp tác với Ngân hàng Đông Á thành lập Công ty Vàng bạc Quốc tế (InterGold) giao dịch thương hiệu vàng miếng PNJ-Đông Á. Tiếp đó, cuối tháng 5/2008, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC cũng liên kết với VPBank và Công ty Chứng khoán Hà Thành để lập nên Sàn giao dịch vàng tại Hà Nội… Và cho tới nay, trên thị trường đã có hơn 10 NHTM tham gia giao dịch vàng, có thể kể ra đây: Ngân hàng ACB, Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển Nhà Tp.HCM, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Nam Á. Con số này được dự tính có khả năng sẽ còn tăng thêm trong tương lai.

2.1.2.4. Chính sách nhập khẩu vàng và chủ trương thắt chặt quản lý ngoại hối với vàng

Việc nhập khẩu vàng phải được Nhà nước thực hiện một cách chặt chẽ, kịp thời vì không thể để giá vàng tách rời khỏi mặt bằng chung, không để thiếu hụt nguồn cung vàng là điều kiện cần phải có đối với sự tồn tại của các đơn vị kinh doanh vàng và là công cụ ổn định giá cả. Nhưng trên thực tế, trong thời gian qua việc nhập khẩu vàng chưa có chủ trương nhất quán và hợp lý. Nhà nước không cấm các cá nhân tự do kinh doanh mua bán

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí