Các Đề Xuất Về Chính Sách Quản Lý Nhập Khẩu Vàng

vàng trong nước dễ lặp lại khả năng, luôn cao hơn nhiều so với giá quốc tế. Nguy cơ mất cân đối trên thị trường tiền tệ là điều có thể.

Theo TS. Nguyễn Đại Lai, thị trường vàng mang lại nguồn lợi cho những đơn vị trên thị trường vốn, chứ chưa gắn được thị trường vốn với thị trường phát triển cho nền kinh tế của đất nước. Cùng đó, việc quản lý nguồn vốn thế nào cho hiệu quả cũng là điều cần quan tâm.

Thực tế, việc xuất khẩu vàng đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá vàng trong nước thời gian qua. Để có vàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải thu mua vì các công ty kinh doanh vàng không có nhiều vàng, lượng vàng nhập khẩu đang được phân tán ở nhiều tổ chức và cá nhân, từ đó tác động đến giá. Đến một lúc nào đó, giá vàng trong nước sẽ không còn thấp hơn giá vàng thế giới, thậm chí “bật” lên cao hơn, ảnh hưởng đến tâm lý người dân, không loại trừ khả năng tạo ra một xu hướng mua vàng làm cho thị trường vàng căng thẳng.

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬP KHẨU VÀNG VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ


An ninh tiền tệ và an ninh kinh tế có mối liên hệ với nhau. Dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa (bên cạnh mặt tích cực, nó còn bộc lộ những khía cạnh tiêu cực: tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia, khu vực phát triển không đồng đều...), hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do hóa tiền tệ, các nước phải đối mặt với rủi ro tiền tệ ngày càng lớn và khủng hoảng tiền tệ đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đến an ninh kinh tế thế giới.

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Đây là thời cơ, nhưng cũng là thách thức lớn. Vì sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế và coi trọng quá mức vào dòng vốn tư nhân có thể làm cho những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam dễ mất ổn định do có sự đảo ngược lớn của dòng vốn, đặc biệt đối với những quốc gia có chính sách tài khóa yếu, hệ thống ngân hàng được bảo vệ quá mức cần thiết hoặc quản lý tồi và thị trường vốn nội địa lại bị bóp méo. Giữ vững an ninh tiền tệ nói riêng và an ninh kinh tế nói chung là một yêu cầu thiết yếu đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.‌

Những phân tích ở trên đã chỉ ra thực trạng cũng như những ảnh hưởng của việc nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Vậy chúng ta cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả của việc nhập khẩu vàng, làm gì để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường vàng trong nước cũng như đâu là những giải pháp hỗ trợ khác của chính phủ nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ khi có sự thay đổi trong thị trường nhập khẩu vàng? Nội dung chương ba sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi trên.

3.1 Các đề xuất về chính sách quản lý nhập khẩu vàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

3.1.1. Đề xuất với chính sách quản lý nhập khẩu vàng

Hoạt động xuất nhập khẩu vàng hiện nay vẫn do NHNN cùng các cơ quan liên đới và Hiệp hội kinh doanh vàng quản lý. Tháng 7 năm 2008, nhận thấy Việt Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng kể từ đầu năm góp phần tăng nhập siêu, NHNN cùng với các cơ quan liên đới đã cùng quyết định không cấp phép nhập khẩu vàng nữa để giảm nhập siêu. Điều này đã góp phần làm giá vàng tại thị trường trong nước giảm so với giá vàng trên thị trường thế giới.

Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ - 10

Quyết định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN cũng gây nhiều tranh cãi. Do thói quen tiêu dùng, có khoảng 600 tấn vàng đã được nhập vào Việt Nam trong thời gian 10 năm trở lại đây trị giá khoảng 18 tỷ USD, tương đương gần 300 tỷ VND. Khi thị trường trong nước biến động với những đặc trưng riêng khiến giá vàng trong nước thấp hơn thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa được phép xuất khẩu vàng ra nước ngoài mặc dù Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị đề xuất. Xuất khẩu vàng sẽ khiến ngoại tệ được thu về và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho họ thu lợi nhuận và linh hoạt hơn đối với việc kinh doanh, thu hút lượng vàng chết rất lớn trong dân từ hàng chục năm nay đem ra trao đổi. Ngoại tệ thu về sẽ đi vào hoạt động một cách linh hoạt và như một nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế, đồng thời tránh được việc xuất khẩu vàng lậu qua biên giới.

Qua đó ta nhận thấy, Việt Nam trung bình mỗi năm nhập khẩu 60-70 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, một số thì được sử dụng trong tích trữ và chủ yếu vẫn nằm trong khu vực dân cư, một số lượng vàng khác được huy động để sử dụng trong các ngành công nghiệp và mới đây là huy động đê tham gia các sàn giao dịch vàng. Tuy vàng đã không chỉ còn nằm chủ yếu dưới dạng dự trữ và không sinh lời, nhưng vẫn cần có những biện pháp để huy động số vàng này sinh lời nhiều hơn. Thiết nghĩ, NHNN và Vụ Quản lý ngoại

hối cũng như các ban ngành liên quan xem xét kỹ lợi hại để việc xuất, nhập khẩu vàng dược linh hoạt, đáp ứng được những lợi ích sau:

- Giá vàng trong nước sẽ đi dần về hướng tương đương và biến động sát với giá vàng thế giới, do đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng sẽ linh động hơn trong việc mua bán vàng. Trong một số thời điểm từ giữa năm 2008, có khi giá vàng trong nước thấp hơn nhiều so với giá vàng thế giới, nhà đầu tư và người dân đều không muốn giữ nhưng doanh nghiệp vẫn phải vào. Nếu được phép xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh sẽ có hiệu quả hơn. Ngược lại, như vào thời điểm cuối năm, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới thì các đơn vị kinh doanh vàng sẽ phải tính toán hạ thấp giá vàng bán ra để cạnh tranh và nhập khẩu về khối lượng khác với giá thấp hơn, người dân sẽ được lợi và giá vàng trong nước sẽ tiến tới cân bằng với giá vàng thế giới.

- Nếu xuất khẩu vàng được khai thông, sẽ huy động được một lượng vốn bằng vàng lớn trong dân cư và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn, trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành kim loại quý, hoạt động của các công ty vàng bạc tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển lớn. Ngoài sự hậu thuẫn của một thị trường đang tăng trưởng mạnh hơn 80 triệu dân với nhu cầu vàng đang tăng lên thì các công ty này còn nhiều cơ hội tham gia vào khâu chế tác vàng trang sức quốc tế.

Tuy nhiên trong cấp phép xuất khẩu vàng cũng cần rất thận trọng,cần xem xét thật cản thận doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vàng, và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu bao nhiêu vàng, tránh xảy ra hiện tương xuất khẩu ồ ạt, làm suy giảm nguồn cung vàng trong nước, có thể gây những hậu quả xấu về sau.

NHNN cần luôn nhìn nhận đây là một thị trường rất nhạy cảm, việc điều hành cần thận trọng và tránh sai xót. Việc cấp phép cho các doanh

nghiệp nào được xuất khẩu vàng và được phép xuất khẩu bao nhiêu cũng cần được NHNN tính toán thận trọng để phân bổ số lượng được xuất khẩu cho các đơn vị tùy theo năng lực và vốn pháp định của đơn vị để không có sự thắc mắc giữa các đơn vị về chuyện khối lượng vàng mỗi doanh nghiệp được phép xuất khẩu và đảm bảo số lượng vàng xuất đi cũng nằm trong một giới hạn cho phép. Đồng thời, NHNN cũng cần rà soát lại hành lang pháp lý để ra quy chế về quản lý việc giao dịch vàng vật chất và vàng tài khoản. Theo đó, với mảng vàng vật chất sẽ phân cấp là với đối tượng nào thì được phép xuất và số lượng xuất vàng là bao nhiêu.

Đồng thời với việc mở cửa cho việc xuất nhập khẩu vàng, thì chúng ta cũng nên mở rộng loại vàng được phép xuất khẩu thành vàng thỏi hay vàng miếng, thay vì chỉ cho phép là vàng nguyên liệu hoặc vàng nữ trang như hiện nay. Bởi khi nhập khẩu, chúng ta đã phải chịu giá cao do thị trường nước ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng nguyên liệu để xuất cho Việt Nam, rồi nếu được phép xuất khẩu, phía Việt Nam lại phải nấu vàng miếmg lại thành vàng nguyên liệu mới được xuất đi. Quy tình này gây tốn kém chi phí cho ngân hàng và các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vàng.

Cùng với các biện pháp trên, chính phủ cũng nên xem xét xây dựng một chiến lược toàn diện và dài hạn cho việc nhập khẩu vàng nói riêng và thị trường vàng nói chung. Hiện Chính phủ đã có một số nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhưng vẫn chưa có chiến lược phát triển thị trường này trong tầm nhìn dài hạn. Dường như chúng ta còn bỏ ngỏ, chưa có định hướng rõ ràng mà chỉ chạy theo thị trường. Điều này khiến nhiều người nhận thấy, thị trường vàng đang được thả nổi, người dân không được định hướng nên đầu tư tràn lan, gây nhiễu loạn thị trường. Mặt khác, thiếu chiến lược cũng làm bỏ phí nhiều tiềm năng lớn mà ngành kinh doanh vàng có thể đem lại cho nền kinh tế.

Hiện nay, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang chuẩn bị trình Chính phủ Chiến lược phát triển thị trường vàng trong 5 năm tới. Căn cứ vào chiến lược này, chúng ta sẽ định hướng cho người dân và nhà đầu tư, kể cả các tổ chức kinh doanh, huy động vàng làm sao để tránh và hạn chế thấp nhất rủi ro khi biến động giá vàng. Thứ hai chiến lược cũng là căn cứ để các nhà đầu tư đưa ra những nhận định dài hạn cho họ để có định hướng về mua sắm và kinh doanh.

3.1.2. Đề xuất đối với chính sách tỷ giá


Sự ổn định của thị trường tiền tệ vô cùng quan trọng. Như đã thấy những biến động tỷ giá vào thời điểm tháng 6 năm 2008, USD bị hút quá mạnh làm tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và thậm chí thị trường liên ngân hàng biến động hết sức hốn loạn. Giá USD ngày 19/06 trên thị trường tự do lên đến 19.500 đồng khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới gần 800.000 đồng/lượng, giới đầu cơ đã nhân cơ hội này đồn thổi những tin tức tiêu cực để trục lợi. Khi tỷ giá được điều chỉnh thì giá vàng biến động theo chiều hướng ngược lại (thấp hơn giá quy đổi gần 700.000 đồng/lượng) mặc dù giá thế giới lại đi lên. Đa số những người mua vàng nhỏ lẻ sợ tâm lý vàng còn lên nữa đã mua vàng vào và lỗ nặng sau đó NHNN điều chỉnh lại tỷ giá và có những biện pháp khống chế. Điều này gây tổn thất rất nhiều, tại sao NHNN và Vụ Quản lý ngoại hối đang quản lý tỷ giá trên cơ sở thả nổi có điều chỉnh lại không khống chế được thị trường tự do đang đẩy giá lên ngày một cao ngoài thị trường vào thời điểm đó. Ngày 11/06, NHNN niêm yết tỷ giá USD/VND là 16.461 thì bên ngoài tỷ lệ này bị đẩy lên là 17.500 đồng/USD. Ngày 19/06, NHNN niêm yết tỷ giá USD/VND là 16.454 nhưng thị trường bên ngoài là 19.500 đồng/USD. Nhận thấy biến động lớn gây thiệt hại không chỉ khu vực ngoại tệ mà còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh khi nhiều doanh nghiệp không thể có USD để nhập hàng và cũng không dám nhận dự án rồi tái

xuất, NHNN lúc này mới điều chỉnh tỷ giá. Ngày 10/06, NHNN niêm yết 1USD = 16.139 đồng, ngày 11/06, NHNN nâng lên mức 16.461 đồng/USD, tăng 322 đồng/USD – một mức tăng chưa từng có. Với biên độ 2%, giá USD được quy đổi tối đa thành 16.790 đồng/USD, dễ dàng nhận thấy rằng VND được neo giữ ở mức ổn định nhằm thu hút đầu tư nhưng không thể vượt qua được nhu cầu thị trường và sức mạnh thật sự của đồng tiền. USD càng dần về sau thì càng ổn định xoay quanh mức trung bình 16.500 đồng/USD.

Một điều cần lưu ý là nhiều sàn giao dịch vàng hiện đang sử dụng tỷ giá niêm yết của NHNN với mức biên độ cao tối đa là 2% để quy đổi giá giao dịch quốc tế ra VND. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch vàng ra đời, mỗi sàn lại sử dụng những mức tỷ giá khác nhau thậm chí trong giai đoạn đầu là sai lệch rất nhiều so với giá niêm yết của NHNN khiến nhà đầu tư không thể tránh khỏi rủi ro tỷ giá khi giá vàng biến động mạnh bất ngờ đầu ngày do tỷ giá không hợp lý.‌

Tuy nhiên, điều thiết nghĩ ở đây là NHNN nên kịp thời điều chỉnh tỷ giá USD/VND hợp lý, tránh tình trạng như tỷ giá niêm yết ngày 11/06 trên Website của NHNN là 16.461 nhưng quy đổi theo giá chéo giữa các ngân hàng thông qua EUR và GBP thì tỷ giá thực giữa USD/VND lên đến khoảng 17.500 đồng/USD.

Kinh doanh vàng trên tài khoản đã được NHNN cho phép, hoạt động này sẽ dần kéo giá vàng Việt Nam biến động sát với thế giới, NHNN cần quan tâm đến ảnh hưởng của tỷ giá đối với giá vàng để giá vàng không bị méo mó và bất ổn, tránh tình trạng đầu cơ, làm giá.

3.2 Các đề xuất liên quan đến quản lý thị trường vàng nội địa


3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước


3.2.1.1. Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế

Hiện nay, vàng miếng Việt Nam chưa được chấp nhận lưu thông trên thị trường , ở đây có hai điểm cần lưu ý:

- Quy định 1 lượng = 1,20556 ounce khiến việc quy đổi chậm và không thích ứng với việc kinh doanh vàng tài khoản quốc tế chỉ sử dụng đơn vị đo lường là ounce.

- Uy tín và năng lực sản xuất của các nhà sản xuất tại Việt Nam. Việc sản xuất nên được đảm bảo từ một ngân hàng đặc biệt là ngân hàng thuộc quản lý nhà nước chứ không nên thuộc trách nhiệm riêng của một doanh nghiệp (nhà sản xuất) nào đó (như SJC, Bảo Tín Minh Châu…) hay một ngân hàng thương mại đảm trách như ACB, AAA của NHNN$PTNT…) để có thể đảm bảo được chất lượng và uy tín đối với thị trường nước ngoài, dần dần tạo được niềm tin khi mà Việt Nam không phải là một thị trường kinh doanh vàng truyền thống và lâu đời.

Do vậy, trong khi đợi thời gian để được chấp nhận chất lượng và lưu thông trên thị trường quốc tế thì Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đẩy mạnh lưu thông vàng tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh doanh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, giúp việc xuất nhập được dễ dàng.

3.2.1.2. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng


- Hoạt động kinh doanh vàng và các quy định liên quan đến giao dịch vàng hiện nay còn chưa hoàn thiện, chỉ theo nhu cầu của thị trường với những ràng buộc chưa mang tính khách quan. Môi trường kinh doanh vàng chính vì vậy bị ảnh hưởng không ít. Hiện nay việc kinh doanh vàng trên tài khoản đã được phép phát triển nhưng quy chế quản lý chung cho việc này vẫn còn bỏ ngỏ, mỗi ngân hàng hay tổ chức kinh doanh tự đưa ra những ràng buộc áp đặt mang tính chủ quan thậm chí gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa nhà đầu tư và các nhà sáng lập sàn giao dịch vàng. Bởi nhu cầu kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, việc lưu thông vàng

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí