Các Biến Số, Chỉ Số Trong Nghiên Cứu

- Xây dựng bệnh án nghiên cứu.

- Tiến hành chọn bệnh nhân nghiên cứu theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.

- Thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu theo hồ sơ bệnh án:

Thu thập đầy đủ thông tin các biến số, chỉ số trong nghiên cứu theo mẫu thống nhất bằng cách khai thác hồ sơ bệnh án nghiên cứu.

- Nhập và phân tích dữ liệu:

+ Số liệu được thu thập, nhập và mã hóa bằng phần mềm Epidata 3.1.

+ Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Stata 14.2.

+ Phân tích thống kê mô tả với các biến tuổi, giới, tiền sử bản thân, triệu chứng lâm sàng, thời gian từ khi có triệu chứng cho đến khi vào viện, vị trí khối u trên nội soi, cắt lớp vi tính; đặc điểm, hình thái khối u, vị trí di căn trên nội soi và cắt lớp vi tính; đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn bệnh.

+ Sử dụng kiểm định Fisher với mức ý nghĩa thống kê p<0,05 để so sánh mối liên qua giữa mô bệnh học với tiền sử bản thân và vị trí khối u trên nội soi.

2.2.6. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu

- Đặc điểm chung:

+ Tuổi: tính đến thời điểm bệnh nhân đến khám lần đầu, được phân vào 5 nhóm: < 40, 40-49, 50-59, 60-69, ≥70 tuổi

+ Giới tính: Nam, nữ

+ Tiền sử bản thân: sử dụng thuốc lá, thuốc lào, uống rượu.

- Đặc điểm lâm sàng:

+ Thời gian đến khám bệnh: kể từ khi có triệu chứng lần đầu cho đến khi đến khám.

+ Nuốt nghẹn: Ghi cụ thể theo các mức độ [44]

• Độ 0: Không nuốt nghẹn

• Độ 1: Nghẹn chất đặc

• Độ 2: Nghẹn thức ăn nửa rắn

• Độ 3: Nghẹn lỏng

• Độ 4: Nghẹn hoàn toàn

+ Nuốt đau

+ Mệt mỏi

+ Nôn

+ Gầy sút: số lượng (kg), tỷ lệ sút cân so với trọng lượng cơ thể trước khi bị bệnh. Tỷ lệ được tính dựa trên số cân đo được lúc đến khám (kg) và trọng lượng cơ thể của bệnh nhân khai thác lúc bình thường: không sút cân, sút cân

< 10% trọng lượng cơ thể, sút cân ≥ 10% trọng lượng cơ thể.

+ Thay đổi giọng nói: Khàn tiếng

- Đặc điểm cận lâm sàng

+ Mô bệnh học: UTBM vảy, UTBM tuyến

+ Nội soi thực quản và sinh thiết: Ung thư thực quản 1/3 trên được xác định là cách cung răng trên 15 – 20 cm, 1/3 giữa cách cung răng trên 20 – 30 cm và 1/3 dưới cách cung răng trên 30 – 40 cm.

• Vị trí u: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới

• Kích thước u: chiếm <1/2 chu vi, ≥ 1/2 chu vi thực quản

• Sinh thiết khối u: để chẩn đoán mô bệnh học

+ Chụp cắt lớp vi tính:

• Kĩ thuật: chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang

• Nhận định kết quả: vị trí khối u, kích thước u, mức độ xâm lấn động mạch chủ, xâm lấn khí phế quản, đánh giá di căn hạch, đánh giá di căn xa (gan, phổi).

+ Mô bệnh học: lấy bệnh phẩm sinh thiết qua nội soi thực quản.

2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp với sự đồng ý của phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện K.

Nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới hoạt động của bệnh viện, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán UTTQ và được nội soi, chụp CLVT thực quản, chúng tôi chỉ hồi cứu bệnh án và đánh giá so sánh kết quả, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của bệnh nhân.

Nghiên cứu không gây khó khăn cho bệnh nhân, tất cả các thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho bất kì mục đích nào khác; được mã hóa, nhập liệu và được giữ bí mật.

Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp, do đó không ảnh hưởng đến tiến trình điều trị của bệnh nhân.

Số liệu thu thập đầy đủ, trung thực, khách quan, đảm bảo kết quả có tính khoa học, chính xác và tin cậy.

2.4. Sơ đồ nghiên cứu


Bệnh nhân ung thư thực quản phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ

Thu thập thông tin theo bệnh án nghiên cứu

Ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng .

Mục tiêu 1

Phân tích và xử lý số liệu

bằng phần mềm Stata

Mục tiêu 2

Nhập thông tin bằng phần mềm Epidata

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 86 bệnh nhân ung thư thực quản từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021, chúng tôi thu được các kết quả sau:

3.1. Đặc điểm lâm sàng

3.1.1. Tuổi, giới tính

3.1.1.1. Tuổi


Tỷ lệ 60

%

50

47,7

40

30

27,9

20

12,8

11,6

10

0

0

< 40

40 - 49

50 - 59

60 - 69

≥ 70

Nhóm tuổi


Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi

Nhận xét:


Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 58,3 ± 8,1. Người nhiều tuổi nhất là 84 tuổi và ít tuổi nhất là 44 tuổi. 87,2% ung thư thực quản phát hiện sau 50 tuổi.

3.1.1.2. Giới tính


Giới tính


Nữ 1,2%


Nam

98,8%


Nam Nữ


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giới tính

Nhận xét:


- Hầu hết ung thư thực quản gặp ở nam giới, chỉ có 1 bệnh nhân là nữ với tỷ lệ nam:nữ là 85:1

3.1.2. Tiền sử bản thân

Bảng 3.1. Tiền sử bản thân



Số bệnh nhân

Tỉ lệ (%)

Hút thuốc lá / thuốc lào

7

8,1

Uống rượu

35

40,7

Hút thuốc + Uống rượu

30

34,9

Không sử dụng

14

16,3

Tổng

86

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư thực quản tại bệnh viện K - 4


Nhận xét:

- Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tiền sử hút thuốc và uống rượu, trong đó: 43% bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc lá hoặc thuốc lào. 75,6% bệnh nhân có tiền sử sử dụng rượu. 34,9% bệnh nhân sử dụng cả rượu và hút thuốc và 16,3% bệnh nhân không có tiền sử dùng rượu và hút thuốc.

3.1.3. Các triệu chứng lâm sàng

3.1.3.1. Các triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng


Triệu chứng

Số bệnh nhân

(n=86)

Tỷ lệ (%)

Nuốt nghẹn

78

90,7

Đau khi nuốt

13

15,1

Khàn tiếng

8

9,3

12

14

Gầy sút

36

41,9


Hạch to

Hạch thượng đòn

14

16,3

Hạch cổ

10

11,6

Mệt mỏi


Nhận xét:

- Triệu chứng nuốt nghẹn thường gặp nhất, chiếm 90,7%. Gầy sút có 37 bệnh nhân (41,9%). 15,1% bệnh nhân có biểu hiện đau khi nuốt, 14% có mệt mỏi và chỉ có 9,3% bệnh nhân có khàn tiếng.

- Hạch to phát hiện trên lâm sàng có 24 bệnh nhân, chiếm 27,9%, trong đó 16,3% là hạch thượng đòn, 11,6% là hạch cổ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2024