Tài Trợ Ứng Trước Giá Trị Hối Phiếu (Trong Phương Thức Thanh Toán Nhờ Thu)


TCK = M(1 – LCK x t/360) – P


Trong đó:

TCK là giá trị chiết khấu

M là mệnh giá (giá trị) hối phiếu

LCK là lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng (%/năm) t là thời hạn còn lại của hối phiếu (ngày)

P là phí chiết khấu

Nghiệp vụ tài trợ chiết khấu hối phiếu của ngân hàng giúp cho nhà XK có điều kiện thu hồi vốn nhanh để đưa vào hoạt động kinh doanh, thay vì phải chờ hối phiếu đến hạn mới được thanh toán. Đối với NH tài trợ, việc chiết khấu hối phiếu tuy đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro như người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu từ chối việc trả tiền hoặc không có khả năng thanh toán kịp thời khi hối phiếu đến hạn; hay một rủi ro khác là NH chiết khấu phải những hối phiếu không hợp lệ (được thiết lập không trên cơ sở hành vi thương mại). Chính vì vậy mà NH thường áp dụng lãi suất chiết khấu ở mức cao và luôn phòng chống rủi ro không thu hồi được tiền khi đáo hạn bằng cách bảo lưu quyền truy đòi đối với nhà XK đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng giá trị hối phiếu.

3.3.2. Tài trợ ứng trước giá trị hối phiếu (trong phương thức thanh toán nhờ thu)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


NH ứng trước giá trị hối phiếu cho nhà XK khi anh ta giao hối phiếu chưa được chấp nhận cho NH trong phương thức thanh toán nhờ thu. Mức tài trợ ứng trước này không cố định mà tuỳ thuộc vào mức độ an toàn trong giao dịch và thoả thuận giữa hai bên, thường là 80-90% mệnh giá hối phiếu. NH xem xét thận trọng khả năng tài trợ ứng trước giá trị hối phiếu bởi dạng thức này có tính rủi ro cao vì quyền quyết định thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín và khả năng thanh toán của nhà NK. Để tránh rủi ro cho mình, NH tài

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 3


trợ thường thoả thuận với nhà XK áp dụng điều kiện “có truy đòi”, nghĩa là sau đó nếu nhà NK từ chối thanh toán hối phiếu thì nhà XK phải bồi hoàn lại giá trị tài trợ cho NH.

Khi nhận được tiền thanh toán của nhà NK từ NH thu hộ, NH tài trợ sẽ tính lãi cho vay theo thời hạn từ lúc mua hối phiếu đến khi nhận được tiền thanh toán. Toàn bộ số tiền tài trợ và lãi được khấu trừ ngay vào số tiền thu được, số còn lại NH trả cho nhà XK.

3.3.3. Bảo lãnh thanh toán hối phiếu


Bảo lãnh thanh toán hối phiếu là một hình thức tài trợ NH nhằm bảo lãnh uy tín cho người NK. Nếu người NK không thanh toán hối phiếu khi đến hạn thì NH bảo lãnh hối phiếu có nghĩa vụ phải thanh toán thay. NH bảo lãnh có thể là NH ở nước XK, hoặc NK nhưng phải là NH có tín nhiệm. Do trách nhiệm thanh toán gắn liền với khả năng thanh toán và năng lực kinh doanh của người mua, cũng như rủi ro quốc gia nên NH bảo lãnh thanh toán hối phiếu thường đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe đối với các đề nghị tài trợ dạng này. Các tiêu chuẩn thường căn cứ vào:

Đánh giá uy tín và năng lực kinh doanh của nhà NK

Tính hiệu quả và khả thi của thương vụ ngoại thương, đặc biệt là khả năng sinh lời từ việc nhập hàng của người mua

Hạn mức tín dụng cấp cho nước NK và mức độ rủi ro quốc gia của nhà NK có thể có (nếu NH tài trợ là NH ở nước XK)

Hạn mức tín dụng cấp cho nhà NK Các đảm bảo tín dụng cần thiết

Một tờ hối phiếu thương mại đã được NH bảo lãnh thì có thể dễ dàng

được chiết khấu trên thị trường tài chính với lãi suất thấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trong kinh doanh của người XK.

3.3.4. Tài trợ bằng chấp nhận hối phiếu


Hối phiếu có sự chấp nhận thanh toán của NH thể hiện sự đảm bảo chắc chắn về khả năng thanh toán, bởi vì khả năng thanh toán của nhà NK được thay bởi khả năng thanh toán của NH, từ đó làm tăng uy tín của hối phiếu trong lưu thông, và được hưởng các điều kiện tài trợ đặc biệt ưu đãi của NH chiết khấu. Đối với NH, kể từ khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu, cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro, nếu như bên mua không có tiền thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn. Về bản chất thì đây là một hình thức tài trợ bảo lãnh uy tín thanh toán của NH cấp cho khách hàng.

3.4. Căn cứ vào phương thức thanh toán


Hiểu một cách đơn giản, phương thức thanh toán là một cách thức nhất định thông qua đó người mua trả tiền, nhận hàng và người bán giao hàng, nhận tiền. Trong TMQT hiện nay có những phương thức thanh toán chủ yếu là: Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng từ (TDCT). Nghiệp vụ tài trợ XNK của NH thường thực hiện trên cơ sở hai phương thức Nhờ thu và TDCT.

3.4.1. Tài trợ theo phương thức thanh toán Nhờ thu


Tài trợ của NH trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ thể hiện như sau: Nhờ thu đến trong thanh toán hàng NK: NH tiếp nhận chứng từ từ

NH nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà NK. Nếu nhà NK không đủ khả năng thanh toán, thì cần phải có sự tài trợ của NH cho vay thanh toán hàng NK.

Nhờ thu đi trong thanh toán hàng XK: trên cơ sở phương thức thanh toán Nhờ thu, NH có thể tài trợ cho nhà XK thông qua hình thức chiết khấu bộ chứng từ Nhờ thu. đây, nhà XK xuất trình bộ chứng từ nhờ thu cho NH của mình, nhưng thay vì lập một chỉ thị nhờ thu, anh ta sẽ lập một yêu cầu tài trợ chiết khấu. Nội dung văn bản yêu cầu trợ chiết khấu là trao quyền để NH của nhà XK xử lí bộ chứng từ nhờ thu theo bất kì cách thức


nào thích hợp nhằm đảm bảo được thanh toán. Về thực chất, khi thực hiện chiết khấu, NH đã mua lại hối phiếu và bộ chứng từ nhờ thu của nhà XK và do đó sẽ tiến hành thu tiền hàng theo danh tính của NH. Thông thường, NH tài trợ sẽ thanh toán cho nhà XK toàn bộ giá trị của bộ chứng từ nhờ thu với điều kiện có truy đòi. Tiếp theo, NH sẽ gửi bộ chứng từ này để thu nợ tiền hàng từ nhà NK thông qua NH thu hộ.‌

3.4.2. Tài trợ theo phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ


Hiện nay, phương thức TDCT không chỉ được xem là một dạng thức thanh toán quốc tế an toàn chặt chẽ nhất, mà còn là một phương thức tài trợ đảm bảo uy tín của NH dành cho các DN XNK. Chính vì vậy mà hình thức tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán TDCT ngày càng trở nên phổ biến.

Phần sau đây sẽ trình bày cụ thể về phương thức này.


II. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1. Khái quát về phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ


1.1. Khái niệm


Theo điều 2 của bản “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, ấn phẩm số 600 của Phòng Thương mại quốc tế (The Uniform customs and practice for documentary credit - UCP No.600 - ICC - 2007), định nghĩa:

“Tín dụng là một thoả thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp.

Thanh toán có nghĩa là :

a. Trả ngay khi xuất trình, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay.

b. Cam kết trả tiền sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán về sau.


c. Chấp nhận hối phiếu đòi nợ (“draft”) do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.

Ngân hàng phát hành là NH, theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc nhân danh chính mình, phát hành một tín dụng.

Xuất trình nghĩa là việc chuyển giao chứng từ theo một tín dụng cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế.

Xuất trình phù hợp nghĩa là một xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng…”

Từ định nghĩa đầy đủ mang tính pháp lí về TDCT nêu trên, có thể khái quát như sau: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng), sẽ tự mình hoặc chỉ thị cho một NH khác (NH ở nước người XK) chi trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện người này xuất trình cho NH bộ chứng thanh toán từ phù hợp với những quy định đề ra trong tư tín dụng.

1.2. Các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ

Trong quá trình thực hiện phương thức thanh toán TDCT, thông thường có các bên tham gia như sau:

- Người làm đơn yêu cầu mở L/C (Applicant): thông thường là người NK, có nghĩa vụ làm đơn yêu cầu mở L/C gửi NH phát hành và có nghĩa vụ pháp lí về việc hoàn trả NH phát hành số tiền mà NH đã thanh toán cho người XK với điều kiện họ nhận được bộ chứng từ hoàn hảo.

- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng phục vụ người NK, có nghĩa vụ phát hành L/C theo yêu cầu của người NK và có trách nhiệm trả tiền cho người hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo.


- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người XK hàng hoá, người cung ứng dịch vụ, người kí phát hối phiếu… Họ sẽ nhận về số tiền được cam kết nếu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo tới NH được chỉ định đúng hạn.

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là NH phục vụ người XK, có thể là NH đại lí hoặc chi nhánh của NH phát hành ở nước của người XK. Ngân hàng thông báo có nhiệm vụ nhận L/C gốc từ NH phát hành để thông báo cho người hưởng (hoặc NH) sau khi đã xác minh tính chân thực bề ngoài của L/C.

Ngoài các thành phần nêu trên, trong thực tế, tuỳ thuộc vào từng loại thư tín dụng có thể xuất hiện thêm một số NH khác: NH xác nhận, NH được chỉ định, NH bồi hoàn.

2. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

2.1. Tài trợ Nhập khẩu

2.1.1. Tài trợ phát hành L/C

Để hạn chế rủi ro, trước khi tiến hành thanh toán, nhà NK muốn biết chắc chắn là hàng hoá đã được giao phù hợp với các điều kiện của hợp đồng. Tương tự, nhà XK cũng không muốn giao hàng trước khi biết chắc chắn là sẽ được thanh toán tốt đẹp. Vì thế, để thuyết phục nhà XK tin tưởng thực hiện giao hàng, nhà NK phải tìm kiếm giải pháp nâng cao uy tín và khả năng thanh toán của mình trước đòi hỏi chính đáng của nhà XK. Trong trường hợp này thư tín dụng (L/C) sẽ đáp ứng nhu cầu của cả hai bên với tư cách là một phương tiện thanh toán quốc tế an toàn và chặt chẽ nhất.

Thư tín dụng L/C là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ), trong đó NH mở L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C. Đối với nhà NK, mở L/C được xem là hình thức tài trợ đặc trưng nhất của NH trong phương thức thanh toán TDCT, bởi vì bất kỳ thương vụ nào có sử dụng phương thức thanh toán TDCT thì đều


cần đến hình thức tài trợ phát hành L/C của NH. Trách nhiệm của NH phát hành L/C là rất lớn, vì vậy NH luôn yêu cầu khách hàng có một tỷ lệ ký quỹ nhất định được xác định trên cơ sở uy tín của khách hàng, loại L/C, loại hàng hoá nhập… Tỷ lệ ký quỹ có thể từ 0-100%. Khi NH yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% nghĩa là NH chỉ đồng ý tài trợ cho khách hàng về mặt uy tín. Ngược lại, khi tỷ lệ ký quỹ là nhỏ hơn 100% thì nghĩa là NH đã tài trợ cho khách hàng cả về uy tín lẫn tài chính.

Bên cạnh việc cho phép tỷ lệ kỹ quỹ dưới 100%, NH còn có các biện pháp tài trợ về mặt tài chính khác cho người NK trong nghiệp vụ mở L/C:

a) Tài trợ theo hạn mức TDCT:

NH căn cứ vào kế hoạch NK của khách hàng để cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng và cho phép khách hàng được mở L/C (thường là L/C trả ngay) trong khuôn khổ hạn mức đó. Loại hình đảm bảo tín dụng thường áp dụng là chính lô hàng NK hoặc một tỷ lệ ký quỹ nhất định theo hạn mức được duyệt hoặc theo giá trị L/C phát hành.

b) Cho vay ký quỹ:

Trong trường hợp nhà NK đủ điều kiện phát hành L/C nhưng không có đủ vốn để thực hiện ký quỹ thì có thể yêu cầu NH cho vay ký quỹ L/C. NH sẽ căn cứ vào uy tín của khách hàng, hiệu quả của thương vụ và tài sản đảm bảo để quyết định có cho vay ký quỹ hay không. Hình thức này không những giúp giải quyết khó khăn về vốn lưu động cho nhà NK, mà còn tăng tính an toàn và mang lại hiệu quả cho NH, đồng thời đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của NH về ký quỹ.

c) Tài trợ bằng các L/C đặc biệt


Tài trợ bằng L/C tuần hoàn (Revolving L/C)

L/C tuần hoàn là loại L/C mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó (tự động) có giá trị lại như cũ và tiếp tục được


sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng.

Thư tín dụng tuần hoàn theo ba cách:

- Tuần hoàn tự động: L/C sẽ tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho người XK biết.

- Tuần hoàn bán tự động: sau khi L/C trước sử dụng xong hoặc hết hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà ngân hàng mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thông báo cho người hưởng lợi L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ.

- Tuần hoàn hạn chế: trong trường hợp này, chỉ khi nào ngân hàng mở L/C thông báo cho người XK biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực.

L/C tuần hoàn được áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán những mặt hàng có giá trị lớn, có quan hệ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ thường xuyên, giao nhiều lần trong năm với số lượng đều đặn. L/C tuần hoàn được mở ra để tạo thuận lợi cho nhà NK trong khâu thanh toán, tránh được tình trạng ứ đọng vốn và giúp cho nhà NK không bị tính phí mở L/C nhiều lần.

Tài trợ bằng L/C dự phòng

Trong trường hợp người XK nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước nhưng không có khả năng giao hàng, để đảm bảo quyền lợi cho người NK, NH mở L/C dự phòng (NH phục vụ nhà XK) trong đó cam kết với sẽ thanh toán lại cho người NK toàn bộ chi phí trong trường hợp người XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C ban đầu. L/C dự phòng được dùng phổ biến trong quan hệ một bên là người đặt hàng và một bên là người sản xuất. Các khoản tiền mà người đặt hàng đã chi ra như tiền ký quỹ, tiền ứng trước, phí mở L/C…chiếm khoảng 10-15% giá trị của đơn đặt hàng. Do đó, việc đảm bảo hoàn lại số tiền đó cho người đặt hàng khi người sản xuất không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong TMQT.

2.1.2. Tài trợ xác nhận L/C

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022