Liệt Nữ “Khai Khoa” Trong Văn Chương Đại Việt Và Sự Gán Ghép Của Nhà Nho: Trường Hợp Nhân Vật Mị Ê (Việt Điện U Linh)


ông cũng khẳng định: “Con đường đến với chủ nghĩa nhân bản thật không dễ dàng đối với các hệ tư tưởng đạo đức truyền thống” [187, tr.551] bởi các hệ tư tưởng đạo đức truyền thống mà tiêu biểu là Nho giáo luôn hướng tới “thủ tiêu cá nhân, biến con người thành cỗ máy chức năng, phục tùng luân thường đạo lý, thiết lập một trật tự thống trị” [187, tr.657]. Tuy nhiên, nhìn một cách cụ thể, những nghiên cứu đó cũng chỉ mới là bước đầu và chưa được đặt trong một hệ thống cần có về kiểu loại nhân vật này. Điều đó sẽ được chúng tôi góp phần khắc phục trong Luận án Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại.

Tiểu kết Chương 1: Là một kiểu nhân cách dám hi sinh tính mạng mình để bảo vệ trinh tiết, nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại là một nhân vật văn hóa - văn học chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Nho giáo. Việc người phụ nữ thủ tiết hoặc dùng cái chết để bảo toàn trinh tiết là vấn đề phổ biến trong các xã hội nam quyền nhưng việc định danh họ là “liệt nữ” cùng với các kinh điển, sáng tác văn chương, chế định đi kèm thì đó là đặc trưng của nền văn hóa Trung Hoa theo định hướng Nho giáo dù rằng mẫu hình nhân cách này cũng trải qua những biến động nhất định ngay tại nơi sản sinh ra nó.

Trong các nghiên cứu có liên quan đến nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại ở nước ngoài và tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu như Tạ Chí Đại Trường, Hoàng Ngọc Tuấn, Văn Tân, Đặng Thanh Lê, Bùi Duy Tân, Nguyễn Lộc, Phạm Tú Châu, Trần Đình Sử, Trần Nho Thìn… đã bước đầu chỉ ra nền tảng văn hóa sản sinh ra mô hình nhân cách liệt nữ, có một số nhận định về các nhân vật liệt nữ trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại, những hạn chế của mô hình nhân cách này… mang ý nghĩa định hướng quan trọng cho các nghiên cứu về sau nhưng tất cả những nhận xét đó mới chỉ dừng lại ở những điểm xuyết bước đầu, chưa được hệ thống hóa, chưa được tìm hiểu sâu để tương xứng với tầm mức của đối tượng. Thực hiện Luận án này, chúng tôi muốn góp một phần công sức vào việc giải quyết những vấn đề còn dang dở đó trong khả năng của bản thân mình.


Chương 2: NHÂN VẬT LIỆT NỮ

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI THẾ KỈ X - XV

2.1. Liệt nữ “khai khoa” trong văn chương Đại Việt và sự gán ghép của nhà nho: Trường hợp nhân vật Mị Ê (Việt điện u linh)

2.1.1. Sự ngẫu nhiên của lịch sử trong lựa chọn Mị Ê làm nhân vật liệt nữ đầu tiên của văn chương Đại Việt

Mô hình ứng xử “liệt nữ” là sản phẩm của xã hội nam quyền trong đó đề cao sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới, đề cao vấn đề trinh tiết và sở hữu độc quyền của người đàn ông về mặt trinh tiết đối với một hay một số phụ nữ. Truy nguyên về thời kì đầu của văn học Việt Nam trung đại, ta sẽ nhận ra mối quan tâm cũng như sự say mê của các nhà nho với đề tài này thông qua hình tượng nhân vật Mị Ê. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu, dễ thấy con đường trở thành liệt nữ của Mị Ê trong văn học khá éo le và khiên cưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Trong mắt các sử gia thời trung đại, sử sách không chỉ là nơi “làm cho tỏ rõ được chính thống” mà còn “ngụ ý nghĩa khuyên răn” [155, tr.21 - 29]. Do quan niệm như vậy nên khi gặp câu chuyện của Mị Ê, các sử thần xưa không dễ dàng bỏ qua. Đại Việt sử kí Toàn thư ghi lại: Năm 1044, “mùa thu, tháng 7, vua [Lí Thái Tông] đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên (...). Tháng 9, ngày mồng 1, đến phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Khi đến hành điện Lí Nhân, sai nội nhân thị nữ gọi Mị Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mị Ê phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết. Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp chính hựu thiện phu nhân” [100, tr.266 - 267]. Sử thần Ngô Sĩ Liên đời Lê bàn rằng: “Phu nhân giữ nghĩa không chịu nhục, chỉ theo một chồng cho đến chết, để toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà. Người làm tôi mà thờ hai vua tức là tội nhân đối với phu nhân. Vua khen là trinh tiết, phong làm phu nhân để khuyến khích người đời sau là đáng lắm” [100, tr.267]. Do những vấn đề còn tồn tại trong xác định niên đại văn


Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 6

bản và sự tham gia của sử thần các triều đại vào việc biên soạn Đại Việt sử kí Toàn thư nên chưa rõ câu chuyện bắt đầu được ghi vào chính sử từ khi nào, tuy nhiên, sự kiện này cho thấy: Mẫu hình liệt nữ đã có chỗ đứng trong bảng giá trị của các triều đại Việt Nam, thậm chí, đến thế kỉ XV (thời điểm Ngô Sĩ Liên viết Lời bàn), đã khá ổn định và bền vững.

Trở lại với nhân vật Mị Ê trong Việt điện u linh, do Lí Tế Xuyên soạn và viết bài Tựa vào năm Khai Hựu thứ nhất đời Trần Hiến Tông (1329), tác phẩm được coi là nguồn để các tác giả Đại Việt sử kí Toàn thư tham khảo. Tất nhiên, nếu như có đủ chứng cứ, có thể khẳng định Việt điện u linh cũng là tác phẩm viết dựa theo tư liệu lịch sử mà trong đó không thể không nhắc tới Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu biên soạn dưới thời Trần Thánh Tông, năm 1272. So với sử sách, câu chuyện về Mị Ê trong Việt điện u linh rõ ràng không chủ tâm nhấn mạnh cuộc chiến Đại Việt - Chiêm Thành, dù có giải thích nguyên nhân cuộc chiến bằng việc “Sạ Đẩu không giữ phận triều cống, bỏ lễ phiên thần” [226, tr.58]. Nhân vật Mị Ê ở đây được xây dựng trong bối cảnh mà dư âm của cuộc chiến còn rất đậm, người bại trận chưa thể quên ngay những điều đau thương vừa xảy ra trước đó. Nếu Lí Thái Tông trong

Toàn thư20 “sai nội nhân thị nữ gọi Mị Ê (…) sang hầu thuyền vua” [100, tr.267] thì

Lí Thái Tông trong Việt điện u linh “nghe nói Mị Ê đẹp, bèn mật sai quan trung sứ triệu sang hầu ở thuyền ngự” [226, tr.58]. Nếu như Mị Ê trong sử “phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết” [100, tr.267] thì Mị Ê trong truyện không chỉ được nhấn mạnh tâm trạng “hết sức phẫn uất” [226, tr.58] mà còn có cơ hội phát ngôn về điểm tựa đạo lí trong việc làm của mình, cả trước và sau khi chết. Cái lí của nhân vật Mị Ê trong truyện đi từ chỗ mang đậm sắc thái cảm xúc hòa trộn chung - riêng “đau khổ vì nỗi nước mất chồng chết” [226, tr.58] đã phát triển lên thành sự việc thuần tuý lí trí “cái đạo người vợ là chỉ có một chồng mà thôi. (…) Nhờ có ơn lớn của bệ hạ sai sứ đưa tôi về được suối vàng gặp chồng, ý nguyện đã thỏa” [226, tr.59]. Có lẽ chính Lí Tế Xuyên, tác giả đầu tiên của truyện, cũng không ngờ rằng sự phát triển trong tính cách của nhân vật lại bất ngờ như thế.


20 Toàn thư: Đại Việt sử kí Toàn thư.


Tìm hiểu nhân vật Mị Ê trong Việt điện u linh, người đọc có quyền suy đoán rằng hình tượng này là công sức của tác giả tập truyện xây dựng nên. Trong thực tế Đại Việt lúc đó, Mị Ê là người đến từ một nền văn hóa khác. Trường hợp vợ chết theo chồng ở Chiêm Thành sau đó cũng đã được sử sách ghi lại trong sự kiện liên quan đến Trần Huyền Trân, nhưng Huyền Trân là người đứng ở thang bậc cao trong nội cung. Mị Ê đơn giản chỉ là một cung phi bình thường. Cái chết của Mị Ê, trong hoàn cảnh đó, đơn thuần chỉ là hệ quả của một trạng thái tâm lí phức tạp giữa những ngổn ngang đau đớn của hiện thực nước mất nhà tan. Trong thực tế, Mị Ê không sang hầu thuyền ngự thì sẽ có một cung nữ Chiêm Thành khác phải sang hầu, nhưng sử sách chỉ ghi lại cái chết của Mị Ê, điều này chứng tỏ việc làm của nàng là khá đặc biệt và gây sốc thực sự cho một ông vua chắc hẳn đã quen với việc sử dụng

các “chiến lợi phẩm” trong chiến tranh một cách đương nhiên mà chưa từng vấp phải sự phản kháng nào21. Đại Việt sử lược còn ghi lại: Năm 982, Lê Đại Hành sai bọn Từ Mục và Ngô Tử Canh đi sứ Chiêm Thành, bị Chiêm Thành bắt giữ, “vua giận dữ, tự làm tướng đi dẹp Chiêm Thành chém được vua nó là Phê Mi Thuế ở trước trận, bắt tù vô kể, bắt được vài trăm ca kĩ trong cung (…)” [225, tr.61]. Trong

xã hội đó, thân phận những người phụ nữ, kể cả những người có nhan sắc và địa vị cũng rất mong manh: Năm 1073, Lí Nhân Tông nghe lời Thái phi Ỷ Lan, giam Dương thái hậu và 76 thị nữ vào cung Thượng Dương rồi bức phải chết để chôn theo lăng Lí Thái Tông; Nam Chân tạp kí (Nguyễn Hào) kể lại việc: “Lê Đồng người xã Thượng Lao, đậu Tiến sĩ triều Lí, làm quan đến chức Hiến sát sứ. Đến khi qua đời, được chôn cất bằng quan đồng, quách đá ở bên ngòi. Bốn người thiếp cũng bị chôn theo” [55, tr.173], nên con ngòi đó sau được gọi là “ngòi Mĩ Nữ”. Ngay việc phu nhân của Thành Khánh hầu là Hà thị uống thuốc độc chết theo chồng năm 1113 cũng được Ngô Sĩ Liên lưu ý rằng: “(…) Hà thị theo tình mà đi thẳng, đến nỗi uống thuốc độc chết theo, tuy là quá, nhưng khó với người khác mà Hà thị lấy làm dễ, việc ấy cũng là khó làm. Hoặc giả Thành Khánh hầu đến lúc ấy mới chôn mà Hà


21 “Trong thời gian chiến tranh, đàn bà trở thành chiến lợi phẩm, vật trao đổi và buôn bán. Họ là thứ của cải vật chất mà người đàn ông đặc quyền, trông nom cai quản. Điều đó, theo Svang, là cơ sở cho việc hình thành các phong tục cấm cung người phụ nữ với thế giới bên ngoài” [166, tr.21].


thị chết để chôn theo chăng?” [100, tr.293]. Đáng lưu ý là trong số các nữ tù binh đó có cả “vợ cả” của Sạ Đẩu. Cho đến cuối thế kỉ XIV (1377), sử gia triều Trần vẫn coi đây là một câu chuyện bên lề, nên Đại Việt sử lược chỉ ghi chung chung về việc Lí Thái Tông đánh Chiêm Thành, “bắt tù bọn cung nữ, thê thiếp của vua Chiêm” [225, tr.85] mà không kể lại câu chuyện của Mị Ê, trong khi nhiều câu chuyện vô thưởng vô phạt khác lại được tác giả tập sách ghi chép đầy hào hứng. Khi nhìn lại chuyện này, Tạ Chí Đại Trường đã bình luận: “Lí Thái Tông là “the right man in the wrong place”. Ông hấp tấp không lường được tâm cảm của kẻ thấy cảnh nước mất nhà tan còn sờ sờ trước mắt, và còn có sông nước thuận tiện bên cạnh tù binh, chứ nếu ông từ từ đưa về Thăng Long, an trí ở cung Ngân Hán xây xong thì Mị Ê hẳn cũng như Bà chúa Lẫm, Bà chúa Dệt Lĩnh nào đó được chia phần ruộng của ông hoàng đế điền chủ, sẽ thu lúa ruộng, trông coi nô tì trồng dâu nuôi tằm, an hưởng phúc mới, không cần phải tạo ra một cái chết bất đắc kì tử làm hoảng sợ ông vua của một thời lẫn lộn thần người, phải xây đền miếu để cầu xin tha thứ” [212, tr.109]. Trong thực tế, tâm lí “vì sợ nên thờ” là của đám bình dân, còn vua là người “quản giám bách thần” nên không chia sẻ tâm cảm đó.

2.1.2. Sự gán ghép của nhà nho Đại Việt và sự di chuyển giữa Văn - Sử, Trung - Trinh của liệt nữ Mị Ê

Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc nhưng sự thẩm thấu của Nho giáo vào đời sống đại chúng không phải lúc nào cũng được như mong muốn của chính quyền đô hộ trước đó và triều đình Đại Việt sau này. Đọc bình luận của Ngô Sĩ Liên về sự kiện Lê Thị Ta chết theo chồng năm 1295 (“Lê thị nghe tin chồng chết, không ăn mà chết; Mị Ê phu nhân tiết nghĩa không thờ hai chồng, nhảy xuống sông mà chết (…). Mấy người này đức hạnh thuần hiếu, trinh tiết, trên đời thực không có nhiều” [101, tr.73 - 74]) sẽ thấy mức độ thẩm thấu của Nho giáo vào xã hội thời Lí - Trần chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, giới cầm quyền, hay hơn nữa là các nho thần, do mong muốn xây dựng hình ảnh về một Đại Việt văn hiến, thấm nhuần thánh giáo nên đã tìm kiếm những dữ kiện phù hợp để Nho giáo hóa quá khứ đã xa và còn khá ban sơ của những triều đại trước. Nói như vậy vì theo Việt điện u linh cái chết của Mị Ê


(1044) chỉ gây nên một chút áy náy của Lí Thái Tông và ông vua này “sửa sai” bằng cách phong cho bà là “Hiệp Chính nương”. Ngót một thế kỉ rưỡi sau, năm Trùng Hưng thứ tư (1288) bà mới được nhà Trần ghi nhận cụ thể ở phương diện “Trinh liệt”. Những văn bản còn lại không giúp người đọc biết được cái chết của Mị Ê là chủ động hoàn toàn hay bị động. Đại Việt sử kí Toàn thư chép rằng bà “ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết” [100, tr.267], nhưng Mị Ê trong Việt điện u linh lại nói: “Nhờ có ơn lớn của bệ hạ sai sứ đưa tôi về được suối vàng gặp chồng” [226, tr.59] và một phiên bản Lĩnh Nam chích quái cũng ghi lại điều này (“Thiếp may mắn một ngày gặp được bệ hạ. Bệ hạ sai quan trung sứ tiễn thiếp xuống dòng nước này, nhờ đó mà giữ được tiết trong giá sạch, ơn đó kể sao cho xiết” [132, tr.145 - 146]). Có lẽ đằng sau cách nói khiêm cung ấy là thông điệp ngầm phản ánh sự trừng phạt của Lí Thái Tông dành cho kẻ bất tuân thượng lệnh. Ông vô tâm đến mức sau này đi qua “chiến trường xưa” phải có người kể hoặc nhắc lại ông mới biết và nhớ ra dù rằng trước đó ông là “tác giả” của vụ án mạng ấy và cũng quên luôn việc mình đã phê chuẩn lập đền thờ người đàn bà xấu số kia. Tuy nhiên, nếu sử thần nói rõ việc “trừng phạt” đó ra thì không những không được thêm gì mà còn bị mất hai điều: Vua Lí Thái Tông thì bị mất hình ảnh còn sử sách thì mất đi một liệt nữ mà mãi mới tìm ra.

Từ khá sớm, khi tiếp nhận Việt điện u linh, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng “Trong số những thần linh ở miếu đền nước ta ngày trước thì nhiều vị có nguồn gốc từ thần thoại dân gian. Nhưng dưới ngòi bút của nhà nho, của giai cấp phong kiến, các vị ấy đã mất khá nhiều tính chất dân gian” [226, tr.17]. Nói cụ thể, các nhà nho đã trưng ra cho sử truyện một hình ảnh Mị Ê bị Nho giáo hóa mạnh mẽ và ngày càng rõ rệt. Đến Tân đính Lĩnh Nam chích quái, Mị Ê còn được gửi gắm những phát ngôn mang đậm màu sắc đạo đức Nho giáo có hơi hướng luận đề, khẳng định rõ ràng “Phàm làm vợ, chỉ thờ một chồng mà thôi, nên không thể nhẫn tâm cắt đứt tình nghĩa người chồng” [159, tr.195] trong “nghĩa tam cương” và trong “đạo thường”; biết cân nhắc, so sánh quan hệ vợ chồng và quan hệ vua tôi. Trong truyện này, Mị Ê được gọi là “trinh nữ”, là “liệt nữ”, được đánh giá là “giữ đúng danh


phận” [159, tr.193]. Tác giả đã tạo điều kiện cho nhân vật Mị Ê đủ thời gian và bối cảnh để bình tĩnh lựa chọn cái chết, chết một cách chủ động và bình thản chứ không phải chết trong cảnh bị bức bách đến đường cùng của mọi lựa chọn. Mị Ê trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái là bước phát triển đến hoàn thiện của mô hình liệt nữ, từ phát ngôn cho tới hành động. Nàng Mị Ê này hiểu rõ cả cái lí “nhỏ thì phải thờ lớn” [159, tr.194] trong quan hệ bang giao đương thời, hiểu được nguyên lí “tráng sĩ cứu nạn, liệt nữ tuẫn thân” [159, tr.194], hiểu được chuẩn mực của mô hình liệt nữ và quyết làm theo mô hình đó. Nàng “ngửa mặt lên trời mà than” những điều trên cũng là than trong tâm trạng biết mình đang phát ngôn cho muôn đời sau, phát ngôn để người khác nghe được, phát ngôn để đi vào sử sách.

Trong quan hệ “quốc tế” thời trung đại, việc các nước lớn tự nhận có bề dày văn hóa muốn áp đặt hệ giá trị của mình lên các dân tộc bị coi là nhỏ yếu xung quanh là một hiện thực. Hành động Nho giáo hóa hình tượng nhân vật Mị Ê của các nho sĩ Đại Việt là một ví dụ tiêu biểu. Ý thức đó thể hiện ngày càng rõ trong tiến trình từ Việt điện u linh đến các phiên bản Lĩnh Nam chích quái. Không phải ngẫu nhiên mà trong số những truyện người đời sau chép thêm vào Lĩnh Nam chích quái truyện về Mị Ê xuất hiện trong 6 trên tổng số 9 phiên bản. Có thể nói, mức độ Nho giáo hóa trong các phiên bản Lĩnh Nam chích quái qua trường hợp Truyện bà phu nhân trinh liệt Mị Ê mạnh hơn so với Việt điện u linh. Việc Nho giáo hóa hình tượng Mị Ê thành liệt nữ đã thực hiện được ba nhiệm vụ: Thứ nhất, nó hợp thức hóa vai trò thần linh của Mị Ê, và qua đó đề cao vai trò của vua - người có khả năng quản giám bách thần; Thứ hai, nó đóng vai trò là “cái đinh” để sử thần treo gương tiết liệt cho muôn đời; Thứ ba, không kém phần quan trọng, nó chứng minh tính phổ quát của một giá trị nhân cách, thể hiện sự lan tỏa ở quá trình vương hóa hay cũng là Nho hóa. Không lạ khi tác giả Việt điện u linh nhấn mạnh đến yếu tố “phi Nho” trong nguồn gốc của Mị Ê, qua lời tự khiêm của bà (“Vợ người rợ mọi quê kệch, ăn mặc xấu xí, nói năng thô lậu” [226, tr.58]) và nhận xét của Lí Thái Tông (“Không ngờ đàn bà rợ mọi lại có người trinh liệt như thế” [226, tr.59]). Dẫu không quên ghi nhận tình cảm chân thành của Mị Ê dành cho Sạ Đẩu (“lạm được hầu khăn lược, ân


ái dồi dào” - Việt điện u linh [226, tr.59]; “vốn được Sạ Đẩu yêu dấu” - Tân đính Lĩnh Nam chích quái [159, tr.195]) nhưng các tác giả, đặc biệt là tác giả Lĩnh Nam chích quái Tân đính Lĩnh Nam chích quái không quên nhấn mạnh yếu tố tam cương, đạo nghĩa vợ chồng và nghĩa vua tôi ở trong đó. Thậm chí nhà nho còn khai thác khá kĩ trách nhiệm tinh thần trong quan hệ vua - tôi này. Trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái, Đạm Trai tiên sinh có thơ rằng:

Đãng đãng ba đào phù chính khí,

Mông minh thiên sắc chiếu cô trung. (Bảng lảng sóng cuồn bầu chính khí,

Mênh mông trời rạng tấm cô trung) [159, tr.196 - 197].

Điều nhà nho ghi nhận ở Mị Ê không chỉ là phẩm chất của nhân vật này mà còn là việc đặt nhân vật ấy trong bối cảnh xã hội đương thời. Đạm Trai tiên sinh không chỉ ca ngợi bầu chính khí ngùn ngụt mà còn đề cao “tấm lòng trung đơn độc” (cô trung) của Mị Ê. Ở đây, việc ca ngợi bà đã chuyển từ phương diện Trinh sang Trung nhưng yếu tố Trinh vẫn được bảo lưu và nhấn mạnh. Trường hợp Mị Ê có nét

giống với liệt nữ Đại Nam Man trong Liệt nữ truyện 列女傳 của Đài Loan thông sử.

Lời bình “Đấy là người man di mà cũng đi theo đạo đức thánh hiền” ở cuối truyện về Đại Nam Man thể hiện “Liên Nhã Đường đã kế thừa quan điểm “dùng văn hóa Hoa Hạ để biến đổi man di” của Tư Mã Thiên [đời Hán]” [2, tr.267]. Mị Ê rất có thể là từ truyện đi vào sử, sau này là từ sử đi vào truyện, và về sau truyện và sử có những lựa chọn của riêng mình.

Nhìn trong truyền thống văn học Việt Nam trung đại, ứng xử với cái chết là một vấn đề lớn trong quan niệm xây dựng nhân vật đồng thời thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Quan niệm đó phản ánh cách nhà văn tiếp nhận thế giới khách quan, thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trong thế giới nghệ thuật của mình, và trên hết, “là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” [167, tr.45]. Việc các nhà văn đề cao cái chết của người liệt nữ, như trường hợp Mị Ê, mang một ý nghĩa tích cực nhất định trong miêu tả tinh thần chủ động bảo toàn nhân cách của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022