Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM VĂN HƯNG


NHÂN VẬT LIỆT NỮ

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM VĂN HƯNG


NHÂN VẬT LIỆT NỮ

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS TRẦN NHO THÌN


LỜI CẢM ƠN

Tôi muốn qua đây bày tỏ lòng tri ân đối với PGS. TS Trần Nho Thìn (Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc thực hiện luận án này.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận án bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tôi có những tiến bộ nhanh hơn trên con đường học tập và nghiên cứu.


NGHIÊN CỨU SINH


Phạm Văn Hưng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng:

- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác.

- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.

- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một cách trung thực, cẩn trọng trong luận án.


NGHIÊN CỨU SINH


Phạm Văn Hưng


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

4

1. Lí do lựa chọn đề tài

4

2. Mục tiêu khoa học

5

3. Đối tượng và phạm vi tư liệu

5

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Cấu trúc của luận án

7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

8

1.1. Giới thuyết một số khái niệm sử dụng trong luận án

8

1.2. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong

lịch sử Trung Quốc và Việt Nam

10

1.2.1. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo

trong lịch sử Trung Quốc

10

1.2.2. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo

trong lịch sử Việt Nam

15

1.3. Lịch sử nghiên cứu nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung

đại

28

1.3.1. Những nghiên cứu tại nước ngoài về nhân vật liệt nữ trong văn học

Việt Nam trung đại

28

1.3.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam về nhân vật liệt nữ trong văn học

Việt Nam trung đại

32

Tiểu kết Chương 1

37

Chương 2: NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

TRUNG ĐẠI THẾ KỈ X - XV

38

2.1. Liệt nữ “khai khoa” trong văn chương Đại Việt và sự gán ghép của

nhà nho: Trường hợp nhân vật Mị Ê (Việt điện u linh)

38

2.1.1. Sự ngẫu nhiên của lịch sử trong lựa chọn Mị Ê làm nhân vật liệt nữ

38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 1



đầu tiên của văn chương Đại Việt


2.1.2. Sự gán ghép của nhà nho Đại Việt và sự di chuyển giữa Văn - Sử,

Trung - Trinh của liệt nữ Mị Ê

41

2.2. Liệt nữ bản địa đầu tiên và sự khẳng định kết quả quá trình Nho giáo hóa xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV: Trường hợp Lê thái

hậu và Nguyễn thị (Nam Ông mộng lục)

48

2.2.1. Sự lấn át của phương diện Trinh so với Trung trong việc thể hiện

nhân vật Lê thái hậu và Nguyễn thị

48

2.2.2. Sự khẳng định kết quả quá trình Nho giáo hóa xã hội Đại Việt cuối

thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV nhìn từ nhân vật Lê thái hậu và Nguyễn thị

53

Tiểu kết Chương 2

61

Chương 3: NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

TRUNG ĐẠI THẾ KỈ XVI - XVIII

62

3.1. Liệt nữ mang dáng dấp giai nhân và sự thắng thế nửa vời của đạo lí

Nho gia: Trường hợp nhân vật liệt nữ trong Truyền kì mạn lục

62

3.1.1. Nhân vật liệt nữ là sản phẩm của bất bình đẳng giới và bối cảnh

loạn lạc còn nặng gánh nhân sinh

62

3.1.2. Sự chiến thắng của Văn so với Sử trong việc thể hiện người liệt nữ

mang dáng dấp giai nhân của thể truyền kì

70

3.2. Nhân vật liệt nữ có đời sống nội tâm phong phú trong bối cảnh vãn hồi đạo đức Nho giáo đầu thế kỉ XVIII: Trường hợp liệt nữ An Ấp (Truyền kì tân phả)

75

3.2.1. Nhân vật liệt nữ có đời sống nội tâm phong phú trong mô hình liệt

truyện mở rộng

75

3.2.2. Sự chuyển đổi từ Tình sang Tính của nhân vật liệt nữ trong mắt nữ

sĩ, mở đường cho mẫu người tài tử - giai nhân

82

3.3. Liệt nữ tà dâm và vưu vật trinh liệt hay là sự phân hóa lí tưởng Nho

gia cuối thế kỉ XVIII: Trường hợp Thúy Kiều (Truyện Kiều) và Đặng Thị

90



Huệ (Hoàng Lê nhất thống chí)


3.3.1. Nhân vật liệt nữ giữa hai nẻo Trinh liệt và Tà dâm: Trường hợp

Thúy Kiều trong "Truyện Kiều"

90

3.3.2. Vưu vật khuynh quốc với kết cục tiết liệt ngoài dự kiến của nhà

nho: Trường hợp Đặng Thị Huệ trong "Hoàng Lê nhất thống chí"

102

Tiểu kết Chương 3

107

Chương 4: NHÂN VẬT LIỆT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

TRUNG ĐẠI THẾ KỈ XIX

108

4.1. Sự lên ngôi của nhân vật liệt nữ chính thống trong nỗ lực phục hưng Nho giáo thế kỉ XIX: Trường hợp nhân vật liệt nữ trong Đại Nam liệt

truyện và Truyện Nôm

108

4.1.1. Sự quy phạm hóa một mô hình nhân cách trong thời kì phục hưng

Nho giáo dưới triều Nguyễn qua “Đại Nam liệt truyện”

108

4.1.2. Sự mô hình hóa một kiểu tự sự về liệt nữ trong “Đại Nam liệt

truyện” và làn sóng kế tiếp của nó trong Truyện Nôm

116

4.2. Sự tái sinh những cốt truyện cũ và tính thời sự, tính duy lí của nhân

vật liệt nữ thế kỉ XIX: Trường hợp nhân vật liệt nữ trong Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện Vân nang tiểu sử

129

4.2.1. Sự tái sinh những cốt truyện cũ hay phục sinh những hóa thạch văn chương: Trường hợp Vũ Thị Thiết (“Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân

truyện”) và Trinh phụ hai chồng (“Vân nang tiểu sử”)

129

4.2.2 Tính thời sự và tính duy lí của nhân vật liệt nữ nửa sau thế kỉ XIX:

Trường hợp nhân vật mẹ Nguyễn Cao ("Vân nang tiểu sử")

137

Tiểu kết Chương 4

146

KẾT LUẬN

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152


MỞ ĐẦU


1. Lí do lựa chọn đề tài

a. Nho giáo là một học thuyết đạo đức - chính trị mang màu sắc tôn giáo, hướng tới xây dựng những mẫu hình nhân cách (cho nam giới và nữ giới) để phục vụ mục đích giáo hóa (bao gồm giáo dục và cai trị). Trong truyền thống “triết học thực hành đạo đức” dung hợp tôn giáo - chính trị - luân lí đó, kiểu nhân cách liệt nữ

là một trong những mô hình nhân cách quan trọng trong quan niệm của nhà nho, có ảnh hưởng lớn trong lịch sử khu vực Đông Á1. Không chỉ là một minh chứng cho sự ảnh hưởng của văn hóa, văn học Trung Quốc ở Đông Á, kiểu nhân cách này còn có ảnh hưởng to lớn và lâu dài lên những vấn đề của xã hội hiện đại.

b. Trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại, kiểu nhân vật liệt nữ có một tiến trình vận động song hành với vận mệnh của văn học nhà nho, thậm chí kéo dài thành vệt sang những năm đầu thế kỉ XX, ám ảnh cả trong văn học Việt Nam hiện đại những năm 1932 - 1945 khi công cuộc hiện đại hóa văn học đã diễn ra ồ ạt và mạnh mẽ. Cùng với các thành tố nội tại của bản thân văn học như: lực lượng sáng tác, quan điểm thẩm mĩ, ngôn ngữ, thể loại, chủ đề - đề tài, việc nghiên cứu nhân vật liệt nữ giúp chúng ta nhìn ra sự vận động của bản thân văn học qua một trong những kiểu nhân vật quan trọng nhất của văn học nhà nho. Do những “điển phạm” trong nghiên cứu và phê bình, có những định đề được đem ra áp dụng cho mỗi giai đoạn văn học như: Giai đoạn văn học khẳng định quốc gia, dân tộc; Giai đoạn văn học khẳng định nhà nước phong kiến; Giai đoạn văn học khẳng định con người. Nói một cách khách quan, mỗi định đề đó không thể bao quát được hết mọi đặc điểm, hiện tượng của từng giai đoạn văn học. Ngay trong “Giai đoạn văn học khẳng định con người” ở Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX thì nhân vật liệt nữ (một mô hình nhân cách tuân thủ những tín điều khắt khe nhất của đạo đức Nho giáo) lại xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. Qua nghiên cứu trường hợp nhân vật liệt nữ, ta có thể hiểu thêm về tiến trình văn học Việt Nam trung đại và sự vận động của văn học


1 Về mặt văn hóa, văn học, chúng tôi quan niệm Việt Nam thuộc về khối Đông Á dựa trên sự tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ (tiếng Hán) trong quá khứ.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí