ngôi (1788) mà chỉ có Tham tri chính sự Nguyễn Huy Trạc tử tiết không chịu theo cùng 7 người sau đó đi ở ẩn, bất hợp tác với “tân triều” của Giám quốc Lê Duy Cận chứng tỏ nho phong sĩ khí đã xuống thấp hơn khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê rất nhiều. Tuy nhiên, không phải không có những người kiền thành với đạo đức Nho giáo. Câu chuyện Lí Trần Quán tự chôn sống mình để chứng minh sự trong sạch, lòng trung với chúa Trịnh hay Phan Thị Thuấn chết theo chồng trên sông Thúy Ái cùng trong năm 1786 là những ví dụ hiếm hoi bên cạnh những đồn đoán về “Sát tứ phụ nhi Thị lang”, lừa thầy phản bạn… đầy rẫy trong xã hội đương thời. Quan Huấn đạo An Nhân là Hà Sách Hiển đề vịnh Phan Thị Thuấn:
Khả liên tam bách dư niên quốc, Thiên lí, dân di nhất phụ nhân!
(Đáng thương thay một nước hơn ba trăm năm ấy,
Chỉ còn có một người đàn bà nêu được lẽ trời và đạo người) [92, tr.569].
Lời thơ khiến nhà nho giật mình nhìn lại tình trạng phong hóa đi xuống của xã hội mà mình đang sống, nhìn từ quan điểm đạo đức Nho giáo. Việc Hà Sách Hiển nhắc đến “thiên lí” khiến người đọc dễ liên tưởng đến mệnh đề “Tồn thiên lí, diệt nhân dục”, chứng tỏ nhân vật đang được nhìn nhận, đánh giá theo tiêu chuẩn đạo đức của Tống Nho và sự xuất hiện mang tính đột xuất, cũng là đột biến của kiểu nhân vật sát thân thành nhân này báo hiệu phần nào sự khủng hoảng của xã hội Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn. Cảm hứng của Nguyễn Du khi viết “Độc giao nhi nữ thiện di luân!” (Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng?) [49, tr.725 - 726] trong Vọng phu thạch chính là nằm trong mạch cảm hứng tự vấn, tự tỉnh chung của thời đại.
Trong những năm tháng đầu của nhà Nguyễn dưới triều Gia Long, vấn đề trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ chưa phải là câu chuyện được quan tâm hàng đầu. Xã hội Việt Nam thời hậu chiến lúc đó có nhiều chuyện cần giải quyết hơn và một vị vua khai cơ bằng võ công như Gia Long cũng có nhiều mối quan tâm đặc thù. Từ Minh Mạng trở đi, nhà Nguyễn mới bắt đầu nhắc đến những người phụ nữ tiết liệt trong ân chiếu nhân dịp lên ngôi, năm mới hoặc vừa dẹp xong giặc… vào các năm 1820,
1827, 1830, 1835, 1837, 1840. Chính sách này được nối tiếp dưới thời Thiệu Trị vào các năm 1841, 1845, 1846 và còn được duy trì trong các đời vua sau như trong các năm 1883, 1887… Đi liền với việc tìm xét để nêu khen, triều đình còn đưa ra các quy định, thậm chí luật hóa vấn đề nam nữ, giá thú, gian dâm, thủ tiết, tuẫn tiết một cách quy củ. Ngay từ năm 1804, triều đình đã định điều lệ hương đảng cho xã dân ở Bắc Hà, quy định về “ruộng khuyến tiết” đối với quả phụ. Dưới triều Minh Mạng, đến năm 1827, hình phạt dành cho tội phạm gian, hòa gian, gian dâm, vu khống gian dâm được quy định khá rõ ràng và được định lại vào năm 1841. Song song với việc đó, triều đình cũng chuẩn hóa quy định về nêu khen trong Hội điển toát yếu (1833), giao cho Bộ Lễ việc “thưởng cho người sống lâu, người tiết nghĩa” [148, tr.915], rút bỏ tất cả đền thờ dâm thần vào năm 1836. Nếu như trong Phàm lệ của Đại Nam thực lục phần chép về Thiệu Trị năm 1841 còn lưỡng lự “tuỳ việc mới chép” [151, tr.12] thì đến Phàm lệ của phần viết về Tự Đức đã ghi rõ “những người xử sĩ […], nghĩa sĩ, con hiếu, cháu hiền, chồng nghĩa, vợ trinh, có quan hệ đến phong giáo thì chép” [152, tr.14 - 15]. Cũng dưới thời Tự Đức, năm 1848, triều đình
bắt đầu định niên hạn cho những đàn bà thủ tiết9. Trong khi định rõ lại lệ nêu
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 1
- Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 2
- Một Số Vấn Đề Về Phụ Nữ Dưới Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Nho Giáo Trong Lịch Sử Việt Nam
- Lịch Sử Nghiên Cứu Nhân Vật Liệt Nữ Trong Văn Học Việt Nam Trung Đại
- Liệt Nữ “Khai Khoa” Trong Văn Chương Đại Việt Và Sự Gán Ghép Của Nhà Nho: Trường Hợp Nhân Vật Mị Ê (Việt Điện U Linh)
- Liệt Nữ Bản Địa Đầu Tiên Và Sự Khẳng Định Kết Quả Quá Trình Nho Giáo Hóa Xã Hội Đại Việt Cuối Thế Kỉ Xiv - Đầu Thế Kỉ Xv: Trường Hợp Lê
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
thưởng cho đàn bà có tiết nghĩa, triều đình đã bắt đầu quy định rõ để được xét hạng ưu thì ngoài việc ở góa từ 20 tuổi trở xuống hoặc ở góa từ 25 đến 21 tuổi nhưng thủ tiết đến ngoài 50 thì họ phải “có sự trạng xuất sắc: như nhảy xuống sông, thắt cổ, khoét mắt, gọt đầu, không bị kẻ cường hào dâm ô v.v…” [152, tr.129]. Sau đó, đến năm 1850, nhân dịp nêu khen trinh nữ10 Đỗ Thị Xuyên ở Thái Nguyên, triều đình đã chuẩn hóa hình thức và nội dung của biển ngạch ban khen. Đến năm 1856, triều đình lại quy định ngặt nghèo hơn, nói rõ “từ đây về sau những người ở goá mà tuổi
đến 55 trở lên, mới được tâu xin” [152, tr.421]. Trong tình hình đất nước bộn bề khi đó, triều đình vẫn dành một sự quan tâm cần và đủ cho vấn đề này, quy định về việc
9 “Tiết phụ người nào từ 25 tuổi trở xuống, goá chồng sớm mà giữ tiết, thì mới được ghi vào danh sách tâu lên; từ 26 tuổi trở lên, thì không chuẩn cho làm danh sách tâu lên nữa, để có định lệ” [152, tr.77 - 78].
10 Theo quy định của nhà Nguyễn “trinh nữ” là “con gái vẫn chưa đi lấy chồng, mà biết kiên trinh
giữ tiết, không chịu để cho kẻ cường bạo làm nhơ nhuốc được, sự trạng đích xác, có thương tích làm bằng chứng, không kể có chết hay không” [152, tr.1019]. Như vậy, “trinh nữ” không chỉ có ý nghĩa sinh học mà còn có ý nghĩa đạo đức.
sửa sang mồ mả của tiên hiền, trung thần, nghĩa sĩ, tiết phụ vào năm 1860; đổi lại lệ nêu thưởng thọ quan, thọ dân, nghĩa phu, tiết phụ, trinh nữ… vào năm 1866 và việc này còn được định lại vào các năm 1876, 1893, trong đó đến năm 1893 mức thưởng bị giảm đi một nửa và đến tận năm 1900, việc xếp hạng “ưu, bình, thứ” của tiết phụ mới chính thức được ghi trên biển nêu khen. Sau khi Đại Nam đồng văn nhật báo ra đời tại Hà Nội (1891), Thành Thái đã chuẩn theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kì Chavassieux cho các tỉnh chuyển giao truyện về con hiếu, cháu hiền, nghĩa phu, tiết phụ, danh nho, nghĩa sĩ về để in lên báo. Chính quan điểm và hành xử đó là “hậu phương lớn” cho những sáng tác văn học về người liệt nữ. Dòng thơ vịnh liệt nữ triều Nguyễn do đó mà thêm phần phồn thịnh. Việc những liệt nữ được các văn nhân đua nhau làm thơ đề vịnh như trường hợp tiết phụ ở tỉnh Hà Nội là “Nguyễn Thị Hai, chồng chết, liều bỏ đời sống, hoàn toàn tiết nghĩa” [153, tr.383] có lẽ không phải là hiếm khi đó. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, cùng với sự phát triển của thương mại từ nửa sau thế kỉ XVIII, sự phát triển của đô thị về phía hiện đại, sự xâm lược của thực dân Pháp,... Nho giáo đã dần trở nên thất thế, mất giá trong một thế kỉ mà triều đại cầm quyền chủ động trong việc chấn hưng học thuyết này hơn bao giờ hết.
Trong Đại Nam thực lục, từ sự kiện biểu dương Nguyễn Thị Kim (1804) đến kết thúc Đại Nam thực lục - Chính biên Đệ thất kỉ dừng lại ở năm 1925, trong vòng 120 năm, nhà Nguyễn đã nêu khen khoảng 310 tiết phụ liệt nữ, (không tính những người “sự trạng tầm thường” hay truy nêu thời trước - Phan Thị Thuấn, hoặc các công chúa hoàng tộc - Ngọc Toàn, Ngọc Tú, Long Thành). Các đợt nêu khen mang tính tập trung là các năm: 1830 (20 người), 1858 (18 người), 1859 (10 người), 1869
(14 người), 1870 (27 người), 1880 (21 người), 1897 (35 người), 1917 (39 người), 1922 (13 người). Song song với Đại Nam thực lục, cả Đại Nam nhất thống chí có tới 108 người được nêu khen. Nếu kể cả vợ Nguyễn Ái (con dâu của tiết phụ Phan Thị Xuyên người Ninh Bình) nữa là 109 người. Trong đó những người của triều đại trước gồm triều Lí (1 người), Trần (2 người) và triều Lê (18 người), còn 2 người không ghi niên đại. Số người được xếp vào danh sách liệt nữ đời Nguyễn là 87/109
(79.8%), trong đó trừ 6 người không có hành vi được nêu khen liên quan đến trinh tiết thì tỉ lệ là 81/87 (93.1%) khá giống với tỉ lệ của Đại Nam liệt truyện. Như vậy, để được ghi vào sử sách (nơi tập trung những phụ nữ chuẩn mực của thời đại) thì
trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Liệt nữ truyện 列女傳 (Đại Nam liệt truyện)
kể lại chuyện của 57 người trong đó có 3 người vì hiếu nghĩa mà được chép, còn lại là 9 người tự tử nhưng bất thành do có người phát hiện cứu sống. Số tỉnh có liệt nữ (trinh tiết) trước đời Nguyễn là 9 (Thừa Thiên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây). Số tỉnh có liệt nữ là 21 trong đó Hà Tiên, Định Tường chỉ có 1, Lạng Sơn, Vĩnh Long, An Giang chỉ có 2. Các tỉnh không có liệt nữ chiếm 9 trong số 30 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Yên, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng). Ở trường hợp này, có thể các tỉnh đó không có liệt nữ thực hoặc có mà không được “phát
hiện” ra hay đề đạt lên trên. Số người tự tử thành công (do không có ai ngăn cản hoặc không ai ngăn cản nổi) hoặc vì chống cự kẻ hãm hiếp mà chết là 14 người11. Như vậy, số “liệt nữ chuẩn” là 23.7% nhưng số truyện liên quan đến vấn đề trinh tiết chiếm 93.2% (55/59), nên dễ hiểu vì sao Liệt nữ truyện 列女傳 thường bị nhầm thành Liệt nữ truyện 烈女傳 bên cạnh sự xuất nhập của hai chữ Hán đồng âm.
Trong việc thủ tiết của các tiết phụ, liệt nữ nói riêng, nhà Nguyễn cũng có một cái nhìn khá linh động, không phải là duy ý chí hoàn toàn. Triều Nguyễn hiểu rõ mối quan hệ giữa “hằng sản” và “hằng tâm”, hiểu câu chuyện kinh tế liên quan chặt chẽ với việc giữ gìn tiết hạnh nên đã ban “ruộng khuyến tiết” cho tiết phụ, giống như “tiền dưỡng liêm” đối với quan lại. Trong ân chiếu các năm 1830, 1837, triều đình cũng nêu rõ nhiệm vụ của Sở Dưỡng tế, Nhà Dưỡng tế là chăm lo đời sống vật chất cho những người quan, quả, cô, độc “chớ để cho họ phải phiêu lưu”
11 Nguyễn Thị Kim, Thị Tính, Hoàng Thị Trúc, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Liệu, Bùi Thị Tâm, Dương Thị Việt, Đoàn Thị Quang, Ngô Thị Khách, Phạm tiết phụ, Lê thị, Vũ thị, Nguyễn thị, Đào Thị Hiển.
[148, tr.5 - 6] hay “không để cho đến nỗi mất nhờ” [150, tr.5 - 6]12. Cũng dưới triều Nguyễn, sự “linh động” trong ban phát danh hiệu đã không ít lần được chính các vua Nguyễn nói ra trong đó có nhìn nhận đến sự khác biệt mang tính lịch sử giữa các vùng miền. Năm 1829, khi nêu khen liệt nữ Dương Thị Ư người Gia Định để “khuyến khích người trinh tiết trong thiên hạ”, Minh Mạng không quên nhắc nhở rằng: “Phụ nữ Gia Định vốn phần nhiều dâm đãng, lấy việc này để khuyến khích phong tục cũng là nên, hạt khác thì chưa đáng đâu” [147, tr.915 - 916]. Đến năm 1835, sau khi than thở về dân tục ở Nam Kì đi xuống do “di sản cai trị” của Hoàng
Công Lí, Lê Văn Duyệt13, Minh Mạng đã nói rõ lí do khiến mình “tâm huyết” với
vấn đề đó là “đối với dân Nam Kỳ, trẫm yêu tha thiết và mong sâu sắc, nên không ngại nói nhiều” [149, tr.745]. Không chỉ “thiên vị” cho Nam Kì, triều đình còn “ưu ái” cho đất kinh kì Thừa Thiên. Năm 1888, khi chép về việc nêu khen tiết phụ Nguyễn Thị Thừa ở Thừa Thiên được hạng bình, sử thần không nói rõ hành vi, sự trạng của tiết phụ này mà chỉ chép lại ý kiến của vua Đồng Khánh cho rằng “hạt Thừa Thiên, gần gũi nơi đức chính trong sáng, có người trọn vẹn tiết nghĩa như thế, gia ân thưởng cho 1 súc lụa dày để tỏ khuyến khích” [154, tr.437]. Ở đây sử sách chỉ ghi về việc “gia ân” trong ban thưởng về mặt vật chất nhưng cũng dễ dẫn đến suy diễn rằng có việc “ưu ái” trong phong tặng danh hiệu. Như vậy, việc nhà Nguyễn nới tay trong phong tặng cho một số liệt nữ, tiết phụ ở Nam Kì và Thừa Thiên cũng góp phần tạo ra một lượng “Trại liệt nữ” bất thành văn nhất định, thậm chí “Trại liệt nữ” ngay giữa kinh kì. Điều này chứng tỏ, dưới triều Nguyễn, đất căn bản (Nam Kì) và kinh kì (Thừa Thiên) không “đua” được với các địa phương khác về phong hóa và câu chuyện “màu cờ sắc áo” giữa các địa phương, vùng miền là có thật. Trong số 87 tiết phụ, liệt nữ đời Nguyễn được ghi trong Đại Nam nhất thống chí, số tiết phụ, liệt nữ Thừa Thiên chỉ có 5 người. Con số này là không nhỏ nếu so với các tỉnh không có hoặc chỉ có 1 - 2 tiết phụ, liệt nữ được nêu tên nhưng lại
12 Đây cũng là sự tiếp tục đường lối bảo trợ những người “quan, quả, cô, độc” bắt nguồn từ lịch sử Trung Quốc cổ đại thời Văn Vương (1090 TCN - 1050 TCN).
13 Năm 1837, khi định lệ cấm chèo hát trong dân ở Nam Kì, Minh Mạng đã kể lại tội làm cho “trai gái lẫn lộn, phong tục hỏng nát” của Lê Văn Duyệt [150, tr.164].
không quá ấn tượng so với các tỉnh thuộc tốp đầu như Quảng Bình, Nam Định, Bắc Ninh… Thêm nữa, trong số đó không có ai là người tử tiết. Việc so sánh đất kinh kì với các địa phương khác khiến nhà Nguyễn phải huy động đến cả “một thời đã xa” trong lịch sử vùng Thuận Hóa, với những Mị Ê, Trương tiết phụ. Đây không chỉ là câu chuyện về việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ theo lối “mạc phi vương thổ, mạc phi vương thần” mà còn là câu chuyện của danh dự, phong hóa đất đế đô. Nếu như triều Nguyễn có ý khai thác cho bằng hết các liệt nữ trong lịch sử thì đã phải kể đến Hà thị vợ Thành Khánh hầu và Nguyễn thị vợ Ngô Miễn cũng như Vũ nương (vốn rất nổi tiếng) ở các miền quê khác. Không chỉ có thế, trong mạch khẳng định truyền thống văn hiến của triều đại và quốc gia, nhà Nguyễn vẫn muốn mượn nhân vật liệt nữ như một đối trọng để so sánh mình với các triều đại trước cũng như so
sánh với nhà Thanh (Trung Quốc).14 Dẫu thừa nhận triều Lê có những gương tiết
phụ như Phan Thị Thuấn và rất nhiều người được nêu khen dưới triều Nguyễn là di sản của tiền triều nhưng nhà Nguyễn vẫn tận dụng mọi cơ hội để hạ thấp nhà Lê và nhà Tây Sơn về mặt phong hóa dù rằng không phải vua tôi nhà Nguyễn là những người đầu tiên khẳng định xã hội Việt Nam “xuống cấp về mặt đạo đức” dưới thời Lê mạt. Trước đó, các nhà nho như Phạm Đình Hổ đã từng than thở về việc này rất nhiều15 nhưng nhà Nguyễn tiếp tục công việc đó là nhằm khẳng định tính chính
thống của triều đại mình so với nhà Lê và Tây Sơn đồng thời có “căn cứ pháp lí” để “nói chuyện” với nhà Thanh. Khi làm thơ vịnh Nguyễn Thị Kim, liệt nữ đầu tiên dưới triều Nguyễn, Tự Đức viết:
Nhất triêu tuyệt lạp tuẫn quy thấn,
Phương tâm biểu bạch thiên thu thùy… Đại tai sáng nghiệp thủ phong hóa, Khỉ tự Thanh triều quyền thuật vi. (Một mai tuyệt thực mà tuẫn tiết,
14 Khi định điều lệ hương đảng cho các xã ở Bắc Kì (1804), nhà Nguyễn đã nửa thừa nhận nửa khẳng định: “Gần đây giáo dục trễ nải, chính trị suy đồi, làng không tục hay, noi theo đã lâu, đắm chìm quá đỗi (…)”[146, tr.583].
15 “Từ đời chúa Trịnh Thịnh vương (Trịnh Sâm) lên nối ngôi (…) tập tục càng ngày càng kiêu bạc” [62, tr.60 - 61]
Phương danh ngàn thuở sử còn ghi… Lớn thay đế nghiệp chủ phong hóa,
Quyền thuật triều Thanh há sánh bì! [35, tr.724 - 725]
Có thể nói, cũng như các bài thơ vịnh sử khác, như cách nói của Bùi Duy Tân, bài thơ này vừa là thơ sử luận vừa là thơ nhân cách luận. Tự Đức không cần quan tâm đến sự thực lịch sử16 mà quan trọng là hình tượng này giúp ông đạt được mục đích khẳng định sự “vượt trội” về mặt phong hóa của nhà Nguyễn so với nhà Thanh. Cũng phải nói thêm, trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh, Tự Đức viết tới 5 bài
về liệt nữ, đề vịnh Mị Ê, Châu thị, Phan Thị Thuấn và riêng Nguyễn Thị Kim được vịnh đến 2 bài. Như vậy việc đề vịnh tập trung vào các nhân vật xoay quanh đời Lê
- Nguyễn, chỉ “chiếu cố” đến một nhân vật xa xưa là Mị Ê. Đến đầu thế kỉ XX, năm 1901, Thành Thái “sai trích các sách Đại Nam liệt truyện Tiền biên, Đại Nam Chính biên liệt truyện Sơ tập, Minh Mạng chính yếu, Khâm định Việt sử thông giám cương mục mỗi loại một bộ giao cho Tòa Khâm sứ chuyển cho Giáo hội Thượng Hải nước Thanh để tỏ ý là nước đồng văn” [157, tr.405] nhưng có thể thấy trong đó ý định “khoe” mạnh hơn việc chia sẻ để tìm một sự đồng cảm. Chính vì vậy nên Yoshiharu Tsuboi đã nhận xét trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885 rằng: “Trong lúc nhà Thanh đang trị vì ở Trung Hoa sau khi lật đổ nhà Minh năm 1644, thì nhà Nguyễn vẫn thích tự coi mình như là nhà Minh. Điều này cho phép họ tỏ vẻ là những người thừa kế chính thống của nền văn minh Trung Hoa, thấm nhuần truyền thống và đạo lí Nho giáo” [214, tr.224].
Dưới triều Nguyễn, không chỉ được đem so sánh với Trung Quốc, việc tử tiết của các liệt nữ, ở một khía cạnh tích cực hiếm hoi, được mang ra làm chuẩn cho nam giới trong các hành xử xã hội tạo ra một đối trọng khác giới trong xã hội khi đó. Năm 1882 triều đình phải một phen “hụt hẫng” khi chỉ có Hoàng Diệu sống thác với thành Hà Nội còn lại Lê Văn Trinh, Phan Văn Tuyển, Hoàng Hữu Xứng,… đều ít nhiều trốn tránh trách nhiệm hoặc hèn nhát bỏ chạy. Chính vì yêu cầu cao và các hình thức nêu khen (và ban thưởng) đi kèm mà dưới triều Nguyễn các hành vi tiết
16 Nguyễn Thị Kim uống thuốc độc chết nhưng Tự Đức viết thành “tuyệt lạp” (bỏ ăn).
liệt nhiều khi được thể hiện một cách cực đoan, quá đà. Ngay khi triều Nguyễn chưa lập, việc Võ Tánh nối bước Ngô Tòng Chu chết với thành Bình Định năm 1801 đã mang tinh thần “cạnh tranh” rất cao17. Cũng trong thời Nguyễn, việc thủ tiết trở thành truyền thống của nhiều gia đình như “một nhà tiết phụ” ở Thừa Thiên (Phan Thị Toản và Nguyễn Thị Cận - 1856) hay “2 tiết phụ trong một nhà ở tỉnh Hưng Hoá” (Lê Thị Huyên và Trần Thị Ốc - 1858), thậm chí việc thủ tiết, tuẫn tiết của nhiều tiết phụ, liệt nữ còn “vượt chỉ tiêu” như trường hợp Ngô Thị Khách “gieo
mình xuống giếng chết” (1858), Nguyễn Thị Điển “cắn lưỡi bóp cổ chết” (1860) khiến triều đình phải băn khoăn vì “việc này chưa có lệ nêu thưởng” [152, tr.559] hay “việc ấy chưa có định lệ” [152, tr.696]. Việc đặt ra chuẩn trong nêu khen là tạo điều kiện cho những người quyết tâm vượt chuẩn, thậm chí làm khác chuẩn. Quy định về sự trạng xuất sắc như nhảy xuống sông, thắt cổ, khoét mắt, gọt đầu,… có thể có xuất phát từ các mẫu hình Trung Quốc nhưng về cơ bản đã được đáp ứng ngay tại Việt Nam. Trong thực tế, lịch sử nhà Nguyễn và các triều trước như triều Lê vẫn coi trọng người đàn ông kiểm soát được bản thân trước vấn đề thân xác như việc Minh Mạng làm bài thơ Vân Trường chúc khắc vào biển vàng, sai quan đem treo ở đền thờ Quan công (1832) hay việc triều đình chiểu cho quan lại Nghệ An
được giữ nguyên đền thờ Quan Công (1842)...18 Câu chuyện về Doãn Bạt trong Vũ
trung tùy bút (Phạm Đình Hổ) dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình trong quan hệ nam nữ cũng nằm trong dòng mạch đó. Tuy nhiên, nếu như trong Liệt nữ truyện của Lưu Hướng có cả Nghiệt bế truyện đối trọng với Trinh thuận truyện thì Liệt nữ truyện (Đại Nam liệt truyện) chỉ có những tấm gương “tốt toàn diện” theo mô hình của Liệt nữ truyện đời Tống (Trung Quốc). Ở đó không có chỗ cho kiểu nhân vật Bà Chúa ngựa (Vũ trung tùy bút) dù chỉ là để làm nền, khiến lịch sử
17 Ngô Tòng Chu uống thuốc độc chết trước khiến Võ Tánh “ngậm ngùi than rằng: “Ngô quân đã hơn ta một nước rồi!” [146, tr.447]. Năm 1827, nhà Nguyễn nêu khen hiếu tử Nguyễn Doãn Phùng người huyện Đông Thành (Nghệ An) vì “mẹ [Phùng] ốm, nước biển dâng lên, [Phùng] ẵm mẹ lên nóc nhà, con gái bé [của Phùng] chết đuối [mà Phùng] không nhìn đến” [147, tr.674 - 676].
18 Theo Ngô Đức Kế, Tùy Viên thi thoại của Viên Mai chê việc đề vịnh “Vân Trường bỉnh chúc” là “vô học” vì “đem sự tích tiểu thuyết mà làm vào thơ” [83, tr.462 - 463].