- Khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản : Luật Lao động, Luật về việc làm, Luật bảo hiểm thất nghiệp, Luật khuyến khích giáo dục suốt đời, đặc biệt là trong Luật khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ luôn chú ý hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho luật này nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của việc phát triển nguồn nhân lực qua các giai đoạn.
- Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực:
Bộ Lao động chuẩn bị kế hoạch cơ bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghề nghiệp, kiểm tra tay nghề và phát triển các năng lực nghề nghiệp khác phù hợp với đòi hỏi của thị trường lao động bảo đảm thỏa mãn những yêu cầu và nguyện vọng của người lao động trong một môi trường thường xuyên biến đổi.
Những nội dung chính của kế hoạch lần 6 (1996 - 2001) gồm:
+ Thúc đẩy việc phát triển nguồn năng lực nghề nghiệp nhằm ổn định và mở rộng lực lượng lao động, đáp ứng những thay đổi cơ cấu nghề nghiệp.
+ Phát huy năng lực của từng người lao động làm cho người lao động thể hiện và phát huy hết khả năng cá nhân của họ.
+ Phát triển chế độ đánh giá năng lực nghề nghiệp và cải tiến kỹ năng nhằm đáp ứng những thay đổi về kinh tế và xã hội.
+ Thiết lập chế độ khuyến khích sự phát triển có hiệu quả các năng lực nghề nghiệp ở trong và ngoài công ty.
+ Hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực, nhận đào tạo học sinh nước ngoài tại Nhật Bản và giúp các công ty hoạt động tại nước ngoài, các nguồn thông tin về huấn luyện nghề nghiệp ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch
- Sở Du Lịch Quảng Ninh (2005), Báo Cáo Tổng Kết Hoạt Động Du Lịch Năm 2005 Và Phương Hướng, Nhiệm Vụ Năm 2006.
- Về Hoạt Động Đào Tạo Phát Triển Nhân Lực Du Lịch.
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 16
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
- Hệ thống tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc ở cả hai cấp độ : quốc gia và địa phương (tỉnh). Cục phát triển nguồn nhân lực thuộc Bộ Lao động Nhật Bản chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý hệ thống phát triển nhân lực và hợp tác quốc tế. Các tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực mà cục quản lý và phối hợp có : (1) 47 trung tâm khuyến khích việc làm và phát triển nguồn nhân lực ở 47 tỉnh và việc phát triển đào tạo thực hiện các dự án của
chính phủ về phát triển nguồn nhân lực và khuyến khích việc làm; (2) Các Hội đồng phát triển nhân lực và hệ thống các trường đào tạo thuộc chính quyền cấp tỉnh; (3) Hội đồng khuyến khích năng lực nghề nghiệp Nhật Bản (JVADA) chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra và đánh giá lỹ năng nghề nghiệp; (4) Trung tâm phát triển nguồn nhân lực cho người tàn tật và hiệp hội quốc gia khuyến khích việc làm của những người tàn tật.
- Phát triển nguồn nhân lực ở khu vực tư nhân:
Hoạt động phát triển nguồn nhân lực được các công ty lớn tiến hành tương đối độc lập. Các công ty thường có cơ sở đào tạo và các chương trình phát triển nhân lực một cách hệ thống.
Hệ thống phát triển nguồn nhân lực trong các xí nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm cơ bản :
(a) Đào tạo tại chỗ là hình thức chủ yếu, trong đó có đào tạo tại chỗ chính thức (thường dùng cho những người mới vào nghề) và phi chính thức được thực hiện trong suốt cuộc đời làm việc của người lao động thông qua kèm cặp và hướng dẫn của thợ lâu năm và lành nghề đối với những người có tay nghề thấp hơn;
(b) Nội dung của đào tạo tại chỗ phi chính thức rất rộng, mang tính chất dài hạn và được thực hiện từng bước theo các giai đoạn và có hệ thống;
(c) Đào tạo tại chỗ được áp dụng rộng rãi trong các công ty lớn và ở phạm vi nhỏ hơn với các công ty vừa và nhỏ;
(d) Đào tạo tại chỗ được bổ trợ bằng đào tạo chuyên tu.
- Tổ chức đào tạo tại các cơ sở công cộng :
Chính sách đào tạo nghề nghiệp công cộng hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả những hỗ trợ cho đào tạo tại doanh nghiệp và tự đào tạo của người lao động. Hệ thống các cơ sở phát triển nhân lực này bao gồm các trung tâm phát triển việc làm và nguồn nhân lực, các trường cao đẳng và trung học dạy nghề.
Các hoạt động này bao gồm : Đào tạo cơ bản cho lớp trẻ là những người muốn trở thành công nhân có tay nghề trong các xí nghiệp vừa và nhỏ; Đào tạo nâng cấp cho công nhân hạng trung trong các xí nghiệp vừa và nhỏ; Đào tạo cơ bản cho những người khó tìm việc làm, bao gồm cả những người
tàn tật; Đào tạo nghề mới cho những người mất việc do suy thoái kinh tế; Đào tạo lại cho phụ nữ khi họ muốn tham gia thị trường lao động.
Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở của nhà nước được thực hiện và điều phối chủ yếu thông qua Tổ chức xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (EHDO) thành lập từ năm 1951. Với số vốn khoảng 15 tỉ USD và ngân sách hàng năm khoảng 7 tỉ USD, tổ chức này đã thực hiện các dự án bằng tiền của chính phủ dành cho khuyến khích việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức này có cơ sở ở mỗi tỉnh cùng với các tổ chức do chính quyền cấp tỉnh quản lý, tạo thành một mạng lưới rộng khắp thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực một các đa dạng. Chính phủ còn tổ chức các hệ thống đào tạo qua vệ tinh và bất kỳ ai có nhu cầu đều có thể đến tham dự tại các cơ sở công cộng ở các trung tâm xúc tiến việc làm và phát triển nguồn nhân lực công cộng.
- Thúc đẩy phát triển năng lực một cách tự nguyện của người lao động. Người lao động tự phát triển nhằm những mục đích khác nhau: (1) thu nhận thông tin và kỹ năng ở mức cao đối với nghề nghiệp hiện tại. (2) thu nhận kiến thức và kỹ năng để đổi sang công việc ở mức cao hơn tại cùn xí nghiệp;
(3) thu nhận kiến thức và kỹ năng để chuyển sang làm việc ở công ty khác. Theo một nghiên cứu điều tra thì những người được hỏi cho biết họ tự phát triển thông qua các lớp tại công ty (39,5%) , dự các khóa đào tạo tại cơ sở tư (27,7%) , tham gia các khóa đào tạo tại các cơ sở ,đào tạo công cộng (7,4%) , dự các khóa học từ xa (36%) , dự các khóa học tại các trường đại học và trường chuyên (2,9%) và các hình thức khác (24,5%).
Chính phủ đã trợ cấp cho các hoạt động này dưới hình thức trợ cấp phát triển nhân lực (từ 1/3 đến 1/2 mức chi phí hoạt động; từ 1/3 đến 1/2 học phí ) trợ cấp những người tự phấn đấu bao gồm học phí và trợ cấp lương (1/4 lương tháng ở các công ty lớn và 1/3 với người lao động ở các công ty vừa và nhỏ).
- Thực hiện việc đánh giá năng lực nghề nghiệp và tăng cường kỹ năng nghề nghiệp.
- Hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực, hợp tác kỹ thuật giữa các chính phủ được thực hiện thông qua hiệp hội hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) theo các hiệp định liên chính phủ như hợp tác trong việc thành lập và vận hành các cơ sở đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài, cử chuyên gia đi giúp đào tạo nghề, thực hiện chương trình phát triển kỹ năng quốc tế.
Hợp tác kỹ thuật thông qua hợp tác quốc tế như hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ APEC và trong chương trình Châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức lao động thế giới (APSDEP).
3. Cộng hòa Liên bang Đức
Đầu tư cho giáo dục ở Cộng hòa Liên bang Đức rất lớn, chiếm khoảng 5 - 6% thu nhập quốc dân. Do đó các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và giáo viên cho hệ thống giáo dục đào tạo ở Cộng hòa Liên bang Đức rất tốt so với các nước khác. Việc đóng góp để đầu tư cho giáo dục, chủ yếu là từ ngân sách của chính quyền địa phương (các bang).
Cộng hòa Liên bang Đức xác định mục tiêu của giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp nhằm cung cấp nhân lực theo hướng thiên về khoa học, công nghệ và nghề nghiệp cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển của lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong nền kinh tế phát triển và cạnh tranh gay gắt.
Thông thường, người theo hướng học nghề bắt đầu được đào tạo từ sau năm học lớp 9 hoặc lớp 10 hệ phổ thông. Thời gian học nghề thường là 3 năm. ở tuổi này, có tới 75% số người chọn con đường học nghề, trong đó 3/4 là đi theo hệ thống đào tạo nghề theo phương thức đào tạo tại xí nghiệp và trường học (gọi là hệ thống song hành – Dual System), 1/4 còn lại học tại các trường dạy nghề thuần túy. Về nguyên tắc, người học nghề theo hệ song hành không bắt buộc phải có một trình độ văn hóa nào, nó được chấp nhận cho mọi người trên 15 tuổi; do đó, chỉ có khoảng 15% số người học nghề theo hệ thống này đã có bằng tú tài (học hết lớp 12 hoặc 13). Các trường dạy nghề thường được tổ chức và phân theo những ngành chính như : sản xuất, thương mại, thủ công, nông nghiệp… Các trường dạy nghề du lịch điển hình trong việc áp dụng hệ thống song hành trong đào tạo nghề như trường Hotelberufschule Bavaria.
Phần lớn chi phí cho việc dạy nghề theo hệ thống song hành là do các xí nghiệp đài thọ (87%), chi phí này lớn gấp 2,8 lần ngân sách do chính phủ chi cho các trường dạy nghề. Lợi thế của hình thức đào tạo này là do quá trình đào tạo có chất lượng cao cùng với những tiêu chuẩn đào tạo linh hoạt và thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế; khuyến khích đề cao tính độc lập của người thợ trong việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc này.
Bên cạnh đào tạo nghề, việc bồi dưỡng, bổ túc tay nghề cũng được tổ chức rộng rãi bởi một hệ thống trường lớp đa dạng, hoạt động trên nguyên tắc thị trường. Các xí nghiệp, hiệp hội cũng như các cơ sở tư nhân và nhà nước cùng cạnh tranh bình đẳng trong việc đáp ứng nhu cầu dạy nghề trong xã hội. Năm 1991, khoảng 21% số lao động tham gia vào đào tạo bổ túc. Số tiền các xí nghiệp bỏ vào việc đào tạo bổ túc cho nhân viên của họ lên đến 36,5 tỷ ĐM, gấp 1,5 lần số tiền dùng cho đào tạo cơ bản.
Ngoài hệ thống đào tạo nghề, cộng hòa Liên bang Đức rất chú trọng loại hình đào tạo kỹ sư thực hành. Đối với đào tạo du lịch ở Đức tồn tại loại hình đào tạo này thông qua hệ thống trường cao đẳng chuyên nghiệp (Hotelberufschue hay Fachhochschule - FH); đào tạo hướng vào thực hành, triển khai vận dụng, có trình độ thấp hơn kỹ sư đại học. Thời gian đào tạo của các ngành khoa học công nghiệp của các trường FH là 4 năm, các ngành khác của trường loại này có thời gian đào tạo ngắn hơn. Các trường kỹ sư chuyên nghiệp FH ở cộng hòa Liên bang Đức hiện nay có trình độ đào tạo tương đối cao; với thời gian đào tạo 4 năm thì những người tốt nghiệp trường FH ở Đức hiện nay có trình độ thực hành chuyên môn mạnh hơn so với những nước khác.
Cộng hòa Liên bang Đức có nền giáo dục tốt nhất. Chính nó đã tạo ra khả năng đáp ứng, thích ứng rất linh hoạt và có chất lượng cao với nền kinh tế phát triển, Hoa Kỳ, các nước Châu Âu chịu ảnh hưởng của loại hình giáo dục cao đẳng, đại học ngắn hạn ở các ngành kỹ thuật này của Đức từ cuối thế kỷ trước. Gần đây các nước Trung Đông và Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và một số nước Đông Nam Á cũng mở loại hình đào tạo này.
4. Bài học có thể vận dụng cho phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam:
Thái Lan là đại diện cho quốc gia Châu Á có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam về phát triển du lịch, Thái Lan là một trong những đối thủ cạnh tranh quốc gia đối với Việt Nam. Nhật Bản là quốc gia Châu Á có nền công nghiệp phát triển, hiện đại, xã hội hóa cao và có thành công vượt bậc sau thế chiến thứ 2 đạt được nhờ vào chiến lược con người. Kinh ngiệm của Nhật Bản có ý nghĩa rất lớn đối với những quốc gia có tài nguyên nhân lực dồi dào như nước ta nhưng chưa được khai thác. Về lĩnh vực du lịch, Nhật Bản là thị trường trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của nước ta. Để đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính này, một con đường hiệu quả là học tập chính cái của họ tức là đào tạo nhân lực phục vụ du khách Nhật Bản. Đối với Cộng hòa Liên bang Đức là đại diện cho quốc gia có nền kinh tế phát triển của Phương Tây và cũng là nước có những thành công vượt bậc so với những quốc gia có điều kiện thuận lợi hơn khác ở Châu Âu. Đối với thị trường du lịch Đức tuy không phải là khó tính nhưng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người Đức là không dễ, không đòi hỏi về chất lượng dịch vụ mà đòi hỏi ở sự đa dạng, độc đáo và ly kỳ. Nếu thu hút được du khách Đức thông qua huấn luyện đào tạo thực hành theo phong cách đào tạo của Đức thì việc thu hút các thị trường khác là đơn giản.
Để đáp ứng nhu cầu có tính chất đón đầu của nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch theo kế hoạch dự kiến của các nước, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, coi đó là chìa khóa cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó có phát triển du lịch. Nhà nước cần chủ động xây dựng hệ thống đào tạo du lịch cùng hệ thống luật về giáo dục, luật dạy nghề, luật lao động…
Hầu hết các nước đều đã chuyển vai trò của Chính phủ, từ người đóng vai trò thực hiện chính sang vai trò tạo điều kiện là chính. Kết hợp một cách hài hòa giữa đầu tư trực tiếp của Nhà nước cho đào tạo du lịch và huy động các nguồn khác. Nhà nước thành lập Hội đồng phát triển nguồn nhân lực để điều hành, quản lý sự phát triển của hệ thống theo một quy hoạch thống nhất.
Về tài chính, Nhà nước thành lập quỹ phát triển nguồn nhân lực du lịch và trực tiếp cung cấp tài chính chủ yếu cho cấp giáo dục bắt buộc thông qua
phát triển và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỷ lệ ban đầu cho quỹ phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp du lịch đóng góp bằng nộp thuế đào tạo, đóng góp cho quỹ phát triển nguồn nhân lực du lịch hoặc ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo, nhìn chung những cơ sở đào tạo nghề nghiệp nói chung, cơ sở đào tạo du lịch nói chung đều hoạt động theo nguyên tắc bồi hoàn kinh phí.
Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch và khu vực tư nhân tham gia đào tạo du lịch được thực hiện theo cả 2 hướng: Hình thành cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo tư nhân.
Do tác dụng mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa các nước đều chuyển hướng mạnh từ đào tạo đại trà sang đào tạo chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong du lịch và cán bộ quản lý, nhu cầu đào tạo du lịch phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động.
Tăng cường thể chế để đảm bảo đào tạo nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động.
Đối với đào tạo du lịch, hai mô hình đang được áp dụng tốt đó là đào tạo song hành theo mô hình của Đức và đào tạo ở doanh nghiệp theo mô hình của Nhật Bản.
Nguồn: Tổng cục du lịch.
5. Trung Quốc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Ngành du lịch Trung Quốc luôn xác định công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là chiếc chìa khóa chiến lược cho việc thúc đẩy sự nghiệp du lịch. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong du lịch đã phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, Một hệ thống các cấp trình độ đào tạo từ tiến sĩ, thạc sỹ, cử nhân đến các nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ được phát triển. Theo thống kê cả nước Trung Quốc có 1.113 các trường đạo tạo về du lịch trong đó 407 trường Đại học và 706 trường Trung học chuyên nghiệp và nghề về du lịch. Tổng số học sinh và sinh viên du lịch năm 2002 là 417 nghìn người. Số người học đại học và trên đại
học là 157.409 người, học trung cấp và nghề là 209.613 người, số người được bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch là 1,35 triệu người.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nước có ngành du lịch phát triển vượt bậc, một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công đó là do Trung Quốc đã đưa ra những chiến lược và chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực đúng đắn mang tính chất chuyên nghệp cao:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở của chiến lược phát triển du lịch trong từng giai đoạn 5 năm.
- Xây dựng mạng lưới các trường đào tạo về du lịch với mục tiêu trao đổi thông tin về lĩnh vực đào tạo,hợp tác trong việc nghiên cứu khoa học, trao đổi giáo viên và học sinh cũng như chương trình đào tạo, bên cạnh đó thành lập hội đồng đào tạo nghiệp vụ du lịch Trung Quốc nhằm liên kết các trường đào tạo về du lịch trong các cấp học khác nhau với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.
- Lựa chọn chiến lược quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ du lịch. Hàng năm ngành du lịch Trung quốc đã gửi rất nhiều cán bộ quản lý và giáo viên đi đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở nước ngoài. Mặt khác đã hợp tác với các trường du lịch ở nước ngoài và mời rất nhiều chuyên gia của nước ngoài bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho nguồn nhân lực du lịch của Trung Quốc.
- Hoàn thiện chiến lược kết hợp giữa đào tạo du lịch với đánh giá cá nhân. Ngành du lịch Trung Quốc đòi hỏi mỗi người tốt nghiệp trường du lịch phải có 2 chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ và về ngoại ngữ. Bên cạnh đó Trung Quốc còn áp dụng hệ thống “Bắt đầu làm việc sau khi học xong và đi làm việc với chứng chỉ”. Ở cấp quốc gia Trung Quốc thực hiện kiểm tra và cấp chứng chỉ không chỉ cho các hướng dẫn viên du lịch mà cả các nhà quản lý của các công ty lữ hành và khách sạn. Cục Du lịch quốc giaTrung Quốc có một trường bồi dưỡng cán bộ tại thành phố Thiên Tân thực hiện chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho tất cả các cán bộ nhân viên làm trong ngành du lịch để lấy chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề này chỉ có