Tính Thời Sự Và Tính Duy Lí Của Nhân Vật Liệt Nữ Nửa Sau Thế Kỉ Xix: Trường Hợp Nhân Vật Mẹ Nguyễn Cao ("vân Nang Tiểu Sử")


với cốt truyện Nam Xương nữ tử lục là Nguyễn Hòa Hương đã “lộ thiên cơ” ngay từ đầu truyện:

Có đêm ngồi suốt canh thâu,

Khêu đèn trỏ bóng dãi dầu cùng con [73, tr.247].

Từ quan điểm của người đọc hiện đại, rất dễ cho đây là một bước lùi trong việc xây dựng cốt truyện của Nguyễn Hòa Hương, nhưng trong thực tế có lẽ tác giả không nghĩ như vậy. Chuyện về Vũ Thị Thiết là một cốt truyện nổi tiếng, phổ biến, đi từ sự thực lịch sử vào sáng tác dân gian, và có thể, từ sáng tác dân gian vào văn chương bác học. Ý định tạo ra sự hứng thú, bất ngờ bằng cốt truyện do đó không phải là một lựa chọn khả dĩ, nhất là khi nó đã được Nguyễn Dữ sử dụng, và khá thành công. Điều ám ảnh Nguyễn Hòa Hương có lẽ chính là trên cơ sở cốt truyện ấy, tác giả phải miêu tả cho được đời sống nội tâm phong phú của nhân vật, và ông đã phần nào thực hiện được yêu cầu nghệ thuật ấy. Thêm vào đó, để tạo sự hợp lí cho cốt truyện, tác giả đã không nói tuổi của bé Đản, mặc định Đản là một đứa trẻ đã đến tuổi biết nói năng lưu loát, biết lập luận, biện bác khiến mối ngờ vực của Trương sinh đối với vợ càng thêm có cơ sở, và do đó, càng khó giải tỏa bên cạnh những ngờ vực chàng nuôi sẵn trong lòng:

Sinh rằng: Sự lạ lùng thay, Bướm ong xao xác lời này mà ra.

Chờ khi cách ngữ phương xa,

Thị phi chẳng biết sự nhà làm sao [73, tr.251].

Có thể nói, Nguyễn Hòa Hương không chỉ tập trung miêu tả tâm lí của Vũ nương mà còn đi sâu vào thể hiện tâm lí của Trương sinh - người chồng đa nghi và cả ghen qua những biểu hiện cụ thể cùng những đúc kết mang tính quy luật (Càng van càng một đinh ninh - Sự mình mình biết nỗi mình mình thương [73, tr.257]). Không những thế tác giả còn tiếp nối truyền thống của truyện Nôm, đã được phát triển đến đỉnh cao trong Truyện Kiều, xen cài một số trữ tình ngoại đề (Thương ôi tiết sạch giá trong - Hoàng Giang đâu lại ra sông Tiền Đường) làm chậm lại diễn tiến của truyện và giúp người đọc hiểu rõ hơn quan điểm của tác giả đối với không


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

chỉ nhân vật trong truyện mà với cả bối cảnh văn hóa sinh tạo ra tác phẩm mà cụ thể ở đây, qua việc đặt địa danh Hoàng Giang (Việt Nam) cạnh Tiền Đường (Trung Quốc), tác giả đã thừa nhận Thúy Kiều cũng là một liệt nữ giống như Mị Ê và Vũ nương.

Trong hình hài một truyện Nôm, câu chuyện về Vũ Thị Thiết lúc này không chỉ đơn thuần mang cảm hứng về kiểu nhân vật liệt nữ giai nhân của thể truyền kì như trong Truyền kì mạn lục mà ở đây cảm hứng thương tiếc giai nhân đã in dấu rất đậm. Nguyễn Hòa Hương không chỉ đúc kết:

Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 18

Điểm xem những khách hồng nhan, Cõi trần mà khỏi thác oan mấy người.

Chỉ vì một chút thơm rơi,

Hương hồn vơ vất ở nơi suối vàng [73, tr.261].

mà còn không ít lần gián tiếp nhắc đến Vũ nương qua hệ thống biểu tượng dành cho những người con gái đẹp (Nước trôi hoa rữa biết là làm sao; Học chi mà để má đào phấn trôi…) bên cạnh sự nhắc nhớ những điển tích, câu chữ mang nặng tinh thần giáo huấn, tự tỉnh về sự trinh liệt của người phụ nữ (“chặt tay, cắt mũi”, “tiết trinh”, “thơm danh”, “cầm cân trinh tiết”, “cành hoa trinh bạch”, “sạch trong một tiết”, “cương thường”, “mảnh gương”…). Thêm vào đó, sự thiếu chặt chẽ trong cốt truyện Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện so với Nam Xương nữ tử lục nhưng cũng là điểm mới của Nguyễn Hoài Hương so với Nguyễn Dữ thể hiện ở việc nhân vật Vũ Thị Thiết của Nguyễn Hoài Hương đã mấy lần khẳng định bi kịch của đời mình là do chồng con gây ra: “Sự này do tại nhi phu - Phận bèo phải chịu oan vu bấy chầy” [73, tr.261]… và ngay từ khi mới bắt đầu nghi ngờ Trương sinh đã nói rõ: “Không dưng ai dễ đặt điều trẻ chơi”. Nhưng nếu đi theo chiều hướng đó, Nguyễn Hòa Hương sẽ chệch khỏi quỹ đạo ban đầu mà tên gọi Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện đặt ra bởi màu sắc nhân sinh quá đậm. Chính vì vậy, ở cuối truyện, tác giả đã vãn hồi bằng cách treo gương tiết liệt, như một dạng Lời bình của Truyền kì mạn lục, có tính chất khuyên răn rất rõ ràng (Ngẫm xem thế tục thường tình - Thị phi kia cũng còn danh đó mà - Sạch thơm cứ vững lòng ta - Đã thần ba thước đo ra


cho người), tự hào về tác dụng giáo dục nhưng cũng tự khiêm về giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

Tân thư nét bút vẽ vời,

Câu câu như tỉnh cho người hoài nghi.

Nôm na chép để làm ghi,

Thanh tao đâu dám tranh thi Vân Kiều [73, tr.293].

Nhấn mạnh giá trị nội dung và tự nhận “đâu dám tranh thi Vân Kiều” về nghệ thuật (“thanh tao”), Nguyễn Hòa Hương đã tránh được tình cảnh “lạc đề” vào phút chót dù ở trên ông có miêu tả tâm lí nhân vật thành công như thế nào, có cảm hứng với chủ đề hồng nhan bạc mệnh ra sao. Có thể hiểu được sự “giật mình” này của Nguyễn Hòa Hương nếu như nhìn vào tiểu sử của ông, một nhà nho ngoài Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện còn có Bút Hương Trai khuê huấn ca (1861) và “có thể không đỗ đạt” [114, tr.15]. Điều này cũng xuất hiện trong Nữ phạm diễn nghĩa từ khi Tuy Lí vương nhận rằng việc mình diễn Nôm Liệt nữ truyện của Trung Quốc chỉ là “Dịch làm quốc ngữ dám bì ca chương” [19, tr.862]. Đúng như nhận xét của Hà Văn Minh và Phùng Diệu Linh, “khác biệt lớn nhất giữa hai tác phẩm [Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện Nam Xương nữ tử lục] là về ngôn ngữ thể loại” [114, tr.320]. Có thể thấy được điều này khi nhìn vào đặc trưng thể loại của hai tác phẩm cũng như nhìn nhận lại mạch “tân truyện” trong lịch sử truyện Nôm, nỗ lực mang lại hình thức tồn tại mới cho một nội dung không có nhiều cơ hội để thay đổi.

Trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XIX, bên cạnh Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện còn có Lưỡng phu trinh tiết (Trinh tiết hai chồng) trong Vân nang tiểu sử của Phạm Đình Dục (đỗ tú tài năm 1876) đi vào khai thác, lọc lựa một cốt truyện cũ, thậm chí không phổ biến, có nguồn gốc dân gian và có một điểm tương hợp với truyện về Vũ Thị Thiết là câu chuyện đó không hề được ghi trong chính sử, tính đến khi tác phẩm ra đời. Truyện lấy bối cảnh thời gian rất xa (thời Lí) so với thời điểm sáng tác và một không gian chung chung (ở xã nọ huyện Nam Chân) nhằm tạo nên một khoảng nhòe tiếp nhận đủ để khiến người đọc tin vào điều mà tác giả thuật lại nhưng khó có cơ hội kiểm chứng. Không phải ngẫu nhiên khi Phạm


Đình Dục miêu tả người con gái trong truyện “khi tóc mới rủ mành đã thông minh tươi đẹp vô chừng, cười nói đoan trang lại còn biết chữ nghĩa” [30, tr.304] được cha trăng trối nên lấy anh học trò xã nọ kèm theo lời nhắc “Hãy nhớ kĩ lời cha, không được lấy ai khác”. Việc người chồng bị hủi, không ai dám gần chỉ nhờ vào vợ luôn tay săn sóc, bỏ ngoài tai mọi gièm pha, giễu cợt, nhìn qua khiến người đọc nghĩ ngay đó là kết quả của tình cảm vợ chồng nhưng về bản chất nó còn là sản phẩm của một tư duy duy lí. Khi chồng ngỏ ý muốn cho đi lấy người khác, người vợ đã khóc lóc mà rằng: “Vậy mệnh cha thế nào? Vả duyên đẹp mà sớm lìa, thần thánh nào còn phù trợ!”. Câu nói này chứng tỏ sự chung thủy của nàng bắt nguồn từ tình cảm vợ chồng (duyên đẹp) dưới sự sắp đặt của gia đình (mệnh cha) cũng như niềm tin vào luật nhân quả báo ứng (thần thánh (…) phù trợ). Khi người chồng trốn đi để vợ đỡ phải nặng gánh, nàng đã “phát nguyện không lấy ai nữa” nhưng rồi vì còn một người mẹ già cần có nơi nương tựa nên đã bị ép gả cho một người học trò đồng quận. Sau này người chồng mới đỗ đạt, làm quan đến Đề hình Sơn Tây, đã cưu mang chính người chồng cũ ăn học. Từ khi người chồng cũ vào ở gần, “người đàn bà đóng đai lưng thật chặt và không cho đóng cửa nhà ban đêm, không ai rõ nguyên cớ ra sao” [30, tr.305] nhưng với độ lùi của thời gian chúng ta hiểu đó là một hành vi thể hiện sự chủ động, tự chủ về thân xác của nàng. Ngoài người vợ, cả hai người chồng cũ và mới vẫn chưa biết nội tình câu chuyện, việc “đóng đai lưng thật chặt và không cho đóng cửa nhà ban đêm” thực ra là một hành vi tự tỉnh, thực hiện để thỏa mãn sự thanh thản tự thân của người đàn bà mà không cần ai chứng giám, là một cách để cự tuyệt những qua lại ái ân với người chồng mới, và cũng là để “chứng minh” sự “trong sạch” với người chồng cũ theo lối “Chữ trinh còn một chút này”. Lời nói của bà lúc sắp tự tận (“Thiếp thất tiết, không đáng sống”) là một bộ phận trong hệ thống các hành động và lời nói mang tinh thần tiết liệt, châm ngòi cho hành vi tiết liệt khi những gánh nặng nhân sinh đã phần nào được cởi bỏ (đã báo hiếu được với mẹ, trả ơn người chồng mới và trả nghĩa người chồng cũ, khiến bà “không còn ân hận gì nữa”). Sự ban thưởng của triều đình, trong bối cảnh của truyện là triều Lí, thể hiện một sự cởi mở, cận nhân tình đối với nhân vật này, cởi


mở ngay trong cả danh hiệu “Lưỡng phu trinh tiết” (Trinh tiết hai chồng). “Danh hiệu” mà Vũ Trọng Phụng gán cho nhân vật bà Phó Đoan trong tiểu thuyết Số đỏ (1936) những tưởng chỉ là một câu chuyện đùa của thế kỉ XX thì đã từng, có thể thế, là một sự thực trong lịch sử, hoặc chắc chắn hơn, trong cảm nhận, tưởng tượng của nhà nho thế kỉ XIX về xã hội Việt Nam cách họ tới tám trăm năm.

Nằm trong truyền thống tức cổ nghiệm kim của văn học trung đại, Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện Lưỡng phu trinh tiết là những sáng tác văn học thuần túy chứ không phải văn học chức năng như Vũ thị liệt nữ thần lục hay Liệt nữ truyện (Đại Nam liệt truyện), với những cốt truyện thuần túy Việt Nam, thể loại Việt Nam, thậm chí - như tác phẩm của Nguyễn Hòa Hương - cả ngôn ngữ Việt Nam. Việc sử dụng những cốt truyện cũ giúp tác giả có điều kiện diễn đạt những ý tưởng mới, đặt ra những vấn đề phần nào vượt tầm thời đại và vượt qua những rào cản, cấm kị, né tránh những dị nghị không đáng có… giống như việc các họa sĩ thời Phục Hưng vẽ tranh khỏa thân nhưng lấy cớ là mô phỏng Hi - La cổ đại. Từ những vay mượn này, câu chuyện có yếu tố “tân biên” bên cạnh việc tái hiện đơn thuần, trong đó, dù có dung lượng không đáng kể, Lưỡng phu trinh tiết biểu hiện việc chấp nhận một giá trị kép, chấp nhận sự dung hợp, chấp nhận khác biệt, sự co giãn của những thang giá trị. Sức hấp dẫn nằm ở hành động của nhân vật hơn là con đường đi đến hành động ấy. Chuyện như đùa, không có trong chính sử, tính chất hư cấu, màu sắc dân gian đã mạnh hơn, đồng thời cũng khẳng định sức sống của những cốt truyện thuần Việt xa rời sử liệu, không có tính thời sự chuyển hóa thành văn chương nghệ thuật trong những bước đi ban đầu vẫn còn nhiều rón rén.


4.2.2 Tính thời sự và tính duy lí của nhân vật liệt nữ nửa sau thế kỉ XIX: Trường hợp nhân vật mẹ Nguyễn Cao ("Vân nang tiểu sử")


Trong giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII chuyển sang đầu thế kỉ XIX, lịch sử Việt Nam trung đại vận động mạnh mẽ với hàng loạt sự thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội mà trong đó được phản ánh rõ nét nhất trong các bộ sử là những biến đổi về chính trị, sự mâu thuẫn giữa các thế lực chính trị và hệ quả mà nó mang lại. Giữa


một xã hội đầy biến động như vậy, tính thời sự và tính duy lí trong văn chương dần hình thành để rồi phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ XIX, đặc biệt là trong nửa sau thế kỉ XIX. Những trang viết về kiểu nhân vật liệt nữ trong giai đoạn này cũng phần nào phản ánh sự vận động chung đó của cả nền văn học.


Trong đời sống văn hóa, văn học thế kỉ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, có một số liệt nữ cơ hồ trở thành “liệt nữ quốc gia” có ảnh hưởng trên quy mô rộng như Phan Thị Thuấn, Nguyễn Thị Kim. Dù xuất hiện với mật độ khác nhau, được ghi lại từ độ lùi thời gian không giống nhau, nhưng điểm nổi bật của hai tấm gương liệt nữ cuối Lê đầu Nguyễn này là các tác giả không chỉ kể chuyện về họ để nêu một tấm gương chung chung cho kiểu nhân cách trinh tháo của phụ nữ mà còn qua đó liên hệ đến thế thái nhân tình, nho phong sĩ khí đương thời. Trong Tang thương ngẫu lục, Kính Phủ (Nguyễn Án) đã ghi lại câu thơ vịnh Liệt phụ Đoàn phu nhân (Phan Thị Thuấn) của Hà Sách Hiển ("Khả liên nhị bách dư niên quốc, - Thiên lí dân di nhất phụ nhân - Thương thay một cái nước dựng lên đã hơn hai trăm năm (nói triều Hậu Lê), mà đến lúc mất, chỉ có một người đàn bà giữ được lẽ trời và đạo người" [63, tr.66]) hay trong Tiêu cung tuẫn tiết hành viết về Nguyễn Thị Kim, Đồng bình chương sự Tô phái hầu Nguyễn Huy Túc cũng không quên nhấn mạnh ý nghĩa khuyến giới của nhân vật này:


Đai vàng nọ đứa nịnh thần, Một đời ton hót làm thân gian tà, Kịp đến lúc sơn hà biến đổi,

Trước quân thù quỳ gối, chắp tay, Lạnh lòng khi đọc thơ này,

Khác nào roi quất, mặt dày mày ê [124, tr.280 - 289].

Có thể nói câu thơ mỉa mai của Nguyễn Huy Túc đóng vai trò là nhân chứng cho sự suy vi của đạo lí, cương thường thời Lê mạt mà cho đến tận thời Nguyễn sơ (Nguyễn Thị Kim tử tiết năm 1804) nó vẫn còn ám ảnh khiến một nhà nho vốn có địa vị thời Lê mạt nhân cái chết của Nguyễn Thị Kim mà mỉa mai tất cả những


người “Dữ thế cộng phù trầm” khi đó. Phan Thúc Trực, một nhà nho thành danh trong thời kì Nho giáo lên ngôi trở lại dưới triều Nguyễn, vẫn giữ nguyên cảm hứng đó khi viết Đề Kinh Môn tiết phụ từ:

Bích thượng đề thi vô xảo chuyết, Ngô nho tổng vị thực cương thường. (Trên vách đề thơ cũng bình thường,

Nhà nho chúng ta lấy đó để nêu gương cương thường) [210, tr.440].

Vì vậy nên Hoàng Lê nhất thống chí đã ghi lại chuyện về người vợ Trung Quốc của Lê Hân (một triều thần tòng vong, theo Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, sau được về và chết tại Thanh Hóa) đã đưa thi hài chồng về Nghệ An chôn cất, không trở về Trung Quốc, chọn người cháu trong họ chồng làm con kế tự, giữ tiết trọn đời, sống đến 80 tuổi, như một tiếng vọng, như một sự đăng đối của trung thần và tiết phụ giữa thời buổi li loạn và đổ vỡ, đổ vỡ một vương triều và đổ vỡ những tín điều tưởng chừng là thiên kinh địa nghĩa, thời đại đã sinh ra những người như Trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Cảnh Thước và Tuần huyện Nguyễn Trang.


Trong các truyện về nhân vật liệt nữ gắn với tính thời sự và tính duy lí nửa sau thế kỉ XIX, truyện Thử mẫu thử tử (Mẹ nào con ấy) trong Vân nang tiểu sử của Phạm Đình Dục là một trường hợp tiêu biểu. Truyện viết về bà mẹ Nguyễn Cao, một liệt nữ đã mất hơn nửa thế kỉ (Nguyễn Cao sinh năm 1828, mất năm 1887, và mẹ ông mất sau khi ông chưa được mười tuổi, tùy theo sự ghi chép của từng tư liệu). Phạm Đình Dục tuy lấy tiêu đề truyện là Mẹ nào con ấy nhưng trong thực tế phần truyện ông viết về người mẹ được đầu tư kĩ hơn, dù rằng đó là câu chuyện của quá khứ, tư liệu không nhiều như câu chuyện về Nguyễn Cao mới xảy ra trước thời điểm viết truyện chưa lâu. Truyện mở đầu bằng bối cảnh góa bụa của người đàn bà “sắc nước hương trời” giữa những phiền nhiễu do nhan sắc mang lại trong lòng xã hội nông thôn Việt Nam “quan xa bản nha gần” với bao đe dọa, rình rập mà ở đây là gã phú hào - em lí trưởng cùng làng. Khi gã phú hào ngỏ ý muốn bà tái giá với hắn, bà đã nói: “Tôi đang còn trẻ, đã vội chi vậy. Tôi đi bước nữa ngay bây giờ, bỏ con

đi thì cầu lấy cái gì? Vậy đợi khi đoạn tang chồng tôi, cũng chưa muộn. Nhược


bằng cải giá sớm, con tôi biết dựa vào đâu? Cho nên hãy thư thư ngỏ lời ấy để khỏi lộ chuyện” [30, tr.320]. Rất có thể đây là sáng tạo của Phạm Đình Dục. Với phát ngôn khá duy lí này của bà, người đọc nhận ra sự bình thản, mềm mỏng của người quả phụ nhằm tránh những va chạm không đáng có với kẻ quyền thế để được yên thân nuôi con khôn lớn. Đó là điểm khác của bà so với những liệt nữ tìm đến cái chết một cách quyết liệt trong Đại Nam liệt truyện. Theo diễn biến của lôgic truyện, Phạm Đình Dục có thể bỏ qua phát ngôn này để kể về sự trốn tránh của bà sau khi bị gã phú hào xâm phạm đến thân thể nhưng nếu như vậy thì người đọc khó thấy được tính hệ thống trong ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Có sự dằn lòng, mềm mỏng được dẫn lối bởi lí trí đó mới có hành động trốn tránh mấy năm trời của bà khi bị cưỡng bức hụt. Với một giọng kể bình thản, tác giả đủ “dông dài” để kể chuyện bà họp họ ra sao, bàn giao tài sản cho họ hàng thế nào, đi trốn tránh ở tận đâu… rồi mới kể đến chuyện tử tiết của bà khi con đã lớn. Trong buổi mổ trâu họp họ, trước mặt đông đảo mọi người và bài vị của chồng, bà đã thổ lộ nguyên nhân khiến bà nhẫn nhục sống qua ngày: “Cả họ hãy lắng nghe lời tôi đây! - Bà cầm dao trỏ thẳng vào gã kia - Ngày hôm ấy, trên đường ấy, mày đã bóp vú tao, tức là phạm đến trinh tiết của tao. Bấy giờ tao có thể chết ngay. Song con tao sẽ không có ai cho bú mớm, có thể tuyệt mất dòng giống chồng tao. Ở nhà thì không còn mặt mũi nào nhìn thấy bài vị chồng tao, cho nên phải đành lòng nương cửa Phật để nuôi con khôn lớn. Nay đã thỏa nguyện ấy, tao xin tự nhận lưỡi dao này để tạ họ” [30, tr.321] rồi “xẻ ngay bên vú mà chết”. Câu chuyện Phạm Đình Dục dựa vào để kể là sự thực lịch sử. Nhiều chi tiết trong truyện, rất có thể, không phải là sáng tạo của Phạm Đình Dục, nhưng riêng việc Phạm Đình Dục lưu tâm đến chuyện này và ghi chép lại với một niềm hứng khởi như vậy chứng tỏ ông đã có một quan niệm khá mở về vấn đề tiết liệt. Dù rằng theo chuẩn của triều đình khi đó bà mẹ Nguyễn Cao vẫn được “quan tâu lên triều đình ban biển biểu dương” nhưng trong Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí Đại Nam thực lục không thấy chép về bà. Thêm nữa, ta sẽ thấy sự cởi mở trong quan niệm của Phạm Đình Dục đối với kiểu nhân

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí