Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 20


chuyện về các nhân vật liệt nữ dù qua con đường quan phương hay phi quan phương. Hầu hết các liệt nữ, tiết phụ đều có nguyên mẫu trong lịch sử Việt Nam hoặc Trung Quốc bởi mục tiêu giáo huấn, minh họa của các tác phẩm này yêu cầu tính chất “người thực việc thực” nhằm tạo được sự tin cậy, đồng cảm và chia sẻ. Chính vì vậy, khoảnh đất dành cho sự hư cấu và sáng tạo của nhà văn là khá hẹp. Sự áp đảo về số lượng của các liệt nữ truyện viết bằng chữ Hán chứng tỏ tính quan phương của kiểu nhân vật này nhưng sự phồn thịnh của các tác phẩm Nôm, đặc biệt là truyện Nôm, có sự xuất hiện của nhân vật liệt nữ cũng chứng tỏ sự chia sẻ của tầng lớp nho sĩ bình dân hay người đọc bình dân với cảm hứng này.

5. Kiểu nhân vật liệt nữ có số lượng khá đông đảo, nhất là trong thế kỉ XIX dưới triều Nguyễn nhưng triều đình không có chủ trương xây dựng mẫu người văn hóa này thành một nhân vật mang tầm vóc quốc gia, những “anh hùng thời đại”. Các liệt nữ tầm vóc và có ảnh hưởng lớn đều là những nhân vật xuất hiện trước khi nhà Nguyễn lên cầm quyền (Mị Ê, Vũ Thị Thiết, Phan Thị Thuấn) hoặc là sản phẩm của triều đại trước (Nguyễn Thị Kim). Sở dĩ như vậy vì sau một quá trình đi tới

định danh và khái niệm hóa, Liệt nữ truyện 列女傳 đời Nguyễn đã sáng tạo ra

những giới hạn để giới hạn sự sáng tạo, kể cả về phương diện nhân cách. Khi nhân cách đã trở thành khuôn cứng thì các nhân vật không cần đến cá thể hóa, đã “dàn hàng ngang mà tiến”. Điển hình hóa trên diện rộng khiến nhân vật trở thành những "người lạ quen biết" đến nhàm chán. Trong thực tế, có trường hợp được định danh là “tiết phụ” nhưng hành vi của họ chính là “liệt nữ” và nhiều tiết phụ thủ tiết còn gặp nhiều khó khăn hơn cả liệt nữ vì họ phải vượt qua những thử thách về vật chất và thể chất, tâm lí và sinh lí. Sự tồn tại của nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại không thể ngăn được sự xuất hiện của kiểu nhân vật phản liệt nữ, thậm chí tính phản đề nằm trong những nhân vật liệt nữ cụ thể như Thúy Kiều, Đặng Thị Huệ… đã giúp ghi nhận những trường hợp đột xuất về tinh thần nhân bản của văn học nhà nho.

6. Mô hình liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại có biến động theo hướng ngày một phức tạp hơn nhưng luôn bảo lưu một khuôn mẫu chuẩn song hành


với mạch liệt nữ truyện trong các bộ sử chính thống đương thời. Nhân vật liệt nữ chính là bản thân đời sống, không phải điển tích lấy từ sách vở. Họ đủ mạnh mẽ khi dùng mạng sống để bảo toàn trinh tiết nhưng lại quá yếu đuối trong việc đi ngược lại một tín điều đạo đức, đúng hơn là họ chưa bao giờ nghĩ đến việc phản biện lại những tín điều vững chãi đó. Nếu như ban đầu nhà nho chỉ quan tâm đến gương tiết liệt của những người thuộc tầng lớp trên thì sau đó họ đã quan tâm đến cả tầng lớp dưới, thậm chí chủ yếu là tầng lớp dưới, như một cách đánh động, lưu ý, nhắc nhở cho người đọc, người nghe về công dụng của giáo hóa, về tính phổ quát của những giá trị “cấp cao” được chấp nhận và ứng dụng trong toàn xã hội. Đặt trong mối quan hệ Liệt nữ - Trung thần, người liệt nữ được lấy làm tiêu chuẩn tham chiếu để đánh giá nam giới, và lí lịch chính trị của chồng họ không quan trọng bằng việc họ có thủ tiết với chồng hay không. Cũng vì thế mà trong lịch sử văn học, khi nào có nhu cầu giải phóng con người thì vấn đề đạo đức và thân phận người phụ nữ lại được đặt ra.

7. Là một sản phẩm của Nho giáo, nhân vật liệt nữ đã đi vào đời sống tâm linh cộng đồng. Sự tồn tại của mẫu hình nhân cách này cũng như kiểu loại nhân vật văn học này trong lịch sử Việt Nam thời trung đại chứng tỏ có một sự ám ảnh, dẫu không quá cực đoan, về vấn đề trinh tiết và thủ tiết trong não trạng Đại Việt. Nhìn trong khu vực Đông Á, sẽ thấy rõ hơn ý nghĩa của việc nhà nho Đại Việt mượn nhân vật liệt nữ để đối thoại (đơn phương) với văn hóa Trung Hoa theo tinh thần “bất nhượng” và “vô tốn”. Việc khép lại sự xuất hiện của kiểu nhân vật này trong văn học Việt Nam trung cận đại đánh dấu quá trình giải phóng nhân vật nữ khỏi chính họ, giải phóng văn học khỏi ảnh hưởng của Nho giáo để đi vào quỹ đạo hiện đại hóa. Bên cạnh đó, khảo sát về nhân vật liệt nữ giúp ta nhận diện đặc trưng xã hội nam quyền, tiến tới thay đổi cách nhìn nhận về thân thể con người, đặc biệt là người phụ nữ trong văn học như là một sản phẩm được tạo thành bởi bối cảnh văn hóa, chính trị hơn là điểm cuối của một quá trình sinh tạo tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

DANH MỤC

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 20

[1] Phạm Văn Hưng (2013), “Mị Ê: Liệt nữ “khai khoa” bất đắc dĩ trong văn học Việt Nam trung đại”, Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.294 - 305.

[2] Phạm Văn Hưng (2014), “Thúy Kiều của Nguyễn Du: Nẻo đến Vũ nương hay đường về Võ hậu?”, Nguyễn Du - Tiếp cận dưới góc độ văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.365 - 386.

[3] Phạm Văn Hưng (2015), “Nhân vật liệt nữ trong Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng: Điểm gặp gỡ của Văn chương với Đạo lí và Chính trị”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn T. 31 (1), tr.40 - 51.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Dương Văn An (2009), Ô châu cận lục, Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính và chú giải, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Trần Chiêu Anh (2011), Nho học Đài Loan - Khởi nguồn, phát triển và chuyển hóa, Nguyễn Phúc Anh dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Tái bản, Trường Thi xuất bản, Sài Gòn.

4. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Tái bản, NXB Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Dương Kỳ Anh (2013), Hoa hậu Việt Nam - Những điều chưa biết, T. 3, NXB Văn học, Hà Nội.

6. Phạm Văn Ánh (2015), “Thơ và một số quan niệm về thơ của Nguyễn Đức Đạt”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An (1 & 2), tr.56 - 63.

7. Aristotle (2007), Nghệ thuật thi ca, Tái bản, Đoàn Tử Huyến dịch, NXB Lao động - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

8. Lại Nguyên Ân (Biên soạn) (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Quất Đình Ưng Ẩn (1926), “Việt sử danh nhân liệt nữ ngâm khúc”, Tạp chí Nam phong (112), tr.596 - 598.

10. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Beauvoir S. (1996), Giới nữ, T. 1, Nguyễn Trọng Định - Đoàn Ngọc Thanh dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

12. Benac H. (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nguyễn Thế Công dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.


13. Tôn Thất Bình (1995), Kể chuyện chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

14. Phan Kế Bính (1973), Việt Nam phong tục, Tái bản, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn.

15. Bourdieu P. (2011), Sự thống trị của nam giới, Lê Hồng Sâm dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.

16. Castellan Y. (2002), Gia đình, Nguyễn Thu Hồng - Ngô Dư dịch, NXB Thế giới, Hà Nội.

17. Phan Văn Các (1987), “Bài văn tế vợ của Nguyễn Cao”, Tạp chí Hán Nôm (1), tr.69 - 73.

18. Phan Văn Các (Dịch và giới thiệu) (1998), Hoa viên kì ngộ, NXB Văn học, Hà Nội.

19. Bửu Cầm (1961), “Nữ phạm diễn nghĩa từ - Một tác phẩm có giá trị bằng chữ Nôm chưa xuất bản của Tuy Lí vương”, Văn hóa nguyệt san (63), tr.859 - 866.

20. Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí - Văn bản, tác giả và nhân vật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Chevalier J. - Gheerbrant A. (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới - Huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số, Phạm Vĩnh Cư - Nguyễn Xuân Giao - Lưu Huy Khánh - Nguyên Ngọc - Vũ Đình Phòng - Nguyễn Văn Vỹ dịch, NXB Đà Nẵng - Trường Viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng - Hà Nội.

22. Trương Văn Chi (1997), “Điểu thám kì án”, Truyện Việt Nam thế kỉ XIX (Trích tuyển), Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.125 - 150.

23. Đặng Thị Vân Chi (2013), “Báo chí tiếng Việt nửa đầu thế kỉ XX với phong trào phụ nữ thế giới”, Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.149 - 162.


24. Nhật Chiêu (2009), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Mai Ngọc Chúc (Biên soạn) (2005), Thần nữ và Liệt nữ Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

26. Thiều Chửu (2002), Hán Việt tự điển, Tái bản, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

27. Debbasch C. - Bourdon J. - Marie Pontier J. - Claude Ricci J. (2005), Từ điển thuật ngữ chính trị Pháp - Việt, Dịch và hiệu đính: Đinh Thùy Anh - Nguyễn Danh Sáo - Nguyễn Hồng Ngự - Lý Văn Anh - Bùi Phương Anh, NXB Thế giới, Hà Nội.

28. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Trần Gia Du (1997), “Sử Nam chí dị”, Truyện Việt Nam thế kỉ XIX (Trích tuyển), Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.521 - 535.

30. Phạm Đình Dục (1997), “Vân nang tiểu sử”, Truyện Việt Nam thế kỉ XIX (Trích tuyển), Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.301 - 330.

31. Durant W. (2013), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Durant W. & A. (2006), Bài học của lịch sử, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Dữ (1999), Truyền kì mạn lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí, NXB Văn học, Hà Nội.

34. Đài Tiếng nói Việt Nam (2000), Thơ bốn phương cùng bình, NXB Văn học, Hà Nội.


35. Phan Đăng (Đọc lại và hiệu đính) (1996), Thơ văn Tự Đức, T. 1, NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên - Huế.

36. Hoàng Thị Đậu (Sưu tầm và chú thích) (1973), Thơ ca cách mạng 1925 - 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Vũ Phương Đề (2001), Công dư tiệp kí, Đoàn Thăng dịch, Trần Nghĩa giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội.

38. Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên (Phiên âm, chú giải, giới thiệu) (1982),

Hồng Đức quốc âm thi tập, NXB Văn học, Hà Nội.

39. Biện Minh Điền (2003), “Tam nguyên Yên Đổ trên hành trình tư tưởng thẩm mĩ của văn học trung đại ở giai đoạn cuối cùng”, Nguyễn Khuyến - Về tác gia và tác phẩm, Vũ Thanh (Tuyển chọn và giới thiệu), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.80 - 93.

40. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, NXB Pháp lí, Hà Nội.

41. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề (1994), Việt Nam ca trù biên khảo, Tái bản, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

43. Trần Thị Minh Đức (Chủ biên) (2006), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới

- Lí thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

44. Hà Văn Đức (2006), “Tú Mỡ (1900 - 1976)”, Văn học Việt Nam (1900 - 1945),

Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.499 - 522.

45. Bằng Giang (1974), Mảnh vụn văn học sử, Chân Lưu xuất bản, Sài Gòn.

46. Bảo Định Giang (Giới thiệu) (1971), Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, Hà Nội.

47. Nguyễn Thạch Giang (Giới thiệu, khảo đính, chú giải) (1988), Truyện Nhị độ mai, NXB Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp, Hà Nội.


48. Nguyễn Thạch Giang (2003), “Nguyễn Đình Chiểu - Thân thế và sự nghiệp”, Nguyễn Đình Chiểu - Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Ngọc Thiện (Tuyển chọn và giới thiệu), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.31 - 57.

49. Nguyễn Thạch Giang - Trương Chính (Biên khảo và chú giải) (2001), Nguyễn Du - Cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

50. Nguyễn Thị Giang (2013), “Câu chuyện về nàng liệt nữ Mị Ê (trong Việt điện u linh của Lí Tế Xuyên) và thực tế lịch sử”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, T. 29 (3), tr.36 - 46.

51. Ninh Viết Giao (Sưu tập và giới thiệu) (1977), Thơ văn Xô viết - Nghệ Tĩnh, Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh, Nghệ Tĩnh.

52. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng Tháng Tám, T. 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Mai Xuân Hải (1996), “Đi tìm dị bản của truyện cổ tích Sự tích đền Cờn”, Tạp chí Hán Nôm (1), tr.37 - 46.

54. Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

55. Nguyễn Hào (1997), “Nam Chân tạp kí”, Truyện Việt Nam thế kỉ XIX (Trích tuyển), Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.171 - 175.

56. Đặng Thị Hảo (2004), Mục từ “Truyền kì tân phả”, Từ điển văn học - Bộ mới, Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (Chủ biên), NXB Thế giới, Hà Nội, tr.1833 - 1834.

57. Đỗ Thị Hảo (Chủ biên) (2010), Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

58. Đỗ Thị Hảo - Mai Thị Ngọc Chúc (1993), Các nữ thần Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí