Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 13


Thanh Tâm tài nhân nhờ sự hỗ trợ của đặc trưng lời thoại tiểu thuyết chương hồi nên đã có cơ hội để thuyết giảng đạo đức, nêu gương tiết liệt thì Thuý Kiều của Nguyễn Du có phần thua kém một chút về mặt “dài lời”, tuy nhiên những việc nàng kể ra hay những lập luận chính của nàng vẫn giống như nguyên truyện và bảo lưu khá tốt những điều tâm đắc nhất của nàng Kiều trong nguyên truyện. Nếu như nói Nguyễn Du có sáng tạo thì là ở những phương diện khác, ở những tình tiết khác, ở những bối cảnh khác, còn ở đây, trước một nàng Kiều mạnh mẽ, lí luận sắc bén, ý chí kiên cường của nguyên truyện, Nguyễn Du dường như cũng phát hoảng mà quên cả sáng tạo, chỉ biết truyền đạt lại gần như nguyên vẹn những điều nàng đã thốt ra. Nếu có can thiệp, là ở chỗ ông đã “mềm hóa” một phần những phát ngôn đạo đức đó của nàng Kiều Trung Quốc:

“Vẻ chi một đoá yêu đào,

Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.

Đã cho vào bậc bố kinh,

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu. Ra tuồng trên Bộc trong dâu,

Thì con người ấy ai cầu làm chi”.

Trong các nhân vật liệt nữ của văn học Việt Nam trung đại, Thúy Kiều có lẽ là nhân vật duy nhất phải đấu tranh không chỉ với những đe dọa về mặt nhân cách của ngoại cảnh mà còn phải đấu tranh với những rung động thân xác của chính mình. Trong tình yêu, nàng Kiều của Nguyễn Du đã được dành cho một sự “lựa chọn” khá dễ chịu, ít nhất là theo sự bố trí của ông, trong đó Thúy Vân dường như vô cảm trước Kim Trọng và Kim Trọng cũng thờ ơ với Thúy Vân, thêm nữa nhân vật Kim Trọng của Nguyễn Du đã được lược đi phần sỗ sàng để trở thành một tình nhân lí tưởng theo mẫu hình lãng mạn. Không phải không có những nhen nhúm dục vọng, đấu tranh với những đòi hỏi thể xác nhưng Kim Trọng của Nguyễn Du dễ bị thỏa hiệp với đạo lí hơn và do đó Thúy Kiều - trong vai trò một trinh nữ - cũng có ít việc phải làm hơn nên tính cách của nàng cũng có vẻ “mềm” hơn. Quá trình đi từ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

trinh nữ đến liệt nữ của Kiều trải qua nhiều chặng trong đó thử thách đầu tiên là việc hi sinh Tình cho Hiếu. Có thể có ý kiến cho rằng “nàng bán mình đâu phải để theo kịp “nàng Oanh ả Lí” ở phương diện danh tiếng. Chưa bao giờ ta thấy Thuý Kiều biểu lộ lòng ham muốn thèm khát cái biển “Tiết hạnh khả phong” để “lưu lại cho đời sau truyền tụng” [99, tr.111] nhưng những việc nàng làm lại khiến người đời nghĩ đến tất cả những tấm gương hiếu nữ treo bày trước đó. Hi sinh tình cho hiếu, trở thành hiếu nữ, Kiều đã bước một chân vào thánh địa của các liệt nữ thời

xưa44. Nói Thúy Kiều chỉ hành động đơn thuần theo tình cảm, theo sự thúc giục của

Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 13

con tim, tình phụ tử là nhìn theo cách nghĩ của người thời nay mà “vu oan” cho Kiều, là yêu Kiều nhưng chưa thực sự hiểu Kiều. Đọc lại câu thơ:

“Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, Lại thua ả Lí bán mình hay sao”.

chúng ta có quyền khẳng định rằng: Thúy Kiều của Nguyễn Du có thể không ý thức về việc đem mình ra để treo gương tiết liệt nhưng nàng lại ý thức một cách sâu sắc và mạnh mẽ về việc noi gương người đi trước trong hành xử và thậm chí muốn vượt lên trong “cuộc đua” với tiền nhân. Hẳn sẽ có người thắc mắc tại sao Kiều không chọn đáp án khác nhưng trong trường hợp này không có đáp án nào khả dĩ hơn. Không phải do Kim Trọng đã đi quá xa nên không giúp gì được, cũng không hoàn toàn do trong nhà đã bị “sạch sành sanh vét”. Điều quan trọng là có hai đáp án cổ nhân để lại dành cho tình huống này thì đáp án thứ nhất của Đề Oanh (“dâng thư”) đã thất bại bởi “Oan này còn một kêu trời nhưng xa”. Đáp án thứ hai do Lí Kí để lại (“bán mình”) rõ ràng đã là chiếc cọc cho người chết đuối là Kiều - con người chỉ biết soi vào lịch sử để tìm lối đi phù hợp cho mình. Một ý thức đạo lí như vậy, dù có phát ngôn hay không, không thể nói là không đáng lưu tâm bởi nó thể hiện một thông điệp: Người mang ý thức đó đã chấp nhận và nguyện sống theo những chuẩn mực đạo đức xưa, một cách dữ dội, bạo liệt và đầy thành thực. Từ suy nghĩ đó mới có thể hành động:


44 Theo Thạch Phương, “trinh tiết liệt phụ” thời Tống gồm trinh phụ, liệt phụ, hiếu nữ, trinh nữ. Theo ông, “hiếu là một phạm trù đạo đức, có một tác động giáo dục nhất định đối với việc vun đắp tình cảm tự trọng, tự tôn, tự ái của phụ nữ” [239, tr.296].


Trên yên sẵn có con dao,

Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khăn.

Phòng khi nước đã đến chân, Dao này thì liệu với thân sau này.

Không thể nói Kiều tự phát và manh động. Kiều khá quyết đoán và chủ động, không do ai xui, không bị ai ép và đương nhiên là đầy toan tính, dù là toan tính đã bắt đầu thiên về thứ tình riêng và mang màu sắc tư lợi. Phẫn uất vì lấy phải Mã Giám sinh, Kiều đã định tự tử nhưng lại thôi vì sợ rằng nếu mình tự tử ngay tại nhà sẽ liên lụy đến cha mẹ và việc bán mình trở thành công cốc: “Giận duyên tủi phận bời bời - Cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh - Nghĩ đi nghĩ lại một mình: - Một mình thì chớ hai tình thì sao?”. Hành động tự tử của Kiều ở lầu xanh của Tú bà là kết quả của những toan tính dọc ngang chằng chịt đó. Nhìn từ bên ngoài, nó là biểu hiện rõ rệt nhất của một phong thái liệt nữ, quả quyết và dứt khoát. Cho đến sau này, qua bao bầm giập thăng trầm, phát ngôn của Kiều trước khi quyên sinh ở sông Tiền Đường vẫn mang màu sắc đạo lí khá rõ. Đằng sau bình phong của lời tự bào chữa thốt ra từ vô thức (Chút vì việc nước mà ra phụ lòng) ta vẫn thấy được sự ám ảnh của một mặc cảm tội lỗi, mặc cảm cho rằng mình có tội: Tội vong ân bội nghĩa, tội “giết chồng” (dù chồng là “giặc”) nhưng quan trọng hơn là tội tái giá với thổ quan -

người cùng hội cùng thuyền với Hồ Tôn Hiến (kẻ đã giết chồng mình)45. Mặc cảm

đó chỉ có thể nảy sinh ở một người đã từng thấm đẫm tinh thần giáo dục về nữ hạnh của Nho gia mà những lời tự bào chữa ở trên không đủ sức xoa dịu dù chỉ một phần:

Giết chồng mà lại lấy chồng, Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời?

Cho đến khi “trở về trong trắng tay” như nhận xét của Xuân Diệu thì Kiều vẫn còn được một chùm quả cuối mùa để an ủi, đó là những lời biện hộ cho nàng mà Kim Trọng đã phát ngôn một cách rất duy tình. Không phải là Kim Trọng sỗ sàng trong nguyên truyện, Kim Trọng của Nguyễn Du vẫn còn mơ mộng và lãng


45 Ban đầu Kiều không tự tử theo Từ Hải ngay mà muốn trở về quê cũ với cha mẹ (Rộng thương còn mảnh hồng quần - Hơi tàn được thấy gốc phần là may).


mạn hơn so với tuổi tác và trải nghiệm chàng cần phải có. Trong khi Kiều một mực nhận mình là “Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa” và không dám “đem trần cấu dự vào bố kinh” thì chàng Kim lại một mực thừa nhận nàng là “lấy hiếu làm trinh” theo đúng tiêu chuẩn liệt nữ thời Tống bên Trung Quốc - thời kì cực thịnh của mô hình nhân cách này, theo đó giá trị chính của nữ nhân là trinh và hiếu. Sự biện hộ của chàng Kim có sức mạnh nội tại và nó cũng được thừa tiếp từ nhu cầu tìm kiếm sự nương tựa về mặt đạo lí của Kiều nên Kiều nhận ngay mình là “Chữ trinh còn một chút này” để “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc Thúy Kiều đến giây phút cuối vẫn bị ám ảnh bởi nữ hạnh Nho giáo qua điển tích “bố kinh” - một điển tích xuất hiện từ đầu truyện và cũng do chính Kiều nhắc đến - mà còn lạ lùng ở việc Kim, Kiều đem chuyện “hiệp thương” trong chốn phòng the ra khoe trước mặt cả nhà. Dường như việc Kiều “ngôn chí” đêm trước mà chỉ một mình Kim Trọng “chứng giám” là chưa đủ. Đó là Kiều hiếu danh hay Kiều muốn an ủi nàng Vân rằng Kiều không có ý chen vào hạnh phúc lứa đôi của Thúy Vân và Kim Trọng? Trên cả mong đợi, ngoài sự tán thưởng của chàng Kim, nàng còn nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của cả nhà, dù rằng số “khán thính giả” ấy vốn không đông đảo gì:

Tình riêng chàng lại nói sòng, Một nhà ai cũng lạ lùng khen lao.

Theo Trần Đình Sử, “Một người tình si như Kim Trọng mà lại khuyên vợ mình quên tình đi, khác nào khuyên nàng đi tu, nếu không dỗi thì cũng là chán nản lắm rồi! Thế là càng ham treo gương tiết liệt, thì càng bất cận nhân tình” [169, tr.35]. Qua chuyện này không hiểu Thúy Vân nên vui hay nên buồn vì nàng không rõ mình chiếm được trọn vẹn tình yêu của Kim Trọng (người mà Nguyễn Du có dụng ý từ đầu là vô cảm với nàng) hay để phục vụ cho mục đích “hiển danh” của chị mà nàng bị “quy hoạch” phải gánh toàn bộ trách nhiệm “cửa nhà dù tính về sau”, trở thành một chiếc “máy đẻ” đơn thuần.

Từ nửa sau thế kỉ XVIII, xã hội Việt Nam trải qua quá nhiều động loạn. Mô hình xã hội Nghiêu Thuấn của Nho giáo - mô hình xã hội không tưởng có ảnh


hưởng lớn nhất của khu vực chịu ảnh hưởng Nho giáo thời trung đại - đã không còn hấp dẫn những người như Nguyễn Du, ông hầu như tránh nói đến nhân nghĩa Nho gia. Tuy vậy, sức cuốn hút của những mô hình nhân cách cụ thể trong lịch sử thì vẫn ám ảnh và đi vào sáng tác của ông. Ông viết Điệu khuyển cho rằng “Tuấn mã bất lão tử - Liệt nữ vô thiện chung” (Ngựa hay không chết già - Liệt nữ không chết bình thường), viết Biện Giả cho rằng “Liệt nữ tòng lai bất nhị phu - Hà đắc thê thê tướng cửu châu” (Liệt nữ xưa nay không lấy hai chồng - Cần gì phải tất tả đi khắp chín châu tìm vua khác)… Không thể phủ nhận việc Truyện Kiều của Nguyễn Du, ít nhất là sau khi ông mất, tạo thành cả một làn sóng đề vịnh của vua tôi Minh Mạng trong đó giá trị “hiếu - trinh” của Kiều được mặc nhiên thừa nhận và đề cao. Việc định hướng dư luận qua bài Tổng thuyết của Minh Mạng (1830) là điều có thể thấy được:

“Vì tiền vàng phá phép công bằng, phải bán mình giữ trọn hiếu đạo; mượn giấy đỏ tả sầu li biệt, đành cậy em chắp mối thân tình.

Dùng dao nhọn sát thân, lòng trinh nữ giữ mình tiết lớn; khuyên áo gấm quy thuận, bậc trượng phu vì nước lòng ngay (…)” [140, tr.28 - 30].

Chính vì vậy bài Tổng từ của Tự Đức sau này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là triển khai ý của ông nội đã nói trong Tổng thuyết. Xét trên những việc mà Minh Mạng đem ra cãi lí cho Kiều, bài Tổng thuyết này làm cho Kim Vân Kiều truyện hay cho Truyện Kiều cũng đều đúng cả.

Theo Phạm Đình Hổ, khi ông còn nhỏ “đương về thịnh thời đời Cảnh Hưng, phong tục hãy còn chuộng trung hậu, (…) ai làm điều gì xằng bậy chỉ sợ người ta biết mà chê cười” nhưng từ khi Trịnh Sâm lên ngôi (1767) thì “tập tục càng ngày càng kiêu bạc” [62, tr.60 - 61]. Đó có lẽ là điều kiện để những “thi tập”, “ca khúc” bị chính quyền mệnh danh là “truyện ngoa”, “tiếng dâm” ra đời. Chịu ảnh hưởng phong khí thời đại, cũng như chịu ảnh hưởng của nguyên truyện mà bản thân mình tiếp nhận gần như trọn vẹn cốt truyện, Nguyễn Du đã đặt nhân vật của mình trước một tình thế chênh vênh của thử thách đạo đức và những phẩm bình đạo lí khiến người đời sau có ý kiến cho rằng Kiều là người vi phạm nghiêm trọng các nguyên


tắc đạo lí Nho gia. Điều này bắt nguồn từ căn tính “nổi loạn” của Thúy Kiều. Sự kiện “nổi loạn” đúng nghĩa đầu tiên của Kiều có lẽ không phải là việc Kiều tự ý đến với Kim Trọng mà xảy ra sau khi Kiều thành thân cùng Mã Giám sinh. Từ trước đến nay, hầu hết mọi người coi đó là sự kiện Kiều “thất thân” với họ Mã nhưng nhìn từ góc độ đạo lí (lễ thành hôn) và pháp lí (giấy bán mình) dù gì cũng phải xem đó là Kiều và họ Mã “thành thân”. Đứng từ góc độ đạo lí truyền thống, lúc đó Kiều đã là vợ Mã Giám sinh. Những nghi ngờ về việc “Khi ăn khi nói lỡ làng - Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh” vẫn chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận cuối cùng về nhân cách Mã Giám sinh lúc ấy. Vậy mà Kiều lại nuôi dưỡng ý nghĩ:

Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào thà để cho người tình chung.

chứng tỏ Kiều ngoại tình tinh thần ngay từ ngày đầu làm vợ Mã Giám sinh. Đến đây người đọc khó thấy ở những điều Kiều thuyết giảng trước đó một cơ sở vững vàng về mặt niềm tin. Việc nàng buông xuôi khi cất bước ra đi cùng Sở Khanh là một lựa chọn đầy bản năng:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.

Nguyễn Du đã “nương nhẹ” ít nhất là với Kiều trong trường hợp này. Ông có thể miêu tả Kiều vì tham vàng của Hồ Tôn Hiến mà dụ hàng Từ Hải nhưng lại không nhẫn tâm “xuống tay” để Kiều ăn nằm với Sở Khanh như một cách trả ơn theo kiểu “tạm ứng” trong nguyên truyện. Dù vậy thì mặc cảm tội lỗi ở Kiều khi đi trốn cùng Sở Khanh đã rất lớn, lớn đến nỗi khi bị Tú Bà bắt về Kiều đành thốt ra “Thân lươn bao quản lấm đầu - Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” để mở đầu cho một cuộc sống dài đằng đẵng “Đã không biết sống là vui - Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương”. Nói “Thân lươn bao quản lấm đầu - Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” là đã xác định chỗ đứng (thân lươn), khẳng định nhân cách (trinh bạch) nhưng cũng phải thừa nhận sự giày vò của số phận (lấm đầu) và sự chấp nhận của cá nhân (bao quản, xin chừa). Nếu như Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu không bị các nhà đạo đức gây khó dễ thì Thúy Kiều của Nguyễn Du lại là tâm điểm


của biết bao chì chiết trong hai thế kỉ qua. Một trong những người đầu tiên, gần như nặng tay với Kiều nhất là Nguyễn Công Trứ:

Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa, Đoạn tràng cho đáng kiếp tà dâm.46

Giọng điệu bài hát nói Vịnh Thúy Kiều thủ thỉ tâm tình nhưng có lúc lại gay gắt và nghiêm khắc. Yếu tố trữ tình đã bị lấn át bởi yếu tố lí tính phục vụ mục đích “luận tội” của nhà thơ. Có lẽ không lạ khi chính Nguyễn Công Trứ, trước một tấm gương liệt nữ không có gì phải nghi ngờ (được cả Lê Thánh Tông làm thơ đề vịnh) như Vũ Thị Thiết mà vẫn còn láy lại hai lần lời luận tội:

Đọc đến truyện Nam Xương liệt nữ, Dẫu tình ngay song lí cũng là gian… Ngàn năm dầu đục dầu trong khôn bàn, Dẫu tình ngay song lí cũng là gian.

và ta sẽ thấy dễ hiểu hơn khi trong nhà ông có người chị em là bà Diệu Điển thiền sư góa chồng từ sớm, đã quyết chí quy y để bảo toàn danh tiết. Chính vì vậy nên Thanh Lãng đã nhận xét: “Tuy là một tay lãng tử, Công Trứ vẫn tỏ ra là một đệ tử trung thành của Khổng Mạnh” [93, tr.652]. Dù Nguyễn Du có nương tay nhưng cái án “theo trai” và “không chịu tuẫn tiết khi bị nhục” của Kiều khó lọt khỏi mắt những nhà nho khó tính, trong đó tội “theo trai” được xem là nhẹ hơn cả. Sau Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến cũng đã “tước bỏ hết mọi màu sắc cảm xúc mà văn chương truyền thống và nhất là văn chương Nguyễn Du đã phủ trùm lên nhân vật, để lộ ra các quan hệ vật chất trần trụi, chẳng có gì là “tiết liệt”, “tình ái” cả” [170, tr.236] và có lẽ Nguyễn Khuyến là nhà nho nhưng đã cố vượt thoát ra khỏi khuôn khổ cái nhìn của tầng lớp mình, không nhìn nhân vật từ góc nhìn trinh - hiếu nữa. Nhìn từ mô hình liệt nữ và so sánh Thúy Kiều của Nguyễn Du với Thúy Kiều trong nguyên truyện, dễ thấy một điều: Nguyên truyện là con đẻ của một nền văn hóa có truyền thống về liệt nữ, có bảo thủ và có những cực đoan. Thúy Kiều của


46 Dẫn chứng thơ Nguyễn Công Trứ trong luận án dẫn theo: Đoàn Tử Huyến (Chủ biên) (2008), Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, NXB Nghệ An - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Nghệ An - Hà Nội.


nguyên truyện bị tác giả đẩy vào những tình huống ngặt nghèo hơn nên buộc phải phát ngôn hoặc hành động một cách mạnh mẽ và vì vậy nên nàng là liệt nữ thì liệt nữ đến cùng mà là dâm nữ thì cũng khó ai bào chữa hộ được. Việc xác định nội dung chính của Truyện Kiều cũng như việc đánh giá nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du có thuận lợi và gặp nhiều khó khăn chính vì sự lửng lơ và không cực đoan ấy. Trường hợp này khá giống với Truyện Xuân Hương của Hàn Quốc. Truyện Xuân Hương có nhiều dị bản và có dị bản mang tên Liệt nữ Xuân Hương thủ tiết ca. Việc đánh giá chủ đề tư tưởng của Tryện Xuân Hương còn chưa thống nhất vì “có thuyết cho nó là “Tiểu thuyết cảnh tỉnh thế thái nhân tình”, răn đe bọn tham quan ô lại, có thuyết cho nó là “Tiểu thuyết trung trinh”, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người con gái xuất thân từ gia đình thuộc loại dưới đáy xã hội, lại có thuyết cho nó là tiểu thuyết tình yêu miêu tả tình yêu tự do, trong trắng của thanh niên nam nữ” [197, tr.279]. Cả Truyện Kiều Truyện Xuân Hương đều hấp dẫn vì chứa đựng cả những yếu tố cao thượng và những chuyện rất đời thường. Tuy nhiên, nhờ nguyên truyện có xuất phát điểm từ một câu chuyện phần nào có thật nên những chi tiết xúc động dễ tạo nên đồng cảm bao nhiêu thì những chi tiết có tính chất phản đề trong Truyện Kiều lại đặt nhân vật vào thế khó bấy nhiêu. Việc khai thác một nguyên mẫu có thực khiến truyện đậm chất đời thường hơn, cũng chính vì thế mà những lời dẫn như “Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh” có một sức lôi kéo kì lạ, khiến độc giả khi khen cũng như khi chê có cảm giác như mình đang đối diện với những con người thực trong lịch sử dù rằng từ nguyên truyện đến Truyện Kiều, cốt truyện và nhân vật đã trải qua không biết bao nhiêu lần hư cấu và sáng tạo. Khoảng nhòe tiếp nhận này là một trong những điểm mà nhà nho khó có thể vượt qua.

Trong sáng tạo văn chương, quan niệm nghệ thuật về con người “mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ” và “là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” [167, tr.44 - 45]. Qua trường hợp Thúy Kiều của Nguyễn Du, có thể thấy tác giả không nhằm treo gương tiết liệt cho Kiều ngay từ đầu tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân. Ông tuy có nương tay với những nhân vật chính như Kiều nhưng không

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022