Sự Chiến Thắng Của Văn So Với Sử Trong Việc Thể Hiện Người Liệt Nữ Mang Dáng Dấp Giai Nhân Của Thể Truyền Kì


sau khi viết một cách trân trọng về hành vi tự tận của Lệ nương, ông tiếc gì mà không khen lấy một đôi câu?

Khác với truyện viết về liệt nữ thế kỉ XV trở về trước, cả ba liệt nữ trong Truyền kì mạn lục đều là những người ở thang bậc thấp trong xã hội (Vũ nương) hoặc họ cũng có một chút danh phận nhưng khi trở thành liệt nữ thì họ gần như đã trút bỏ hết ưu thế về mặt danh phận và kinh tế, trở thành những người gần với tầng lớp bình dân (Nhị Khanh, Lệ nương). Tuy nhiên, có một điểm chung cho tất cả các nhân vật này: Họ đều gián tiếp hoặc trực tiếp là nạn nhân của chiến tranh, loạn lạc, trừ Lê thái hậu trong Phụ đức trinh minh. Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, chi tiết Nhị Khanh thắt cổ tự tử có thể đã là cái kết của truyện; tương tự như vậy, trong Chuyện người con gái Nam Xương là chi tiết Vũ nương nhảy xuống Hoàng Giang tự tử và trong Chuyện Lệ nương là chi tiết Phật sinh từ trạm dịch Bắc Nga trở về “từ đấy không lấy ai nữa”. Tuy nhiên, trên cơ sở lôgic khách quan đó, tác giả đã phát triển thêm phần kết mang tính chủ quan với việc Nhị Khanh hiện về khuyên Trọng Quỳ cho hai con bền chí đi theo Lê Lợi, Vũ nương hiện về tạ ơn Trương sinh đã lập đàn giải oan, Phật sinh đi theo Lê Lợi đánh giặc lập nhiều công lao. Trừ Chuyện Lệ nương, trong cả hai truyện còn lại cái kết đều khiến người đọc có cảm giác nhân vật đang trải qua một giấc mộng: Nhân vật tưởng được đoàn viên theo lối kết thúc có hậu của truyện cổ tích nhưng tất cả chỉ thoảng qua như giấc mơ của Trọng Quỳ, như hình ảnh Vũ nương tan ra theo sóng nước Hoàng Giang. Chính kết truyện mang màu sắc hiện đại, thực mà hư, ứng nghiệm một cách rất tự nhiên khiến người đọc cho rằng đó chỉ là ngẫu nhiên, đã tạo nên những tiếc nuối giày vò cho người còn sống (đặc biệt là Chuyện người con gái Nam Xương). Phần kết của truyện cũng tạo cảm giác về việc các nhân vật nữ chính vẫn còn nặng nợ với những nghĩa vụ trần gian. “Nhiệm vụ” chính của Nhị Khanh trong lần tái ngộ Trọng Quỳ là khuyên chồng cho con theo thờ Lê Lợi để nàng “dù chết cũng không nát”. Vũ nương trở về trong sương khói không phải để hồi sinh mà để minh oan cho chính


mình30. Có ý kiến cho rằng “Cái gọi là “có hậu” ở một vài truyện trong số này chỉ là dư ba” [168, tr.351] hay “Có thể nói, Nguyễn Dữ là nhà văn đầu tiên đã đem lại cho truyện kì ảo màu sắc bi kịch gắn liền với cuộc sống hiện thực” [180, tr.769] nhưng dù chỉ là “dư ba” hay có “màu sắc bi kịch” thì quan niệm về kết thúc có hậu vẫn ám ảnh người cầm bút, đặc biệt là trong truyện về Nhị Khanh. Chi tiết “Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu” [33, tr.227] rõ ràng là một sự đền đáp của số phận theo lối báo ứng “Phúc đức tại mẫu”. Chính vì thế nên trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, yếu tố liệt truyện thể hiện rất đậm: Kể từ nguồn gốc xuất thân của nhân vật cho đến đời con cháu. Kiểu kết truyện này cùng với những truyện như Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hay Chuyện Tướng Dạ xoa khiến câu chuyện có thêm độ tin cậy, mang cả ý nghĩa đạo đức và ý nghĩa tâm linh, trong đó ý nghĩa đạo đức có phần lấn át, giúp con người tin vào thuyết nhân quả và những kết cục tốt đẹp dành cho người có đức, tất nhiên, lí tưởng hơn cả là cái đức đó lại gắn với những chuẩn mực cao nhất liên quan tới vấn đề chính trị như việc Nhị Khanh khuyên chồng cho con theo tôn phù Lê Lợi. Trong truyện này, Nhị Khanh chuyển từ Trinh sang Trung, không Trinh với chồng mà là Trinh với một nguyên lí đạo đức. Có thể truyện xuất hiện từ đầu đời Lê để hậu thuẫn cho sự chính thống của triều đại theo mạch nguồn sấm vĩ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” và sau đó được khai thác lại khi tính chính thống của nhà Lê bị đe dọa vào đầu thế kỉ XVI. Họ chính là biểu hiện của một thứ Nho giáo đi từ cung đình ra dân gian và thấm sâu trong tâm thức cộng đồng.

3.1.2. Sự chiến thắng của Văn so với Sử trong việc thể hiện người liệt nữ mang dáng dấp giai nhân của thể truyền kì

Đi từ sự thực lịch sử vào sáng tác văn chương, cả ba liệt nữ trong Truyền kì mạn lục đều đã là nhân vật của sáng tạo văn học, dẫu rằng trong thời trung đại lịch sử và văn chương có những điểm giao thoa khá đậm. Ở đây, vấn đề Trung không


30 Chi tiết “lập đàn giải oan” này không phải là sáng tạo của Nguyễn Dữ so với sự thực lịch sử bởi trong thơ viếng Vũ nương của Lê Thánh Tông thế kỉ XV đã nhắc đến “Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng”.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

còn ám ảnh các nhân vật như đối với Mị Ê, Lê thái hậu hay Nguyễn thị vợ Ngô Miễn nữa, dù rằng nó không phải không còn phảng phất trong câu chuyện Nhị Khanh khuyên chồng cho con tôn phù chính thống. Trong Truyền kì mạn lục, độ vênh so với sử sách đã được tác giả tạo ra. Nếu như Mị Ê, Lê thái hậu và Nguyễn thị vợ Ngô Miễn gần như thuần túy là nhân vật lịch sử, thì Nhị Khanh, Lệ nương, Vũ nương đều không phải là nhân vật lịch sử, ít ra là trong các bộ chính sử còn lại đến ngày nay, cũng không nhắc gì đến miếu thờ Vũ nương dù trong các truyện có gắn nhân vật của mình với những sự kiện, dấu mốc lịch sử (năm Khai Đại nhà Hồ,

Trần Thiêm Bình về nước, vua Lê Thái Tổ diệt quân Minh…)31. Điều này càng

Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 10

được khẳng định rõ hơn khi ngay từ thế kỉ XV Lê Thánh Tông đã có tới 2 bài thơ đề vịnh miếu thờ Vũ nương trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Nó chứng tỏ có một sự phân chia bắt đầu hình thành những biên giới dành cho cảm xúc văn chương và hứng thú sử học, dù cảm hứng về khuyến giới phụ nữ thì không bao giờ vơi cạn như trong Cung trung bảo huấn của Bùi Vịnh (1508 - 1545). Từ những bài thơ vịnh của Lê Thánh Tông đến Truyền kì mạn lục là một quá trình lựa chọn thể loại, cố định góc nhìn cho sự xuất hiện của kiểu nhân vật này. Theo đó, nếu quan niệm “sự ra đời các thể loại mới đồng thời gắn liền với quá trình hoàn chỉnh cả chức năng thể loại và hình thức, cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm” [164, tr.39] thì cả ba liệt nữ trong Truyền kì mạn lục đều được xuất hiện kèm theo màu sắc tâm linh (báo mộng, hiển linh) nhưng đó là chi tiết làm nên yếu tố “kì” trong truyện hơn là nhằm chứng minh sức mạnh siêu nhiên của họ sau khi qua đời. Ngay trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nhị Khanh cũng hiển hiện hơn là hiển linh dù có được nhắc đến như một người được thờ phụ ở đền Trưng vương. Lời bình của mỗi truyện là một biến thể của trữ tình ngoại đề có dáng dấp của sử bút Xuân Thu, chỉ khác một điều là nó được tách ra khỏi nội dung của truyện. Nhân vật liệt nữ trong Truyền kì mạn lục, do phần nào thoát li tính chất cao thượng sử học, đã gần như không còn là trang sức của chế độ quân chủ chuyên chế và truyện về họ là những truyện có tính sáng tạo


31 Theo Đại Việt sử kí Tiền biên: “Ở Ngô Trung có người thua cờ bạc phải gạt vợ cho người ta, người vợ giận mà tự tử, cuối cùng không cam chịu nhục” [160, tr.415].


cao và thuần Việt so với một số truyện khác như Chuyện Cây gạo, Chuyện đối tụng ở Long cung, Chuyện Túy Tiêu… Sở dĩ có những diễn ngôn chính trị trong Truyền kì mạn lục là vì qua nhân vật liệt nữ tác giả có thể gửi gắm không chỉ quan niệm đạo đức nam quyền mà còn có thể kí thác quan điểm chính trị của mình. Nếu cho rằng việc một loạt quan lại, nho sĩ có phản ứng quyết liệt với sự thành lập của triều Mạc “mang dáng dấp của một nhân cách “sĩ khí anh hùng” của thế kỷ trước còn lại, cũng là phản ứng chung của sự hoài niệm nhà Lê còn sâu sắc” [195, tr.337 - 338], và công nhận Truyền kì mạn lục được viết sau năm 1527, thì các liệt nữ phần nào là hình bóng của họ từ sử còn rơi rớt trong văn và qua đó ta có thể hiểu được thái độ chính trị của Nguyễn Dữ. Ông chủ trương đoạn tuyệt với nhà Mạc hay ông cũng là một người trong hàng trí giả?

Nghiên cứu Truyền kì mạn lục, có ý kiến cho rằng trong tác phẩm này Nguyễn Dữ đã “xáo trộn, thay đổi tài liệu lịch sử theo nhãn quan riêng của mình” [181, tr.211], tuy nhiên, có một thực tế là cho đến khi được ghi chép trong Truyền kì mạn lục, Vũ nương, Nhị Khanh và Lệ nương được di chuyển vào truyện khá muộn. Nếu coi truyền kì là sự hòa trộn của Kì và Thực thì trong giai đoạn trước Văn gắn với Sử còn gì Thực hơn nữa, thế nhưng cái Thực quan trọng hơn lại là cái thực của đời thường chứ không chỉ là những nhân vật “cao cao tại thượng” kì vĩ nguy nga của sử sách. Vũ nương là như thế, rất nổi tiếng nhưng không đi vào chính sử. Tiến lên một bước về mặt dung lượng so với Việt điện u linh Nam Ông mộng lục, Truyền kì mạn lục đã đi từ chỗ là một lát cắt, đúng hơn là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh, đến chỗ phản ánh gần như nguyên khối, toàn cảnh cuộc đời của nhân vật mà trong đó chỉ riêng truyện về Vũ nương là không có thơ văn xen kẽ làm loãng, còn lại truyện về Nhị Khanh và Lệ nương đều ít nhiều xuất hiện yếu tố này. Chuyện Lệ nương có nhiều thơ văn nhất so với hai truyện kia khiến người đọc có cảm giác truyện nào nhân vật chính càng “phá cách” thì càng nhiều thơ phú đi kèm (như Chuyện Cây gạo, Chuyện nghiệp oan của Đào thị Chuyện kì ngộ ở Trại


Tây)32. Sự phá cách đó được Nguyễn Dữ thể hiện, ở những mức độ khác nhau, trong đối sánh với việc mô tả những liệt nữ đơn thuần. Nhị Khanh được nhắc đến trong cả những lúc “buồng loan chung gối” [33, tr.219], được tưởng tượng như những kẻ “mộng say Đỉnh Giáp, xuân tươi Nguồn Đào”, “vì xa cách nhau lâu, nên nay tình ái bội phần nồng đượm, sự vui sướng không còn phải nói” [33, tr.222]. Đến khi trùng phùng, Nhị Khanh chỉ còn hồn phách, vẫn “dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trò thủ thỉ” [33, tr.226]. Dù không nằm trong nhóm tác phẩm được coi là đã miêu tả những mối tình trái với lễ giáo thì những truyện này cũng mang một phần hơi hướng của văn mạch đó. Việc họ sát thân thành nhân là một kiểu “hi thánh hi hiền” về mặt nhân cách. Phan Ngọc cho rằng: “Trong văn học Việt Nam trước thời Lê mạt, trong những tác phẩm được quy định niên đại chính xác, trừ Truyền kì mạn lục, (…) đàn bà muốn xuất hiện, thì cái nét khu biệt người phụ nữ phải bị thủ tiêu trước đã. Ta có người đàn bà trong tranh, người tiết phụ, tức là người đàn bà không thể gây nên dục vọng tình yêu ở bất kì ai” [121, tr.159]. Có thể nói trong Truyền kì mạn lục có cả hai mẫu phụ nữ này. Có cả những người không gây nên dục vọng ở ai, dù xinh đẹp như Vũ Thị Thiết, có những người gây nên dục vọng mạnh mẽ (trước tiên là với các nhân vật nam trong truyện) như Nhị Khanh (Chuyện Cây gạo), Đào thị… và sau nữa vẫn là những nhân vật vừa gây lên dục vọng trong mắt các nhân vật nam (Đỗ Tam) vừa tạo nên cảm giác thanh tẩy trong họ (Trọng Quỳ hối hận về tội lỗi của mình) như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu. Ngay Túy Tiêu (Chuyện Túy Tiêu), dù không phải là một liệt nữ hoàn hảo nhưng việc nàng “căm uất định tự tử” đã khiến Trụ quốc phải xuống nước hứa cho nàng gặp Nhuận Chi. Lời bình “Làm người đàn ông, tưởng đừng nên để cho giai nhân oan uổng thế này” [33, tr.390] hay câu nói “Thiếp cùng hai vị mỹ nhân gần gụi lâu ngày, giao tình thân mật, không nỡ một sớm bỏ đi” [33, tr.415] đã mang cảm hứng thương tiếc người đẹp, “giai nhân nan tái đắc”. Ngay lời Vũ nương phân trần với Trương sinh cũng là nói về chuyện “Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa


32 Việc tác giả hứng thú sáng tạo với cả liệt nữ và phản liệt nữ là một hiện tượng “có chuyện” dù còn phần Lời bình khuyến giới ở cuối các truyện viết về phản liệt nữ.


binh” [33, tr.385]. Lệ nương thì là người có tâm lí và hành động khá phức tạp. Hành động của họ không cương quyết quá, không mạnh mẽ quá mà có toan tính, có cân nhắc. Lã Nhâm Thìn đã nhận xét về Hồng Đức quốc âm thi tập rằng: “Người phụ nữ vẫn được nhìn nhận từ quan điểm phong kiến: họ khổ đấy, đáng thương đấy nhưng họ là những tấm gương sáng về lòng trung quân, tiết liệt, họ là bài học cho giới mình nói riêng đồng thời là bài học chung cho tất cả mọi người” [184, tr.113]. Truyền kì mạn lục cũng chưa đi xa hơn nhiều so với con đường đó nên đã có nhận xét cho rằng việc để các nhân vật nữ phải chết là “cái bế tắc đến cùng cực của Nguyễn Dữ trong giải quyết vấn đề số phận con người nói chung, ở thế kỷ XVI” [67, tr.116]. Nếu thừa nhận rằng đến thế kỷ thứ XVI, “nhờ Tống Nho, tính chất lí tính của tư duy được nâng cao hơn các thế kỷ trước” [195, tr.349] thì sự duy lí đó giúp con người có những hành vi quyết liệt hơn và cũng giúp con người hiểu con người hơn, quan tâm đến đời sống nội tâm của con người hơn. Tâm trạng “Trải một ngày như thể ba thu” của Lệ nương, dẫu là một cách nói vay mượn và khuôn mẫu, cũng đã thể hiện được phần nào xu hướng ấy.

Trong Truyền kì mạn lục, số liệt nữ ít hơn so với nhóm nhân vật trái chiều, nhóm người mà nếu khắt khe người đời không ngại gọi là “dâm phụ”, bên cạnh đó không ít lần tác giả có kể tới sự trừng phạt của thần linh dành cho những người đàn ông đắm chìm trong sắc dục (Trình Trung Ngộ, thần Thuồng luồng, viên quan họ Hoàng, Lí Hữu Chi). Cả tập truyện có ba liệt nữ (có người chưa chuẩn hẳn như Lệ nương) trong khi đó số dâm phụ có đến năm người cùng với hai người “dự bị” là Túy Tiêu và Dương thị. Người viết Lời bình đã tỏ rõ sự nghiêm khắc với các nhân vật kiểu này hoặc với những người gần gũi với họ, thậm chí khi nhận xét về Dương thị (Chuyện đối tụng ở Long cung), nhân vật Long vương dẫu nhận thấy “tình cũng khá thương” nhưng vẫn “quán triệt” ngay từ đầu rằng việc Dương thị chịu ẩn nhẫn làm vợ và có con với thần Thuồng luồng là “nết kia đáng trỏ” [33, tr.276]. Truyền kì mạn lục không phải không có hạn chế, nhưng riêng việc Nguyễn Dữ miêu tả sự bất hạnh của người phụ nữ mà không kèm theo sự tán dương nồng nhiệt đối với hành vi tuẫn tiết đã là một bước tiến. Chuyện người con gái Nam Xương chưa khai thác mối


mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu nhưng đã đặt nhân vật trong những ràng buộc nhân sinh (phần mộ của tiên nhân, con nhỏ), đặt ra nỗi hoài nghi về quy luật nhân quả báo ứng qua câu chuyện bất hạnh của những người phụ nữ này, đặc biệt là qua trường hợp Vũ nương.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, cả ba nhân vật liệt nữ đã tạo ra một “truyền thống” cho mạch xuất hiện của kiểu nhân vật này trong văn học Việt Nam trung đại giai đoạn sau. Họ lấy sự trinh liệt của mình để tạo nên chất Kì của tác phẩm mà trong đó được hiểu như là sự hiếm có, ít thấy, hay biến hóa khó lường, nằm ngoài dự kiến của người đọc. Hành vi của cả ba liệt nữ về cơ bản đã gây bất ngờ cho người xung quanh theo đúng quy luật “phi kì bất truyền” của thể loại này. Tuy nhiên, ở đây, cái Kì và cái Thực không đối lập nhau, cái Kì ở đây là cái Thực mọi người ít thấy ở nơi khác, thời điểm khác và với người khác, họ vẫn là những con người có thực với những hành vi có thực. Hành vi đó tuy hiếm nhưng vẫn quen thuộc, vẫn phải có nhân chứng để chứng tỏ sự việc đó là có thực, có thực nhưng vẫn là Kì.

3.2. Nhân vật liệt nữ có đời sống nội tâm phong phú trong bối cảnh vãn hồi đạo đức Nho giáo đầu thế kỉ XVIII: Trường hợp liệt nữ An Ấp (Truyền kì tân phả)

3.2.1. Nhân vật liệt nữ có đời sống nội tâm phong phú trong mô hình liệt truyện mở rộng

Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI, có một sự tiếp nối, kế thừa khá đều đặn giữa ba tác phẩm: Việt điện u linh, Nam Ông mộng lục Truyền kì mạn lục. Việt điện u linh được cho là viết vào khoảng năm 1329 đời Trần Hiến Tông, Nam Ông mộng lục viết vào năm 1438, Truyền kì mạn lục được cho là viết xung quanh năm 1527. Nhìn từ khối tư liệu hiện còn, ta sẽ thấy cứ khoảng một thế kỉ lại có một tác phẩm có tầm vóc viết về nhân vật liệt nữ. Tuy nhiên, sau Truyền kì mạn lục, mạch sáng tác này có vẻ chững lại một thời gian khá lâu để xuất hiện tác phẩm đáng lưu ý tiếp theo. Khoảng cách hai trăm năm từ Truyền kì mạn lục (~ 1527) đến Truyền kì tân phả (Tục Truyền kì ~ 1735) là quãng chờ khá dài về mặt thời gian nhưng nó tạo nên độ chín cho một quá trình chuyển biến trong kiểu nhân vật cũng như kiểu truyện


này, hướng tới chuẩn hóa khái niệm và chuyển hóa đặc trưng của nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại.

Khái quan về bối cảnh lịch sử của các sự kiện văn hóa - chính trị có liên hệ với các câu chuyện về nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII, vẫn thiếu vắng các nguyên mẫu trong đời sống - nguồn cảm hứng trực tiếp trong mảng đề tài này. Hiện thực lịch sử “Nước thanh bình ba trăm năm cũ” nhưng không có điểm nhấn về mặt phong hóa, không có các “nhân vật của thời đại” nên dễ hiểu vì sao những sáng tác có liên quan đến nhân vật liệt nữ lại phải trì hoãn lâu như vậy bên cạnh những sáng tác "không chuyên" về liệt nữ như Thiên Nam minh giám. Theo tính toán của Đỗ Thị Hảo, Truyền kì tân phả được viết trong thời gian Đoàn Thị Điểm còn là Hồng Hà nữ tử, truyện viết ra còn được Đoàn Doãn Luân “phê bình” nên chỉ có thể viết trước năm 1735. Đi vào nội

dung của truyện, sẽ thấy Đoàn Thị Điểm dành cho hai nhân vật chính của mình (Đinh Hoàn và người vợ thứ là Nguyễn thị33) khá nhiều ưu ái, đặc biệt là Nguyễn thị (người liệt nữ đất An Ấp). Theo giới thiệu của Đoàn Thị Điểm, “Bà họ Nguyễn dung mạo thanh nhã, cử chỉ đoan trang, khéo đường kim chỉ, giỏi thạo bút mực và nhiều nghệ thuật khác, đương thời khó có ai sánh nổi. Khi về nhà chồng bà cư xử đúng mực, thờ chồng giữ lễ” [57, tr.136]. Được cưới về để phục vụ cho một mục

đích hoàn toàn thực dụng là “tiếp sức” cho người vợ cả “chỉ sinh toàn con gái”, bà được chồng “vừa yêu quý vừa kính trọng”. Để chuẩn bị cho diễn tiến của truyện, Đoàn Thị Điểm đã miêu tả bà có những thú vui, sở thích cùng những nét tính cách khác với thói thường. Lúc ông rảnh việc, bà cùng ông “đàm luận về các trung thần liệt nữ, hoặc liên ngâm những khúc Dương xuân, Bạch tuyết” [57, tr.136] và quan trọng hơn là tập thơ ông bà cùng nhau xướng họa có tên Quan thư hòa minh, thể hiện rất rõ tinh thần của Nho gia. Khi ông dậy muộn, bê trễ công việc thì bà làm thơ Thoát trâm để khuyên răn, khiến ông phải mời đến, “dịu nét mặt tạ lỗi”. Như vậy, cho đến An Ấp liệt nữ lục, nhân vật nữ chính vẫn chưa được miêu tả ngoại hình một cách tỉ mỉ, chỉ được giới thiệu qua về thần thái một cách chung chung theo cả bốn


33 Theo ghi chép của sử sách là Đinh Nho Hoàn và Phan Thị Viên

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí