Trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, tác giả đã nêu ra không gian nghệ thuật ở ngay nhan đề tác phẩm. Khi đi vào truyện, tác giả một lần nữa nêu ra không gian ấy: “Mỗi buổi đi học, đường tất phải qua phường Khúc Giang. Trong phường có cái trại Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều Trần”.
Không gian trong Truyền kì mạn lục là nơi để nhân vật bình phàm thể hiện hành động, thái độ, tình cảm. Không gian ấy dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Dữ được hiện lên đầy màu sắc, đường nét. Không gian thể hiện nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục chỉ bó hẹp trong làng quê: bến nước, ngôi chùa…cho thấy bối cảnh nhân vật xuất hiện và phạm vi miêu tả của nhà văn. Nguyễn Dữ đã khéo léo miêu tả kết hợp không gian nơi trần thế, không gian chốn thần tiên và không gian âm phủ để nhân vật bình phàm hiện lên rò nét hơn. Đồng thời, không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là một yếu tố để nhà văn khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm qua nhan đề.
3.3.2. Thời gian nghệ thuật
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [5, 322]. Bàn về thời gian nghệ thuật, tác giả Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học đã viết: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai” [17, 77].
Thời gian nghệ thuật của các truyện về nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục được Nguyễn Dữ miêu tả qua thời gian lịch sử và thời gian tiểu sử nhân vật.
Thời gian lịch sử chính là thời đại xã hội mà nhân vật bình phàm sống. Khảo sát 12 truyện trong Truyền kì mạn lục có nhân vật bình phàm thì có 9 truyện tác giả có ghi niên đại, niên hiệu xảy ra sự kiện. Tuy số lượng các truyện tác giả đề cập tới niên đại, niên hiệu khá nhiều, nhưng tác giả chỉ miêu tả sơ lược. Đó là các truyện:
- Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây
- Chuyện đối tụng ở Long cung
- Chuyện nghiệp oan của Đào thị
- Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 1
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 2
- Nhận Diện Nhân Vật Bình Phàm Trong Truyền Kì Mạn Lục
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 4
- Nghệ Thuật Miêu Tả Ngoại Hình Nhân Vật
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 6
Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.
- Chuyện yêu quái ở Xương Giang
- Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều
- Chuyện nàng Thúy Tiêu
- Chuyện Lý tướng quân
- Chuyện Lệ Nương
Việc ghi rò niên đại, niên hiệu xảy ra các sự kiện, biến cố đã giúp cho nhân vật bình phàm hiện lên một cách chân thực và khách quan hơn. Đồng thời, cho ta thấy được hiện thực xã hội và hoàn cảnh, số phận của các nhân vật bình phàm trước hiện thực xã hội đó.
Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, tác giả đề cập tới thời gian lịch sử ở ngay ở phần mở đầu tác phẩm “Trong năm Quang Thái đời Trần…”. Quang Thái chính là niên hiệu của vua Trần Thuận Tông từ năm 1388 đến năm 1398.
Trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Nguyễn Dữ đã miêu tả mối tình không đoan chính giữa sư Vô Kỷ và Đào Hàn Than vào lúc niên hiệu Thiệu Phong thứ năm (1345) đời nhà Trần.
Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều nêu ra sự việc xây dựng chùa ở khắp nơi thời nhà Trần. Tuy nhiên, do binh lửa liên miên mà đến đời vua Giản Định đời Trần thì các ngôi chùa chỉ còn lại rất ít.
Chuyện Lý tướng quân nói về nhân vật Lý Hữu Chi ở thời vua Giản Định nhà Hậu Trần lên ngôi ở Mộ Độ. Dựa vào niên hiệu cho thấy đó là khoảng thời gian 1407, khi Trần Giản Định lên ngôi ở Mộ Độ, nay là Yên Mô - Ninh Bình. Bên cạnh thời gian lịch sử, Nguyễn Dữ còn miêu tả nhân vật bình phàm thông qua thời gian tiểu sử. Thời gian tiểu sử là thời gian cá nhân của con người,
phản ánh các chặng đường đời của riêng một cá nhân nào đó.
Thời gian tiểu sử của nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu được tác giả miêu tả từ khi Nhị Khanh còn nhỏ tuổi đến khi nàng chết. Từ nhỏ, nàng đã là một người con gái tài sắc, được cha mẹ gả cho Trọng Qùy - con trai của Phùng Lập Ngôn. Khi Trọng Qùy theo cha đi bổ nhiệm ở vùng Nghệ An, nàng vẫn một mực chờ chồng. Trọng Qùy trở về đoàn tụ nhưng vốn ham cờ bạc, lấy vợ ra làm vật cá cược đến mức nàng phải bỏ mình để giữ gìn phẩm giá. Có thể thấy Nguyễn Dữ đã dùng thời gian tiểu sử để làm nổi bật lên cuộc đời nhiều đắng cay của nhân vật Nhị Khanh.
Nhà văn Nguyễn Dữ rất linh hoạt khi miêu tả thời gian tiểu sử của nhân vật bình phàm. Có truyện ông miêu tả toàn bộ cuộc đời của nhân vật, từ lúc họ sinh ra đến lúc chết đi, có truyện ông chỉ miêu tả một đoạn đường đời của nhân vật. Ông không miêu tả nhân vật theo một tuyến thời gian cố định mà miêu tả bằng các tuyến thời gian khác nhau, làm cho nhân vật hiện lên với những nét phong phú, đặc tả được tính cách và số phận của từng nhân vật.
Nhân vật Thúy Tiêu trong Chuyện nàng Thúy Tiêu được tác giả miêu tả bằng thời gian tiểu sử. Cuộc đời của nàng được tác giả kể từ khi nàng gặp Dư Nhuận Chi trong bữa tiệc ở nhà Nguyễn Trung Ngạn, trải qua bao sóng gió, đến khi hai người được đoàn tụ và sống với nhau đến già.
Trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, ông chỉ miêu tả một đoạn đường đời của nhân vật Hà Nhân. Thời gian tiểu sử của nhân vật Hà Nhân bắt đầu từ khi chàng gặp hai nàng Đào, Liễu ở trại Tây. Sau vài tháng thắm thiết tình nồng với hai nàng Đào, Liễu, Hà Nhân phải trở về quê vì cha mẹ đã hỏi vợ cho chàng. Tuy nhiên, chàng đã lấy cớ việc học hành, thành danh chưa xong để cha mẹ hoãn việc cưới xin. Điểm thắt nút để mở ra thời gian tiểu sử của nhân vật Hà Nhân là khi chàng gặp Đào, Liễu. Điểm mở nút, kết thúc truyện chính là khi chàng biết được nguồn gốc thật sự của hai nàng.
Thời gian nghệ thuật trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào được Nguyễn Dữ miêu tả từ khi chàng làm Tri huyện Tiên Du đến khi chàng từ quan,
lên thế giới thần tiên sống cùng Giáng Hương và cuối cùng là trở về quê cũ. Tuy nhiên, cách miêu tả thời gian tiểu sử của nhân vật Từ Thức không giống với các truyện khác, vì chàng sống ở hai thế giới khác nhau. Khi Từ Thức từ tiên giới trở về quê cũ: “thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa”. Lúc đó chàng mới biết rằng, một năm sống trên tiên cảnh bằng tám mươi năm dưới trần gian.
Như vậy, thời gian lịch sử đã giúp nhân vật bình phàm trong tác phẩm hiện lên với những nét chân thực của cuộc sống. Nhân vật bình phàm chính là hệ quả của thời đại. Trong hoàn cảnh lịch sử, thời đại khác nhau, nhân vật có lối sống, tính cách, số phận khác nhau. Hầu hết, thời gian lịch sử của các truyện có nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục đều là khi đất nước đang xảy ra nội chiến, ngoại chiến. Miêu tả thời gian lịch sử cũng là một phương thức để Nguyễn Dữ khái quát hiện thực xã hội đương thời với những nhân vật cụ thể. Mỗi nhân vật đều có một cuộc đời riêng, được tác giả miêu tả tài tình qua thời gian tiểu sử. Nguyễn Dữ phóng bút khiến cho nhân vật bình phàm hiện lên với những biến cố quan trọng của cuộc đời.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, chúng ta có thể đưa ra một số kết luận sau:
Nhân vật bình phàm trong tác phẩm hiện lên với đầy đủ các yếu tố: địa vị xã hội, tư tưởng, lối sống và số phận… Tác giả không chỉ đề cập mà còn xây dựng được hình tượng nhân vật bình phàm. Họ là những nhân vật chính, trung tâm trong hầu hết các truyện. Tác giả đã đặt ra cái nhìn mới mẻ, nhân vật bình phàm là những con người đời thường của cuộc sống hàng ngày, mang trong mình những ưu điểm và nhược điểm. Dựa trên tư tưởng nhân đạo, Nguyễn Dữ cảm thông tới những số phận bất hạnh và khám phá, phát hiện ở họ những nỗi niềm, khát vọng riêng tư. Nguyễn Dữ thấy ở các nhân vật bình phàm khát vọng tình yêu lứa đôi, khát vọng hạnh phúc gia đình và khát vọng giải phóng tình cảm bản năng. Tác giả đã dùng ngòi bút để lên tiếng phê phán những tư tưởng, lối sống đi trái với đạo lí và lễ giáo phong kiến.
Miêu tả nhân vật bình phàm trong tác phẩm để biểu hiện ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Hiện thực xã hội đương thời được tái hiện qua hình tượng nhân vật bình phàm. Bức tranh ấy được thời đại lịch sử soi chiếu và có những con người đời thường, cụ thể.
Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã tiến một bước xa hơn trong công cuộc phát triển văn học dân tộc. Từ đây, văn học chuyển mình một cách mạnh mẽ, từ văn học chức năng sang văn học nghệ thuật. Nhân vật của ông được viết nên bởi chính cuộc đời nhân thế, xuất phát từ “những điều trông thấy”. Tác giả đã nhìn ngắm, soi xét hiện thực để từ đó đưa vào tác phẩm những nhân vật bình phàm.
Nguyễn Dữ khai thác các hình thức nghệ thuật thường thấy trong văn chương trung đại để miêu tả nhân vật bình phàm. Bút pháp ước lệ tượng trưng
được Nguyễn Dữ sử dụng một cách triệt để nhằm vẽ lên chân dung ngoại hình của nhân vật bình phàm. Tuy nhiên, tác giả không đi theo lối mòn mà có những sáng tạo của riêng mình. Nguyễn Dữ đã mạnh dạn đưa các yếu tố phàm tục của con người vào để xây dựng nhân vật. Motip sắc dục và ăn uống không được các nhà văn thời trung đại chú trọng sử dụng thì đến Nguyễn Dữ, ông sử dụng nó như một chất liệu xây dựng nhân vật bình phàm. Nếu không có các motip này, có lẽ nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục không còn mang những nét trần tục nữa. Đây là một bước đột phá mới của Nguyễn Dữ, ông chính là người đưa văn học gần hơn với cuộc sống con người. Tác phẩm không còn là thứ văn chương ảo mộng xa vời trần thế mà nó được viết nên từ chính cuộc sống và con người thực.
Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục, ta thấy quan điểm của Nguyễn Dữ về nhân vật bình phàm còn nhiều mâu thuẫn. Về căn bản, ông vẫn đứng trên lập trường, quan điểm của tư tưởng Nho giáo để miêu tả nhân vật. Tuy nhiên, giá trị to lớn mà Truyền kì mạn lục là không thể phủ nhận. Tác phẩm đã viết nên những trang đầu tiên về con người đời thường dung dị, để các thế hệ nhà văn sau này kế thừa và phát triển. Truyền kì mạn lục vẫn mãi là tác phẩm sống mãi trong lòng độc giả bởi cảm hứng nhân đạo mà tác giả truyền tải và niềm tin vào sự tốt đẹp của con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (2004), Từ điển văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đỗ Thị Mỹ Dung“Cái chết oan và bi kịch của người phụ nữ trong “Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, 2009.
4. Hà Minh Đức chủ biên (2007), Lí Luận văn học, Nxb Giáo dục.
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Trần Thị Thu Hiền, “Oan và giải oan trong Truyện nghiệp oan của Đào thị”,
Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, 2010.
7. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Tang thương ngẫu lục, http://www.tusachtiengviet.com/images/file/bt1BsJ8c0wgQANhE/tang- thuong-ngau-luc.pdf
8. Cù Hựu, Tiễn đăng tân thoại; Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục (1999), Nxb Văn học.
9. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1979), Văn học Việt Nam thế kỉ thứ X - nửa đầu thế kỉ thứ XVIII (tập II), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9. Trần Thị Thanh Liêm (2016), Từ điển Hán Việt, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.
11. Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
12. Bùi Văn Nguyên (1971), Lịch sử văn học Việt Nam tập II, Tủ sách Đại học Sư phạm, Nxb Giáo dục.
13. Nhiều tác giả (2004), Logic học về các thể loại văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, Tezvan Todorow (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư phạm.
15. Trần Đình Sử, “So sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Tạp chí Văn học, số 5, 2000.
16. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
17. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.
18. Trần Đình Sử, “So sánh văn học và văn hóa: Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Tạp chí Văn học, số 5, 2000.
19. Lê Văn Tấn và Kim Ki Hyun, “Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 8/2017.
20. Trần Thị Băng Thanh (1999), Truyền kì mạn lục, Nxb Văn học, Hà Nội.
21. Trần Nho Thìn, Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam,
https://phebinhvanhoc.com.vn/thi-phap-truyen-ngan-trung-dai-viet-nam/