Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 6

Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm, Dải là cởi áo tháo trút hài thêu.

Mộng tàn gối bướm bâng khuâng lạc, Xuân hết cành hoa quyên khắc khoải kêu. Đồng nguyệt chưa tròn nguyền ước ấy, Vì nhau một thác sẵn xin liều”.

Các nhân vật nữ được Nguyễn Dữ đưa vào vị trí là hồn ma để họ có thể kể lại những ý nghĩ tự nhiên và phàm tục. Điều đó cho thấy, yếu tố ma quái kì ảo là bức bình phong để tác giả nói lên những nhu cầu, khát vọng trần tục của con người. Để bức bình phong được vững chắc hơn, Nguyễn Dữ còn đưa thêm các lời bình luận ở cuối truyện. Nhà văn lên tiếng phê phán những quan điểm đồi trụy của các nhân vật, đồng thời khẳng định những giáo điều về đức hạnh và tiết nghĩa.

Trong Chuyện nàng Thúy Tiêu, tác giả miêu tả mối tình thắm thiết, thủy chung của đôi trai tài gái sắc Túy Tiêu và Dư Nhuận Chi, cuộc đấu tranh của họ chống lại Trụ quốc họ Thân. Nhưng lời bình của tác giả ở cuối truyện lại không tố cáo tội ác của Thân Trụ Quốc, mà lại phê phán “Dư Nhuận Chi là một người ngu”, vì đã yêu “một người con gái bất chính”.

Nguyễn Dữ cũng thể hiện quan điểm đối lập của mình trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị. Nếu trong tác phẩm, lời văn của tác giả say sưa khi miêu tả mối tình không đoan chính của Đào Hàn Than và sư Vô Kỷ thì đến phần bình luận, tác giả phê phán một cách nghiêm khắc: “Gã Vô Kỷ kia là một kẻ gian dâm, buông thói tà dục, chẳng những dối người, lại còn dối vị Phật của hắn thờ nữa.Giá đem …giết…thì cũng không oan chút nào”.

Motip sắc dục trong các truyện trên tưởng chừng như đã giải quyết được sự khác nhau giữa nhân vật bình phàm với nhân vật đáng bậc thần tiên. Nhưng đến truyện Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, motip sắc dục lại một lần nữa xuất hiện

ở bậc thần tiên. Đó là nhân vật Giáng Hương. Từ Thức đã tỏ mối nghi ngờ về sự diệt dục ở bậc thần tiên khi nói rằng: “Nay quần tiên ai về chỗ nấy, sống trong cảnh quạnh quẽ cô liêu, đó là vì vật dục không nảy sinh, hay cũng là có nhưng phải gượng đè nén”. Nhân vật Giáng Hương đã bộc bạch với Từ Thức rằng “Không như thiếp bảy tình chưa sạch, trăm cảm dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo còi dục, chàng đừng nên nhân một mình thiếp mà cho tất cả quần tiên đều thế”. Điều đó cho thấy, tiên cũng có trái tim biết yêu thương, biết khát khao những điều trần tục, có thể họ có sắc dục nhưng đã dùng lí trí của mình để trói buộc.

3.2.2. Motip ăn uống

Ăn uống là hành vi con người nạp năng lượng vào trong cơ thể nhằm duy trì sự sống và tăng trưởng. Motip ăn uống được các tác giả sử dụng khá nhiều, xuất hiện trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và kịch. Tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án có kể về sự ăn uống của nhân vật Nguyễn Văn Giai. Nguyễn Văn Giai là một vị quan rất nghiêm khắc trong việc xử án. Ông xử án nghiêm minh, không bao giờ nhận đồ hối lộ. Tuy nhiên, một điểm yếu đời thường của ông là ông thích ăn xôi nếp cái với thịt lợn luộc. Dựa vào điểm yếu này mà người bị tội cùng vợ ông đã thông đồng với nhau để ông ăn đồ hối lộ: “Khi tan chầu về đến nhà, nhân đương đói, thấy mâm đồ ăn, mở ra lại thấy sẵn dao liền thái thịt lấy xôi ăn”. Khi nhận ra nguồn gốc của đồ ăn mà ông đã ăn, Nguyễn Văn Giai tỏ ra tức giận nhưng cũng đành ngậm ngùi: “Lỗi tại ta, lỗi tại ta. Chỉ vì một bữa ăn no mà tha chết cho một người, hay là ý giời đã định thế chăng” [7].

Có thể nói, nhờ có motip ăn uống mà nhân vật hiện lên với những nét đời thường nhất. Bởi ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người, dùng motip này làm tăng tính người của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Tác giả Lã Nhâm Thìn trong “Thi pháp truyện ngắn văn học trung đại Việt Nam” đã viết: “Những motip liên quan đến vật chất (ăn, ở, tiền bạc) thường dùng để tự nhiên hóa, trần tục hóa nhân vật, đưa nhân vật ra khỏi vầng hào quang của bậc thành nhân. Để tả sự bình thường, vẻ tự nhiên, gần gũi của nhân vật thì không có gì tốt hơn là sử dụng các chi tiết liên quan đến con người tự nhiên như ăn uống, mặc, ở” [22]. Nhà văn Nguyễn Dữ đã phát huy tác dụng của motip ăn uống để nhân vật bình phàm hiện lên rò nét trong tác phẩm Truyền kì mạn lục.

Vấn đề ăn uống được tác giả đề cập trong Truyền kì mạn lục khá nhiều.

Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 6

Đó là các truyện:

- Chuyện nàng Túy Tiêu

- Chuyện đối tụng ở Long cung

- Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào

- Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều

Có thể nói, Nguyễn Dữ miêu tả khá nhiều về việc uống rượu của các nhân vật bình phàm. Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, tác giả đã nói về việc uống rượu của nhân vật thái thú họ Trịnh và Dương Thị: “vợ chồng bèn cùng nhau uống rượu, uống say rồi ngủ li bì”. Đó còn là việc uống rượu của Dư Nhuận Chi trong Chuyện nàng Túy Tiêu:“Sinh hôm ấy uống rượu rất say, mãi đến đêm khuya mới tỉnh”. Nhân vật Phạm Tử Hư trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào, sau khi gặp được người thầy của mình ở giữa đường, chàng đã sắm rượu và thức nhắm để đến hàn huyên với thầy ở đền Trấn Vũ.

Bên cạnh các truyện nói trên, Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều còn miêu tả rò nét việc ăn uống phàm tục của các nhân vật ma quỷ. Đó là cảnh bọn ma quỷ “thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết”. Nguyễn Dữ còn để nhân vật của mình phát ngôn về việc ăn uống “Những con cá con ăn ngon lắm nên ăn dè dặt

mới thấy thú, há chẳng hơn những thứ hương hoa nhạt nhẽo họ thường dâng cũng chúng mình ư”. Với việc sử dụng motip ăn uống, giống ma quỷ trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều hiện lên với những nét phàm tục nhất. Cách ăn uống của họ cho thấy vốn tính tham ăn, không kiêng nể đồ ăn gì. Tác giả còn miêu tả cách ăn uống của chúng qua chi tiết: “Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước mà hít”. Các nhân vật ma quỷ được đưa vào địa hạt đời thường bằng chi tiết ăn uống, họ hiện lên với nhu cầu sinh hoạt giống như con người bình thường. Chính motip ăn uống này đã giúp Nguyễn Dữ xây dựng được những hình tượng nhân vật bình phàm, họ trở nên gần gũi với đời sống hàng ngày.

Motip ăn uống còn được tác giả sử dụng khi nói về thế giới thần tiên trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào. Để miêu tả ngày kết duyên của Giáng Hương và Từ Thức, tác giả đã nói về bữa tiệc của họ: “Tiệc bày mâm bằng mã não, đĩa bằng ngọc thạch, các món ăn đều rất kì lạ, lại có những thứ rượu kim tương, ngọc lễ, mùi hương đưa lên thơm phức”.

Motip sắc dục và motip ăn uống có tác dụng to lớn trong việc khắc họa hình tượng nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục. Nguyễn Dữ phải thật tinh tế mới miêu tả được các khát vọng trần tục của các nhân vật bình phàm. Với hai motip này, nhân vật hiện lên với những mong muốn bình thường của cuộc sống. Họ muốn được hạnh phúc, được thỏa mãn nhu cầu bản năng và vật chất tầm thường mà con người ai cũng cần đến. Nhà văn miêu tả các cảnh ái ân, ăn uống… của nhân vật bình phàm không phải để phanh phui những tật xấu mà nhà văn đặt ra một vấn đề lớn. Đó là vấn đề khát vọng trần tục. Bất cứ ai, dù là người, thần, tiên, Phật… đều có nhu cầu mang tính bản năng và vật chất, không chỉ để tồn tại mà còn là cách để hưởng thụ cuộc sống. Tuy nhiên, cách yêu đương, ăn uống… cũng phần nào cho thấy nhân cách và phẩm chất nhân vật. Do đó, khát vọng trần tục của con người phải tuân dựa trên những chuẩn mực, không được tùy tiện, buông tuồng.

3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm

3.3.1. Không gian nghệ thuật

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán cho rằng “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [5, 162]. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Đó là không gian mà nhân vật tồn tại, sinh hoạt, là bối cảnh để nhân vật thể hiện hành động, tính cách… của mình.

Không gian nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm trong tác phẩm Truyền kì mạn lục không phải là không gian rộng lớn, mênh mông mà nó là không gian hẹp, phần nhiều có tính chất riêng tư. Không gian ấy gần với sinh hoạt hàng ngày của con người.

Đó là cảnh quan nơi thôn quê, nơi có bến sông, cây cầu, cây gạo… Trong Chuyện cây gạo, Nguyễn Dữ miêu tả không gian của cây cầu, nơi Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh gặp gỡ. Tác giả còn miêu tả không gian ngôi nhà của Nhị Khanh “đến một chỗ, chung quanh có bức hàng rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn vào vài khóm lau khô, trong có túp nhà nhỏ lụp xụp, dây bìm leo đầy lên vách và mái”. Không gian mà tác giả miêu tả không phải là không gian của một ngôi nhà ở thường thấy, mà không gian ấy bị bỏ hoang, không người qua lại. Nguyễn Dữ tiếp tục miêu tả ngôi nhà “thấy ở gian bên trong phía tả kê một chiếc giường mây nhỏ, trên giường để một cỗ áo quan sơn son, trên quan phủ một tấm the hồng, dùng ngần sa đề vào mấy chữ “Linh cữu của Nhị Khanh”. Chính không gian ấy làm cho Trình Trung Ngộ sởn gai ốc, dựng tóc gáy và làm cho hắn tỉnh ngộ. Hóa ra, Trình Trung Ngộ đã từng ân ái mặn nồng với ma chứ không phải là người. Nguyễn Dữ đã miêu tả không gian này hết sức tài tình, lấy các chi tiết nổi bật nhất để dựng lên một khung cảnh gợi lên sự hoang vu, chết chóc.

Có thể thấy, Nguyễn Dữ đã miêu tả không gian trong các truyện có nhân vật bình phàm thường là không gian gợi lên sự hoang vu, sợ hãi. Chuyện kì ngộ

ở trại Tây đã miêu tả không gian ngôi nhà của hai nàng Đào, Liễu: “Khi đi đến trại Tây, qua mấy lần rào, quanh một đoạn tường, đi ước mấy chục trượng thì đến một cái ao sen; hết ao lại là khu vườn, cây cối xanh tươi, mùi hoa thơm ngát, nhưng ở dưới bóng đèn lờ mờ, không nhận ra rò được là hoa gì, cây gì cả, chỉ thấy mùi hương lúc lúc thoảng tới”. Khi đọc đoạn văn tả không gian này, độc giả tưởng tượng ra một không gian vườn tược xanh tốt. Nhưng đọc tới cuối tác phẩm, người đọc thấy rợn ngợp khi nhớ lại không gian ấy. Đó không phải là không gian tươi đẹp, xanh mát mà là không gian vắng lặng, nơi trú ngụ của hồn ma. Khi Hà Nhân lui lại chốn đó, chỉ thấy: “nếp nhà quạnh hiu, vài ba cây đào, liễu xơ xác tơi bời, lá trút đầy vườn, tơ vương khắp giậu”.

Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, nhà văn đã tái hiện một không gian bến sống, nơi viên quan họ Hoàng gặp hồn ma Nhị Khanh: “Bấy giờ, trăng tỏ sao thưa, bốn bề im lặng, chợt nghe thấy ở mỏm cát đàng phía đông nam, có tiếng khóc rất ai oán”. Cách miêu tả buổi đêm trên bến sông của tác giả tạo cho người đọc một tâm lí rùng rợn, sợ hãi.

Nguyễn Dữ miêu tả không gian chùa trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều là một không gian gắn với thế tục đời thường. Đó không phải là một không gian khép kín, một thứ thiên đường trên mặt đất mà là một không gian mở, nơi có những con người với những điều trần tục. Trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều, tác giả kể về việc xây dựng chùa đời nhà Trần. Thời ấy, ở khắp mọi nơi, nhân dân có lòng kính tin sâu sắc vào Thần, Phật. Nhưng ở huyện nọ có nổi lên nạn trộm cắp “từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết”, “vào bếp khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng ghẹo vợ con người ta”. Lúc ấy, dân làng mới canh phòng cẩn thận khi về đêm để tránh bị trộm của. Một đêm, hai tên trộm đã bị cung tên bắn trúng, đi theo vết máu thì đến một cái chùa hoang “chừng hơn nửa dặm đến một cái chùa hoang, vào thấy hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo trong chùa, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm vào

sâu lắm” [8, 358]. Không gian nhà chùa được tái hiện trong truyện cho thấy nhãn quan của tác giả về đạo Phật. Bên cạnh những người tu hành chân chính, một lòng hướng theo lời Phật dạy, thì còn có một số kẻ đội lốt thần thánh để làm những điều bạo ngược. Chùa là nơi con người gửi gắm niềm tin vào sự cứu độ của các bậc bề trên, nhưng cũng có thể là nơi trú ngụ của những kẻ giả danh Phật để lừa bịp, quấy nhiễu nhân dân.

Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, tác giả đã miêu tả không gian của ngôi miếu thờ thần Thuồng Luồng. Không gian ấy là một “lâu đài chi chít, không có đường thông”, “bấy giờ màu xuân đương đẹp, hoa tường vi nở rất nhiều, trông hình như muôn điểm ráng hồng, kết lại ở trên tường rực rỡ”. Tuy nhiên, khi thần Thuồng Luồng bị xử phạt thì không gian ấy đã thay đổi. Ngôi đền giờ chỉ còn là sự hoang tang, đổ nát: “Sau Trịnh có việc đến Hồng Châu, lại đi qua chỗ đền ấy, thấy tường xiêu vách đổ, bia gẫy rêu trùm, duy chỉ có cây gạo đương tung bay bông trắng ở dưới bóng dương tà xế”.

Trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị, không gian của những danh thắng xuất hiện qua các bài thơ liên cú mà Đào Hàn Than và Vô Kỷ sáng tác. Không gian xuất hiện trong các bài thơ này thường là cảnh núi non quanh ngôi chùa Lệ Kỳ. Trong bài thơ “Gió núi” có viết:

“Thâu đêm tiếng thổi ào ào,

Hoa xơ xác thắm, cây rào rạt xanh. Chuông lầu đưa tiếng thanh thanh, Không gian nào phải bất bình mà kêu”.

Trong bài “Chùa núi” cũng vẽ lên không gian của chốn thanh tịnh:

“Âm thanh ẩn dưới bóng tà,

Thông cao hát gió, quế già phun hương. Chim rừng ríu rít kêu vang,

Khách trần ai có mơ màng chăng ai?”

Bên cạnh việc miêu tả không gian trần thế, nhân vật bình phàm còn được tác giả miêu tả trong không gian của một thế giới khác. Thế giới ấy là thế giới thần tiên trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào. Trong một chuyến đi thăm cảnh ở bể Thần Phù, Từ Thức đã thấy một không gian lạ lùng: “Chợt thấy ở trên vách đã bỗng nứt toác ra một cái hang, hình tròn mà rộng độ một trượng. Vén áo đi vào, vừa được mấy bước thì cửa hang đóng sập lại, tối tăm mù mịt như sa vào cái vực đen tối”. Nguyễn Dữ đã theo bước chân Tử Hư, không gian dần mở ra với lâu đài nguy nga, tráng lệ: “Bám bíu trèo lên thì mỗi bước thấy rộng rãi. Lên đến ngọn núi thì bầu trời sáng sủa. Chung quanh toàn là những lâu đài nguy nga, mây xanh ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa lì, nở đầy trước cửa”. Theo lời của nhân vật bà tiên trong truyện, thì đây chính là không gian của núi Phù Lai “động tiên thứ 6 trong 36 động, bồng bềnh ở ngoài bể cả, dưới không có bám víu”. Không gian trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên còn được tác giả tái hiện qua bữa tiệc mừng của Từ Thức và Giáng Hương: “Tiệc yến đặt ở từng thượng trên gác Dao quang, buông rèm câu ngọc, rủ trướng móc vàng, phía trước đặt một cái ghế bành bằng ngọc lưu ly mà để không”.

Có thể thấy, không gian nghệ thuật miêu tả nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục được tác giả miêu tả rất rò nét. Một số truyện tác giả lấy không gian, bối cảnh xuất hiện nhân vật để tạo thành nhan đề truyện. Đó là các truyện:

- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu

- Chuyện cây gạo

- Chuyện kì ngộ ở trại Tây

- Chuyện đối tụng ở Long cung

- Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang

- Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022