Nâng Cấp Và Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng, Tài Nguyên Du Lịch, Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch

Tổng cục Du lịch cần tổ chức, phối hợp các sự kiện quan trọng và tiến hành các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành điểm đến đặc sắc trong khu vực.

Tổng cục Du lịch và các sở du lịch địa phương cần phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để hỗ trợ và giám sát khu vực này đảm bảo chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn do Tổng cục đề ra. Các tiêu chuẩn hành nghề tốt nhất cần được khuyến khích áp dụng thông qua các hiệp hội du lịch.

Kết quả Đánh giá chất lượng phục vụ của khách và các doanh nhân đối với các doanh nghiệp du lịch, các đại lý du lịch, các khách sạn, nhà hàng, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải du lịch cần được công bố rộng rãi trên các trang web của tổng cục để hướng dẫn khách du lịch lựa chọn người cung cấp. Danh sách đen các doanh nghiệp hoạt động tồi, lừa dối khách hàng cần được thông báo trên trang web để cảnh báo khách du lịch.

Thiết lập đường dây nóng để nhận phàn nàn của khách và thông báo rộng rãi số điện thoại của các đường dây nóng này để khách có thể phản hồi thông tin về các doanh nghiệp vi phạm. Thành lập đội phản ứng nhanh tại các điểm du lịch chính để giải quyết các vấn đề về an ninh, an toàn và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch. Cảnh sát du lịch cần hành động nhanh chóng để đảm bảo an ninh và an toàn cho khách trong trường hợp cần thiết. Các hiện tượng quấy rối khách du lịch cần được loại bỏ.

Trong giai đoạn 2001-2005, Chính phủ đã sử dụng 2146 tỷ đồng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ du lịch. Trong giai đoạn tới, Tổng cục du lịch cần phối hợp với các bộ hữu quan để sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ sự phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cả nước.

Các quy định, tiêu chuẩn, và chuẩn mực thực hành trong hoạt động du lịch cần được nhanh chóng ban hành. Việc giám sát thực hiện các quy định và

tiêu chuẩn hành nghề phải được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cung ứng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch.

Những hoạt động phối hợp chung có thể thực hiện như giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và bảo tồn di sản văn hoá thiên nhiên, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng thông qua những hoạt động phục vụ du lịch, các hoạt động xúc tiến tuyên truyền tới thị trường. Tổng cục du lịch cần đóng vai trò tích cực và chủ đạo trong việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch và đóng góp ý kiến cho quy hoạch cụ thể của từng khu. Nếu không có quy hoạch tổng thể sẽ dẫn đến hao phí nguồn lực và triệt tiêu tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

1.4. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng để cải thiện khả năng tiếp cận các địa điểm hấp dẫn du lịch cần được ưu tiên phát triển. Phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ phục vụ khách du lịch mà còn phục vụ cả cư dân địa phương. Khả năng tiếp cận các điểm du lịch bằng đường không, đường bộ, đường sắt và đường thủy từ các nước lân cận, đặc biệt là từ Trung Quốc cần được cải thiện để hấp dẫn khách du lịch có chiều hướng gia tăng từ các thị trường này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Điều kiện giao thông đường bộ cần được cải thiện. Các biển hiệu có hướng dẫn trái ngược nhau cần được dỡ bỏ. Việc áp dụng hạn chế tốc độ trên các đường quốc lộ cần được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu điều kiện giao thông thực tế để vừa đảm bảo an toàn giao thông cho khách vừa đảm bảo tốc độ hành trình giữa các điểm du lịch. Cần nỗ lực để giảm thời gian khách du lịch phải sử dụng để di chuyển giữa các điểm du lịch khác nhau nhằm làm tăng thời gian khách du lịch có thể sử dụng tại điểm hấp dẫn du lịch.

Dịch vụ đường sắt cần phải được nâng cấp đạt tiêu chuẩn khu vực và cần phải trở thành phương tiện di chuyển hiệu quả thuận tiện giữa các điểm du lịch có khoảng cách ngắn và vừa.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 11

Đường hàng không cần cung cấp nhiều hơn các chuyến bay thẳng tới các thị trường mục tiêu để có thể giảm chi phí đi từ nước gửi khách tới các địa điểm du lịch chính là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Dịch vụ hàng không nội địa cần phải trở thành phương tiện di chuyển nhanh chóng thuận tiện giữa các vùng có khoảng cách vừa và xa. Nên cho phép các hãng hàng không quốc tế bay chuyến bay nối chuyến nội địa giữa các sân bay để đón khách khi bay ra khỏi Việt Nam, và trả khách khi bay vào Việt Nam.

Các cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch cần phải được phát triển theo quy hoạch tổng thể. Những quy hoạch tổng thể này phải được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và dân cư tại thời điểm hiện tại nhưng không được làm ảnh hưởng tới lợi ích của thế hệ mai sau. Để tạo lập một môi trường thuận lợi hơn cho phát triển sản phẩm du lịch cần phối hợp quản lý tài nguyên du lịch và khuyến khích phát triển sản phẩm mới. Du lịch Việt Nam một mặt phải bảo tồn các di sản văn hoá thiên nhiên nhằm phát triển du lịch bền vững. Mặt khác, cần tiếp tục xây dựng hệ thống các tài nguyên du lịch nhân tạo mới, các khu vui chơi giải trí tạo điều kiện cho khách du lịch luôn có những hoạt động phong phú và đa dạng trong suốt thời gian lưu lại tại Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam cần tập trung nguồn lực thực hiện quy hoạch các khu du lịch nghỉ biển trọng điểm sau đây tại phía Nam :

Phú Quốc

Mũi Né (Phan Thiết)

Cam Ranh - Văn Phong - Nha Trang (Khánh Hoà)

Mỹ Khê - Non nước (Đà Nẵng)

Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)

Đây là những khu tài nguyên du lịch biển hết sức quý giá, nếu được đầu tư đúng hướng có thể sẽ tạo ra một sự phát triển có tính đột phá của du lịch Việt Nam. Do tình hình quốc tế có nhiều biến động, thời điểm hiện nay đang là cơ hội tốt để thu hút các nguồn lực đầu tư vào các khu vực này. Ví dụ như Mũi Né hoàn toàn có thể thay thế khu Bali (Inodesia). Những khu vực nghỉ biển này cũng sẽ là những cực nam châm thu hút thị trường khách du lịch Trung Quốc và Nhật bản.

Mặc dù rất phong phú tài nguyên thiên nhiên cho du lịch biển, sức hấp dẫn của các khu du lịch biển hiện nay là rất thấp. Kết quả điều tra cho thấy chỉ khoảng 20% số người được hỏi cho rằng các bãi biển và khu nghỉ biển ở Việt Nam có sức thu hút mạnh mẽ đối với họ.

1.5. Tăng cường hoạt động thông tin du lịch

Tăng cường hệ thống thông tin du lịch (TMIS), cung cấp nguồn dữ liệu hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức du lịch trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các hoạt động thị trường. Không có được thông tin cần thiết, mọi quyết định marketing của các doanh nghiệp sẽ giống như người đi dò bước trong bóng tối. Hiện nay, Tổng cục du lịch có hai đơn vị thực hiện các hoạt động thu thập, xử lý và cung cấp thông tin là Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) và Trung tâm Công nghệ Thông tin (TITC). Trước hết cần thống nhất hoạt động thông tin của hai đơn vị này, kết hợp với những nguồn thông tin của các đơn vị khác thuộc Tổng cục du lịch để xây dựng một cơ sở dữ liệu chung của cả ngành du lịch. Có thể giao cho một đơn vị (ITDR hoặc TITC) chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho cả ngành. Những bộ phận chính của cơ sở dữ liệu này bao gồm:

Thống kê về du lịch quốc tế đến Việt Nam, du lịch nội địa, du lịch Việt Nam ra nước ngoài

Thông tin và thống kê về hệ thống cơ sở lưu trú

Thông tin về khách du lịch: chi tiêu, động cơ đi du lịch, đặc điểm và mức độ thoả mãn của họ.

Thông tin về hệ thống các tài nguyên du lịch, các tuyến điểm du lịch.

Thông tin và thống kê về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (ngoài lưu trú) như các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, hàng không, v.v.

Các bộ phận của hệ thông thông tin này có thể được hình thành dần qua thời gian. Một trong những vấn đề cốt lõi là cập nhật hệ thống thông tin này. Chính vì vậy, một công việc cần làm ngay là xây dựng một cơ chế cung cấp, thu thập và xử lý thông tin trong nội bộ ngành du lịch. Cơ chế này cần phải nêu rõ được những nội dung sau:

Trách nhiệm của các doanh nghiệp (lữ hành, khách sạn) trong việc cung cấp thông tin cho Tổng cục du lịch (các sở du lịch hay trực tiếp cho đơn vị chịu trách nhiệm của Tổng cục du lịch) về số lượng khách, đặc điểm của khách (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, v.v), mức chi tiêu, v.v.

Trách nhiệm của đơn vị (do Tổng cục du lịch chỉ định) tiến hành điều tra khảo sát thường xuyên (hàng năm) về thị trường du lịch quốc tế đến Việt Nam, du lịch nội địa, du lịch Việt Nam đi nước ngoài

Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thông tin (cập nhật thông tin)

Chế độ bảo mật thông tin (người cung cấp)

Quyền lợi của các doanh nghiệp và tổ chức trong sử dụng cơ sở dữ liệu chung

1.6. Phát triển hoạt động Marketing quảng bá du lịch

Tổ chức các buổi lễ hội quảng bá du lịch tại các điểm hấp dẫn du lịch; tổ chức các lễ hội truyền thông, các buổi biểu diễn nghệ thuật địa phương và coi đó là một phần cuộc sống, một hoạt động thường nhật tại các điểm hấp

dẫn khách du lịch; giữ gìn và bảo tồn các phong tục tập quán truyền thông tại các địa phương trên cả nước để thu hút khách du lịch.

Xuất bản sách hướng dẫn du lịch và các tờ rơi quảng cáo hướng dẫn du lịch cho các thành phố chính và các điểm hấp dẫn khách du lịch. Xây dựng hệ thống bản đồ các thành phố chính để giúp khách du lịch độc lập lên kế hoạch và xây dựng hành trình du lịch cho mình tại nhà. Các bản đồ này có thể được đặt trên các trang web của Tổng cục Du lịch.

Cần xây dựng và định vị hình ảnh du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới thông qua phát triển sản phẩm, kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch, sự thoả mãn của khách du lịch, và các hoạt động marketing quảng bá hình ảnh.

Thuê chuyên gia thiết kế các chiến dịch quảng bá du lịch, các chương trình quảng cáo, các buổi giới thiệu du lịch, khẩu hiệu, băng rôn để có thể tiến hành quảng cáo một cách chuyên nghiệp hấp dẫn.

Các chương trình quảng cáo cần được quảng cáo rộng rãi trên các chương trình tivi có nhiều người xem trên khắp thế giới, trên các báo, tạp chí nổi tiếng của thế giới. ở một số thị trường mục tiêu, hoạt động quảng bá cần được địa phương hóa và thực hiện bằng tiếng bản địa.

Các hoạt động quảng bá cần được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau. Các công ty du lịch, các đại lý du lịch, Hệ thống phân phối du lịch toàn cầu GDS, các tạp chí nổi tiếng, và truyền miệng là một số kênh hiệu quả đề cung cấp thông tin về điểm đến du lịch.

Thiết lập các phòng hướng dẫn du lịch tại các sân bay, cửa khẩu chính, các trung tâm thành phố, và tại các điểm hấp dẫn khách du lịch chính. Xây dựng bảng biển, hướng dẫn khách du lịch bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, ít nhất là bằng tiếng Việt cộng với tiếng Anh.

1.7. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá cao

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lich, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải được phát triển một cách có hệ thống cả về số lượng và chất lượng.

Cần tăng cường quản lý nhà nước trong đào tạo và xây dựng năng lực. Cần xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề, hệ thống cấp và thừa nhận chứng chỉ đạt tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề trong các hoạt động cung ứng dịch vụ của ngành du lịch.

Nhà nước cần phát triển hệ thống mạng lưới các trường đào tạo du lịch, hỗ trợ các trường đào tạo du lịch xây dựng giáo trình, đào tạo giảng viên đạt chất lượng và trình độ giảng dạy có khả năng tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên nghiệp đạt chất lượng khu vực.

Đào tạo kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên phục vụ du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch. Bên cạnh các ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, và Trung Quốc, cần đào tạo hướng dẫn viên du lịch có khả năng hướng dẫn bằng một số ngoại ngữ hiếm khác như Đức, Nhật, Tây Ban Nha, và tiếng Hàn.

Cần ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đề nghị các nhà tài trợ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch

1.8. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và trong ngành du lịch nói riêng đều rất thiếu và yếu so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân quan trọng là do kinh phí để đầu tư của Việt Nam là rất thiếu. Không còn cách nào khác

để có thể phát triển ngành du lịch một cách đúng hướng, Việt Nam cần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch nhiều hơn nữa.

Để thực hiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư. Trước tiên là chúng ta phải giải quyết nhanh gọn, tập trung các thủ tục hành chính đối với các chủ đầu tư nước ngoài để tạo sự thuận tiện, thoải mái cho họ trong đầu tư. Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải tạo những ưu đãi về thuế, các điều kiện ưu đãi đầu tư và về điều kiện cư trú đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, muốn thu hút được đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải có sự ưu đãi đối với họ và phải tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn hơn các nước khác. Còn đối với nguồn ODA cũng cần phải tranh thủ tối đa cho phát triển nói chung và du lịch nói riêng. Muốn vậy thì phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác trên lĩnh vực du lịch, phối hợp với các tổ chức quốc tế về du lịch (UNWTO, PATA, ASEANTA) nhằm tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của họ, đặc biệt là việc đầu tư phục hồi, cải tạo các khu di tích lịch sử, di

tích văn hoá, danh lam thắng cảnh và cơ sở hạ tầng.

Ngành du lịch cần thực hiện phân bổ vốn đầu tư một cách có hiệu quả. Việc đầu tư cần có trọng điểm, cần có quy hoạch cẩn thận. Chú trọng khai thác và đầu tư vào nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên sẵn có, các tuyến, điểm du lịch, các địa chỉ văn hoá và các khu vui chơi giải trí.

1.9. Đơn giản hoá các thủ tục về du lịch

Đơn giản hoá các thủ tục về du lịch, thuận lợi hoá các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh của khách du lịch. Phí thị thực và các quy định liên quan tới việc cấp thị thực cần được giảm nhẹ. Hiện nay, thị thực nhập cảnh đã được miễn cho công dân của nhiều nước trong khu vực. Trong thời gian tới, cần tiến tới xóa bỏ thị thực cho khách du lịch đã có thị thực vào một trong các nước trong

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí