Một Số Nét Khái Quát Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Truyền Kỳ Mạn Lục


Yêu yêu dấu dấu đàn ai gẩy, Tính tính tình tang tính tính tinh.

(Họa vần 10 bài vịnh trăng, bài X)

Chẳng biết có dựa theo một điển cố nào không, chỉ biết dẫu dựa điển thì viết thế này vẫn cứ là bạo phổi: “Thượng đế tuy hay nghiêm cấm đoán – Có đêm lởm thởm đến phòng ta”. (Hằng Nga nguyệt).

Hẳn không phải là soạn giả về sau chép lẫn, mà từ thời điểm ấy, vua tôi Lê Thánh Tông cũng hoàn toàn có thể đã vui vẻ cười với nhau khi cùng đọc lại những lời vịnh Cây đánh đu:

Bốn cột lang nha cắm để chồng, Ả thì đánh cái, ả còn ngong

Tế Hậu thổ, khom khom cật

Vái Hoàng thiên, ngửa ngửa lòng Tám bức quần hồng bay phơi phới Hai hàng chân ngọc đứng song song Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy Nhổ cột đem về để lỗ không.

Rồi bài thơ này sẽ được mượn lại như một thứ khuôn mẫu mới.[87,tr.284-285]

Đến thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX, nhà nước phong kiến khủng hoảng, tư tưởng của Nho giáo bị lung lay, các phong trào nông dân bùng nổ. Nhiều tác phẩm có giá trị nhân đạo nở rộ giai đoạn này như: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Song Tinh Bất Dạ, Truyện Kiều… thể hiện sự thức tỉnh của con người, lên tiếng đòi quyền sống, đòi giải phóng tình cảm và những nhu cầu thuộc về bản năng cho con người. Chính Trần Thanh Đạm trong bài viết : “Giới tính và Văn nghệ” có nhận xét : “Không phải sang thời hiện đại thì con người mới có ý thức về giới tính, mới tiến hành cái gọi là cuộc “Cách mạng tình dục” như một vài người muốn rêu rao để tỏ ra mình hiện đại. Trong văn chương ta trên vấn đề này từ lâu đã có truyền thống dân gian, có thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc… Nhân loại cũng như dân tộc từ lâu đã có ý thức được tính tất yếu,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


và cả tính thẩm mĩ nữa của giới tính và quan hệ giới tính trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật”[14]. Như vậy, một số tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở giai đoạn này đã trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào khai thác vấn đề dục tính của con người. Khảo sát một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục - 5

Hai tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn- Đoàn thị Điểm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và đã thể hiện những khát vọng ái ân, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người cung nữ và chinh phụ thật tinh tế, sinh động. Trong nỗi nhớ của người vợ đang tuổi hoa niên với chồng trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn- Đoàn thị Điểm có cả nỗi khao khát nhục cảm thân xác:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu

Hình ảnh nguyệt – hoa, hoa – nguyệt quấn quýt bên nhau càng gợi thêm khao khát dục tính thân xác trong nỗi nhớ chồng của người chinh phụ. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử ca ngợi giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm ở việc khẳng định quyền sống của con người trong tác phẩm: “Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, những người sáng tác khúc ngâm là những người mở đầu cho khuynh hướng văn học nhân đạo; cất lên tiếng kêu đau thương oán hận thương thân. Xót mình thống thiết của những người trong cuộc.Đó là tiếng kêu thế hệ, tiếng kêu thời đại. Giờ đây các khúc ngâm đã đưa ra một quan niệm khác về con người. Họ khẳng định quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc của con người” [64, tr.72]. PGS-TS Trần Nho Thìn cho rằng tác phẩm đã bàn đến quyền được hưởng hạnh phúc của con người nhất là hạnh phúc thân xác, một nhu cầu thuộc bản năng chính đáng của con người.

Nguyễn Gia Thiều với thể ngâm khúc diễm lệ, ngôn từ bóng bẩy hoa mĩ, giọng điệu đắm say đã nói thay người phụ nữ nỗi oan trái và đánh thức nơi họ những khát khao tình yêu đầy bản năng mà vẫn tinh tế, không chút sống sượng. Nguyễn Gia Thiều, trong Cung oán ngâm khúc khi miêu tả cảnh “mây mưa” của vua với cung nữ đã dẫn tư liệu trong văn học Trung Quốc:


Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn, Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng

Tề Tuyên Vương khi nói chuyện trị với Mạnh tử, có nói câu quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu sắc: kẻ quả nhân (tự xưng) này có tật, kẻ quả nhân này ưa sắc. Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên, tức bệnh ưa sắc đẹp của một đấng quân vương.

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Rực rỡ và khắc khoải (Hay là tính cách hiện đại của “Cung oán ngâm khúc”) cũng đánh giá cao những đóng góp của Nguyễn Gia Thiều về nghệ thuật miêu tả yếu tố xác thịt trong khúc ngâm: “Xưa nay, trong văn học cổ Việt Nam, mọi khoái cảm xác thịt chỉ được diễn tả một cách lấp lửng, nửa vời, nếu không nói là giấu biệt đi, bảo nhau không nên đả động đến. Ở Cung oán ngâm khúc, người phụ nữ mất hết vẻ e thẹn vốn có, nàng sẵn sàng khoe ra tài năng, vẻ đẹp và cả khả năng quyến rũ của mình” [42, tr.4]. Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh trong tham luận Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người cung nữ [72]cũng khẳng định yếu tố dục tính, coi đây là điều hợp lý với hoàn cảnh riêng của người cung nữ.

Nói đến văn chương thể hiện dục tính giai đoạn này, chúng ta không thể không nhắc đến bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương mà hầu hết tác phẩm đều có nghĩa ngầm (cách nói của Xuân Diệu) tả sex. Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Lộc viết: Hồ Xuân Hương không giả dối, bà đã công khai nói lên cái sự thật ấy. Thỏa mãn cuộc sống bản năng cũng là một khát vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát vọng chính đáng nào ; và điều đáng chú ý hơn nữa ở nhà thơ này là đã công khai nói đến cuộc sống bản năng, dù viết về những đề tài cốt để người ta liên tưởng đến chuyện trong buồng kín của vợ chồng, nhưng bất cứ một bài thơ nào của bà cũng đều gợi lên một cảm giác đẹp hiếm có. Và chính điều này đã nâng nhà thơ lên hàng những nghệ sĩ lỗi lạc, chứ không phải là những kẻ tầm thường làm thơ, viết văn với mục đích khiêu dâm” [40, tr.11]. Lời nhận định đã cho ta thấy được con người cá nhân bản năng trong thơ Hồ Xuân Hương khi thể hiện những vẻ đẹp đậm tính nhục thể, những biểu tượng phồn thực, những hoạt động tính giao trong thơ.


Vào khoảng thế kỷ XVIII, "Hoa viên kì ngộ" xuất hiện và được xếp vào loại tiểu thuyết sắc dục rất hiếm, rất đặc biệt của tiểu thuyết Việt Nam thời trung đại. Trên báo Tiền Phong, tác giả Nguyễn Khắc Phê có bài Văn chương về tình dục: Có thật “Việt Nam lạc hậu trăm năm”? có đề cập đến một số chi tiết miêu tả có phần mạnh bạo về tính dục trong tiểu thuyết Hoa viên kì ngộ, xem đó như là một sự cung cấp “tư liệu tham khảo”, đặng cho thấy chẳng cứ phải Tây Tầu đâu xa, về chuyện văn chương tìnhdục, các “cụ” nhà ta mấy trăm năm trước đã rất ư sành sỏi [61]. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Kì ngộ ở trại Tây tuy có bạo dạn trong việc miêu tả sắc dục, tuy có cảnh “nhất dạ nhị giao” song tác giả vẫn phải ngụy trang lên chúng chút ít màu sắc ma quái, hoàn toàn không giống truyện Hoa viên kì ngộ - rất người... Trong Hoa viên kì ngộ, việc miêu tả sắc dục không chỉ dừng lại ở cảnh “nhất dạ nhị giao”, chàng công tử họ Triệu liền một lúc có quan hệ với cả bốn cô gái, mà cảnh nào cảnh nấy đều được miêu tả rất sinh động, không che đậy[61].

Đặc biệt ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đề cập đến vấn đề thân xác, nhu cầu bản năng của con người. Có thể nói, thi hào Nguyễn Du là bậc thày miêu tả những cảnh sex. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh khoả thân của nàng Kiều lúc tắm:

“Rõ màu trong ngọc trắng ngà,

“Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.”

Lời Tú Bà dạy Kiều cách phục vụ khách làng chơi thể hiện rõ dục tính:

“Này con thuộc lấy nằm lòng

Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề. Chơi cho liễu chán hoa chê,

Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời.”

Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”, đã có trong Tố Nữ Kinh, tương truyền là ở thời Hoàng Đế của Trung Quốc (hơn 2000 năm trước công nguyên). “Vành ngoài bảy chữ” là kích dục bên ngoài. “Vành trong tám nghề” là cách làm tình.


Nhận định về vấn đề thân trong Truyện Kiều, PGS-TS Trần Nho Thìn viết: Trong Truyện Kiều, cái nhìn của tác giả đã đổi khác. Các mối tình của Kiều và các nhân vật chính diện, ở mức độ này khác, đều không thiếu màu sắc thân xác, nhục dục. Và điều quan trọng là nhà thơ tỏ thái độ tán đồng, thậm chí chăm sóc nâng niu những mối tình đó, tức là hoàn toàn thoát li lập trường truyền thống đối với vấn đề tình yêu, thân xác” [78,tr.427]. Lời nhận định đó đã khẳng định rõ Truyện Kiều là tác phẩm thể hiện rõ màu sắc dục tính. Việc đề cập đến những vấn đề dục tính trong văn thơ, các nhà nho đã góp phần đóng góp nội dung mới cho văn học và làm giàu thêm chủ nghĩa nhân văn vốn có của nền văn học dân tộc.

Ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến…đã ít nhiều thể hiện vấn đề dục tính. Nguyễn Công Trứ, nhà nho tài tử đã thẳng thừng tuyên bố về quan niệm hưởng lạc của mình:

Chơi cho lịch mới là chơi

Chơi cho đài các cho người biết tay Tài tình dễ mấy xưa nay?

Trong cảnh “ngất ngưởng”, đi chùa lễ Phật ông vẫn mang hầu thiếp theo cho thoả lòng vui thú!

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Nguyễn Khuyến cũng dùng cách nói ỡm ờ để người đọc có thể liên tưởng:

Người xinh, cái bóng tình tinh cũng … Một bút một thêm một điểm tình!

(Đề ảnh Tố Nữ)

Câu thơ lấy ý từ câu ca dao: Người xinh cái bóng cũng xinh/ Người giòn, cái tỉnh tình tinh cũng giòn.

Tóm lại, vấn đề dục tính cũng đã xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam với mức độ đậm nhạt khác nhau. Với quan niệm khắt khe của Nho giáo coi dục tính là một trong những điều cấm kị, viết về chuyện tình dục, các nhà nho vẫn phải dùng các điển tích, cách chơi chữ, dùng từ đa nghĩa, cách nói bóng gió… tất cả nhằm


mục đích để “tránh” đi những chuyện cần tránh. Việc đề cập đến những vấn đề dục tính trong văn thơ, các nhà nho đã góp phần đóng góp nội dung mới cho văn học và làm giàu thêm chủ nghĩa nhân văn vốn có của nền văn học dân tộc.

1.3. Một số nét khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục

1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ

Đến nay, tài liệu viết về thân thế, cuộc đời Nguyễn Dữ, tác giả của Truyền kỳ mạn lục không nhiều. Bài tựa Cựu biên Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 là tài liệu cổ nhất có ghi về Nguyễn Dữ và tác phẩm của ông: “ Tập lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền. Được một năm ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu. Mấy năm không đặt chân tới chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này, để ngụ ý…” [4,tr.69].

Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn cũng giới thiệu về Nguyễn Dữ như sau: “Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc. Cha là Nguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khóa Bính Thìn đời Hồng Đức (1496), làm quan đến Thượng thư Bộ hộ. Dữ từ nhỏ đã nổi tiếng học rộng nhớ nhiều, có thể lấy văn chương nối nghiệp nhà. Đỗ Hương tiến, nhiều lần thi hội trúng tam trường, được bổ chức Tri huyện Thanh Tuyền, mới được một năm lấy cớ nơi làm việc xa xôi, xin về phụng dưỡng cha mẹ. Sau vì ngụy Mạc thoán đạt, thề không đi làm quan nữa; ở làng dạy học không đặt chân đến chốn thị thành, viết Truyền kỳ mạn lục bốn quyển văn từ thanh lệ, người đương thời rất khen” [16].

Theo đó chúng ta thấy Nguyễn Dữ còn có tên khác là Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, người Gia Phúc, Hồng Châu, nay là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, là con trưởng của Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ triều Lê. Ông sinh ra trong dòng dõi khoa hoạn, từ nhỏ đã ham học, nhớ nhiều. Làm quan được một năm thì ông từ quan về nhà nuôi mẹ, mấy năm không bước chân tới chốn thị thành. Tư tưởng của Nguyễn Dữ về cơ bản là tư tưởng của một nhà Nho chính


thống. Tư tưởng này đã để lại dấu ấn trong Truyền kỳ mạn lục và thể hiện khá rõ nét trong nghệ thuật kể, tả người phụ nữ của tập tác phẩm này.

Về thời đại Nguyễn Dữ sống còn có nhiều nghi vấn. Nguyễn Phương Đề trong “Công dư tiệp kí”, Bùi Huy Bích trong “Hoàng Việt thi tuyển” cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Bỉnh Khiêm sửa chữa Truyền kỳ mạn lục. Trần Ích Nguyên trong “Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục”, Lại Văn Hùng dẫn theo lại cho rằng Nguyễn Dữ là người sống cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lại Văn Hùng dự đoán “Nguyễn Dữ sinh vào khoảng thập niên cuối thế kỉ XV và mất khoảng thập niên thứ tư thế kỉ XVI, thọ 50 tuổi”[24].

Trần Nho Thìn khẳng định: “Nguyễn Dữ chắc chắn sống cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng thuyết của Vũ Khâm Lân nói ông là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) và Nguyễn Bỉnh Khiêm sửa chữa Truyền kỳ mạn lục không đáng tin” [80,tr373]. Căn cứ vào những tư liệu đáng tin cậy hiện có, chúng ta có thể khẳng định rằng: Nguyễn Dữ sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XV và lớn lên vào nửa đầu thế kỉ thứ XVI, sống cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đấy là thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào con đường suy yếu, và sự suy yếu đã nhanh chóng trở nên trầm trọng. Sau khi Lê Thành Tông mất, triều đình nhà Lê khủng hoảng. Vua thì hoang dâm, xa xỉ, bọn gian thần đua nhau tranh quyền đoạt vị. Nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc,đại hạn, đói khổ, thất nghiệp. Các cuộc nổi dậy của nhân dân nổ ra liên tiếp, điển hình là cuộc nổi dậy của Trần Cảo được nhân dân ủng hộ và uy hiếp sự tồn tại của nhà Lê. Năm 1527 Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc. Tiếp đó các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc. Đứng trước một hiện thực như vậy, những nhà nho có khí tiết đã không tránh khỏi sự chán chường bởi sự đổ vỡ của niềm tin, lí tưởng. Không ít người đã từ quan mà về, trong đó có Nguyễn Dữ. Ông đã chọn cho mình con đường ẩn dật sống tách biệt với cuộc sống trần tục, hòa nhập với thiên nhiên, cộng đồng. Qua những nhân vật nho sĩ trong tác phẩm TKML, phần nào ta thấy được hình ảnh của nhà nho ẩn dật Nguyễn Dữ. Với ông ở ẩn là tránh xa công danh lợi lộc“không thể vì số lương năm đấu gạo mà buộc


mình trong đám lợi danh”[11,tr.107] như Từ Thức, không theo quan quân vô đạo “đắm mình vào trong cái triều đình trọc loạn”. Ông chọn cho mình sống“náu vết chốn núi rừng”, “một chiếc giường mây”, “một túp lều tranh”, “giữa nơi đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn” “ chỉ biết đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói, múc khe mà uống, bới núi mà ăn”, “làm bạn cùng hươu, nai, tôm, cá, quẩn quanh bên tuyết nguyệt phong hoa…”[11,tr.143] như người tiều phu núi Na. Giữa cuộc đời ô trọc với những gò đống lợi danh, lối sống đó thật cao khiết biết bao! Nguyễn Dữ sống lánh đời nhưng không quên đời.Những âm vang của cuộc đời vẫn vọng đến tâm hồn người ẩn sĩ. Để rồi trong những trang văn của ông vẫn in đậm bóng hình của cuộc đời với tâm tư của người ẩn sĩ.

Nguyễn Dữ sống chủ yếu vào đời nhà Mạc (1527- 1592). Về kinh tế và xã hội, nhà Mạc cũng đã tạo ra được một không khí thịnh trị từ thành thị đến thôn quê, trong Đại Việt sử kí toàn thư có chép về thời yên bình đó của nhà Mạc như sau: “Mạc có lệnh cấm trong ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đấy, người buôn bán và người đi đường đều đi tay không, ban đêm không có trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng điểm soát một lần, hoặc có sinh đẻ cũng không thể biết là vật của nhà mình. Trong khoảng vài năm, đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên” [80,tr.379]. Về đời sống văn hóa tư tưởng nhà Mạc, do nhà nước phong kiến không kiểm soát chặt chẽ nên nổi lên hiện tượng tam giáo đồng nguyên. Nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn, Phật giáo và đạo giáo được phục hồi. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng nhận xét: chưa biết lấy gì thay được Nho giáo tuy là thấy mô hình quân chủ là bế tắc, họ Mạc vẫn đành dùng Nho nhưng không quá khắt khe với hệ thống phi Nho như thời Lê sơ. Vì vậy, Phật- Đạo lại khởi lên, tuy thời toàn thịnh của nó đã vĩnh viễn qua rồi…Tình hình tư tưởng trong triều ngoài nội đỡ “nghẹt thở” hơn thời độc tôn Nho giaó Lê sơ trước; tín ngưỡng dân gian, các xóm làng ngoài việc cúng Phật, cũng đủ các thần thánh nội ngoại sinh; Phật điện ở Bắc Việt Nam đông đúc các loại hình, hỗn hợp “tiền thần, hậu Phật, tiền Phật, hậu thần” [89,tr.814]. Trong hoàn cảnh đất

Ngày đăng: 18/02/2024