nét phàm tục giống con người tự nhiên. Thần Thuồng Luồng đã bắt Dương thị, vợ của quan Thái thú họ Trịnh về làm vợ. Trong bức thư Dương thị gửi cho quan Thái thú có kể rằng: “Nào ngờ biến dậy một đêm, đến nỗi hình rơi đáy vực. Bởi không thể chìm châu đắm ngọc, nên đành cam giãi nguyệt dầu hoa”. Thần Thuồng Luồng đã bắt vợ của người khác nhưng khi bị tố cáo thì chối cãi, cho rằng quan Thái thú đã vu khống. Lời chối cãi của thần Thuồng Luồng cho thấy bản chất gian ngoa, không chịu nhận lỗi về mình: “Kẻ kia ở trên trần, tiểu thần ở dưới nước, mỗi người một ngả, không có can thiệp gì với nhau. Vậy mà hắn buông lời phao vu, để hãm hại người vô tội”. Nhưng bằng lời định tội của Dương thị thì tội ác của thần Thuồng Luồng mới được lộ rò: “người áo đỏ là kẻ thù”, “độ trước không may bị cái yêu ấy bắt cướp, trải đã ba năm trời”. Nếu vừa rồi, thần Thuồng Luồng còn chối cãi hành vi của mình thì đến đây mọi phải trái đã được xác minh. Đức vua không khỏi giận dữ mà nói rằng: “Không ngờ thằng giặc kia lại gian hoạt đến như thế. Bên trong thì làm sự dâm dật, mặt ngoài thì già họng chối cãi. Việc ấy nỡ làm thì dù đem xử tử cũng không đáng tiếc”. Có thể thấy, Nguyễn Dữ đã không ngần ngại vạch trần bản chất xấu xa của thần Thuồng Luồng. Đồng thời, tác giả cũng đặt ra vấn đề là dù là thần, tiên, Phật…thì cũng có những tật xấu, những nét bình phàm.
Trong tác phẩm, các nhân vật đã phát biểu những tư tưởng sống với những nhu cầu cá nhân của mình. Nhân vật nhà vua đã nói rằng: “Đời người như khách qua đường, kẻ trước đi qua mà kẻ sau tiếp đến” trong Chuyện đối tụng ở Long cung. Thư sinh Hà Nhân trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây cũng khẳng định “Người sinh ở đời như cái hoa trên cây, tươi héo có kì, không thể gượng lại dù chỉ trong chốc lát”. Chính những tư tưởng này khiến các nhân vật muốn sống cháy bỏng, chớp lấy từng giây phút của tuổi trẻ. Họ lao vào lối sống phóng khoáng, tìm kiếm sự thỏa mãn những nhu cầu cá nhân trần thế.
Người đọc sau khi đọc xong tác phẩm đều có cảm nhận chung là Nguyễn Dữ đã nói khá nhiều đến chuyện trai gái, chuyện ân ái lứa đôi. Trong tổng số 12 truyện viết về nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục thì có 7 truyện viết về những cuộc ái ân mặn nồng của các nhận vật bình phàm. Đó là các truyện:
- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
- Chuyện cây gạo
- Chuyện kì ngộ ở trại Tây
- Chuyện nghiệp oan Đào thị
- Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
- Chuyện yêu quái ở Xương Giang
- Chuyện nàng Túy Tiêu
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 1
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 2
- Nhận Diện Nhân Vật Bình Phàm Trong Truyền Kì Mạn Lục
- Nghệ Thuật Miêu Tả Ngoại Hình Nhân Vật
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 6
- Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 7
Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.
Ở một số truyện, Nguyễn Dữ không đi sâu vào miêu tả cuộc ái ân của các nhân vật mà chỉ là kể ngắn gọn. Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, tác giả đã kể việc chăn gối của nhân vật Trọng Qùy và Nhị Khanh “Hai người vì xa cách nhau lâu, nên nay tình ái bội phần nồng đượm, sự sung sướng không còn phải nói” [8, 221]. Chuyện Yêu quái ở Xương Giang cũng vậy, Nguyễn Dữ chỉ kể “Đã thành vợ chồng, tình ái rất là thắm thiết”. Đó là tính ái giữa viên quan họ Hoàng với Thị Nghi. Có thể thấy, chỉ với những câu kể ngắn gọn, Nguyễn Dữ đã nói lên được những cuộc ân ái nồng đượm của nhân vật. Tác giả đã thể hiện được sự trần tục của con người qua nhu cầu về nhục dục.
Nếu Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu và Chuyện yêu quái ở Xương Giang tác giả chỉ kể lại ngắn gọn cuộc ân ái của nhân vật bình phàm thì đến đây, Nguyễn Dữ miêu tả mạnh mẽ và trực tiếp hơn. Tác giả đã rất táo bạo, phóng túng khi thể hiện mối quan hệ yêu đương không lành mạnh của nhân vật Hà Nhân với hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây. Hà Nhân, một
môn đệ của cửa Khổng sân trình nhưng “bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng”.
“Sinh rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm. Chàng lả lơi cợt ghẹo, hai ả thẹn thò nói rằng:
- Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉn e mưa gió nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa yếu mềm.
Sinh khuyên lơn dịu ngọt rồi cùng tắt đèn đi nằm. Lửa đượm hương nồng, ân ái mười phần thỏa nguyện”.
Nguyễn Dữ còn để nhân vật của mình làm thơ ngâm chơi về sự gần gũi nam nữ “chân gác, má kề”. Sau khi được nghe hai nàng Liễu, Đào ngâm thơ: “Hà Nhân vỗ tay cả cười mà rằng:
- Tình trạng trong chốn buồng xuân, tả đến như thế thì thật là diệu tuyệt, lời hoa ý gấm tôi khó lòng theo kịp hai nàng.
Hà Nhân bèn lại tiếp tục ngâm:
Quyện uyển thư trai khách mộng dung, Ngộ tùy vân vũ đáo Vu Phong.
Giao phi điệp lộng sâm si bạch, Liên đế hoa khai thứ đệ hồng.
Tĩnh túc nhiệm giao oanh thướng há, Phân lưu nhẫn cấm thủy tây đông.
Tuyệt liên quan thị phong lưu chủng, Hứng đáo phong lưu tự bất đồng.
Dịch:
Mê khách buồng văn giấc lạnh lùng, Mây mưa bỗng lạc tới Vu Phong.
Đua bay bướm giỡn so le trắng, Liền cuống hoa phô rực rỡ hồng.
Một ổ thỏa thuê oanh ấm áp, Đôi dòng san sẻ nước tây hồng.
Hữu tình cùng giống phong lưu cả, Mỗi vẻ nhưng riêng thú đượm nồng”.
Trong Chuyện cây gạo, lái buôn Trình Trung Ngộ đã gặp Nhị Khanh trên cầu Liễu Khê trong một đêm tình tứ và thơ mông. Trình Trung Ngộ đã bị Nhị Khanh mê hoặc bởi vẻ đẹp của “một giai nhân tuyệt sắc”, hai người đã quấn quít bên nhau, miệt mài trong các cuộc trụy hoan về xác thịt. Nhị Khanh đã làm thơ về cuộc hoan lạc giữa hai người:
“Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì, Tu đố tân lang ngữ biệt ly.
Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử, Hương la thoát hoán tú hài nhi.
Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp, Xuân tận tam canh oán tử qui.
Thử khứ vị thù đồng huyệt ước, Hảo tương nhất tử vị tâm tri.”
Dịch:
“Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu, Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu. Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm, Dải là cởi tháo trút hài thêu.
Mộng tàn gối bướm bâng khuâng lạc, Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu. Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy, Vì nhau một thác sẵn xin liều”.
Nguyễn Dữ miêu tả những chuyện hoan lạc nơi phòng the của sư Vô Kỷ và Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị: “Hai người đã yêu nhau, mê đắm say sưa, chẳng khác nào con bướm gặp xuân, trận mưa cửu hạn, chẳng để ý gì đến kinh kệ nữa”.
Nhà văn còn thể hiện nhu cầu hoan lạc ở nhân vật thần tiên. Khi nói đến bậc tiên thánh, ai cũng nghĩ đến miền cực lạc, nơi ấy không có một chút lòng tham hay dục vọng cá nhân. Nhưng trong Chuyện Từ thức lấy vợ tiên, Từ Thức đã nghi ngờ rằng: “Nay quần tiên ai về chỗ nấy, sống trong cảnh quạnh quẽ cô liêu, đó là vì lòng vật dục không nảy sinh, hay là cũng có nhưng phải gượng đè nén”.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, tình yêu nhục dục là một bước tiến của một tình yêu tự nguyện hết mình. Tác giả đã không ngần ngại khi nói đến những chuyện trai gái ái ân, hoan lạc bên nhau. Nhà văn không đi vào đề cao nhục dục mà muốn thể hiện nhu cầu tri âm, sự mong muốn có người đồng cảm của các nhân vật bình phàm. Nguyễn Dữ khám phá ra những khát vọng hạnh phúc đời thường nhất của con người qua cái nhìn nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.
Tóm lại, tư tưởng, lối sống của nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục được xem xét dưới góc độ tư tưởng của lễ giáo phong kiến, ta thấy ở nhân vật bình phàm có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ngoài những nhân vật quân tử sống có lí tưởng, hoài bão thì còn có những đấng nam nhi sống sa đọa, dấn thân vào những nhu cầu dục vọng tầm thường. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, Nguyễn Dữ đã miêu tả tư tưởng, lối sống của các nhân vật bình phàm bằng tấm lòng nhân đạo. Bên cạnh việc phê phán hiện thực xã hội qua lối sống của nhân vật, Nguyễn Dữ còn cảm thông, phát hiện ra những khát vọng đời thường. Điều đó cho thấy, bất kì nhân vật nào cũng mang trong mình những khuyết điểm, những khát vọng trần tục. Điều quan trọng là bản thân nhân vật phải nhìn nhận được đúng vấn đề và mong muốn hoàn thiện bản thân.
2.3.3. Số phận của nhân vật bình phàm
Nguyễn Dữ là một nghệ sĩ có tài khi tái hiện được số phận của các nhân vật bình phàm. Ở mỗi nhân vật bình phàm, họ có những số phận riêng, nhưng tựu chung lại, phần lớn họ là những con người phải chịu số phận bất hạnh.
Các nhân vật bình phàm là phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Dữ có số phận hẩm hiu, vì những lí do khác nhau mà họ phải chết. Đó là những truyện:
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
- Chuyện Lệ Nương
- Chuyện nghiệp oan của Đào thị
Lệ Nương và Phật Sinh trong Chuyện Lệ Nương là hai người có hôn ước từ nhỏ, họ yêu nhau “tuy kì cưới xin chưa định, nhưng hai tình gắn bó, đã chẳng khác chi vợ chồng vậy”. Nhưng chiến tranh nổ ra, Lệ Nương bị bắt vào cung, tiếp đó là bị đưa sang biên giới. Chính hoàn cảnh xã hội đã làm cho Phật Sinh và Lệ Nương phải chia lìa đôi ngả. Cuối cùng, nàng đã phải tự tử để bảo toàn danh tiết của mình. Lệ Nương nói “chẳng thà chết rấp ở ngòi lạch, gần gũi quê hương, còn hơn là sang làm những cái cô hồn ở bên đất Bắc”. Số phận của Lệ Nương tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ sống trong xã hội loạn ly lúc bấy giờ. Họ không được hưởng hạnh phúc mà phải chịu nhiều đắng cay, phải chọn cái chết để giữ lấy phẩm giá của mình.
Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nguyễn Dữ cũng đã thể hiện số phận bất hạnh của nhân vật Nhị Khanh. Nhị Khanh là một người vợ chung thủy, sắc son với chồng. Nàng luôn có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình nhưng nàng không thể chủ động giữ được hạnh phúc. Nhị Khanh có thể chấp nhận chờ chồng đằng đẵng đợi ngày trở về nhưng không chấp nhận để chồng biến mình thành món hàng để trao đổi. Nàng đã chọn cái chết để phẩm tiết của mình không bị hoen ố: “Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt ly là
việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi”. Có thể thấy, số phận Nhị Khanh thật đáng buồn. Nàng đã vì chồng mà chờ đợi, mong có ngày đoàn tụ hạnh phúc. Nhưng số phận không cho Nhị Khanh được trọn vẹn hạnh phúc mà đã để nàng chết vì một người mà mình yêu thương. Phải chăng cuộc sống thật sự rất nghiệt ngã đối với những số phận người phụ nữ?
Chuyện người con gái Nam Xương cũng đề cập tới số phận bất hạnh, phải chết một cách oan khuất của nhân vật Vũ Thị Thiết. Chiến tranh đã làm gia đình Vũ Thị Thiết phải chia lìa khi Trương Sinh đi lính. Nàng đã phải ở nhà một mình chăm mẹ già, nuôi con nhỏ. Sau chiến tranh, Trương Sinh trở về đoàn tụ những mong được hạnh phúc sau bao tháng ngày xa cách. Nhưng ngược lại, vì bản tính hay ghen của Trường Sinh mà Vũ Thị Thiết phải chết oan. Cái chết của Vũ Nương là do bị đẩy tới bước đường cùng không lối thoát, dù có phân trần bao nhiêu cũng không hết mối nghi ngờ của Trương Sinh. Thú vui “nghi gia nghi thất” mà Vũ Nương mong muốn vun đắp bấy lâu nay giờ trở thành ảo mộng xa vời. Sự chung thủy thờ chồng của nàng lại được được trả giá bằng sự nghi ngờ của Trương Sinh. Có lẽ, khi người chồng không còn tin tưởng vào sự trinh tiết, thủy chung cũng là lúc người phụ nữ cảm thấy đau lòng nhất. Nỗi đau ấy không thể xóa mờ, chỉ có người trong cuộc mới thực sự thấu hiểu được. Nàng đã trẫm mình xuống dòng nước của sông Hoàng Giang để minh oan cho mình:“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.
Chuyện nghiệp oan của Đào thị kể về số phận bi thương của nhân vật phụ nữ Đào Hàn Than. Kiếp sống của Đào thị vô cùng phong phú và phức tạp,
không giống như các nhân vật phụ nữ khác trong Truyền kì mạn lục. Nếu cái chết của Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương) là sự chuyển hóa giữa hai giai đoạn: từ cuộc đời trần thế đến cuộc đời vĩnh hằng của còi chết thì cái chết của Đào Hàn Than là cuộc đời thăng trầm ở giai đoạn làm người và làm ma. Nàng là người xinh đẹp và“thông hiểu âm luật và chữ nghĩa”, được tuyển vào cung vua. Nhưng khi vua Dụ Tông qua đời thì “nàng bị thải ra ở ngoài phố”. Lúc này, nàng “thường đi lại nhà quan Hành khiển là Ngụy Nhược Chân”. Vợ quan Hành khiển tỏ mối nghi ngờ, lòng ghen nổi lên nên đã đánh Đào thị một trận nhừ tử. Bị đánh ghen vô cớ nên nàng “tức tối vô cùng” và quyết định trả thù. Nhưng thích khách bị bắt, khai ra chủ mưu là Đào Hàn Than. So với thế lực nhà quan, Đào thị chỉ là dân đen trong xã hội. Tội án đã đề ngay trước mắt, một lần nữa Đào Hàn Than phải đối mặt với thân gái bơ vơ. Đào thị chính là nhân vật đại diện cho những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh. Đúng như Nguyễn Du sau này có nói trong Truyện Kiều:
“Nghĩ đời mà chán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
Và:
“Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Hàn Than đã phải cạo trọc đầu, đến tu hành ở chùa Phật Tích. Có lẽ cái
nghiệp văn chương đã đeo bám nên Đào thị đã lập am Cư Tĩnh “mời họp các văn nhân để xin một bài bảng văn”. Chính việc mở am là mầm tai họa tiếp theo của Đào thị. Nàng đã vô tình gây thù với cậu học trò, để rồi hắn làm một bài văn chế nhạo cái gốc gác xuất thế, quá khứ đau buồn của nàng:
“Kính nghĩ am chủ ở núi Phật Tích là Đào Thị, Sổ ca nhạc rút tên ra khỏi.
Cửa Phạn vương núp bóng tìm vào,