Nguyễn Đôn Phục – Phong Cách Du Kí Truyền Thống

mà ngó. Cô Cúc Tử đương ham học cho nên không để ý tới, em thấy bà đầm nầy đứng vòng tay hai bên sườn, đầu nghiêng một bên, miệng cười một cách khó chịu, hình như có ý nói thầm trong bụng rằng: “Mấy con nhỏ này biết gì mà đọc sách với vở.” Anh chồng đi kiếm vợ, tới đó, thấy vợ đứng ngó thì cũng đứng lại mà ngó, bộ mặt cũng tỏ ra cái vẻ khả ố như vợ vậy. Thiệt là ông tơ khéo xe, vợ nào thì chồng nấy! Vừa khi cô Cúc Tử ngó lên, thì bà đầm kia hỏi ngay rằng:

- Qu’est – ce que tu lis? (…)

Cổ cười chuốm chiếm và trả lời rất có phép tắc:

- Thưa bà, tôi đọc cái cuốn sách đặng học cho biết lễ phép của người Lang sa…”

(Phụ nữ Tân văn, số 3, tr.33)

Phạm Vân Anh đưa phát ngôn tiếng Pháp của nhân vật vào trong lời trần thuật là vừa để tạo ra tính khách quan cho câu chuyện hành trình của mình, đồng thời muốn đả kích cái vô văn hóa, thiếu văn minh của những người thường tự coi mình là những người văn hóa của một dân tộc văn minh.

Du kí của Phạm Quỳnh có xu hướng hiện đại hóa văn phong tiếng Việt, nhưng trong những trường hợp cần thiết, ông cũng dùng chữ Pháp để mô tả sự bề thế đối tượng được miêu tả. Sau đây là đoạn văn miêu tả một bến tàu ở Pháp.

“Tàu Armand Béhic kỳ này tới đỗ ở bến Joliette là bến gần thành phố hơn nhất. Nguyên cái cảng Marseille thời to lớn lắm, ngoài có một dải trường đê ngữ sóng, trong chia ra từng khu, mỗi khu là một cái bến cho tàu đậu: có bến Jolierre, bến Lazaret, bến Pinède, bến Madrague. Những tàu của Công ti Messageries maritimes thường đậu ở hai bến Joliette Pinède. Có nơi gọi là “Bến cũ” (Vieux Port) thời chỉ để cho các thuyền nhỏ đậu, tàu lớn không vào bến.”

(Nam Phong, số 63, tr. 226)

Có trường hợp tác giả dùng chữ Pháp như là một phương thức so sánh trong miêu tả. Trong Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể của Nhật Nham có đoạn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Trên cùng hiện ra một cảnh tượng rất đẹp. Sau khi những lớp quặng bao bọc núi đá đã khai thác, trên một khoảng đất bằng phẳng, còn trơ lại những ngọn núi đá nhấp nhô như cái núi đá trong vịnh Hạ Long. Vì vậy người Pháp đặt tên nơi này là “Baie d’Along terrestre” (Vịnh Hạ Long trên cạn) mà dân vùng này gọi các núi ấy là Phya Khao (núi bạc) vì đêm đến có ánh bạc từ núi phát ra.” (Tri Tân, số 67, tr. 11)

Ngôn ngữ du kí giai đoạn 1935 - 1945 đang chuyển hóa để chuẩn hóa ngôn ngữ dân tộc. Vì thế, bước sang giai đoạn này, hiện tượng dung hợp ngôn ngữ đã hạn chế rất nhiều, nhường chỗ cho ngôn từ và phong cách diễn đạt của tiếng Việt hiện đại.

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - 18

4.4.2. Sự đa dạng của văn phong

Hành văn trong văn bản của tác phẩm du kí là biểu thị tính hình thức của các phương thức phản ánh: miêu tả, nghị luận và trữ tình. Miêu tả trong du kí có: miêu tả bên ngoài (cái mà tác giả quan sát được như các đối tượng: đường đi và phương tiện, phong cảnh và di tích,…) và miêu tả bên trong (những diễn biến của tâm trạng trước hoàn cảnh, trước đối tượng quan sát). Miêu tả trong tác phẩm du kí đối với sự vật không đơn thuần tái hiện hình ảnh sự vật như hình dáng, màu sắc, đặc điểm,… mà là sự lựa chọn cách thể hiện hình ảnh từ góc nhìn và điểm nhìn; tức là điểm nhìn nào thì sự vật sẽ hiện lên như thế đó. Có những trường hợp cùng một sự vật nhưng trong mỗi bài du kí nó hiện lên bởi những đường nét khác nhau. Trong du kí, hành văn miêu tả thường đi liền nghị luận để tạo ra cấu trúc cú pháp đặc trưng của nó. Nếu hình ảnh miêu tả không mang tính quan trọng, chỉ lướt qua thì sự kết hợp giữa miêu tả với nghị luận thường là sự so sánh với nơi này, nơi kia, người này nói, người kia nghĩ,… Chẳng hạn:

“Hai bên vệ đường giồng toàn cây mù u mát mẻ lắm; thứ cây này bắt đầu trông từ khỏi Huế; thứ nhất ở gần Quãng Ngãi, lá thì rợp, quả thì ép làm dầu thắp, có cây đã cổ thụ, thì biết rằng con đường quan lộ này làm đã lâu, chắc từ trước đời Gia Long.”

("Lược ký đi đường bộ từ Hà nội và Sài gòn", Nam Phong, số 129, tr. 462)

Nếu hình ảnh miêu tả có ý nghĩa như là sự kiện của cuộc hành trình thì cách miêu tả kết hợp với nghị luận được tổ chức thành một cấu trúc sự vật – ý nghĩa hoặc sự vật – thực trạng về sự tồn tại. Trong du kí Việt Nam còn có lối miêu tả huyền thoại, lối miêu tả này thường thể hiện bằng hai cách: miêu tả trực tiếp và miêu tả gián tiếp. Miêu tả trực tiếp trong du kí là hướng đến đối tượng trong toàn cảnh của nó. Chẳng hạn trong Thiên Y A Na, để miêu tả cảnh lên đồng của những bé gái nơi điện Hòn Chén, Dương Kỵ đã bắt đầu từ miêu tả cảnh vật thiên nhiên lung linh huyền ảo vào một buổi chiều sau đó mới tả cảnh cũng bái, lên đồng ở đây. Hình ảnh miêu tả trực tiếp trong du kí tạo ra một “điểm nhấn” trong bức tranh toàn cảnh. Miêu tả gián tiếp trong du kí Việt Nam khá phong phú. Có khi miêu tả cảnh vật bằng việc kể về câu chuyện hay thuật lại sự tích. Trong Mười ngày ở Huế, thay vì miêu tả sự hiểm trở của đèo Ngang, tác giả kể về truyền thuyết nói đến bọn thảo khấu, sơn tặc ở đây. Còn miêu tả đống đổ nát của kinh đô vương

quốc Chămpa thì Mãn Khánh Dương Kỵ đã dựng lên một câu chuyện tưởng tượng, mang tính kì ảo giống như kinh đô này đang sống lại. Miêu tả gián tiếp trong du kí thường kết hợp với phương thức trữ tình như bộc lộ trực tiếp cảm xúc trước đối tượng, hoặc xúc cảm thành thơ hay mượn thơ người khác để tả về cảnh vật.

Hành văn trong du kí là cách tổ chức ngôn từ theo nguyên tắc: tả để kể, có sự vật mới có câu chuyện, phải được trải nghiệm mới có câu chuyện hành trình. Qua khảo sát du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, chúng tôi rút ra ba đặc điểm: về cú pháp, du kí Việt Nam có xu hướng kéo dài câu văn; về ngữ điệu và tu từ, du kí Việt Nam có xu hướng vươn đến sự uyển chuyển và nhịp nhàng của diễn ngôn; về loại hình, du kí Việt Nam có xu hướng hòa trộn văn xuôi và thơ.

Câu văn trong tác phẩm du kí giai đoạn này khá đa dạng. Mỗi nhà văn có một cách đặt câu để miêu tả cảnh vật, bộc lộ cảm xúc, kể về câu chuyện gặp gỡ. Tuy nhiên hình thức câu đối thoại trong du kí giai đoạn 1917 -1934 trở về trước rất hạn chế. Giai đoạn 1935 – 1945 là thời điểm của tiểu thuyết lên ngôi nên tiểu thuyết có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ đối với nền văn học. Du kí giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết thì những tác phẩm du kí của những nhà văn như: Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Tản Đà, Lê Văn Trương,… mang dáng dấp tiểu thuyết, nhất là về dựng đối thoại trong phương thức trần thuật là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, khác với tiểu thuyết, hình thức đối thoại trong du kí không nhằm miêu tả hành động nhân vật mà chỉ chứng minh cho sự gặp gỡ của chủ thể với ai đó hoặc bổ sung thêm nhân vật trên lộ trình. Xét tổng thể, câu văn trong tác phẩm là câu trần thuật dùng để miêu tả, kể chuyện hay bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của chủ thể trên lộ trình. Do ảnh hưởng của văn chương truyền thống và thơ ca mà hành văn trong tác phẩm du kí có xu hướng thể hiện suy nghĩ của chủ thể hơn là để phát ngôn. Vì thế, nhiều câu dài trong tác phẩm du kí có hiện tượng hướng nội, chủ thể nói với mình hơn là đối thoại với độc giả. Trong những câu như thế, tác giả sử dụng rất nhiều dấu phẩy (“,”) và dấu chấm phẩy (“;”) để vừa ngắt nhịp vừa phân cách các nội dung trong một đơn vị phát ngôn. Hiện tượng câu dài được sử dụng để thể hiện nội dung phát ngôn về nhiều đối tượng khác nhau. Sử dụng câu dài trong trường hợp tự thuật:

“Ta đây sinh trưởng ở chốn thôn quê, trí thức thì hẹp hòi, học tập thì quê kệch, may gặp lúc nước yên dân tĩnh, bể lặng trời thanh, vì vậy ta được tự do ra ngoài, mà rồi thường

mục kích nhiều nơi sơn thanh thủy tú, tức là dự cuộc du lịch ở xứ Quảng Yên, cách nay ba năm, cũng là một hạt thắng địa nước Đại Nam ta, và cũng là dịp kì phùng cho con nhà giang hồ lãng mạn.”

("Quảng yên du ký", Nam Phong, số 168, tr. 82)

Trong du kí giai đoạn này, nhiều bài du kí có đoạn văn chỉ có một câu. Nói cách khác, nếu đem so với tiếng Việt hiện đại ngày nay thì trong du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, hiện tượng gộp câu khá phổ biến. Hình thức gộp câu này xuất hiện nhiều trong những tác phẩm của những trí thức Hán học như Nguyễn Đôn Phục, Nhãn Vân Đình, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Trác,…

Hiện tượng kéo dài câu không chỉ để mở rộng thành phần, đưa thêm phần chêm xen vào nòng cốt câu hay câu ghép có nhiều cụm chủ vị mà cái chính là để kết nối nhiều thông tin khác nhau trong một cái nhìn của chủ thể để tạo ra sự hòa hợp giữa hình ảnh và âm thanh trong một đơn vị câu. Những hiện tượng âm thanh của ngôn ngữ trong phát ngôn tạo ra tính nhạc điệu cho câu văn thường xuất hiện trong những đoạn văn có một câu như thế này.

“Lại còn một cái thú nữa, là lúc sáng ngày hôm sau trở dậy, mở cửa lầu ra, đã trông ngay thấy trăm cây rả rợp, dòng nước uốn quanh, thấy chim chóc nhởn nhơ, cỏ hoa mơn mởn; thấy vầng thái dương dòm qua cửa sổ, thấy luồng không khí lọt thấu phòng sâu; cái phong cảnh lúc thanh thần đó, thật là một bức họa đồ thiên nhiên tuyệt bút!”

("Cuộc thưởng ca làng Hữu Thanh oai", Nam Phong, số 100, tr. 367)

Tính nhạc trong văn du kí thường xuất hiện trong những đoạn văn có yếu tố trữ tình. Nhờ phong cách diễn đạt này, những tác phẩm du kí có sự trộn lẫn giữa thơ và văn xuôi thì không gây trở ngại đối với việc đọc mà nhiều khi còn hấp dẫn đối với người đọc. Cách diễn đạt trong một số tác phẩm du kí được kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình trong hình thức ngôn ngữ có thể coi như theo kiểu phát ngôn nghệ thuật.

Xuất hiện vào thời điểm văn học dân tộc đang trở mình để đổi mới nền văn học, du kí đã có công trong việc thanh lọc ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ thông tục trở thành ngôn ngữ văn hóa, tạo ra nhiều phong cách phát ngôn văn hóa mang tính thời đại. Nhờ những cuộc hành trình mà những trí thức Việt Nam không chỉ làm mới tư duy mà còn làm phong phú ngôn từ tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao tính biểu đạt và hiệu quả giao tiếp. Ngôn ngữ trong du kí Việt Nam là một hiện tượng

của lịch sử xét trên nhiều phương diện. Sự vận động của du kí kéo theo sự vận động liên tục của tiếng Việt trên con đường hiện đại hóa. Sự vận động của văn học là sự tích lũy liên tục các phong cách cá nhân mà trong mỗi giai đoạn của lịch sử văn học, từ các phong cách cá nhân đã kết hợp để hình thành nên phong cách thời đại.

*

* *

Trải qua một quá trình vận động, đến nửa đầu thế kỉ XX, du kí Việt Nam hưng khởi trở lại mang hình thức mới của thể loại với những đặc điểm mang tính đặc thù của thể loại văn xuôi tự sự này. Cốt truyện trong các tác phẩm du kí Việt Nam phản ánh tính đa dạng của các cuộc hành trình và đề tài; đồng thời thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Dù là một thể loại bị chi phối bởi nguyên tắc tự do nhưng du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã hình thành đặc trưng phong cách thể loại và sự đa dạng của kết cấu, trong đó nổi lên bốn kiểu kết cấu tiêu biểu: kết cấu khung, kết cấu trực quan, kết cấu nhật trình - sự kiện, kết cấu đan xen tự sự - trữ tình. Trên phương diện phản ánh hiện thực bằng phương thức tự sự, điểm nhìn trần thuật trong du kí Việt Nam phổ biến ở hai dạng: điểm nhìn đa diện đa diện đối với hiện thực và điểm nhìn dịch chuyển của người kể chuyện. Việc sử dụng ngôn ngữ trong du kí cũng tạo nên tính đặc trưng của thể loại này. Trong du kí, những trường hợp xen lẫn chữ Hán và chữ Pháp không hoàn toàn là sự hỗn dung ngôn ngữ mà sử dụng nó mang tính nghệ thuật. Cùng với sự đa dạng về phương thức diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ góp phần tạo nên phong cách thể loại du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Chương 5: NHỮNG TÁC GIẢ DU KÍ VIỆT NAM TIÊU BIỂU

NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

Đội ngũ sáng tác du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX là những cây bút vốn rất vững vàng trong làng báo, làng văn và đặc biệt hơn, nhiều người trong số họ là những nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nhà dịch thuật đã có tiếng vang trên văn đàn và báo chí đương thời. Trong đội ngũ đông đảo các kí giả, nhà văn viết du kí đã xuất hiện một số cây bút tiêu biểu cho một số phong cách thể loại du kí như Phạm Quỳnh (1892 – 1945), Nguyễn Bá Trác (1881 – 1945), Nguyễn Đôn Phục (1878 – 1954), Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940), Mãn Khánh Dương Kỵ (tức là Tôn Thất Dương Kỵ, 1914-1987),...

Khi khảo sát đặc điểm vận động và đặc điểm thi pháp của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, chúng tôi phát hiện một số vấn đề đã nảy sinh đòi hỏi phải được tiếp cận trên phương diện phong cách học. Đó là những trường hợp về yếu tố Hán tồn tại trong nhiều tác phẩm du kí không thuộc về tàn tích của văn chương phong kiến mà nó được vận dụng như là một thủ pháp nghệ thuật. Đó là tính hiện đại của du kí với sự vận động và phát triển nhanh chóng để hình thành thể loại và những biến thể của nó có khả năng lan rộng và làm mờ ranh giới đối với thể loại khác như truyện kí, tiểu thuyết, tản văn... Đó là vấn đề ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà còn biểu hiện của thuộc tính cá nhân và sự sáng tạo làm nảy sinh hiện tượng phong cách tác giả.

Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều phương diện về nội dung và nghệ thuật để trở thành một bộ phận của văn học dân tộc. Trong quá trình phát triển, du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện những cây bút tiêu biểu cho du kí giai đoạn này như: Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Dương Kỵ, Nhật Nham, Lan Khai, Thái Hữu Thành,… Chúng tôi chọn khảo sát ba tác giả tương ứng với ba kiểu sáng du kí tiêu biểu lúc bấy giờ, đó là Nguyễn Đôn Phục, Phạm Quỳnh, Mãn Khánh Dương Kỵ.

5.1. Nguyễn Đôn Phục – phong cách du kí truyền thống

5.1.1. Triết lí về "sự đi"

Tiếp nhận văn học hiện đại đã loại suy sự tồn tại đồng thời của tác giả (chủ thể sáng tạo) với tác phẩm nhưng sẽ làm cho người ta hoài nghi về tư cách phát ngôn của chủ thể trong tác phẩm văn học phi hư cấu trong mối quan hệ liên văn bản. Một tác phẩm tự truyện cũng không phải là hoàn toàn là sự thật, là hoàn toàn khách quan khi nó

phải đứng trong văn học. Trong thực tiễn của đời sống văn học, người ta còn khéo léo vận dụng cái gọi là khách quan của thể loại để thực hiện các hành vi phát ngôn của mình. Nguyễn Đôn Phục là một trường hợp như thế. Những quan niệm về cuộc sống như: sự chơi thanh cao, trách nhiệm và bản lĩnh nhà văn trước cuộc đời, những sự tốt xấu và lẽ yêu ghét,... có thể thấy được qua một số phát ngôn trực tiếp của Nguyễn Đôn Phục trong những tác phẩm du kí.

Chơi theo Nguyễn Đôn Phục, phụ thuộc vào hạng người, sở thích, mục đích mà có các cách chơi khác nhau. Du hành cũng là một cách chơi và cũng tùy thuộc vào đối tượng của nó "Người đi chơi cũng có lắm hạng, mà cuộc đi chơi cũng có lắm đường...". (Bài kí chơi Cổ Loa, Nam Phong, số 87, tr. 203).

Trong bốn hạng người du lịch tương ứng với 4 cách chơi: người phong lưu gặp đâu chơi đó, hạng người phú quí chơi theo kiểu trưởng giả học làm sang, hạng người túng quẫn chán đời mà chơi suông, hạng người văn chương chơi cùng sử sách là hạng người trông ra non nước mà ngắm vào sử xanh (Nam Phong, số 87, tr. 203). Cách chơi của hạng người văn chương là cách chơi chữ nghĩa, chơi có mục đích, không chơi phiếm, chơi suông bình thường mà là “cuộc chơi” hướng về quốc hồn quốc túy, chơi theo cốt cách mà không nệ cổ sùng văn. Cách chơi của Nguyễn Đôn Phục trong du kí là cách chơi với cái thú thanh cao, cái vui cổ kính không chơi theo kiểu phàm tục.

Du lịch như là một nhu cầu thiết yếu của con người, nó không chỉ là sở thích mà còn là sự thể hiện nhân cách. Với Nguyễn Đôn Phục, nhân cách con người chi phối tâm lí du lịch:

"Chao ôi! Cái thú đi du lãm, cũng là cái thú chung của nhân loại, không phải là cái thú riêng của một mình ai; duy những người có tâm tình với non nước, có ý vị với thế đạo với nhân tâm, trong khi du lãm, sẽ có cái thú vị riêng vậy."

("Du Tử Trầm Sơn kí", Nam Phong, số 87, tr. 393)

Theo ông, dân làng chơi có thể chia ra thành hai hạng, "một hạng chơi về vật chất, một hạng chơi về tinh thần: chơi về tinh thần nghĩa là chơi lấy tâm linh, chơi lấy vận sự, chơi lấy cao thượng, chơi lấy phong lưu,..."

("Ngọc Tân du kí", Nam Phong, số 57, tr. 214).

Đối với Nguyễn Đôn Phục, sự đi của nhà văn là phải “quan phong”, có nghĩa là "quan sát cho xác đáng, nghị luận cho tinh vi", đi không chỉ thỏa chí du lãm mà còn biết

được sự tình, kể ra cho đúng người. Bởi thế nên "Những nhà văn học đi quan phong thời cái trách nhiệm lại càng quan trọng lắm (...) nếu chỉ quệch quạc lấy dăm ba trang đuểnh đoảng, ngâm nga lấy một vài khúc tơi bời, để tắc trách cho sự quan phong thì cũng là vô vị và vô ích vậy" (Nam Phong, số 63, tr. 183)

Nhà văn du lịch khác người bình thường ở chỗ, du lịch cũng là hoạt động văn nghiệp, có khi là phương tiện để nhà văn tác nghiệp. Sự du lịch của nhà văn cao quí nên nhà văn cũng có thể trở thành danh nhân một khi kết quả của cuộc hành trình đó làm hài lòng độc giả bằng những thiên du kí. Các miền đất lạ, các nơi cổ tích, núi non sơn thủy hữu tình, danh lam thắng tích trở nên đẹp hơn, nổi tiếng hơn cũng nhờ con người khám phá nó, tôn tạo nó, thăm viếng nó, đề thơ lên nó. Nguyễn Đôn Phục quan niệm về mối quan hệ giữa danh thắng và danh nhân:

“Gẫm trong thế giới xưa nay, phàm núi nào đã gọi là cái núi mà có trứ danh ở vũ trụ không phải vì núi ấy cao, núi ấy lạ, núi ấy lắm đá lắm cây lắm chùa lắm tháp, núi ấy lắm áo quần xe ngựa, lắm sĩ nữ du quan mà trứ danh đâu, chắc là kinh qua có một hồi danh nhân du thưởng mà trứ danh vậy.”

("Du Tử Trầm Sơn kí", Nam Phong, số 101, tr. 399)

Du kí của Nguyễn Đôn Phục là một sự triết lí về sự đi: đi là sự trở về. Những bài du kí thăm danh lam, thắng tích, những câu chuyện về các nhân vật lịch sử, tôn giáo là cách mà Nguyễn Đôn Phục lí giải cho sự trở về cội nguồn của con người, là sự nhắc nhở con người: nếu bỏ quên quá khứ thì coi chừng tương lai bị đánh cắp. Trong bài Lời cảm cựu về mấy ngày chơi Bắc Ninh, dụng tâm nghệ thuật của Nguyễn Đôn Phục hướng đến triết lí sự đi là sự trở về với chính mình, và thông qua câu chuyện gia cảnh để nói về hoàn cảnh đất nước, thông qua câu chuyện gia đình để tự đánh giá mình: "Kí giả thiếu thời học chữ nho, thật là người biếng học". Nhờ đến Bắc Ninh, nơi cách Hà Nội không xa lắm, "đi xe máy xe lửa chỉ trong vài giờ", nhưng nhờ có chuyến đi này tác giả mới biết: nơi "ông Đổng Thiên phá giặc Ân, ông Lý Thường Kiệt phá quân Tống ở đó", biết được đây là quê hương của Lý Bát Đế, biết được một điều rất quan trọng với con người: những cái gần bên mình nếu không ra đi tìm hiểu nó thì cũng không biết gì cả, có đi mới tìm thấy những tình cảm đã qua mà con người tưởng rằng đánh mất nó.. Đó là triết lí về lẽ sống của con người theo quan niệm nhà nho là như vậy.

Luận về sự chơi, sự đi du lịch nói trên xuất phát từ cái tâm của Tùng Vân Đạo Nhân Nguyễn Đôn Phục, cái tâm có trách nhiệm, cái tâm tự trọng noi theo các bậc danh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022