Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

**

*****************


NGUYỄN THỊ THUẬN


Ý THỨC PHÁI TÍNH

TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 1


Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH


HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ thường xuyên, tận tình của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – người hướng dẫn trực tiếp.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, cô!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận


Nguyễn Thị Thuận


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệpÝ thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.


Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận


Nguyễn Thị Thuận

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3. Mục đích nghiên cứu 3

4. Đối tượng nghiên cứu 3

5. Phạm vi nghiên cứu 3

6. Phương pháp nghiên cứu 3

7. Đóng góp của khóa luận 3

8. Bố cục của khóa luận 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 5

1.1. Khái niệm ý thức phái tính 5

1.2. Ý thức phái tính trong thơ ca Việt Nam truyền thống 6

1.2.1.Ý thức phái tính trong ca dao 6

1.2.2.Ý thức phái tính trong thơ Hồ Xuân Hương 9

1.3. Ý thức phái tính trong thơ Việt Nam hiện đại 13

1.3.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời hiện đại 13

1.3.2. Sự xuất hiện của lực lượng sáng tác nữ trên thi đàn sau 1975 15

1.3.3. Ý thức khẳng định bản ngã phái tính của thơ nữ sau 1975 16

Chương 2: Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG 18

2.1. Khái khao tình yêu và hạnh phúc 18

2.2. Khát khao tính dục 22

2.3. Khát khao thiên chức 27

2.4. Khát khao bình đẳng, bình quyền về giới 33

Chương 3: Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT 39

3.1. Thể thơ 39

3.2. Hình ảnh 42

3.3. Ngôn ngữ 45

3.4. Giọng điệu 48

KẾT LUẬN 53

1. Lí do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Công cuộc đấu tranh cho bình đẳng, bình quyền đã bước đi cùng với những thăng trầm của lịch sử, xã hội Việt Nam suốt những thế kỉ qua. Trong thời gian ấy, người phụ nữ - những người xứng đáng có được công bằng, hạnh phúc đã phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải sống với sự kìm kẹp của những tư tưởng cổ hủ: “tam tòng, tứ đức”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”… Có người cam chịu, có người dám mạnh mẽ đấu tranh. Khi chế độ phong kiến sụp đổ, lịch sử bước sang trang mới, tư tưởng xã hội thay đổi, người phụ nữ đã phần nào được cởi trói nhưng bình đẳng, hạnh phúc vẫn chưa đến bên những thân phận mỏng manh. Ngày nay, những ước vọng của phái nữ vẫn chưa được đáp ứng một cách trọn vẹn nên cuộc đấu tranh vẫn diễn ra. Văn học đã và đang góp phần vào cuộc đấu tranh đó.

Trên thi đàn hiện nay, tiếng nói phái tính trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ. Những nhà thơ nữ đã dùng thơ ca để thể hiện khát khao của giới mình - những ước mong đầy nữ tính, thật mãnh liệt của người phụ nữ. Họ không ngại ngần đưa cả những điều thầm kín nhất vào thơ. Họ dùng thơ như một vũ khí sắc bén để đòi quyền bình đẳng, hạnh phúc cho giới mình. Tiếng nói phái tính chưa bao giờ mãnh liệt như giai đoạn hiện nay.

Vì những lí do trên chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Năm 2006, Hội thảo Quốc tế: “Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế” có một số tham luận: Đọc lại vấn đề giới trong “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng của Ben Tran; Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp. Các tham luận này đã bàn đến vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam.

Một số luận án, luận văn chọn nghiên cứu về ý thức phái tính trong thơ, tiêu biểu như:

Luận văn thạc sĩ “Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây: Ý thức phái tính” (Qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang, Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguyễn Thị Hồng Giang đã chỉ ra những đặc điểm trong thơ nữ qua tác phẩm của ba nhà thơ mà cô chọn để khảo sát, đó là vấn đề bản thể và những khát khao giải phóng của phái nữ được thể hiện qua hệ biểu tượng và ngôn ngữ thi ca đặc trưng.

Luận án tiến sĩ “Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay những đổi mới căn bản” của tác giả Đặng Thu Thủy, Năm 2009, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặng Thu Thủy đã phát hiện, phân tích rò những đổi mới căn bản trong thơ ca Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay: Đổi mới quan niệm, cảm hứng và một số phương diện hình thức nghệ thuật.

Luận văn thạc sĩ “Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại” (Khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Năm 2016, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trên cơ sở lí thuyết về phái tính và nữ quyền, luận văn đi sâu vào tìm hiểu các sáng tác của hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên. Đây là hai tác giả có phong cách khác nhau nhưng đều thể một cái tôi mang thiên tính nữ với những khát khao mãnh liệt.

Trần Hoàng Thiên Kim có một số bài báo về thơ nữ đương đại: “Thơ nữ trẻ đương đại quan niệm, thể nghiệm và xu hướng”, 2012, Báo Văn nghệ quân đội; “Thơ nữ Việt Nam đương đại: Những giá trị vĩnh cửu”, 2015, Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam; “Thơ nữ trẻ đương đại và hành trình tìm kiếm cái tôi mới”, 2015, Báo Văn nghệ quân đội… Trần Hoàng Thiên Kim đã lí giải những khát khao hạnh phúc và nỗi cô đơn của người phụ nữ trong xã hội đương đại. Ngoài ra còn có một số bài báo nhỏ, lẻ khác bàn về thơ nữ đương đại…

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều bàn về ý thức phái tính trong thơ nữ, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại ở phạm vi các tác giả mà chúng tôi lựa chọn. Đó là khoảng trống của đề tài khóa luận, là lí do chúng tôi đi sâu nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu

- Làm rò những biểu hiện của ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại ở phương diện nội dung và hình thức.

- Thấy được đóng góp của các cây bút nữ đối với thi đàn Việt Nam đương đại.

- Bước đầu tập rượt nghiên cứu khoa học nhằm rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp của bản thân người viết.

4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại.



thôi.

5. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tập trung vào các tác giả, tác phẩm sau đây:

- Vi Thùy Linh với 3 tập thơ: Khát, Đồng Tử, Linh

- Bình Nguyên Trang với tập thơ Những người đàn bà trở về

- Ngô Thị Hạnh với tập thơ Nắng từ những ngón chân

- Phạm Thị Ngọc Thanh với tập thơ Khi mình đi qua nhau

- Lai Ka với hai tập thơ Trái tim có nắng Anh ấy đến rồi em ngừng nhớ anh


6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh Phương pháp liên ngành

Phương pháp phân tích – tổng hợp

7. Đóng góp của khóa luận

- Về mặt lí luận: Làm sáng tỏ những biểu hiện của ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại

- Về mặt thực tiễn: Góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Việt Nam đương đại.

Xem tất cả 71 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí