Nhận Diện Nhân Vật Bình Phàm Trong Truyền Kì Mạn Lục‌

Chương 2. NHẬN DIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC

2.1. Thống kê nhân vật bình phàm

Chúng tôi thống kê các nhân vật chính là nhân vật bình phàm. Kết quả thống kê như sau:


STT


Truyện


Tên nhân vật bình phàm

Phân loại nhân vật

bình phàm

Nhân vật là dân

thường trong xã hội

Nhân vật đấng bậc bị bình phàm hóa

Nhân vật vua, quan, kẻ

Nhân vật thần, tiên, Phật


1

Chuyện người nghĩa phụ ở

Khoái Châu

Trọng Qùy

*



Nhị Khanh

*



2


Chuyện cây gạo


Trình Trung Ngộ


*



3

Chuyện kì ngộ ở

trại Tây

Hà Nhân


*



4


Chuyện đối tụng ở Long cung

Quan thái thú họ

Trịnh


*


Dương thị

*



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 3




Thần Thuồng

Luồng



*

5

Chuyện nghiệp

oan của Đào thị

Đào Hàn Than

*



Vô Kỉ

*



6

Chuyện Từ Thức

lấy vợ tiên

Từ Thức


*


Giáng Hương



*

7

Chuyện yêu quái

ở Xương Giang

Thị Nghi

*



Quan họ Hoàng


*



8

Chuyện cái chùa

hoang ở huyện Đông Triều


Ba tên Hộ Pháp




*

9

Chuyện nàng

Thúy Tiêu

Dư Nhuận Chi


*


Thúy Tiêu

*




10

Chuyện người con gái Nam Xương


Trương Sinh, Vũ Thị Thiết


*



11

Chuyện Lý tướng quân

Lý Hữu Chi


*



12

Chuyện Lệ Nương

Lệ Nương

*



Phật Sinh


*



Qua khảo sát ta thấy 12/20 truyện có nhân vật chính là nhân vật bình phàm (60%). Điều này cho thấy:

- Nhân vật bình phàm chiếm số lượng lớn, chủ yếu trong tác phẩm. Truyền kì mạn lục chỉ có một số rất ít là nhân vật thánh nhân, quân tử, kẻ sĩ thuần túy đức cao vọng trọng, không có những khía cạnh trần tục, đời thường.

- Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì gần hơn với cuộc sống và những con người bình thường dung dị. Con người trong Truyền kì mạn lục được nhà văn khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, với những khát khao rất đỗi bình thường mang tính con người. Họ hiện lên với cái nhìn tổng thể, có trách nhiệm với đời, có những khát vọng được yêu thương và mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu bản năng của.

2.2. Phân loại nhân vật bình phàm

Có nhiều cách để phân loại nhân vật bình phàm, trong khuôn khổ của khóa luận, tác giả khóa luận đưa ra cách phân loại nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục dựa vào tính chất của nhân vật bình phàm. Ta có thể chia nhân vật bình phàm thành hai loại:

Nhân vật là dân thường trong xã hội, tức là những nhân vật này là con người của cuộc sống đời thường, mang những tư tưởng, lối sống, khát vọng trần tục. Đó là những người nông dân, lái buôn, ả ca kĩ, phụ nữ...Ví dụ: trong Chuyện cây gạo nhân vật Trình Trung Ngộ là một “lái buôn, biết ít chữ nghĩa”.

Nhân vật đấng bậc bị bình phàm hóa, được tác giả lí tưởng hóa nhưng ít nhiều mang những nét phàm tục. Loại nhân vật này được chia thành hai loại nhỏ:

Thứ nhất là nhân vật là vua, quan, kẻ sĩ bị bình phàm hóa. Ví dụ: Chuyện kì ngộ ở trại Tây có nhân vật Hà Nhân là kẻ sĩ nhưng “bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng”.

Thứ hai là nhân vật là thần, tiên, Phật bị bình phàm hóa. Chỉ có ba truyện trong Truyền kì mạn lục xuất hiện kiểu nhân vật này. Đó là truyện Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên Chuyện đối tụng ở Long cung.

Qua việc phân loại trên, ta đưa ra được nhân xét chung: nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục đa dạng, phong phú. Họ có địa vị xã hội, môi trường sống khác nhau. Nguyễn Dữ đã miêu tả nhân vật bình phàm ở cả ba giới: trần gian, tiên giới và long cung.

2.3. Các đặc điểm của nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục

2.3.1. Địa vị xã hội của nhân vật bình phàm

Địa vị xã hội là vị trí và thứ bậc của một người nào đó trong xã hội. Địa vị xã hội có thể do sự cố gắng của bản thân mà đạt được, cũng có thể nó được gán cho dựa vào giới tính, tuổi tác, chủng tộc…

Mỗi truyện trong Truyền kì mạn lục lại đề cập tới các nhân vật bình phàm có địa vị xã hội khác nhau.

Nhân vật bình phàm là quan lại, họ có quyền thế trong xã hội. Đó là các truyện:

- Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang

- Chuyện Lý tướng quân

Có 3/12 truyện nhân vật bình phàm là tầng lớp quan lại trong xã hội. Điều đó cho thấy, giai cấp quan lại được Nguyễn Dữ quan tâm và miêu tả với những nét đời thường. Tác giả không để nhân vật trong tác phẩm lí tưởng theo hình mẫu của Nho giáo, mà họ hiện lên với những nét trần tục nhất: ăn uống, khát vọng nhục dục…

Tầng lớp trí thức, nho sĩ xuất hiện khá khiêm tốn trong tác phẩm:

- Chuyện kì ngộ ở trại Tây

- Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào

- Chuyện nàng Thúy Tiêu

Trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào, Phạm Tử Hư là một học trò của xử sĩ Dương Trạm. Chàng là một người học trò biết lễ nghĩa, khi thầy Dương Trạm mất “đã làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về”. Chàng miệt mài với đèn sách, tới năm 40 tuổi vẫn đi thi, cuối cùng cũng đỗ được tiến sĩ. Trong Chuyện nàng Thúy Tiêu, nhà văn Nguyễn Dữ cũng miêu tả nhân vật nho sinh Dư Nhuận Chi. Nhờ vào những bài thơ và những bài hát hay

mà tiếng tăm của chàng nức danh cả kinh kì. Trải qua bao sóng gió, Dư Nhuận Chi cũng đã về Kinh và thi đỗ tiến sĩ.

Bên cạnh tầng lớp quan lại, nho sinh, Nguyễn Dữ còn đề cập tới tầng lớp dưới của xã hội. Đó là người lái buôn Trình Trung Ngộ trong Chuyện cây gạo, ả ca kĩ Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị.

Nhận xét: Truyền kì mạn lục là tác phẩm chủ yếu đề cập tới các nhân vật có địa vị xã hội thấp, ông đã dành sự quan tâm không nhỏ tới những con người thấp bé trong xã hội đương thời.

2.3.2. Tư tưởng, lối sống của nhân vật bình phàm

Tư tưởng là tất cả những gì chúng ta suy nghĩ, định hướng, phân tích, đánh giá, kết luận…thành ý trong đầu chúng ta.

Lối sống là những nét điển hình mà con người thường xuyên lặp lại.

Sự lặp lại này định hình thành những phong cách và thói quen của cá nhân, xã hội hay dân tộc nào đó. Lối sống được cấu thành bởi các yếu tố: phong tục tập quán, ứng xử xã hội, cách thức sinh hoạt…

Thời trung đại, quan điểm của lễ giáo phong kiến chi phối tới tư tưởng và lối sống của con người. Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục có tư tưởng, lối sống theo hai hướng: tuân thủ lễ giáo phong kiến và vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến.

2.3.2.1. Tư tưởng, lối sống theo quan điểm của lễ giáo phong kiến

Lễ giáo phong kiến có những yêu cầu hà khắc đối với phụ nữ. Người phụ nữ phải “tam tòng”, “tứ đức”. “Tam tòng” bao gồm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. “Tứ đức” là bốn đức tính tốt của người phụ nữ: Công

- Dung - Ngôn - Hạnh. Nguyễn Dữ đã thể hiện trong Truyền kì mạn lục những người phụ nữ bình phàm có tư tưởng, lối sống tuân thủ lễ giáo phong kiến.

Nhị Khanh là nhân vật phụ nữ “quốc sắc thiên hương” trong truyện

Người nghĩa phụ ở Khoái Châu. Nàng hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của

người phụ nữ, đặc biệt là tấm lòng thủy chung chờ chồng. Nhị Khanh đã chờ chồng sáu năm trời, mà trong sáu năm ấy, nàng đã phải trải qua biết bao khó khăn, vất vả. Khi Lưu thị - bà cô của Nhị Khanh ép nàng lấy tướng quân họ Bạch, nàng đã bộc bạch rằng “Ta sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ phu lang hãy còn; nếu chàng không còn thì ta đã liều mình chứ quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp cho người khác”. Điều đó cho thấy Nhị Khanh là người phụ nữ có lòng thủy chung son sắt với chồng.

Ta bắt gặp nhân vật Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam, một người có tình cảm chân thành, tha thiết với chồng con. Khi chồng đi lính, nàng đã ở nhà thay chồng chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Khi mẹ chồng qua đời, Vũ Thị Thiết đã lo tang ma đầy đủ, làm trọn bổn phận của người dâu con. Hình ảnh “chiếc bóng” xuất hiện trong Chuyện người con gái Nam Xương nói lên những tình cảm chân thành mà nàng dành cho Trương Sinh. Vì nhớ chồng và thương con mà nàng chỉ chiếc bóng in trên tường và nói rằng đó là “cha Đản”.

Nhà văn Nguyễn Dữ đã rất tài tình khi viết về các nhân vật phụ nữ. Ông luôn đặt họ vào những hoàn cảnh, tình huống éo le để từ đó họ bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương là một nhân vật như thế. Vì những xung đột nội chiến và nạn ngoại xâm mà nàng phải chịu cảnh vợ chồng chia li. Lệ Nương bị triều đình bắt giam, sau đó lại bị rơi vào tay giặc ngoại bang, nhưng nàng vẫn giữ trọn phẩm tiết của mình. Lệ Nương từng nói rằng:


Dịch:

“Thủy bất năng toàn tiết dĩ tòng phu, Chung hựu nhẫn cam tâm nhi hàng lỗ”.


“Trước đã không vẹn tiết để theo chồng, Sau lại nỡ cam tâm mà hàng giặc”.

Để bảo toàn danh tiết với chồng, Lệ Nương đã chọn giải pháp “thà chết rấp ở ngòi lạch, gần gũi quê hương còn hơn là sang làm những cái cô hồn bên xứ Bắc” [8, 412].

Có thể thấy, những nhận vật trên biểu hiện những lối sống cao đẹp qua cái khuôn trung, hiếu, tiết, nghĩa. Qua đó, Nguyễn Dữ muốn thể hiện những đòi hỏi của nhân dân về đạo lí làm người, truyền thống tốt đẹp của dân tộc bao đời nay và mối quan hệ cần thiết phải xây dựng trong gia đình, xã hội.

2.3.2.2. Tư tưởng, lối sống phi lễ giáo phong kiến

Tác phẩm Truyền kì mạn lục còn nêu ra những tư tưởng, lối sống phi lễ giáo phong kiến của một số nhân vật bình phàm. Đó là những tư tưởng, lối sống đi ngược lại với đạo lí, luân lí xã hội.

Nếu lễ giáo phong kiến đề cao “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” của bậc quân tử thì nhân vật Lý Hữu Chi trong Chuyện Lí tướng quân lại được Nguyễn Dữ xây dựng với sự đối lập với quan điểm ấy. Nhà văn đã nói về sự cơ hội của nhân vật Lí Hữu Chi:

“Người huyện Đông Thành là Lý Hữu Chi cũng do chân một người làm ruộng nổi lên, tính vốn dữ tợn nhưng có sức khỏe, giỏi đánh trận. Quốc công Đặng Tất tiến cử cho Lý được làm chức tướng quân, sai cầm một cánh hương binh đi đánh trận” [8, 392].

Có thể thấy, thực chất Lý Hữu Chi không có tài cán gì, chỉ nhờ vào sức khỏe, giỏi đánh trận mà được trọng dụng làm chức tướng quân. Với quyền lực trong tay, Lý Hữu Chi giết hại người khác, bóc lột tiền của của nhân dân “Quyền đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa lũ trộm cướp như lòng ruột, coi người nho sĩ như cừu thú, thích sắc đẹp ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu ruộng vương, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho ruộng đất, đi kiếm những hoa đá lạ từ bên huyện khác đem về. Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về

thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách rất là khổ sở nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút động tâm” [8, 392]. Lối sống của hắn không xứng đáng làm một vị quan cầm cân nảy mực của xã hội. Khi xuống âm phủ, tội ác của Lí Hữu Chi đã được vạch rò: “ghẹo vợ người, dâm con người”, “chiếm ruộng đất của người, phá sản của người”, “phá mồ mả của người đời xưa, hủy đạo thường với người ruột thịt”.

Bên cạnh nhân vật quan lại, Nguyễn Dữ còn cho thấy những lối sống đáng phê phán của nhân vật lái buôn. Đó là nhân vật Trọng Qùy trong truyện Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu. Trọng Qùy là người ham mê cờ bạc, thâu đêm suốt sáng trong những canh bạc cùng Đỗ Tam - một lái buôn nhiều tiền. Đỗ Tam vì thấy Nhị Khanh xinh đẹp nên muốn chiếm đoạt. Bản chất xấu xa của Đỗ Tam bộc lộ khi hắn chơi bạc cùng Trọng Qùy với âm mưu cướp vợ bạn. Hắn đã lợi dụng điểm yếu của Trọng Qùy: “một hôm sinh cùng bạn bè họp nhau đánh bạc tứ sắc, Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng để đánh và đòi sinh đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Qùy phen mùi vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền đánh bằng Nhị Khanh”. Đạo đức làm người của Đỗ Tam là không thể chấp nhận được, khiến người đọc không khỏi phẫn nộ.

Nhà văn Nguyễn Dữ đã đưa ngòi bút của mình tới bọn tu hành giả dối, núp dưới bóng chùa mà làm những điều xằng bậy. Đó là tên sư Vô Kỷ trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị, hắn là kẻ thiếu trung thực, làm chuyện dâm ô nơi nhà chùa. Người đọc hẳn chưa quên hình ảnh hai tên Hộ pháp trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều với những hành động bì ổi “vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng để ghẹo vợ con người ta”.

Thông thường, khi nói đến thánh, thần là nói đến các bậc tối cao, thiêng liêng và quyền năng. Thánh, thần không bao giờ làm những điều trái với phép tắc, nhất mực giữ mình thanh cao. Nhưng khi đọc truyện Chuyện đối tụng ở Long cung, ta lại thấy tác giả miêu tả nhân vật thần Thuồng Luồng với những

Xem tất cả 56 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí