Nghệ Thuật Thể Hiện Sắc Thái Dục Tính Trong Truyền Kỳ Mạn Lục Của Nguyễn Dữ


mềm mại là biểu tượng cho mùa xuân, cho người phụ nữ. Hình ảnh liễu còn gắn liền với đức bồ tát Avalokiteshvara hiền từ, xinh đẹp thánh thiện ban phép lạ diệu kỳ mang lại sự sống và những điều may mắn cho muôn loài trong hình ảnh “giọt nước cành dương”. Đó là biểu tượng cho sự sinh sản, tái sinh. Liễu non tơ, mềm yếu khơi gợi sự nâng niu, nhẹ nhàng, trân trọng. Vẻ đẹp đào, liễu mang sức hấp dẫn lớn khiến nam nhân say trong hoan lạc mà quên đi bút sách thánh hiền.

Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, hình ảnh của thần Thuồng Luồng vốn là “một con rắn dài mười trượng, vảy biếc mào đỏ”[11,tr.80] say mê sắc đẹp của Dương thị vợ của quan thái thú họ Trịnh và cướp nàng về làm vợ mình cũng là biểu tượng đầy dục tính. Rắn là con vật thật đặc biệt, mang giá trị lưỡng tính. Rắn vừa có sự mạnh mẽ vừa có sự uyển chuyển, dẻo dai, mềm mại. Hình ảnh đuôi rắn cắn vào miệng nó như biểu hiện của tử cung và dương vật, của sự tự thụ thai. Nó mang sự kết hợp giới tính trong tự bản thân nó. Trong các truyền thuyết cổ nói về sự hình thành vũ trụ thì hình ảnh rắn được xây dựng là một vị thần biểu tượng của linh hồn và nhục dục. Con rắn xui Adam và Eva ăn trái cấm. Motip người phụ nữ mộng thấy rắn rồi mang thai cũng xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi. Rắn biểu tượng cho sự sinh sản và cũng biểu tượng cho sự dâm đãng, đòi hỏi dục tính cao. Trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, bà vợ quan nguyên Hành khiển Ngụy Nhược Chân thì “chiêm bao thấy hai con rắn cắn vào mạng sườn ở dưới nách bên tả. Sau đó rồi bà có mang sinh được hai con trai” [11,tr.97]. Còn trong Chuyện Đối tụng ở Long cung không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Dữ xây dựng hình ảnh của thần thuồng luồng biến thành “một người đàn ông, thân thể vạm vỡ, mũ đỏ mặt đen, râu ria đâm tua tủa như rễ tre” [11,tr.87] mang bản chất “dâm ngược” vì sắc đẹp của Dương thị mà dùng mọi cách cướp người đàn bà đã có chồng về làm vợ.

Theo Trần Nho Thìn, trong “Người con gái Nam Xương, tâm trạng nhớ chồng của Vũ Thị Thiết cũng có chút sắc dục được tác giả diễn tả bằng hình ảnh bướm hóa, mây Tần… “Bướm bên hoa, mây phủ núi đều ám chỉ tình hoan lạc nam nữ”[78].

Xây dựng những biểu tượng sắc dục phải chăng cũng là cách để nói tránh đi chuyện đời thường, chuyện thế tục, khi mà “ Chuyện thế tục, chuyện


đời thường là những thứ nhà nho luôn tỏ ra muốn quay lưng ngoảnh mặt.Trong gia phong, gia quy của những gia đình nền nếp, “ngôn” luôn luôn là một tiêu chí được kiểm soát nghiêm ngặt vì thuộc một trong tứ đức đòi hỏi ở phụ nữ. Giáo dục nho gia lấy sự gương mẫu, sự phỏng theo làm nền, nên để cho trẻ em, phụ nữ không “mượn gió bẻ măng”, người lớn, đàn ông phải làm gương trước. Chính vì thế, cho đến tận thời hiện đại, trong những gia đình được coi là có học, có giáo dục, những chuyện tục tĩu đã đành, cả những chuyện bị coi là thô lậu, những lời lẽ bị coi là bất nhã cũng không bao giờ được thốt ra. Nếu “gọi sự vật bằng tên của nó” là một trong những yêu cầu hàng đầu của nhận thức thì “thận ngôn” lại cũng là một yêu cầu hàng đầu của văn hóa, của đạo đức”[ 87,tr 284].

2.4. Tiểu kết

Trong chương 2, chúng tôi đã khảo sát những đặc điểm biểu hiện sắc thái dục tính trong mười truyện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ bao gồm: đề tài, hệ thống nhân vật, biểu tượng dục tính. Qua đó, chúng tôi thấy, trong truyện này từ đề tài, hệ thống nhân vật đến các biểu tượng đều thể hiện sắc thái dục tính khá rõ nét. Ở những truyện đó ngòi bút của Nguyễn Dữ đã viết về đề tài dục tính. Những mối tình mang đậm màu sắc nhục dục giữa người với ma, người với người, người với thần tiên đã diễn ra. Những cuộc tình đã làm xôn xao trần thế, thủy cung và cả nơi tiên giới. Những cuộc tình vượt qua lễ giáo phong kiến, ràng buộc hôn nhân, chỉ có tự do luyến ái. Nhân vật trong mười truyện trên của Truyền kỳ mạn lục cũng biểu hiện sắc thái dục tính. Đó là hệ thống nhân vật nữ giới được nhà văn khắc họa mang đầy yếu tố nhục dục. Nhân vật nữ giới có khi được tồn tại dưới hình ảnh của những ma nữ, tiên nữ, có khi là người phụ nữ trong đời sống hàng ngày. Ở họ có những hình thức tồn tại khác nhau nhưng đều giống nhau ở vẻ đẹp tài sắc. Họ được xây dựng là những nữ nhân mang vẻ đẹp tài sắc trọn vẹn, những vẻ đẹp làm say lòng, quyến rũ nam nhân. Đồng thời ở những người phụ nữ này nổi lên sự khao khát tình yêu hạnh phúc và sự hoan lạc ái ân. Những quan niệm táo bạo về dục tính,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

coi dục tính là lẽ sống ở trần gian khi được khẳng định trực tiếp trong lời nói của nhân vật khi được thể hiện giao tiếp qua những lời thơ ca tụng cuộc hoan lạc. Bên cạnh nữ nhân các nam nhân trong truyện cũng là những nhân vật thể hiện yếu tố dục tính. Nhân vật nam nhân hiện lên với đủ các hạng người. Khi thì là kẻ lái buôn, là giới tri thức, khi là nhà sư, khi lại là thần tiên, ma quái. Tất cả họ đều giống nhau ở chỗ lòng đầy nhục dục, chạy theo nữ sắc để rồi phải bỏ dở công danh sự nghiệp của chính mình, có khi lại phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Mười truyện trong Truyền kỳ mạn lục còn xây dựng được những biểu tượng dục tính. Đó là biểu tượng dục tính của các bộ phận trên cơ thể con người, những cái tên mang màu sắc dục tính, những hình ảnh, vật dụng gần gũi với cơ thể, cuộc sống con người. Xây dựng những biểu tượng đó một lần nữa khẳng định rõ sắc thái dục tính được thể hiện khá độc đáo trong Truyền kỳ mạn lục.


Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục - 10

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

3.1. Yếu tố kỳ ảo

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được viết theo thể loại tiểu thuyết truyền kỳ. Truyện truyền kỳ có nguồn gốc từ truyện kể dân gian Trung Quốc, sau đó được các tác giả ghi chép lại, nâng cao thành một thể loại văn học. Từ điển văn học định nghĩa truyền kì là “Một hình thức văn xuôi tự sự Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các môtip kì quái, hoang đường lồng vào trong cốt truyện có ý nghĩa trần thế (…) Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân vật mang hình thức phi nhân thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [19,tr 447]. Như vậy, định nghĩa về thể loại này khá thống nhất. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại được đặc trưng bởi tính chất hư cấu, kì lạ trong nhân vật, cốt truyện, nhằm phản ánh hiện thực.

Truyện truyền kỳ có những lợi thế riêng về thể loại, theo Nguyễn Đăng Na thì: "Dưới hình thức truyền kỳ, người cầm bút có thể trực diện với hiện thực đương thời và dễ dàng "lách" vào những miền cấm kị" [46]. Trong công trình nghiên cứu Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, bàn về cái kỳ ảo, Lê Nguyên Cẩn đã trích dẫn ý kiến của Roger Caillois: "Mọi cái kỳ ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những quy luật bất biến của đời thường" [3,tr.12]. Văn học kỳ ảo phản ánh sự phong phú, kỳ diệu, không giới hạn của trí tưởng tượng, của ảo giác con người. Nội dung những truyện trên đều rất ly kỳ. Nhưng lại là những điều nảy sinh từ cuộc sống hiện thực, được trình bày với muôn hình vạn trạng. Yếu tố thần kỳ giúp con người sống với tưởng tượng, mộng ảo nhằm thoả mãn khát vọng của mình bằng những việc không có thực, bù đắp cho sự cân bằng tất yếu trong cuộc sống. Vì thế đưa yếu tố thần kỳ vào


truyện không chỉ thỏa mãn sự thích thú thêu dệt của người sáng tạo mà còn là nhu cầu tiếp nhận của độc giả.

Yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục thật phong phú, đa dạng. Khi là những không gian nghệ thuật thần tiên, cõi âm kỳ ảo, khi là thời gian nghệ thuật kỳ ảo, khi là những chi tiết kỳ ảo, nhân vật kỳ ảo... Tất cả tạo nên một thế giới huyền hoặc, nửa hư, nửa thực. Nếu tách bỏ thế giới kỳ ảo này đi thì các truyện không còn tồn tại như một chỉnh thể nghệ thuật được nữa. Yếu tố kỳ ảo ở đây đóng vai trò như một đơn vị vận động tạo thành cốt truyện. Không có nó, không có truyện. Đặc biệt trong tác phẩm, Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật phụ nữ là những hồn ma, tinh các loài cây, tiên nữ mang đậm yếu tố kỳ ảo thể hiện dục tính trong Truyền kỳ mạn lục. Yếu tố kỳ ảo này vừa là một phương tiện tổ chức cốt truyện, vừa thể hiện chủ đề tư tưởng, gửi gắm những tâm sự của tác giả.

Trong ba truyện viết về chuyện tình giữa người và hồn ma, những nhân vật ma nữ như Nhị Khanh, hai nàng Đào Liễu, Thị Nghi đều là nhân vật kỳ ảo. Trong truyện, những hồn ma này biến thành những người phụ nữ đẹp, tài hoa và đặc biệt là khao khát về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, được hưởng thụ và hiến dâng cả thể xác lẫn tinh thần. Đó là sắc đẹp của hồn ma Nhị Khanh quyến rũ Trình Trung ngộ, sắc đẹp yểu điệu của hồn hoa nữ Đào, Liễu làm say lòng Hà Nhân, sắc đẹp của hồn ma Thị Nghi biến thành “gái đẹp” trêu người và quyễn rũ viên quan họ Hoàng. Sắc đẹp của người phụ nữ vốn là thuộc tính tự nhiên, là thành quả đẹp mà tạo hóa đã ban cho họ, là cơ sở vật chất của tình yêu, là điều kiện ngoại hình để chiếm được tình yêu của nam giới. Với quan niệm như thế sắc đẹp của người phụ nữ phải được đề cao, trân trọng. Nhưng với đạo Nho và văn học chịu ảnh hưởng của Nho giáo lại có quan niệm khác. GS-TS Trần Đình Hượu có viết: “Trong tất cả các thứ tình, thứ dục thì Nho giáo sợ nhất là sắc đẹp đàn bà và tình yêu. Đó là thứ tình mạnh nhất, thứ dục thiết tha nhất, thứ đam mê da diết dai dẳng bất trị nhất. Cho nên đối với tình yêu, các nhà Nho tỏ ra có nhiều nghi ngại, đặt ra nhiều lễ tiết, lo nghĩ, phòng phạm cẩn thận nhất. Họ cho sắc đẹp là một thứ của “làm mất nước tan nhà”, một điềm “bất tường”. Gia đình, xã hội đề cao người con gái nết na, đoan trang,chứ


không đề cao sắc đẹp. Khi dạm vợ cho con cháu, người ta thường tránh của “vưu vật” vì lo nó không mang phúc mà mang họa đến cho gia đình. Họ đem “dung, công, ngôn, hạnh” đối lập với tài sắc tình và làm tiêu chuẩn để giáo dục con gái. Tuy trong tứ đức có dung, nhưng nữ dung không phải là làm cho đẹp, giữ sắc đẹp mà giữ cho nét mặt dịu dàng, thùy mị, không kiêu kỳ; ăn mặc sạch sẽ, tề chỉnh chứ không cần đẹp, không chỉ chau chốt, làm đỏm mà cả trang điểm son phấn nữa cũng ở ngoài “nữ dung”. Với quan niệm của nhà Nho như vậy thì sắc đẹp của người phụ nữ không được xem như một giá trị. Với quan niệm đó, văn học nhà Nho ít nói đến sắc đẹp của người phụ nữ, ít xem nó như một tài sản quí báu của người phụ nữ” [32]. Vậy mà trong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ vẫn nhắc đến những người phụ nữ có vẻ ngoài đẹp có sức quyến rũ nam nhân dưới dạng hồn ma nữ. Mang sắc đẹp, hồn ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục còn tài hoa và khao khát hạnh phúc ái ân. Tài thơ văn của Nhị Khanh khiến Trung Ngộ phải thốt lên “văn tài của nàng, không kém gì Dị An ngày xưa” [11,tr.36]. Rồi nàng Đào, Liễu, Hàn Than đều là những người biết làm thơ, nhả chữ. Và đặc biệt khát vọng giải phóng tình cảm bản năng pha màu sắc nhục dục biểu hiện mạnh mẽ nhất ở những nhân vật phụ nữ là hồn ma. Không còn thuộc về thế giới người nhưng những hồn ma phụ nữ vẫn mang bản năng đặc trưng giới mạnh mẽ. Họ đã chọn cách xâm nhập vào đời sống thực tại để tìm kiếm bạn tình là những con người trần thế để tận hưởng tình yêu, hạnh phúc. Những khao khát hạnh phúc ái ân được nói thật táo bạo qua lời của các ma nữ. Những hồn ma đáng thương hiện về trong hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp để đòi thỏa mãn nhu cầu về thân xác. Điều đó thật mạnh mẽ tưởng như chỉ có ở nam nhi. Nếu như nhân vật nam trong truyện tìm đến nỗi niềm hoan lạc ái ân bởi lòng tham dục thì nhân vật nữ lại đến với ái ân như một biểu hiện của khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

Nhưng những hình tượng ma quái trong truyện lại hiện lên như biểu trưng cho cái ác, sự cám dỗ thử thách lòng kiên trì của đấng nam nhi. Ai không có khả năng diệt dục thì không thắng được ma quỷ. Hồn ma của Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo thì quyến rũ và lôi kéo bằng được Trình Trung Ngộ chết theo mình. Chết


rồi linh hồn của hai người còn làm yêu, làm quái, làm hại dân làng “phàm những đêm tối trời, người ta thường thấy hai người dắt tay nhau đi đôi, khi thì hát, khi thì khóc, thường bắt người ta phải khấn cầu lễ bái, hễ hơi không được như ý thì gieo tai vạ” [11,tr.40]. Hồn ma hai người còn nương vào cây gạo cạnh chùa tiếp tục tác oai, tác quái, coi thường cả thần phật “thân thể lõa lồ mà cùng nhau cười đùa nô giỡn, đến gõ thình lình mà gọi hỏi trong chùa” [11,tr.42] khiến dân làng phải nhờ đạo sĩ cao tay trừ diệt. Hồn ma Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang thì “hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào” [11,tr.129], thậm chí còn làm hại cả viên quan họ Hoàng, người đã ra tay giúp đỡ mình, hồn ma Hàn Than ( Chuyện nghiệp oan của Đào Thị) thì muốn Vô Kỷ chết theo để “sống còn chưa được thỏa yêu đương, chết xuống sẽ cùng nhau quấn quýt” [11,tr.89], lại còn biến thành Long Quý và Long Thúc vào nhà quan Nhược Chân để trả thù. Đến cả hồn hoa Đào Liễu mỏng manh cũng làm cho chàng thư sinh lỡ dở hôn nhân, sự nghiệp. Những nữ nhân đó dù đẹp dù tài nhưng họ lại là những yêu ma, yêu quái làm hại người nên đã gây tâm lý ghê sợ đối với vẻ đẹp tài sắc của họ.

Tình yêu cá nhân tự do không gắn với hôn nhân, nghĩa vụ lại được khẳng định trong Truyền kỳ mạn lục dưới hình thái tội lỗi, cấm kỵ, một thứ tội lỗi chỉ có ở loài yêu quái. Nhân vật trong những cuộc mây mưa trong Truyền kỳ mạn lục thường là giữa ma nữ, tinh hoa với kẻ thất phu đa dục. Tuy nhiên những cuộc tình ma quái lại tạo nên sự rùng rợn, thể hiện phần nào sự khinh miệt, ghê sợ tình ái tự do ngoài hôn nhân. Khi chứng kiến nhân vật Trình Trung Ngộ trong Chuyện cây gạo, có quan hệ ái ân với cô gái đẹp Nhị Khanh cũng chỉ là một hồn ma để rồi chết trong tư thế ôm quan tài của hồn ma đó khiến người đọc cũng không khỏi sợ hãi, bàng hoàng.

Kết cục của những số phận, những cuộc tình ân ái này lại không có kết quả tốt đẹp mà thường rơi vào bi kịch. Những chuyện tình giữa người và ma quái thường diễn ra trong thời gian rất ngắn, chỉ được hơn một tháng (hồn ma Nhị Khanh


- Trung Ngộ, hồn ma Thị Nghi - Hoàng), hoặc là một năm (hồn hoa Liễu, Đào với Hà Nhân). Hạnh phúc thật ngắn ngủi, mong manh. Hà Nhân vì hai nàng có thể hoãn hôn sự lại nhưng kì về của hai nàng thì không thể thay đổi. Cuộc chia tay giữa ba người thấm đầy nước mắt. Còn Trình Trung Ngộ đã phải đánh đổi cả mạng sống của mình để được ở bên Nhị Khanh. Phải hóa thành ma để được tự do yêu đương. Hạnh phúc của nhân vật ma quái vốn đã mong manh, ngắn ngủi lại luôn bị cản trở. Bọn bạn buôn khi biết chuyện Trung Ngộ thường qua lại với Nhị Khanh đã khuyên chàng phải tìm đến gốc tích nhà cửa rồi hoặc ruồng bỏ hoặc đèo bòng. Chính lời khuyên mà chàng một mực đòi về nhà Nhị Khanh và phát hiện ra sự thật. Khi Trung Ngộ muốn vùng dậy đi theo tiếng gọi của hồn mà Nhị Khanh thì người trong thuyền đã lấy dây thừng trói chàng lại. Khi hai người thành ma thì bị đạo nhân trừ khử. Cũng như thế, khi phát hiện ra bệnh của Hoàng (Chuyện yêu quái ở Xương Giang) chính từ người vợ yêu quái mà ra, vị thầy thuốc đã tìm cách đánh lừa rồi tiêu diệt Thị Nghi. Sự ngăn cản hạnh phúc lứa đôi khi thì đến từ phía con người khi thì đến từ quy luật tự nhiên. Trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, sự cản trở lại đến từ kì hạn phải thác hóa của hai nàng Liễu, Đào. Số phận của tất cả ma quái trong Truyền kì mạn lục đều không có kết thúc tốt đẹp. Số phận nhiều nhân vật còn bi thảm đến mức phải chết hai lần như Hàn Than, Nhị Khanh, Thị Nghi. Vậy là làm người đã bất hạnh, làm ma những mong níu lại chút hạnh phúc riêng mình, thì còn bị dày xéo dập vùi đến mức thê thảm hơn.

Mượn yếu tố kỳ ảo là hồn ma, yêu nữ để thể hiện những mối tình nam nữ táo bạo đầy dục tính là một dụng ý của nhà văn. Chúng ta có thể lý giải điều này theo hai cách. Thứ nhất có thể giả định chuyện tình giữa người và ma này là một cái cớ để ông viết thoải mái về vấn đề dục tính, cách để đối phó với cấm đoán của thời đại. Văn hóa nhà nho vốn là theo chủ nghĩa thanh giáo, rất nghiêm khắc với dục tính. Nhưng bản năng dục tính của con người là tự nhiên, không thể chối bỏ. Mạnh Tử đã từng thừa nhận “Thực sắc tính dã” (Ẩm thực và chuyện sắc dục là bản tính của con người). Cho nên về vấn đề dục tính, các nhà văn không những phải quan tâm mà cần phải viết cho thật hay, thật sâu sắc và tinh tế. Viết về dục tính không phải là để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024