Nghệ Thuật Miêu Tả Ngoại Hình Nhân Vật

Miệng đào lưng liễu, uốn lưỡi vừa véo von mấy khúc Lương Châu. Nhật sáng mây lành, nghển đầu đã tựa nương dưới trời Đâu Suất, Quần ném dòng Tương lớp lớp.

Tóc rơi mây Sở từng từng,

Trong mơ xúc cảnh bâng khuâng du tiên nửa gối. Trước gió ghẹo người réo rắt, đoản địch vừa xong. Phòng tăng vắng vẻ khách phòng ca,

Áo đạo nhẹ nhàng hơn áo múa.

Khe Tào múc nước, chợt ngờ mặt phấn trong sương. Lá bối tụng kinh, còn thoảng âm vang trước nóc.

Mùi thiền dẫu bén, Lòng tục chưa phai”.

Sau bao biến cố tai vạ, có lẽ Hàn Than cũng đã kiệt quệ về tinh thần và thể xác. Nàng muốn tĩnh tâm và đã chạy đến chùa Lệ Kỳ. Tình yêu giữa Hàn Than và sư Vô Kỷ đã nảy sinh nơi nhà chùa linh thiêng, trái với luân lí thông thường của đạo Phật. Hàn Than có được hạnh phúc nhưng nó ngắn ngủi và mong manh. Cái chết của nàng là dấu chấm hết cho tình yêu và hạnh phúc. Hàn Than chết nhưng không khuất phục, nàng đã báo mộng cho Vô Kỷ và hai người đầu thai thành hai người con nhà quan Hành kiển là Long Thúc và Long Qúy. Với sự thông hiểu của sư cụ Pháp Vân, Long Thúc và Long Qúy đã bị trừng trị: “Khi mở thấy hai cái thây đã hóa thành hai con rắn vàng, lấy hòn đá ném thì chúng liền nát ra tro cả”. Hàn Than xinh đẹp, tài giỏi là vậy nhưng cuối cùng cũng bị truy đuổi và chỉ còn là nắm tro tàn. Nàng đã chết hai lần, lần nào cũng thảm khốc và đau đớn. Số phận của Hàn Than là số phận bi kịch không lối thoát.

Nguyễn Dữ đã đưa ngòi bút của mình tới số phận của những nhân vật vua, quan, kẻ sĩ. Nhân vật Lý Hữu Chi trong Chuyện Lý tướng quân phải mang số

phận nghiệt ngã. Lý Hữu Chi chết khi 40 tuổi, hắn đã bị người đời bàn tán rằng: “Kẻ lương thiện thường phải chết về đao binh, kẻ làm ác được chết trong nhà, đạo trời để đâu không biết”. Cứ nghĩa rằng chết là hết, nhưng khi xuống tới âm phủ, Lý Hữu Chi đã bị xử phạt vô cùng đau đớn. Vì hắn đắm chìm trong bể tình ái mà bị “lôi ra bỏ vào vạc đương sôi, thân thể Hữu Chi đều nát rữa cả ra”. Vì lòng tham vô đáy mà hắn bị moi hết ruột gan bằng lưỡi chủy thủ. Tội ác chồng chất của hắn là không thể cứu chữa, Đức vua đã tuyên án: “Vậy chỉ nên áp giải vào ngục Cửu U lấy dây da chét vào đầu, lấy dùi lửa đóng vào chân, chim cắt mổ vào ngực, rắn độc cắn vào bụng, trầm luân kiếp kiếp, không bao giờ ra khỏi được”. Như vậy, số phận đau thương của Lý Hữu Chi là do chính bản thân hắn tạo nên, không thể đổ lỗi cho bất cứ ai.

Từ Thức là nhân vật có số phận đầy bi kịch trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên. Đó là bi kịch của một con người cô đơn, không chốn nương thân. Từ Thức đã từ bỏ áo quan với lí do “không thể vì số lượng năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh”. Chàng thoát mình lên tiên cảnh thì lại nhớ mong về quê nhà, khi về quê thì mọi thứ không còn như xưa nữa, cảnh vật đổi dời. Cuối cùng, Từ Thức thui thủi “mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá ngắn, vào núi Hoành Sơn, rồi sau không biết đi đâu mất”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng thể hiện các nhân vật lái buôn có số phận nghiệt ngã. Trong Chuyện cây gạo, người đọc xót xa cho nhân vật Trình Trung Ngộ. Chỉ vì đam mê ái ân, nhục dục mà Trình Trung Ngộ đã có những cuộc tình với ma là Nhị Khanh. Khi nhận ra người cùng chăn gối mặn nồng với mình là ma, Trình Trung Ngộ mới “sởn gai, dựng tóc”. Trình Trung Ngộ sinh ra ốm nặng và mọi người “thấy chàng đã nằm ôm quan tài mà chết”.

Có thể thấy các nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục đều phải chịu số phận bất hạnh. Họ khát vọng được sống, khát vọng hưởng thụ tình yêu nhưng lại rơi vào bi kịch. Các nhân vật nữ đều mong muốn hạnh phúc, nhất là

Nhân vật bình phàm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - 5

hạnh phúc bên gia đình, nhưng số phận không cho họ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, họ bị thất bại trên con đường đi tìm hạnh phúc cá nhân. Do lối sống, cách ứng xử trái luân lí mà một số nhân vật phải gánh chịu hậu quả, cuối đời họ phải chịu cái chết đau đớn. Có một số nhân vật phải chịu cái chết oan khuất, về sau được hiển linh trở về gặp lại người thân. Có thể thấy, Nguyễn Dữ đã rất công bằng khi miêu tả số phận của nhân vật bình phàm. Điều đó cho thấy tác giả đã ngầm thể hiện tư tưởng “gieo nhân nào gặp quả ấy” theo thuyết của nhà Phật.

Chương 3. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT

THỂ HIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC


Phương thức nghệ thuật là cách thức mà nhà văn lựa chọn, sử dụng và sáng tạo các yếu tố về ngôn ngữ nghệ thuật để hiện thực khách quan hiện lên trong tác phẩm một cách sinh động, sâu sắc. Phương thức nghệ thuật tồn tại như một yếu tố tất yếu để văn học có thể tồn tại như một loại hình nghệ thuật.

Thời đại Nguyễn Dữ sống là thời đại còn hỗn dung về mặt loại hình, nhưng những gì ông thể hiện trong tác phẩm Truyền kì mạn lục cho thấy ông đã sử dụng đa dạng và phong phú các phương thức nghệ thuật để xây dựng hình tượng nhân vật bình phàm.

Nhân vật bình phàm được Nguyễn Dữ đưa vào trong Truyền kì mạn lục một cách rất khéo léo và mang dụng ý nghệ thuật. Nhân vật bình phàm được xây dựng bằng phương thức nghệ thuật riêng, khác xa so với nhân vật được lí tưởng hóa.

3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình là dáng vẻ bề ngoài của nhân vật bao gồm: trang phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo… Ngoại hình của nhân vật cũng ít nhiều thể hiện được nội tâm, tính cách của nhân vật. Trong các tác phẩm văn học trung đại, ngoại hình của nhân vật thường được tác giả xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ không phải là một ngoại lệ.

Bút pháp ước lệ tượng trưng dùng lời văn bóng bẩy, trang nhã và đặc biệt là ngắn gọn, súc tích. Bút pháp này lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực để quy chiếu vào vẻ đẹp của con người thời trung đại. Khi miêu tả cây cối luôn nói đến “tùng, cúc, trúc, mai”, con vật “long, ly, quy, phụng”… Vì các truyện trong Truyền kì mạn lục thuộc thể loại truyện có dung lượng ngắn, lời văn ngắn gọn và cô đọng nên tác giả đã sử dụng triệt để bút pháp này.

Truyền kì mạn lục cũng như các tác phẩm văn chương thời trung đại, khi miêu tả ngoại hình chỉ có vài nét chung chung, khái quát. Hầu hết các nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục chỉ được nhà văn miêu tả ngoại hình bằng những nét chấm phá chứ không đi sâu vào đặc tả chi tiết ngoại hình nhân vật. Ngoại hình của nhân vật nữ thường được tác giả miêu tả rất đẹp.

Trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị, vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Hàn Than được tái hiện qua lời cuộc đối thoại giữa Pháp Vân và sư Vô Kỷ: “Pháp Vân không nhận và bảo Vô Kỷ rằng:

Người con gái này, nết không cẩn nguyện, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt”.

Qua lời nhận xét của sư Pháp Vân, ta thấy Hàn Than là một cô gái đẹp, dễ làm mê lòng người. Hàn Than còn được Nguyễn Dữ miêu tả trực tiếp “Mỗi lúc ở nhà dưới đi lên mặc áo lụa, mang quần là, điểm môi son, tô má phấn”. Rò ràng, Hàn Than là người xuất gia tu hành nhưng cách ăn mặc không phù hợp với nơi cửa Phật.

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, ngoại hình của nhân vật Vũ Thị Thiết chỉ được tác giả phác họa bằng một câu văn ngắn gọn: “Người đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với câu chữ ngắn gọn, Vũ Thị Thiết hiện lên trong tâm trí người đọc là một người phụ nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết.

Nguyễn Dữ chỉ miêu tả ngoại hình bằng những nét chấm phá đặc sắc, nhưng nhân vật hiện lên rất sinh động. Nhân vật Trọng Qùy và Nhị Khanh trong tác phẩm Người nghĩa phụ ở Khoái Châu được tác giả miêu tả: “Phùng có người con trai là Trọng Qùy, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài”, họ “mến vì tài, yêu vì sắc”. Khi nàng mất, Trọng Qùy đã làm bài văn tế thể hiện niềm thương xót và hối hận. Vẻ đẹp của nhân vật Nhị Khanh được tái hiện lại trong bài văn tế:

“Hỡi ơi nương tử!

Khuê nghi đáng bậc, Hiền đức vẹn mười. Tinh thần nhã đạm, Dáng điệu xinh tươi”.

Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên cũng là một tác phẩm miêu tả thành công vẻ đẹp ngoại hình nhân vật Giáng Hương: “người ta thấy có cô con gái, tuổi độ 15,16 phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời”. Ngoại hình của Giáng Hương còn được hiện lên qua lời nhận xét khách quan “nương tử hôm nay màu da hồng hào, chứ không gầy gò như trước nữa”.

Nhân vật Dương thị, vợ quan Thái thú họ Trịnh trong Chuyện đối tụng ở Long cung được tác giả phác họa ngoại hình: “Ngày đã xế chiều, lại thấy hai người lính dẫn đến một mỹ nhân, xúng xính thướt tha, từ mé đông đi lại”. Từ “mỹ nhân” đã lột tả được hết vẻ đẹp ngoại hình của Dương thị. Đó là vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, không ai sánh được trong thiên hạ. Người đọc chỉ có thể liên tưởng, tưởng tượng mới có thể hình dung ra ngoại hình tuyệt sắc của phu nhân quan Thái thú.

Ngoại hình nhân vật Túy Tiêu trong Chuyện nàng Túy Tiêu được Nguyễn Dữ miêu tả ngắn gọn “Trong bọn con hát có ả Túy Tiêu là người rất xinh đẹp”. Chuyện cây gạo miêu tả ngoại hình của nhân vật Trình Trung Ngộ: “là một chàng trai đẹp ở đất Bắc”

Tóm lại, ngoại hình của các nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục được tác giả miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Dù chỉ bằng những nét phác thảo đơn sơ, không đi sâu vào miêu tả đôi mắt, lông mày…hay hình dáng nhân vật bình phàm nhưng vẻ đẹp của họ hiện lên trong tâm trí người đọc một cách rò nét và sinh động. Đó là biệt tài của Nguyễn Dữ, ông muốn người đọc dựa vào những chấm phá đó để liên tưởng, tưởng tượng. Từ đó, nhân vật bình

phàm của Nguyễn Dữ sẽ được độc giả khám phá ở chiều sâu qua vẻ đẹp ngoại hình.

3.2. Các motip phổ biến

Nếu ở các nhân vật thánh nhân, motip về mồ mả, thụ thai…được khai thác và sử dụng thì ở nhân vật bình phàm, tác giả sử dụng những motip quen thuộc, đời thường nhất. Đó là các motip ăn uống, thi cử, sắc dục… Hiệu quả của việc sử dụng các motip này là giúp các nhân vật bình phàm hiện lên với những nét đời thường chân thực. Họ có nhu cầu về ăn uống, nhục dục… Đồng thời, nhân vật bình phàm không phải là những người toàn thiện, toàn mĩ, ở họ có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng. Con người cần nhận ra được những điểm yếu để khắc phục và phát huy những điểm tốt, điểm tích cực. Nhân vật bình phàm khác hoàn toàn so với nhân vật thánh nhân quân tử, họ chính là con người trần thế, bởi những nét tự nhiên, bản năng.

3.2.1. Motip sắc dục

Các tác giả văn học trung đại Việt Nam rất hạn chế sử dụng motip sắc dục, bởi thời ấy bị quy chiếu bởi quan điểm của lễ giáo phong kiến. Tuy nhiên, motip sắc dục lại có khả năng chuyển tải những tư tưởng về con người trần tục một cách mạnh mẽ và cho thấy sức mạnh tiềm tàng của yếu tố mang tính bản năng.

Motip sắc dục được Nguyễn Dữ sử dụng trong Truyền kì mạn lục để miêu tả nhân vật bình phàm, đưa nhân vật vào những mối quan hệ yêu đương, từ đó nhân vật thỏa mãn những dục vọng cá nhân đời thường.

Khi nói về những cuộc tình ái nam nữ, Nguyễn Dữ đã thống nhất xây dựng theo một mô hình chung: nhân vật nữ thường là ma, nhân vật nam thường là người trần mắt thịt. Các đôi lứa trong Truyền kì mạn lục thường có lối sống buông thả, để bản thân say đắm trong những cuộc hoan lạc ái ân trần tục. Tình yêu của họ không hướng đến mục đích hôn nhân mà chỉ thỏa mãn nhu cầu bản năng. Đó là ba truyện:

- Chuyện kì ngộ ở trại Tây

- Chuyện cây gạo

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang.

Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo đã đưa ra triết lí về mối quan hệ nam nữ và sự hưởng thụ thú nhục dục: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời cho sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân cũng không thể được nữa”. Không chỉ dừng lại ở đó, phát ngôn này của Nhị Khanh đã phần nào biểu hiện dục vọng của nhân vật:“nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng nơi mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế không phải phàn nàn gì nữa”.

Triết lí hưởng thụ của hai cô gái Đào, Liễu trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây được Nguyễn Dữ trình bày hết sức rò ràng: “nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương, để khỏi phải hoài phí mất xuân quang”. Hà Nhân cùng với hai nàng đã có những cuộc tình không đoan chính. Họ còn ghi lại những cuộc hoan lạc đó bằng thơ:

“Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì, Tu đối tân lang ngữ biệt ly.

Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử, Hương la thoát hoán tú hài nhi.

Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp, Xuân tận tam canh oán tử quy. Thử khứ vị thù đồng huyệt ước, Hảo tương nhất tử vị tâm tri”.

Dịch:


“Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu, Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022