Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7


biệt là giao dịch dựa trên thông tin. Hơn nữa, khả năng TKCCP tốt cũng tạo sức ép với nhà quản trị công ty để thực hiện hoạt động quản trị nhằm nâng cao được giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá TKCCP là vấn đề cần thiết cho bất kỳ TTCK của các quốc gia.

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới đã chỉ ra rằng TKCCP là một vấn đề đáng được quan tâm và nghiên cứu trên TTCK. Thanh khoản của cổ phiếu xuất phát từ nguyên nhân thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể trên thị trường. Thông qua TKCCP có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của TTCK. Chính vì vậy, việc đo lường TKCCP và xác định nhân tố tác động TKCCP là điều cần thiết đối với TTCK. Vai trò quan trọng của thanh khoản cổ phiếu được các đối tượng tham gia thị trường quan tâm trên các góc độ khác nhau. Nhà quản lý đo lường TKCCP để quyết định cấu trúc thị trường phù hợp. Doanh nghiệp niêm yết đo lường thanh khoản để định giá và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Nhà môi giới đo lường TKCCP để xác định giá dịch vụ cung cấp. Nhà đầu tư đo lường TKCCP để xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả gia tăng thu nhập và hạn chế rủi ro.

Qua nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy những vấn đề về TKCCP niêm yết trên TTCK Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu gồm:

Thứ nhất, tại TTCK Việt Nam TKCCP chưa được hiểu đúng bản chất và các nghiên cứu tại Việt Nam chưa thể hiện được rõ nội hàm của thanh khoản cổ phiếu. Mặc dù, TKCCP được đề cập hàng ngày trên các bản tin về TTCK nhưng TKCCP được nhắc đến qua các biến số như: khối lượng giao dịch cổ phiếu, giá trị giao dịch cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường… Trong khi, các biến số này chỉ thể hiện được “hoạt động giao dịch” của cổ phiếu nhưng chưa phản ánh được bản chất TKCCP. Thị trường còn tồn tại sự nhầm lẫn giữa hoạt động giao dịch và TKCCP. Bản chất TKCCP được thể hiện trên các khía cạnh gồm thời gian giao dịch, chi phí giao dịch, qui mô giao dịch và khả năng phục hồi của giá cổ phiếu trước các cú sốc của thị trường. Do đó, TKCCP không phải là đại lượng có thể quan sát được mà phải được ước lượng, tính toán để đảm bảo được đặc điểm của “tính thanh khoản”. Theo tìm hiểu của tác giả, thanh khoản của tài sản được nhắc đến trong lĩnh vực Ngân hàng thường xuyên hơn. Tiêu chuẩn về tài sản có thanh khoản cao xuất hiện trong thông tư số 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có nội dung như sau: “Tài sản có tính thanh khoản cao là tài sản được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ dàng chuyển đổi với chi phí thấp.” Tuy nhiên, định nghĩa về


TKCCP chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật về lĩnh vực chứng khoán. Đây là nội dung cần được bổ sung trong lĩnh vực chứng khoán.

Từ đó, tác giả nhận thấy cần hiểu rõ bản chất thanh khoản cũng như hoàn thiện và bổ sung khái niệm thanh khoản của cổ phiếu. Bởi, khi hiểu đúng bản chất và biểu hiện của thanh khoản cổ phiếu thì việc xác định thước đo và đo lường TKCCP mới đạt hiệu quả.

Thứ hai, việc lựa chọn thước đo TKCCP phù hợp với thực trạng của TTCK Việt Nam còn thiếu. Thước đo TO (turnover ratio - tỷ suất vòng quay chứng khoán) đang được sử dụng để đo lường TKCCP tại SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hạn chế của thước đo này chỉ thể hiện được khía cạnh về qui mô giao dịch. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng thước đo dựa trên các khía cạnh của TKCCP như thước đo TO, LR, Zeros, ILLIQ, LM... Trong đó, thước đo nhân tố giá ILLIQ của (Amihud, 2002) được cho là thước đo tốt nhất, bao quát được các khía cạnh của TKCCP và không khó khăn trong quá trình tính toán. Thước đo này đã được sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới và đã bắt đầu được sử dụng trong một số nghiên cứu tại Việt Nam nhưng mức độ phổ biến chưa cao. Bên cạnh đó, thước đo tính kém thanh khoản của cổ phiếu LM của (Liu, 2006) được đánh giá thể hiện được tính đa chiều của thanh khoản và có ưu điểm khi thể hiện được tính liên tục của hoạt động giao dịch nhưng thước đo này chưa được khai thác và ứng dụng trên TTCK Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Chính vì vậy, tác giả sử dụng hai thước đo thể hiện tính kém thanh khoản của cổ phiếu gồm thước đo ILLIQ của (Amuhid, 2002) và thước đo LM của (Liu, 2006) để đo lường, đánh giá TKCCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Thứ ba, các nghiên cứu về nhân tố tác động tới TKCCP đã được nghiên cứu trên thế giới nhưng phần lớn tập trung tại các thị trường phát triển. Do sự khác biệt về thể chế, môi trường thông tin, hoạt động quản trị và kinh nghiệm đầu tư nên sự tác động của các nhân tố tại thị trường khác nhau sẽ có kết quả khác nhau.

Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7

(1) Đặc điểm nền kinh tế chuyển đổi trên TTCK Việt Nam nên cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp có các đặc điểm riêng biệt. Một là, CĐL với đặc điểm là các thành viên sáng lập và tham gia vào Hội đồng quản trị doanh nghiệp nên cổ đông nội bộ có lợi thế về thông tin nhiều hơn so với các cổ đông khác. Hai là, trong quá trình nâng hạng thị trường, dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng lên đã tác động lớn đến hoạt động giao dịch cổ phiếu trên thị trường và hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Ba là, chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu các tập đoàn được thực


hiện từ năm 2011 và quá trình này được đẩy mạnh từ năm 2016 đến hiện tại. Nhưng sau cổ phần hóa Nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ lệ sở hữu nhất định và chi phối đến các quyết định quản trị doanh nghiệp. Các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu tại Việt Nam thường được phân chia cổ đông thành ba nhóm gồm CĐL, cổ đông Nhà nước và cổ đông nước ngoài. Nghiên cứu tác động của CĐL và cổ đông nước ngoài tới TKCCP đã được thực hiện trên TTCK Việt Nam. Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu cấu trúc sở hữu trên góc độ sau:

Kiểm định tác động của mức độ tập trung/phân tán trong cấu trúc sở hữu tới TKCCP. Mức độ phân tán sở hữu được đo lường thông qua tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (tỷ lệ Free-float), tỷ lệ này càng lớn tương ứng mức phân tán sở hữu càng cao.

Kiểm định tác động phi tuyến và xác định “ngưỡng” đổi chiều tác động của tỷ lệ sở hữu Nhà nước tới TKCCP.

(2) Nhân tố chính sách cổ tức tác động tới TKCCP chưa được thực hiện nghiên cứu trên TTCK Việt Nam. Tác giả thực hiện phân tích tín hiệu của CSCT theo hai góc độ sau:

Kiểm định tác động phi tuyến của tỷ lệ chi trả cổ tức tới TKCCP

Kiểm định sự khác biệt của các hình thức chi trả cổ tức tới TKCCP

(3) Bên cạnh đó, một số nhân tố thuộc doanh nghiệp tác động đến TKCCP chưa được chú ý như tăng trưởng bền vững và qui mô của doanh nghiệp.

Hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam, TKCCP là một trong những vấn đề mấu chốt cần được quan tâm. Thanh khoản là dấu hiệu để đánh giá mức độ hiệu quả của TTCK, thị trường thanh khoản tốt sẽ làm giảm đáng kể chi phí giao dịch và thúc đẩy tăng trưởng hoạt động giao dịch cổ phiếu, đặc biệt là giao dịch dựa trên thông tin.

Từ những phân tích khoảng trống nghiên cứu về TKCCP trên TTCK Việt Nam, việc thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về TKCCP và nhân tố tác động đến TKCCP là điều cần thiết. Chính vì vậy, đề tài “Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Qui trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu được xác định là nâng cao TKCCP niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc phân tích tác động của các nhân tố tới TKCCP. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án gồm: phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng. Từ đó, qui trình nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua các bước sau:



1. Xác định vấn đề

nghiên cứu

2. Xây dựng mô

hình nghiên cứu

3. Xác định dữ liệu, thu thập và xử lý

dữ liệu

4. Phân tích thống

kê mô tả

5. Ước lượng,

kiểm định

6. Kết luận và

khuyến nghị chính sách


Sơ đồ 1.1. Qui trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Bước 1: Xác định hướng nghiên cứu là: thanh khoản của cổ phiếu và xác định các nhân tố tác động đến TKCCP.

Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước để xem xét sự tác động của các nhân tố như: cấu trúc sở hữu, chính sách cổ tức, hiệu quả hoạt động, qui mô doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế hay lãi suất… tới TKCCP. Từ đó, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu của mô hình lý thuyết.

Bước 3: Xác định mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ các CTCP được niêm yết trên SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến 2019. Nguồn dữ liệu thu thập được xác định là nguồn thứ cấp (dữ liệu được thu thập từ thống kê giá, hoạt động giao dịch cổ phiếu hàng ngày và từ báo cáo tài chính được kiểm toán hàng năm) và thực hiện xử lý dữ liệu nghiên cứu: những chỉ tiêu nào không sẵn có sẽ được tính toán, ước lượng dựa trên các công thức đã được xác định.

Bước 4: Dựa trên dữ liệu đã thu thập và xử lý, tác giả sẽ phân tích thực trạng TKCCP và phân tích các nhân tố tác động đến TKCCP trên TTCK Việt Nam. Qua đó, phân tích thực trạng sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm và lý giải tác động của các nhân tố tới TKCCP.

Bước 5: Ước lượng, kiểm định các khuyết tật, mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định sự tác động của các biến độc lập đến TKCCP. Phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tới TKCCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.


Bước 6: Kết luận và khuyến nghị - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của mô hình để đưa ra khuyến nghị phù hợp với các thành viên trên thị trường. Các khuyến nghị hướng tới mục tiêu gia tăng những tác động tích cực tới TKCCP và hạn chế những tác động tiêu cực tới TKCCP.

1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Sau khi thực hiện tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy rằng TKCCP niêm yết chịu tác động bởi rất nhiều các nhân tố bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam có những đặc điểm khác biệt và thay đổi theo thời gian, đồng thời một phần chịu tác động chung với những biến động của thị trường. Vì vậy, để đánh giá tác động của các nhân tố tới TKCCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả thực hiện kiểm định các giả thuyết như sau:

Chính sách cổ tức: Mỗi doanh nghiệp có CSCT khác nhau như duy trì ổn định mức cổ tức trong nhiều năm hoặc thay đổi để phù hợp với mục tiêu trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, nhà quản lý cần cẩn trọng khi đưa các quyết định về CSCT bởi bất kỳ chính sách nào liên quan đến cổ tức đều tác động tới giá cổ phiếu. Hình thức trả cổ tức được thực hiện linh hoạt như trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai hình thức. CSCT được cho là biện pháp hiệu quả để giảm mâu thuẫn giữa nhà quản lý và chủ sở hữu, CSCT đồng thời là tín hiệu tốn kém nên chỉ những doanh nghiệp đủ năng lực tài chính mới có khả năng công bố (Bhattacharya, 1979; Rozeff, 1982; Easterbrook, 1984). Như vậy, CSCT là một tín hiệu giúp giảm thông tin bất cân xứng giữa người nội bộ và cổ đông bên ngoài. Tác giả sẽ xem xét tác động của CSCT dưới các hình thức trả cổ tức và tỷ lệ trả cổ tức trên mệnh giá tác động tới TKCCP, giả thuyết nghiên cứu được xác định như sau:

H1: Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền có tác động thuận chiều tới TKCCP H2: Tác động của các hình thức trả cổ tức tới TKCCP là khác nhau

Bên cạnh tín hiệu tích cực của CSCT tác động tới TKCCP, nghiên cứu của Baker và Wurgler (2004) cho rằng việc trả cổ tức đôi khi nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và Bekaert và cộng sự (2007) nhận định với các cổ phiếu kém thanh khoản, cổ tức bằng tiền được thực hiện thường xuyên hơn. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết về tác động phi tuyến của tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền tới TKCCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.

H3: Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền có tác động phi tuyến tới TKCCP


Sở hữu Nhà nước: Sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp tại các quốc gia với nền kinh tế chuyển đổi thường thuộc thành viên sáng lập và đại diện giữ vị trí trong Hội đồng quản trị. Với mục tiêu kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp nên sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng ít thực hiện hoạt động giao dịch. Đồng thời, doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước lớn được cho là tồn tại rủi ro bất cân xứng thông tin cao, đây là thành phần làm tăng chi phí thanh khoản. Do đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp này có thanh khoản kém, tác giả đưa ra giả thuyết về sở hữu Nhà nước như sau:

H4: Sở hữu Nhà nước có tác động ngược chiều tới TKCCP

Ngoài tác động tuyến tính của sở hữu Nhà nước tới TKCCP, nghiên cứu của Boubakri và cộng sự (2017) cho rằng sở hữu Nhà nước có tác động phi tuyến tới TKCCP theo dạng hàm “chữ U ngược”. Bởi, các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa thường có qui mô lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, kết hợp với tâm lý có sự “bảo lãnh ngầm” của Nhà nước nên cổ phiếu của các doanh nghiệp này hấp dẫn các NĐT thận trọng. Sự khác biệt về cấu trúc sở hữu tạo ra những tác động khác nhau tới TKCCP. Theo đặc điểm và mức độ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam, tác giả đặt ra giả thuyết sở hữu Nhà nước có tác động phi tuyến tới TKCCP và thực hiện kiểm định bổ sung trong nội dung tiếp theo:

H5: Sở hữu Nhà nước có tác động phi tuyến tới TKCCP

Tỷ lệ Free-float: Tỷ lệ Free-float là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tổng quan nghiên cứu về tác động của cổ đông chiến lược và cổ đông nội bộ có xu hướng làm giảm TKCCP do hai nguyên nhân là giảm số lượng cổ phiếu sẵn có trên thị trường và xuất hiện thông tin bất cân xứng. Khi xác định tỷ lệ Free-float thì qui định cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông chiến lược, cổ đông nội bộ và người có liên quan, cổ đông Nhà nước… thuộc nhóm cổ phiếu không tự do chuyển nhượng. Như vậy, DNNY có tỷ lệ Free-float càng lớn tương ứng tính chất đại chúng của doanh nghiệp càng cao, tỷ lệ cổ phiếu được nắm giữ bởi số lượng lớn các NĐT. Chính vì vậy, tỷ lệ Free-float được kỳ vọng làm tăng TKCCP. Giả thuyết về tỷ lệ Free-float như sau:

H6: Tỷ lệ Free-float có tác động thuận chiều tới TKCCP

Tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp: Dựa trên phương diện phân phối hiệu quả của thị trường, dòng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển tới những công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt với lợi


nhuận tích lũy tăng hàng năm sẽ giúp giá trị doanh nghiệp tăng lên và thu hút các NĐT trên thị trường. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu về tác động của hệ số tăng trưởng bền vững (TTBV) của DNNY tới TKCCP như sau:

H7: TTBV của doanh nghiệp có tác động thuận chiều tới TKCCP

Qui mô doanh nghiệp: Qui mô doanh nghiệp được thể hiện bằng giá trị tổng tài sản trên BCTC của doang nghiệp. Với các doanh nghiệp có qui mô lớn, số lượng cổ phiếu lưu hành lớn, số lượng các NĐT nắm giữ cổ phiếu nhiều hơn tương ứng sẽ có nhiều đối tượng tham gia giám sát hoạt động quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp có qui mô lớn, giá trị vốn hóa thị trường lớn là các cổ phiếu “blue chips” sẽ tạo tâm lý ít rủi ro hơn cho các NĐT khi nắm giữ. Giả thuyết nghiên cứu về tác động của qui mô doanh nghiệp tới TKCCP như sau:

H8: Qui mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến TKCCP

Tăng trưởng kinh tế và lãi suất: Khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tích cực sẽ thu hút các NĐT trong và ngoài nước, tạo điều kiện phát triển TTCK. Ngược lại, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế với tâm lý ngại rủi ro và để an toàn cho tài sản thì các kênh đầu tư khác sẽ hấp dẫn các NĐT hơn kênh đầu tư vào chứng khoán. Giả thuyết nghiên cứu về tác động tăng trưởng kinh tế tới TKCCP được xác định:

H9: Tăng trưởng kinh tế có tác động thuận chiều đến TKCCP

Ngược lại với giả thuyết tăng trưởng kinh tế, giả thuyết lãi suất sẽ có tác động ngược chiều tới TKCCP. Giả thuyết H9 như sau:

H10: Lãi suất có tác động ngược chiều đến TKCCP

Biến kiểm soát: Các biến kiểm soát thể hiện đặc trưng của CPNY gồm biến rủi ro (Risk)

- biến động tỷ suất sinh lời của CPNY; biến lợi tức đầu tư (SR) - đo lường lợi tức cổ phiếu theo mô hình CAPM; biến hoạt động giao dịch (KLGD) - khối lượng giao dịch cổ phiếu. Tác giả thực hiện đưa vào mô hình nghiên cứu ba biến kiểm soát này nhằm loại bỏ khả năng tác động chi phối của các biến này tới TKCCP.

Một là, rủi ro trong đầu tư cổ phiếu được hiểu là khả năng xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến hay khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu. Với quan điểm này, tác giả đo lường rủi ro dựa vào độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời CPNY. Stoll (1978) và Amihud Mendelson (1980) cho thấy chi phí của việc nắm giữ cổ phiếu phụ thuộc vào khối lượng giao dịch và mức độ biến động của tỷ suất sinh lời.


Hai là, lợi tức đầu tư cổ phiếu được đo lường theo mô hình CAPM với phần bù rủi ro thị trường (hệ số beta - β thể hiện độ nhạy của cổ phiếu đối với các thay đổi trên thị trường). Nghiên cứu của Hu (1997), Amihud & Mendelson (1986), Amihud (2002) đã chứng minh lợi tức đầu tư có tác động tích cựu tới TKCCP.

Ba là, hoạt động giao dịch dựa trên thông tin sẽ giúp giảm chi phí giao dịch cổ phiếu. Cổ phiếu được giao dịch sôi nổi trên thị trường thì nhu cầu tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp càng tăng, cổ phiếu sẽ chịu sự giám sát của nhiều NĐT hơn, áp lực minh bạch thông tin lớn hơn. Môi trường thông tin tại các doanh nghiệp này được cải thiện và giúp tăng khả năng TKCCP. Các nghiên cứu Demsetz (1968), Hu (1997) và Datar & cộng sự (1998) đã chỉ ra chi phí thanh khoản trong quá trình thực hiện lệnh mua bán phụ thuộc vào khối lượng giao dịch. Tác giả đo lường hoạt động giao dịch thông qua tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong năm.

1.2.3. Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu

1.2.3.1. Mô hình nghiên cứu định lượng

Dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, khoảng trống nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đã được xác định ở nội dung trên, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm kiểm định tác động của các nhân tố tới TKCCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mô hình hồi qui dữ liệu bảng được xác định như sau:

𝑻𝑲𝑪𝑪𝑷𝒊𝒕 = 𝜷𝟎+ 𝜷𝟏𝑺𝑯𝑵𝑵𝒊𝒕 + 𝜷𝟐𝑭𝒓𝒆𝒆𝑭𝒍𝒐𝒂𝒕𝒊𝒕 + 𝜷𝟑𝑷𝒄𝒔𝒊𝒕 + 𝜷𝟒𝑻𝒚𝒑𝒆 + 𝜷𝟓𝑽𝑺𝑮𝑹𝒊𝒕

+ 𝜷𝟔𝑺𝒊𝒛𝒆𝒊𝒕 + 𝜷𝟕𝑹𝒂𝒕𝒆𝒊𝒕 + 𝜷𝟖𝑮𝑫𝑷𝒊𝒕 + 𝜷𝑪𝒐𝒏𝒕𝒓𝒐𝒍𝒔𝒊𝒕 + 𝜺𝒊𝒕

Trong đó:

SHNN: Sở hữu Nhà nước Size: Qui mô doanh nghiệp

Free-float: Tỷ lệ CP tự do chuyển nhượng Rate: Lãi suất

Type: Hình thức trả cổ tức GDP: Tăng trưởng kinh tế Pcs: Tỷ lệ trả cổ tức trên mệnh giá Controls: Ba biến kiểm soát

VSGR: Tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp


1.2.3.2. Biến nghiên cứu

Biến phụ thuộc

bao gồm rủi ro, lợi tức đầu tư,

khối lượng giao dịch


Thanh khoản của cổ phiếu là một thước đo không quan sát trực tiếp mà phải được ước lượng thông qua một số đại lượng như giá, khối lượng, giá trị giao dịch… Như nội dung tổng quan về các thước đo thanh khoản ở phần trên cũng đã khẳng định, không

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022