Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9


Kiểm định mô hình hồi qui ngưỡng với dữ liệu bảng theo Hansen (1999)

Tác giả cũng kiểm chứng có hay không tác động phi tuyến của sở hữu Nhà nước, tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền trên mệnh giá cổ phiếu (Pcs) đến TKCCP. Trong trường hợp xác định được có tác động phi tuyến của sở hữu Nhà nước, tỷ lệ Pcs tới TKCCP tác giả sẽ sử dụng kiểm định mô hình hồi qui ngưỡng với dữ liệu bảng PTR (Panel Threshold Regression) với phương pháp tác động cố định được đề xuất bởi Hansen (1999). Dạng thức của mô hình đơn ngưỡng chuẩn được xác định như sau:

𝑦= 𝜇+ 𝛽𝑥𝐼(𝑞≤ 𝛾) + 𝛽𝑥𝐼(𝑞> 𝛾) + 𝑒

ଵ ଶ

Hoặc có thể viết dưới dạng rút gọn như sau:

𝜇+ 𝛽𝑥௜௧ 𝐼 + 𝑒௜௧ , 𝑞௜௧ ≤ 𝛾

𝑦௜௧ = ൜

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

𝜇+ 𝛽𝑥௜௧ 𝐼 + 𝑒௜௧ , 𝑞௜௧ ≥ 𝛾

Hansen (1999) sử dụng kiểm định thống kê F1 để kiểm định tác động của một ngưỡng có ý nghĩa thống kê hay không với giả thuyết như sau:

Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

H0: β1 = β2 - tức là không tồn tại giá trị ngưỡng trong mô hình. H1: β1 ≠ β2 - tức là tồn tại giá trị ngưỡng trong mô hình

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật Bootstrap để mô phỏng phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn của thống kê LR, giá trị p được tính từ bootstrap có thể là một giá trị gần đúng. Nếu P-value của kiểm định nhỏ hơn mức ý nghĩa (5%) thì giả thuyết H0 bị bác bỏ tức là kiểm định mô hình đơn ngưỡng có ý nghĩa thống kê. Ứng dụng mô hình ngưỡng với phương pháp tác động cố định theo nghiên cứu của Hansen (1999), tác giả kỳ vọng sẽ tìm ra được mức phù hợp của tỷ lệ sở hữu Nhà nước và tỷ lệ trả cổ tức để nâng cao TKCCP trên TTCK Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong Chương 1, tác giả đã thực hiện tổng hợp và phân tích các nghiên cứu đã được thực hiện theo hai hướng gồm các thước đo thanh khoản của cổ phiếu và các nhân tố tác động đến TKCCP. Từ đó, tác giả xác định được khoảng trống nghiên cứu và xây dựng thiết kế nghiên cứu. Nội dung thiết kế nghiên cứu bao gồm: khái quát qui trình nghiên cứu của luận án; đưa ra các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu. Các bước nghiên cứu được mô tả chi tiết để giải thích qui trình nghiên cứu và tính toán chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


2.1. Cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

2.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán

2.1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được xem là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Thông qua biến động trên TTCK, người ta có thể đo lường và dự tính tình hình kinh tế. Hay nói cách khác, TTCK được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Khái niệm TTCK được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Vương Trọng Nghĩa (2002, tr. 15): “TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán - các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những nguyên tắc ấn định trước”. TTCK không giống với thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của TTCK là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. “Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa” (Nguyễn Văn Nam và Vương Trọng Nghĩa, 2002, tr. 19).

Ngoài ra, nghiên cứu của Trần Đăng Khâm (2009, tr. 21) đưa ra khái niệm TTCK: “TTCK được hiểu đơn giản là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán hay các giấy tờ có giá. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những qui tắc ấn định trước”.

Như vậy, có thể nói: TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, hàng hóa là chứng khoán và các giấy tờ có giá khác với hoạt động giao dịch được thực hiện dựa trên các qui tắc ấn định.

Đặc điểm chung của TTCK được thể hiện bởi: hình thức “tài trợ trực tiếp”, thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường liên tục. Thứ nhất, hình thức tài chính trực tiếp được hiểu là đối tượng cần vốn và đối tượng cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính, vốn được chuyển giao từ các NĐT trực tiếp đến các tổ chức phát hành trên thị trường sơ cấp. Thứ hai, TTCK không giới hạn số


lượng đối tượng tham gia thị trường, không có sự áp đặt giá cả trên TTCK, giá chứng khoán được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu. Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và lệnh bán. Thành viên trên thị trường đều không thể can thiệp vào việc định giá. Mọi hoạt động mua bán trên TTCK đều phải minh bạch. Như vậy, TTCK được hiểu là tiệm cận với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thứ ba, tính chất hoạt động liên tục của thị trường được cho là sau khi chứng khoán được phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp, các chứng khoán sẽ được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp.

Chức năng quan trọng của TTCK là luân chuyển vốn vì vậy quá trình luân chuyển vốn được coi là hiệu quả khi chi phí luân chuyển thấp và vốn được chuyển đến những đối tượng sử dụng hiệu quả nhất từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và tăng hiệu quả xã hội. Theo lý luận của kinh tế học thì người trả giá cao nhất cho các nguồn lực sẽ là người sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực đó. Việc nghiên cứu lý thuyết thị trường hiệu quả đã được phổ biến từ cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 theo “lý thuyết bước ngẫu nhiên” và “lý thuyết kỳ vọng hợp lý” nhưng thực sự phát triển trong nghiên cứu của (Fama, 1970). Khái niệm thị trường hiệu quả được tác giả đề cập: “Thị trường hiệu quả là thị trường mà tại đó giá luôn phản ánh những thông tin sẵn có”. Nghiên cứu của Fama (1970) cho rằng giá chứng khoán thay đổi là độc lập với giá chứng khoán trong quá khứ và không thể đạt lợi nhuận bất thường bằng cách phân tích giá chứng khoán trong quá khứ để ra quyết định ở hiện tại. Lịch sử lặp lại là không chính xác. Khái niệm thị trường hiệu quả cũng được đưa ra trong nghiên cứu của Jensen (1978) khi xét về lợi ích và chi phí để tiếp cận thông tin: Thị trường hiệu quả là việc thông tin được phản ánh trong mức giá cho tới khi lợi ích biên không vượt quá chi phí biên của việc khai thác thông tin đó. Do đó, một TTCK đạt hiệu quả là mong muốn hướng tới của bất kỳ quốc gia nào.

2.1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau và thông thường được phân loại theo 3 cách thức cơ bản: Theo quá trình luân chuyển vốn; theo loại hàng hóa; theo hình thức tổ chức thị trường.

Theo quá trình luân chuyển vốn: Thị trường được phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp (primary market) hay thị trường phát hành là nơi mua bán các chứng khoán phát hành lần đầu tiên. Tại đây, vốn của các NĐT sẽ được chuyển cho nhà phát hành và là thị trường duy nhất mang lại nguồn vốn cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp (secondary market) thực hiện hoạt động mua - bán, trao


đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời và thay đổi danh mục đầu tư. Thị trường thứ cấp làm tăng khả năng thanh khoản của các chứng khoán và thị trường này được xem là thị trường định giá các công ty.

Theo hàng hóa: Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. Trong đó, thị trường cổ phiếu (Stock markets): là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Thị trường trái phiếu (Bond Markets): là thị trường trao đổi, mua bán các trái phiếu - chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu đầu tư và trái phiếu Chính phủ. Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh (Derivative Markets): là nơi các loại chứng khoán phái sinh được mua bán như: Hợp đồng quyền chọn (Options), hợp đồng tương lai (Future Contracts)…

Theo hình thức tổ chức của thị trường: TTCK có thể được tổ chức theo 2 hình thức: TTCK tổ chức thành các Sở giao dịch - thị trường tập trung và TTCK phi tập trung. Thị trường giao dịch tập trung (Stock exchange): là thị trường giao dịch những chứng khoán đã thỏa mãn những tiêu chuẩn xác định và được diễn ra tại một địa điểm cụ thể với phương pháp và nguyên tắc giao dịch nhất định. Sở giao dịch chứng khoán được quản lý chặt chẽ bởi Ủy ban chứng khoán Quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán và TTCK. Đối với TTCK phi tập trung (over the counter market- OTC) là thị trường của các nhà buôn, những người tạo lập thị trường. Phần lớn hàng hóa trên thị trường này là chứng khoán của các công ty mới phát hành và các công ty vừa và nhỏ không thỏa mãn những điều kiện niêm yết của Sở giao dịch.

Các chứng khoán được giao dịch trên TTCK rất đa dạng và phong phú. Theo giới hạn nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch.

2.1.2. Cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

2.1.2.1. Khái niệm cổ phiếu niêm yết trên thị thị trường chứng khoán

Cổ phiếu gắn liền với sự hình thành của các công ty cổ phần - loại hình công ty với vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và được cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần sở hữu cho người khác. Chỉ có các công ty cổ phần mới được quyền phát hành cổ phiếu. Khái niệm cổ phiếu được thể hiện trong một số các nghiên cứu sau:


Theo điểm 2 điều 4 chương I - Luật chứng khoán số 54/2019/QH14: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.

Nguyễn Văn Nam và Vương Trọng Nghĩa (2002, tr. 44): “Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là cộng cụ tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn”.

Võ Thị Thúy Anh và cộng sự (2014, tr. 266): “Cổ phiếu là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần xác nhận quyền sở hữu cổ phần đối với công ty cổ phần”.

Bùi Kim Yến và cộng sự (2013, tr. 168): “Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn”.

Như vậy, cổ phiếu được xác định là chứng chỉ, bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với CTCP. Quyền sở hữu của cổ đông trong CTCP tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.

2.1.2.2. Phân loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

Căn cứ vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông: cổ phiếu được phân loại thành cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu quỹ - đây là cách phân loại phổ biến nhất khi nhắc đến cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Cổ phiếu phổ thông (Common stock): cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tùy thuộc sự biến động lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn rất nhiều nhân tố khác như: môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, hay nói cách khác tuân theo qui luật cung cầu. Cụ thể, thị giá cổ phiếu thông thường phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nói chung và biến động ngược chiều với lãi suất trái phiếu chính phủ, các công cụ vay nợ dài hạn lãi suất cố định và lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng.

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock): Người sở hữu cổ phiếu này không được tham gia ứng cử vào hội đồng quản trị. Một số loại cổ phiếu ưu đãi như cổ phiếu ưu đãi được quyền ưu đãi cổ tức, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông thường; được quyền ưu đãi biểu quyết, được quyền biểu quyết với số phiếu cao hơn cổ phiếu thường; được quyền ưu đãi hoàn vốn. Công ty cổ phần có thể không có cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

Cổ phiếu quỹ (Treasury stock): Cổ phiếu do công ty cổ phần đại chúng đã phát hành và được công ty mua lại bằng nguồn vốn của mình.


Căn cứ vào kỳ vọng lợi tức của cổ phiếu: trên thị trường thứ cấp, khi các nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu theo kỳ vọng lợi tức mà cổ phiếu mang lại, cổ phiếu được phân loại gồm: cổ phiếu hàng đầu, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu thu nhập, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu hạng xu…

Cổ phiếu hàng đầu (Blue chips): Cổ phiếu có thu nhập ổn định, rủi ro thấp và giá trị vốn hóa thị trường lớn. Cổ phiếu của công ty có doanh thu ổn định, không có nợ quá mức cho phép, có lịch sử phát triển lâu đời, duy trì được khả năng sinh lời và chi trả cổ tức. Thị giá của những cổ phiếu này thường cao nhưng vẫn luôn được các NĐT thận trọng ưu tiên trong danh mục đầu tư của họ.

Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stock): Cổ phiếu của một công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của nền kinh tế và nhanh hơn mức trung bình ngành. Cổ phiếu của những công ty này thường chi trả mức cổ tức thấp với mục tiêu giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra các sản phẩm mới.

Cổ phiếu thu nhập (Income stock): Cổ phiếu của các công ty chi trả mức cổ tức cao hơn mức trung bình của thị trường. NĐT thận trọng ưa thích loại cổ phiếu này vì cho mức thu nhập hiện tại cao hơn trung bình thị trường.

Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical stock): Cổ phiếu tăng giảm theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế tăng trưởng giá cả của cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái thị giá và cầu về cổ phiếu này sẽ giảm.

Cổ phiếu phòng vệ (Defensive stock): Cổ phiếu không phụ thuộc vào chu kỳ tăng giảm của nền kinh tế như cổ phiếu các ngành thực phẩm, y tế, dịch vụ công cộng, tiện ích…

Cổ phiếu giá trị (Concept stock): Cổ phiếu của những công ty tăng trưởng và giá đang bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực. Thường là cổ phiếu của những công ty nhỏ không được để ý và đánh giá cao nhưng có những nghiên cứu sản phẩm, dự án mới đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu và có duy trì được mức doanh thu tăng trưởng và ổn định. Khi thị trường biết đến thị giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh.

Cổ phiếu hạng xu (Penny stock): Cổ phiếu có giá trị thấp của các công ty có qui mô nhỏ, giá trị vốn hóa thấp, quản trị công ty yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém trong nhiều năm liên tiếp, thông tin không minh bạch. Cổ phiếu này sẽ có nhiều rủi ro về thanh khoản và giá chỉ tăng khi thị trường phát triển nóng hoặc có sự thay đổi lớn về ban lãnh đạo, chiến lược hợp nhất, sát nhập.


Mục tiêu của luận án tập trung nghiên cứu về cổ phiếu thường của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, đặc điểm của cổ phiếu thường được phân tích như sau:

Theo Trần Đăng Khâm (2009, tr. 90): “Cổ phiếu thường biểu hiện quyền sở hữu của cổ đông với công ty cổ phần nên cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được xem như là chủ sở hữu thực của công ty. Cổ phiếu thường không có thời hạn xác định, tồn tại trong suốt thời gian tồn tại của công ty. Cổ phiếu thường không có giới hạn trên của cổ tức hay thu nhập của cổ phiếu thường phụ thuộc vào thu nhập sau thuế sau khi đã trừ cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi”.

Brigham và Houston (2012, tr. 538) nhận định: Cổ phiếu thường đại diện cho quyền sở hữu cũng như rủi ro sau cùng của cổ đông trong một công ty.

Theo Bodie và cộng sự (2017, tr. 83): “Cổ phiếu thường được biết đến như chứng khoán vốn đại diện cho cổ phần sở hữu trong một công ty. Mỗi cổ phiếu thường cho phép người sở hữu một phiếu bầu bất cứ vấn đề gì về quản trị công ty được đưa ra biểu quyết tại cuộc họp thường niên và được một cổ phần sở hữu đối với lợi ích tài chính của công ty”.

Tóm lại, cổ phiếu thường được phân biệt với các tài sản tài chính khác bởi các đặc điểm sau: Thứ nhất, cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn nên không có thời gian đáo hạn và không được hoàn lại vốn. Các NĐT khi nắm giữ cổ phiếu trở thành chủ sở hữu của công ty, rủi ro và lợi nhuận của công ty cũng chính là của các NĐT. Khi công ty làm ăn thua lỗ, giá trị tài sản của công ty giảm thì cổ đông cũng không có quyền yêu cầu công ty hoàn vốn đầu tư. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu về hiệu quả hoạt động không tốt có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng thì các NĐT ngay lập tức sẽ thoái vốn và cơ cấu lại danh mục đầu tư để đảm bảo mục tiêu. Để NĐT có thể bảo toàn vốn thì tính chất dễ dàng mua/bán của cổ phiếu với chi phí thấp nhất là một yêu cầu cần thiết. Thanh khoản là tiêu chí quan trọng để các NĐT lựa chọn cổ phiếu. Thứ hai, cổ phiếu thường không có cam kết về mức cổ tức cố định, trường hợp công ty có phương án chi trả cổ tức thì cổ đông thường được hưởng cổ tức sau cổ đông ưu đãi. Cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và đồng thời phụ thuộc mục tiêu phân chia lợi nhuận hàng năm của ban quản trị công ty. Rủi ro phát sinh với các NĐT khi mâu thuẫn về lợi ích giữa NĐT (chủ sở hữu) và nhà quản trị, NĐT mong muốn nhận được cổ tức bằng tiền nhưng nhà quản trị mong muốn giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh để tăng được vị thế của mình trong công ty. Thứ ba, cổ phiếu được cho là có khả năng thanh khoản cao hơn các chứng khoán khác bởi khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng hơn của cổ phiếu. Thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố như: Kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành, tín hiệu chi trả cổ tức, cấu trúc


sở hữu, chất lượng công bố thông tin của công ty phát hành, hoạt động giao dịch của cổ phiếu hay qui luật cung - cầu trên TTCK... Nếu tổ chức phát hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của cổ đông qua chính sách chi trả cổ tức, thông tin về doanh nghiệp và bình đẳng giữa các chủ sở hữu… cổ phiếu sẽ thu hút NĐT và cổ phiếu sẽ dễ mua bán trên thị trường, chi phí giao dịch cổ phiếu sẽ thấp và ngược lại. Thanh khoản tốt giúp cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực, chủ sở hữu có thể cho, tặng, thừa kế… Cổ phiếu có giá trị như tiền khi được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành.

2.2. Thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

2.2.1. Khái niệm thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

Thị trường thanh khoản tốt với chi phí giao dịch thấp là biểu hiện của một thị trường giao dịch hiệu quả và hệ thống giao dịch lành mạnh. Khái niệm thanh khoản được phát biểu trong nhiều nghiên cứu với các góc độ khác nhau. Một số khái niệm thanh khoản được đề cập trong các tài liệu sau đây.

Thanh khoản của tài sản tài chính

“Thanh khoản có nhiều ý nghĩa cụ thể, nhưng nói chung, nó đề cập đến khả năng mua hoặc bán nhanh một tài sản ở một mức giá cân bằng. Các NĐT muốn được nhượng bộ về giá khi mua những chứng khoán thanh khoản kém” theo (Bodie và cộng sự, 2017, tr. 109). Như vậy, thanh khoản của tài sản có thể được đo lường thông qua thời gian và chi phí để chuyển hóa thành tiền.

Rose (2001) có đề cập đến quản trị rủi ro thanh khoản với danh mục đầu tư của ngân hàng thương mại, tính thanh khoản được nhắc đến như sau: “Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó thỏa mãn đồng thời hai yêu cầu: Có thị trường giao dịch để có thể chuyển hóa tài sản thành tiền; giá giao dịch tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng bởi số lượng và thời gian giao dịch”. Theo định nghĩa, chứng khoán có thanh khoản cao là những chứng khoán có khả năng được mua và bán nhanh trên thị trường, giá cả ổn định và có khả năng phục hồi vốn đầu tư ban đầu. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng nên vấn đề chủ yếu mà một nhà quản lý danh mục đầu tư cần phải xem xét khi lựa chọn chứng khoán đầu tư là khả năng mua và bán lại trên TTCK. Nếu xếp theo thứ tự ưu tiên về chủ thể phát hành thì các loại chứng khoán của chính phủ thường là chứng khoán có thanh khoản cao với thị trường sôi động nhất, tiếp đến là những chứng khoán của các cơ quan chính phủ, chứng khoán của chính quyền địa phương và các chứng khoán được bảo lãnh. Tuy nhiên, việc mua các chứng khoán có thanh khoản cao thường làm giảm thu nhập trung bình của ngân hàng dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022