Mô Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tính Thanh Khoản Cổ Phiếu Và Lợi Suất Cổ Phiếu


Nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chính



phiếu.

Chen và Kan (1989)

Hoa Kỳ

1961 - 1980

Thanh khoản thị trường cổ phiếu không có tác

động đáng kể đến lợi suất cổ phiếu.

Eleswarapu và Reinganium (1993)

Hoa Kỳ 1961 - 1990

Mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu chỉ tồn tại tại tháng 1.

Eleswarapu (1997)

Hoa Kỳ 1973 - 1990

Mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu tồn tại ở

tất cả các tháng và mạnh nhất ở tháng 1.

Datar và cộng sự (1998)

Hoa Kỳ 1962 - 1991

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu.

Chang và cộng sự (2010)

Nhật Bản 1975 - 2004

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu và mối quan hệ này phụ thuộc vào chu

kỳ kinh tế.

Marshall và Young (2003)

Australia 1994 - 1998

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu. Mặc dù vậy, phần bù rủi ro thanh khoản

thị trường cổ phiếu là nhỏ.

Marshall (2006)

Australia 1991 - 2002

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ

phiếu.

Akram (2014)

Pakistan 2005 - 2012

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu.

Loukil và cộng sự (2010)

Tunisia 1999 - 2006

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh

khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu.

Marozva

Nam Phi

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường - trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4


Nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chính

(2019)

2007 - 2016

khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ

phiếu.

Batten và Vo (2014)

Việt Nam 2007 - 2010

Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu.

Tác động của thanh khoản thị trường cổ phiếu đến giá trị doanh nghiệp

Fang và cộng sự (2009)

Hoa Kỳ

1993, 1995, 1998,

2000, 2002, 2004

Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp.

Nguyen và cộng sự (2016)

Australia 2001 - 2010

Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và giá trị doanh

nghiệp.

Thuyết và Tuý (2016)

Việt Nam 2007 - 2015

Thanh khoản thị trường cổ phiếu tác động tích cực đến quản trị công ty và qua đó làm tăng giá trị doanh nghiệp.

Tác động của thanh khoản thị trường cổ phiếu đến cơ cấu vốn doanh nghiệp

Frieder và Martell (2006)

Hoa Kỳ 1988 - 1998

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và đòn bảy tài chính của doanh nghiệp.

Lipson và Mortal (2009)

Hoa Kỳ 1986 - 2006

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và đòn bảy tài chính

của doanh nghiệp.

Udomsirikul và cộng sự (2011)

Thái Lan 2002 - 2008

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và đòn bảy tài chính của doanh nghiệp.

Nadarajah và cộng sự (2018)

Australia 2001 - 2013

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh

khoản thị trường cổ phiếu và đòn bảy tài chính của doanh nghiệp.


Nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chính

Phương (2012)

Việt Nam 2006 - 2011

Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và đòn bảy tài chính

của doanh nghiệp.

Vinh và

Duyên (2017)

Việt Nam 2006 - 2012

Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản thị trường cổ phiếu và đòn bảy tài chính của doanh nghiệp.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


1.4. Khoảng trống nghiên cứu

Dựa vào phần thảo luận tổng quan nghiên cứu ở trên thì luận án chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu này như sau. Thứ nhất, mặc dù hiện nay đã có nhiều nghiên cứu kiểm tra tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến lợi suất cổ phiếu, tuy nhiên các nghiên cứu về các tác động của thanh khoản cổ phiếu tới lợi suất cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp và cơ cấu vốn chưa được đề cập.

Thứ hai, các nghiên cứu về tính thanh khoản cổ phiếu, lợi suất cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp và cơ cấu vốn doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhiều. Các nghiên cứu này hoặc là sử dụng một mẫu nghiên cứu còn bị hạn chế về số lượng công ty (Uyên (2020) chỉ đề cập tới một số doanh nghiệp chế tạo hoặc một khoảng thời gian đặc biệt (giai đoạn khủng hoảng tài chính) như của Batten và Vo (2014). Luận án này sử dụng một mẫu nghiên cứu lớn hơn và bao gồm khoảng thời gian dài hơn so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khác với nghiên cứu của Batten và Vo (2014); Uyên (2020) nội dung của luận án bao gồm rất nhiều phương pháp kiểm tra tính vững để kiểm tra kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu. Các phương pháp kiểm tra tính vững này bao gồm cả phương pháp kiểm tra tính vững trực tiếp bằng việc áp dụng các mô hình hồi quy khác nhau cũng như phương pháp kiểm tra tính vững gián tiếp bằng việc kiểm tra mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và giá trị và cơ cấu vốn doanh nghiệp.

Cuối cùng, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cả tác động trực tiếp và gián tiếp tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trị doanh nghiệp trong cùng một nghiên cứu. Việc sử dụng cùng một mẫu nghiên cứu trong cùng một khoảng thời gian sẽ giúp luận án thực hiện được việc này. Luận án đã chỉ ra rằng tính thanh khoản cổ phiếu đã


tác động trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp và tác động gián tiếp đến giá trị doanh nghiệp thông qua tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

1.5. Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu của luận án này bao gồm các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2019. Luận án loại bỏ các công ty tài chính ra khỏi mẫu nghiên cứu vì các công ty có những đặc điểm rất khác biệt so với các công ty phi tài chính. Ví dụ, các công ty tài chính có đòn bảy tài chính rất lớn.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu DATASTREAM. Các quan sát mà có dữ liệu trống (missing value) sẽ bị loại bỏ. Dữ liệu cuối cùng là dữ liệu bảng không cân bằng bao gồm 596 công ty và 4.437 quan sát.

1.5.2. Mô hình nghiên cứu

1.5.2.1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu

Mô hình nghiên cứu của luận án này bắt nguồn từ các mô hình nghiên cứu trước đây mà nghiên cứu tác động của một vài nhân tố đến lợi suất cổ phiếu (ví dụ, Rostami và cộng sự, 2016). Cụ thể, để nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và tính thanh khoản cổ phiếu thì luận án sử dụng mô hình hồi quy sau đây:

STOCK_RETURNit = 0 + 1STOCK_LIQUIDITYit + CONTROLit + vit (1.1)

Trong đó i và t lần lượt thể hiện công ty i và năm t. Biến phụ thuộc ở phương trình (1.1) là STOCK_RETURN đo lường lợi suất cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá trị của biến STOCK_RETURN càng lớn thì lợi suất cổ phiếu của doanh nghiệp càng lớn. Biến độc lập trong phương trình (1.1) là tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp (STOCK_LIQUIDITY). Biến này được đo bằng hệ số Amihud (AMIHUD) hoặc sự chênh lệch giá mua - giá bán cổ phiếu (QUOTED_SPREAD). Giá trị của hai biến này càng lớn thì tính thanh khoản của cổ phiếu doanh nghiệp càng thấp. Mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu được kỳ vọng trong mô hình nên hệ số của các biến đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu trong phương trình (1.1) được kỳ vọng có dấu dương (giá trị AMIHUD và QUOTED_SPREAD càng lớn thể hiện cổ phiếu càng không có tính thanh khoản). Phương trình (1.1) cũng bao


gồm các biến kiểm soát mà được cho là có tác động đến lợi suất cổ phiếu.1 Cụ thể, các biến kiểm soát này bao gồm hệ số beta của cổ phiếu (BETA), được đo lường dựa tren mô hình định giá tài sản vốn (Capital Assets Pricing Model - CAPM) với khung thời gian một năm. Biến kiểm soát tiếp theo là quy mô doanh nghiệp, được đo lường bằng logarit tự nhiên của giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp (ASSETS). Biến kiểm soát thứ ba là đòn bảy tài chính của doanh nghiệp (LEVERAGE), được đo lường tỷ số giữa tổng nợ chia cho giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ tư là khả năng sinh lời của doanh nghiệp (PROFITABILITY), được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Biến kiểm soát cuối cùng cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, được đo lường bằng tỷ số của giá trị thị trường cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách cổ phiếu (MTB). vit là phần dư của phương trình (1.1).

Bên cạnh việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và lợi suất của cổ phiếu, thông qua một số nghiên cứu như Hùng (2020); Uyên (2020) có thể thấy rằng thanh khoản cổ phiếu có mối liện hệ với giá trị doanh nghiệp cũng như cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này nghiên cứu tại một số doanh nghiệp điển hình cụ thể. Do vậy, nghiên cứu này tiếp tục thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp và cơ cấu vốn của doanh nghiệp đối với mẫu các doanh nghiệp Việt Nam với các mô hình cụ thể như sau:

1.5.2.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp

Luận án sử dụng mô hình sau đây để kiểm tra tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên giá trị doanh nghiệp:

TOBINQit = 0 + 1 STOCK_LIQUIDITYit + CONTROLit + it (1.2)

Trong đó i và t lần lượt thể hiện công ty i và năm t. Biến phụ thuộc ở phương trình (1.2) là tỷ số TobinQ. Giá trị của biến TobinQ càng cao hàm ý rằng giá trị doanh nghiệp càng lớn. Biến độc lập trong phương trình (1.2) là tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp (STOCK_LIQUIDITY). Biến này được đo bằng hệ số Amihud (AMIHUD) hoặc sự chênh lệch giá mua - giá bán cổ phiếu (QUOTED_SPREAD). Mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp được kỳ vọng nên hệ số của các biến đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu trong phương trình (1.2) được kỳ vọng có dấu âm (giá trị AMIHUD và QUOTED_SPREAD càng lớn thể hiện cổ phiếu càng không có tính thanh khoản). Phương trình (1.2) bao gồm

1 Xem mục 2.2.3 để biết thêm chi tiết.


các biến kiểm soát có tác động đến giá trị doanh nghiệp.2 Cụ thể, các biến kiểm soát này bao gồm doanh thu thuần của doanh nghiệp (SALES), được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ hai là đòn bảy tài chính của doanh nghiệp (LEVERAGE), được đo lường tỷ số giữa tổng nợ chia cho giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ ba là khả năng sinh lời của doanh nghiệp (PROFITABILITY), được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Biến kiểm soát cuối cùng kiểm soát khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp (CASH_RATIO), được đo lường bằng tỷ số của tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn chia cho giá trị sổ sách của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. it là phần dư của phương trình (1.1).

1.5.2.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và cơ cấu vốn doanh nghiệp

Luận án sử dụng mô hình hồi quy sau đây để kiểm tra tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên đòn bảy tài chính doanh nghiệp:

LEVERAGEit = 0 + 1 STOCK_LIQUIDITYit + CONTROLit + it (1.3)

Trong đó i và t lần lượt thể hiện công ty i và năm t. Biến phụ thuộc ở phương trình (1.3) là đòn bảy tài chính doanh nghiệp (LEVERAGE). Tương tự phương trình (1.1) và (1.2), biến độc lập trong phương trình (1.3) là tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp (STOCK_LIQUIDITY) và được đo bằng hệ số Amihud (AMIHUD) hoặc sự chênh lệch giá mua - giá bán cổ phiếu (QUOTED_SPREAD). Kỳ vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và đòn bảy tài chính doanh nghiệp được xem xét nên hệ số của các biến đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu trong phương trình (1.3) được kỳ vọng có dấu dương (giá trị AMIHUD và QUOTED_SPREAD càng lớn thể hiện cổ phiếu càng không có tính thanh khoản). Bên cạnh đó, phương trình (1.3) cũng bao gồm các biến kiểm soát mà được cho là có tác động đến đòn bảy tài chính của doanh nghiệp.3 Cụ thể, các biến kiểm soát này bao gồm doanh thu thuần doanh nghiệp (SALES), được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần của doanh nghiệp. Biến kiểm soát thứ hai là tỷ số giữa giá trị bất động sản, nhà máy và thiết bị chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản (FIXED_ASSET). Biến kiểm soát thứ ba là khả năng sinh lời của doanh nghiệp (PROFITABILITY), được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Biến kiểm soát tiếp theo là tỷ số giá trị thị trường của cổ phiếu chia


2 Xem mục 2.3.1.3 để biết thêm chi tiết.

3 Xem mục 2.3.2.3 để biết thêm chi tiết.


cho giá trị sổ sách của cổ phiếu (MTB). Biến kiểm soát cuối cùng là lá chắn thuế (TAX_SHIELD), được đo lường bằng tỷ số thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay. it là phần dư của phương trình (1.3).

1.5.3. Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh các phương pháp thống kê mô tả, vì dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng nên nghiên cứu sinh có thể ước lượng các phương trình được đề cập ở phần trên bằng các phương pháp ước lượng áp dụng cho dữ liệu bảng. Ba phương pháp thông dụng để ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng là ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS), ước lượng hồi quy các nhân tố cố định (Fixed effects model) và ước lượng hồi quy các nhân tố ngẫu nhiên (Random effects model). Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng mô hình hồi quy mômen hoá tổng quát động (System Generalized Method of Moments - SGMM) để ước lượng mô hình hồi quy. Phần dưới đây sẽ trình bày đặc điểm của từng phương pháp này.

1.5.3.1. Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất gộp

Phương pháp ước lượng bình nhỏ nhất gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS) sử dụng dữ liệu của các công ty trong mẫu nghiên cứu mà không quan tâm đến sự khác nhau giữa các công ty này (individual effects). Kết hợp những giả thiết sau đây để đảm bảo rằng các tham số ước lượng từ phương pháp Pooled OLS là không chệch và hiệu quả. Đầu tiên, các tham số trong mô hình này phải là tuyến tính. Thứ hai, phương sai của sai số trong mô hình là không đổi. Thứ ba, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo. Thứ tư, mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Và cuối cùng, các biến độc lập và biến kiểm soát của mô hình này không có tương quan với nhau.

Ưu điểm của phương pháp hồi quy Pooled OLS là việc tính toán các tham số của mô hình đơn giản. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là các giả thiết bên trên thường không được thỏa mãn trong thực tế. Bên cạnh đó, một nhược điểm khác của phương pháp hồi quy Pooled OLS là phương pháp này không hiệu quả trong việc sử dụng các thông tin của dữ liệu nếu dữ liệu trong mô hình nghiên cứu là dữ liệu bảng. Để khắc phục nhược điểm này, có thể sử dụng phương p háp ước lượng hồi quy các nhân tố cố định hoặc ước lượng hồi quy các nhân tố ngẫu nhiên.

1.5.3.2. Phương pháp ước lượng các nhân tố cố định


Phương pháp ước lượng hồi quy các nhân tố cố định có thể kiểm soát được các yếu tố riêng biệt của từng công ty mà không đổi theo thời gian. Phương pháp này có ưu điểm là nó có thể giải quyết được một phần hiện tượng nội sinh bị gây ra bởi sự thiếu biến mà không thay đổi theo thời gian cho từng công ty trong mô hình. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là nó không thể ước lượng được các tham số của các biến mà không thay đổi theo thời gian của mô hình.

1.5.3.3. Phương pháp ước lượng các nhân tố ngẫu nhiên

Phương pháp ước lượng hồi quy các nhân tố ngẫn nhiên có tính đến các yếu tố ngẫu nhiên trong phần dư của mô hình hồi quy. Phương pháp này có một giả sử quan trọng, đó là biến độc lập của mô hình không có tương quan với các yếu tố riêng biệt của từng công ty mà không đổi theo thời gian. Phương pháp này có ưu điểm là ước lượng có tính hiệu quả hơn so với phương pháp hồi quy các nhân tố cố định. Ngược lại, phương pháp này có nhược điểm là cần có giả sử được đề cập ở trên. Nếu giả sử này không đúng trong thực tế, các tham số ước lượng từ phương pháp này sẽ bị chệch.

Bên cạnh đó, có thể dùng các kiểm định sau ước lượng để lựa chọn nên dùng phương pháp hồi quy gộp, phương pháp hồi quy các nhân tố cố định, hay phương pháp hồi quy các nhân tố ngẫu nhiên. Đầu tiên, để kiểm tra sự tồn tại của các yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình thì có thể sử dụng kiểm định Breusch và Pagan Lagrange Multiplier (LM) Test. Nếu giá trị p-value của kiểm định này nhỏ hơn 0.1 thì phương pháp Pooled OLS là không phù hợp để ước lượng phương trình hồi quy. Tiếp theo, để lựa chọn giữa phương pháp hồi quy các nhân tố cố định và ngẫu nhiên nên sử dụng kiểm định Hausman. Nếu giá trị p-value của kiểm định này nhỏ hơn 0.1 thì phương pháp hồi quy các nhân tố cố định sẽ là phù hợp hơn phương pháp hồi quy các nhân tố ngẫu nhiên trong việc ước lượng mô hình.

1.5.3.4. Phương pháp hồi quy mômen hoá tổng quát động

Phương pháp hồi quy mômen hóa tổng quát động là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề nội sinh của mô hình nghiên cứu. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không cần tìm kiếm các biến công cụ cho biến nội sinh của mô hình. Trong phương pháp này, biến công cụ được lấy từ chính những biến độ trễ của biến nội sinh. Một trong những ưu điểm nữa của phương pháp SGMM là phương pháp này cho phép nghiên cứu tính “động” của mô hình. Tức là, nghiên cứu này cho phép nghiên cứu tác động của biến phụ thuộc vào năm trước đến biến phụ thuộc của năm nay. Đặt trong bối cảnh của nghiên cứu này, mô hình SGMM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023